“TÂM HỒN” NGHỆ THUẬT & GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC
“ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ”
*****
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (còn gọi là Đờn ca tài tử) là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ XIX.
Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người bình dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động.
Chữ “tài tử” có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc. Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm hình thức ca nên gọi là đờn ca.
I. Đặt vấn đề từ thực tiễn qua tìm hiểu.
Theo - (Cinet-DSTG) - Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại...See more “TÂM HỒN” NGHỆ THUẬT & GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC
“ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ”
*****
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (còn gọi là Đờn ca tài tử) là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ XIX.
Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người bình dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động.
Chữ “tài tử” có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc. Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm hình thức ca nên gọi là đờn ca.
I. Đặt vấn đề từ thực tiễn qua tìm hiểu.
Theo - (Cinet-DSTG) - Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại phiên họp Uỷ ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 diễn ra tại thành phố Baku, nước Cộng hoà Azerbaijan.
Theo tài liệu lịch sử ghi lại thì Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật có nguồn gốc từ nhạc cung đình Huế. Trong đó chữ tài tử có nghĩa là người chơi nhạc có tài, có năng khiếu, có hiểu biết về nhạc cổ.
Đờn ca tài tử được du nhập vào miền Nam từ cuối thế kỷ XIX do ba nhạc sư gốc Trung Bộ là Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi – Nhạc quan triều đình nhà Nguyễn), Trần Quang Quờn ( thầy ký Quờn) và Lê Tài Khị ( biệt danh Nhạc Khị) sáng tạo nên. Đầu tiên ba nhạc sư sáng tạo nghệ thuật này chỉ để phục vụ việc giải trí nghe chơi với nhau trong một cộng đồng nhỏ. Sau đó, nghệ thuật này ngày càng lan rộng và thu hút thêm nhiều đối tượng khác tham gia hơn. Ban đầu chỉ có đờn, về sau này mới xuất hiện thêm hình thức ca dần dần gọi thành đờn ca.
Đờn ca tài tử có thể hiểu theo nghĩa: “Tài tử là tài năng, những bậc thầy tham gia trình diễn”. Cũng có một số ý kiến cho rằng tài tử có nghĩa là “nghiệp dư, nghĩa là hoạt động âm nhạc này chỉ để cho vui nhưng trên thực tế để trở thành một nghệ sĩ đờn ca thực sự, các nghệ sĩ đờn ca phải có một quá trình học hỏi khá dài và nghiêm túc”
Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật trình diễn phổ biến ở miền Nam Việt Nam, ra đời vào cuối thế kỷ XIX, từ nhu cầu của cộng đồng, phản ánh suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của những người dân mở đất phương Nam - vùng miệt vườn, sông nước, với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở, bình dị mà nghĩa hiệp, can trường.
Bằng điệu đờn, tiếng hát, loại hình sinh hoạt văn hóa này gắn kết cộng đồng thông qua thực hành và sáng tạo nghệ thuật, trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình triều Nguyễn và âm nhạc dân gian miền Trung, miền Nam, nên vừa có tính bình dân, vừa mang tính bác học. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ không ngừng được sáng tạo nhờ tính “ngẫu hứng”, “biến hóa lòng bản” theo cảm xúc, trên cơ sở của 20 bài gốc (bài Tổ) và 72 bài nhạc cổ.
Song song với nghệ thuật trình diễn trên sân khấu là Hát Bội, các bộ môn ca Huế, Nhạc Lễ và Nhã Nhạc cung đình cũng theo bước chân khẩn hoang của những người dân miền Trung vào Nam, qua mỗi vùng đất nước, thâu nhận thêm những bài dân ca, câu hò, điệu lý của từng vùng mà tạo thành một loại ca nhạc “sa lông”, tức là loại nhạc thính phòng để đờn ca giải trí vui chơi trong lúc nhàn hạ chứ không có trình diễn gọi là Nhạc Tài Tử.
Sau cuộc binh biến kinh thành Huế vào năm 1885, vua Hàm Nghi xuất bôn ra chiếu Cần Vương, một số nhạc quan và nhạc công của triều đình lánh nạn vào miền Nam sinh sống, trong đó có Nguyễn Quang Đại, người đã có công rất nhiều trong việc phổ biến Nhạc Tài Tử tại miền Nam. Nguyễn Quang Đại được các báo chí hồi đầu thế kỷ 20 gọi là Ba Đại, nhưng sau này đổi thành Ba Đợi (có người cho là do gọi theo cách phát âm của miền Trung, nhưng có lẽ do kỵ húy tên vua Bảo Đại thì đúng hơn vì trước khi vua Bảo Đại lên ngôi, báo chí vẫn gọi Nguyễn Quang Đại là Ba Đại), nguyên quán ở Hải Lăng, Quảng Trị vào sinh sống tại các vùng Đakao, Cần Giuộc, Cần Đước để truyền dạy Nhạc Lễ và Nhạc Tài Tử. Ông đã đào tạo được nhiều nhạc sĩ lừng danh như ở Đakao có Tám Hạnh, Sáu Thới (thầy của các nhạc sư Tư Nghi, giáo Thinh, Năm Cần), Cao Quỳnh Cư, Cao Quỳnh Diêu, Bảy Nhỏ… Tại các vùng Long An, Cần Giuộc, Cần Đước có các môn sinh như nhạc Láo, Sáu Thoàn, Chín Chiêu, nhạc Thời, Hai Tò Le, Năm Tịnh, cô Sáu Giỏi, cô Bảy Lung v.v… là những nhạc sĩ tài ba mà tiếng tăm còn truyền lại tới bây giờ. Từ những môn sinh của ông, các nghệ sĩ tài danh của thế hệ thứ ba đã được nối tiếp truyền nghề như Tư Huyện, Sáu Quý, Bảy Hàm, Chín Kỳ, Hai Phát, Hai Biểu, Tư Tụi, Ba Lựa v.v…
Ngoài việc truyền dạy nghề đờn, Ba Đợi còn đem một số Nhạc Cung Đình cải biên thành Nhạc Lễ miền Nam, hệ thống hóa Nhạc Tài Tử thành bốn điệu Bắc, Hạ, Nam, Oán (còn được gọi là 20 bài tổ).
Trên cơ sở lí luận trên, 20 bài Tổ được sắp xếp như sau:
*Ba Nam:
1. Nam Xuân.
2. Nam Ai.
3. Đảo Ngũ Cung.
Bài Đảo Ngũ Cung còn gọi là Nam Đảo. (Tài liệu xưa là sách Cầm Ca Tân Điệu và Nhạc Cổ Điển Việt Nam chỉ gọi là Đảo Ngũ Cung mà thôi).
*Sáu Bắc:
1. Lưu Thủy Trường
2. Phú Lục Chấn
3. Bình Bán Chấn
4. Cổ Bản Trường
5. Xuân Tình Chấn
6. Tây Thi Trường
Giới đờn ca tài tử thường chơi Cổ Bản Vắn và Tây Thi Vắn mà ít chơi hai bài Cổ Bản Trường và Tây Thi Trường.
*Bảy Bài (tức 7 bài nhạc lễ):
1. Xàng Xê
2. Ngũ Đối Thượng
3. Ngũ Đối Hạ
4. Long Ngâm
5. Long Đăng
6. Vạn Giá
7. Tiểu Khúc
*Bốn Oán:
1. Tứ Đại Oán
2. Phụng Cầu
3. Giang Nam
4. Phụng Hoàng
Bài Giang Nam còn gọi là Giang Nam Cửu Khúc (vì có 9 lớp), bài Phụng Cầu còn gọi là Phụng Cầu Hoàng Duyên, bài Phụng Hoàng còn gọi là Phụng Hoàng Lai Nghi. (Tài liệu xưa là sách Cầm Ca Tân Điệu và Nhạc Cổ Điển Việt Nam chỉ gọi là Phụng Cầu, Phụng Hoàng mà thôi).
Hai mươi bài tổ này bao gồm đủ cả các âm điệu vui, buồn, thương, giận nên được nhạc giới miền Nam dùng làm căn bản cho nền cổ nhạc từ đó cho đến bây giờ. Vì sự đa dạng của 20 bài tổ nên ít có người đờn hoặc ca làu thông 20 thể điệu này.
Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam bộ hát sau những giờ lao động...
II. Nguồn gốc:
Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX, được du nhập vào miền Nam do 3 nhạc sư gốc Trung bộ: Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi - Nhạc quan triều đình nhà Nguyễn), Trần Quang Quờn (thầy ký Quờn) và Lê Tài Khị (biệt danh Nhạc Khị) sáng tạo nên với mục đích chỉ để phục vụ nghe chơi với nhau giữa một số người trong một hoàn cảnh nhất định. Dần dà thu hút thêm những đối tượng khác cùng tham gia và không gian cũng mở rộng hơn; lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện hình thức ca cùng với đờn nên gọi là đờn ca. Bài bản tài tử dựa trên các bài có sẵn của ca Huế rồi cải biên, sáng tác ra nhiều loại bài bản mang âm hưởng quê hương hoặc dựa theo các tác phẩm, tích truyện phổ thông thời bấy giờ - là loại nhạc “tâm tấu” (tâm tình của người xa xứ), mang tính ngẫu hứng sáng tạo. Nhạc cụ dùng trong đờn ca tài tử gồm: đờn kìm, đờn tranh, đờn cò, đờn tỳ bà, đờn tam (hoặc đờn sến, đờn độc huyền). Vào khoảng năm 1930 có thêm cây guitare phím lõm, violon, guitare hawaii được cải biên đưa vào nhạc tài tử. Theo truyền thống, ít khi nhạc công độc tấu mà thường là song tấu, tam tấu, hòa tấu. Đến đầu thế kỷ 20, nhạc tài tử rẽ nhánh thành một dòng nhạc mới với dấu mốc ban đầu là ca ra bộ và sau đó là cải lương.
Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo được sáng tạo dựa trên dòng nhạc lễ, nhã nhạc cung đình và những giai điệu ngọt ngào sâu lắng của dân ca miền Trung và miền Nam. Đây là loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng miệt vườn sông nước Nam Bộ, là sự kết hợp hòa quyện đặc sắc giữa tiếng đờn, lời ca và điệu diễn, vừa phản ánh “Tinh Hoa Văn Hóa Ngàn Năm Văn Hiến Của Dân Tộc”.
III. Lịch sử hình thành
Đờn ca tài tử Nam Bộ hình thành vào cuối thế kỷ XIX khi Các nhạc sư, nhạc quan của triều Nguyễn theo phong trào Cần Vương vào Nam đã đem theo truyền thống ca Huế vào vùng Nam Bộ. Trên đường đi, các nhạc sư dừng chân ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, từ đó tiếng đờn cùng với giọng ca xứ Huế mang thêm chút hương vị xứ Quảng. Khi vào đến miền Nam thì tiếng đờn miền Trung đã thay đổi tiếp tục, một số bài bản tuy cùng tên nhưng nét nhạc đã khác xa so với ban đầu.
Bản chất phóng khoáng của con người và nếp sống tại miền Nam khiến cho các bài bản không y khuôn bản gốc. Người đàn, người ca cũng không muốn giữ nguyên như thầy đã dạy mà luôn có đôi nét thêm thắt, thay đổi, tô điểm, khiến những bài bản đậm đà thấm thía hơn. Mặt khác do lòng luôn luôn nhớ thương cội nguồn nên các điệu của đờn ca tài tử đều phảng phất nỗi buồn và được người mộ điệu ưa thích.
Có nguồn gốc từ nhạc cung đình Huế, nghệ thuật đờn ca đã theo nhạc sư vào các tỉnh miền Nam..
Khi vào đến miền Nam, nghệ thuật đờn ca đã có thay đổi so với nguyên gốc ban đầu để phù hợp hơn với bản chất phóng khoáng của người miền Nam và từ đó hình thành loại hình nghệ thuất đờn ca như ngày hôm nay..
Những năm cuối thế kỷ XIX, đờn ca còn giữ nguyên gốc chủ yếu được phục vụ tại các lễ hội địa phương ở Nam Bộ. Các ban nhạc lễ lúc đó thường gồm các nhạc cụ gõ và dây kéo vĩ. Do nhu cầu phục vụ cho các tang lễ về khuya, nhạc lễ cần phải chơi với âm lượng nhỏ theo yêu cầu của gia chủ. Từ đó các ban nhạc lễ được tổ chức một cách gọn nhẹ hơn và bắt đầu dùng song lang thay cho trống để giữ tiết tấu, cũng như bỏ bớt nhạc cụ dây kéo để chỉ còn đàn cò. Những ban nhạc nhỏ gọn như vậy được gọi là nhóm đờn cây. Kể từ năm 1885 các nhóm đờn cây này được gọi là ban đờn ca tài tử để có thể phân biệt với các ban nhạc lễ và nhạc hát bội đang thịnh hành song song.
Đến đầu thế kỷ 20, đờn ca tài tử trở thành một phong trào ca nhạc phổ thông tại miền Nam, nhất là tại các địa phương như Bạc Liêu, Vĩnh Long, Long An, Mỹ Tho, Sài Gòn.
1. Cách biểu diễn, nghệ thuật biểu diễn đờn ca tài tử
Bởi là một dòng nhạc có xuất phát từ cung đình do đó cách biểu diễn đờn ca tài tử khá đặc biệt và đòi hỏi người nghệ sĩ phải có tài năng, trình độ thực sự. Tại Việt Nam có 3 loại hình nghệ thuật có xuất xứ từ nhạc cung đình đó là Nhã nhạc Huế, Ca trù và Đờn ca tài tử. Nhưng khác với 2 loại hình Nhã nhạc và Ca trù người hát chính thường là nữ, trong nghệ thuật đờn ca thì nam và nữ có vai trò bình đẳng, người đàn và người hát có vị trí tương đương nhau.
Do có xuất phát từ nhạc cung đình, đờn ca tài tử trước kia thường chỉ biểu diễn trong tư gia nhỏ tuy nhiên những năm gần đây loại hình này đã được sân khấu hóa để phục vụ đông đảo công chúng cũng như giới thiệu với bạn bè quốc tế..
Dàn nhạc của đờn ca tài tử có nhiều nhạc cụ hơn dàn nhạc của Ca trù và ca Huế. Trước đây, dàn nhạc đờn ca tài tử sử dụng các loại nhạc cụ gồm đàn kim, đàn cò, đàn tranh song lang, ống tiêu. Khoảng từ năm 1920, lục huyền cầm ( đàn ghi ta ), hạ uy cầm và violon cũng được thêm vào trong dàn nhạc.
Cũng bởi lý do xuất phát từ cung đình do đó đờn ca xưa kia chủ yếu được biểu diễn trong các tư gia hoặc phục vụ 1 số ít khán giả. Tuy nhiên theo thời gian và sức hấp dẫn của dòng nhạc này mà ngày nay đờn ca đã được sân khấu hóa để biểu diễn phục vụ công chúng.
Khi biểu diễn nhạc tài tử, các nghệ sĩ thường chú trọng đến sự kết hợp của nhạc cụ có âm sắc khác nhau, ít thấy có sự kết hợp giữa các nhạc cụ cùng âm sắc. Thường thấy nhất là song tấu đàn kim và đàn tranh, là sự kết hợp giữa tiếng tơ và tiếng sắt, mà theo các chuyên gia thì được gọi là sắt cầm hảo hiệp. Cũng có khi là tam tấu đàn kim – tranh – cò, kim – tranh – độc huyền, tranh – cò – độc huyền mà giới chuyên gia gọi là tam chi liên hoàn pháp. Nếu một ban nhạc tài tử có 3 nhạc công và 1 ca sĩ thì được gọi là ban tứ tuyệt, nếu có 4 nhạc công và 1 ca sĩ thì được gọi là ban ngũ nguyệt.
Vì đờn ca tài tử đặc biệt ở chỗ thường được biểu diễn ngẫu hứng, dựa trên bản nhạc gốc truyền thống, người hát cải biên đi theo cách riêng của mình. Sự khác biệt này khiến cho người nghe luôn cảm thấy mới lạ dù nghe cùng một bài..
Phần hay nhất trong tài tử là ở phần rao của người đàn và nói lối của người ca. Người đàn dùng rao - người ca dùng lối nói – để lên dây đàn và gợi cảm hứng cho bạn diễn, tạo không khí cho dàn tấu. Ngoài ra khi trình diễn các nghệ sĩ có thể dùng tiếng đàn của mình để “ đối đáp” hoặc “thách thức” với người đồng diễn. Đây cũng là điểm tạo sự mới lạ, hấp dẫn, cuốn hút của loại hình nghệ thuật dân tộc này.
2. Các bài bản của nghệ thuật đờn ca
Đờn ca tài tử có một số lượng bài bản rất phong phú và đa dạng. Ngoài việc sử dụng một số bài bản trong nhạc lễ, còn có các bài từ ca Huế, dân ca miền Trung, miền Nam, và một số lượng lớn do các nghệ nhân bậc thầy sáng tác và cải biên.
Do đặc tính ngôn ngữ và sinh hoạt riêng của người miền Nam mà nhạc miền Trung được phát triển đặc biệt trong nhạc tài tử. Một số bài nổi tiếng được nhiều người biết đến như: bài Bình Đán của ca Huế được phát triển thành Bình Đán Văn trong nhạc tài tử, Lưu Thủy của Huế được cải biên thành Lưu Thủy Đoàn, Kim Tiền Huế thành Kim Tiền Bản…
Về bài bản của đờn ca tài tử thì có nhiều nhưng đa số các bậc thầy của đờn ca và các chuyên gia cho rằng đờn ca có 20 bài tổ được gọi là “nhị thập huyền tổ bản” thuộc hai điệu Bắc và điệu Nam. Trong 20 bản tổ có 7 bản lễ, 6 bản Bắc, 3 bản Nam và 4 bản Oán. Tương truyền rằng các bài bản này do ông bà Ba Đợi đúc kết và được xem như là những bài căn bản cho những người bắt đầu bước vào nghệ thuật đờn ca tài tử. Từ năm 1945, ông Nguyễn Văn Thịnh thường được gọi là ông Giáo Thịnh – một nhạc sư có uy tín tại Sài Gòn đã đúc kết và phổ biến một hệ thống mới gọi là 72 bài bản cổ nhạc miền Nam được gọi là thất thập nhị huyền công. Theo đó một nghệ nhân sẽ được coi là bậc thầy nếu biết hết 20 bài bản tổ và để đạt được mức cao hơn nghệ nhân đó cần biết hết 72 bài bản cổ miền Nam.
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam được Unesco công nhận theo các tiêu chí: Đây là loại hình nghệ thuật do cộng đồng 21 tỉnh thành miền Nam Việt Nam cùng nhau tạo ra. Đờn ca tài tử là một phần bản sắc của người dân phía Nam và được trao truyền từ đời này qua đời khác, được đảm bảo tính tiếp nối liên tục.
IV. Con đường phát triển của nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ
Nhạc tài tử phát triển mạnh ở miền Nam một phần là nhờ có khá nhiều lò dạy được mở ra khắp lục tỉnh và Sài Gòn. Những ngày đầu chỉ có các gia đình khác giả mới có tiền mời thầy dạy ở các tỉnh về nhà dạy cho con cái. Vào những năm của thập kỷ 40 và 50, các lò dạy tư nhân mới bắt đầu phổ biến do các nghệ sĩ từ các tỉnh lân cận đổ về Sài Gòn mở. Thời bấy giờ các lò nổi tiếng của nghệ sĩ Chín Phàng ( từ Long An), Hai Đậu ( từ Tiểu Cần , Trà Vinh), Năm Long và Năm Được ( từ Cần Giuộc) đã đào tạo được nhiều danh ca, danh cầm.
Khoảng 10 năm trở lại đây do chịu ảnh hưởng sự du nhập của nhạc Tây Phương, các phương tiện truyền thông hiện đại và một số nhận thức sai lạc của người dân về đờn ca tài tử nên thể loại nhạc thính phòng đặc sắc của Việt Nam đang mất dần đi tính chính thống. Nhiều nơi đã thay đổi không gian thính phòng của đờn ca tài tử để nghệ sĩ biểu diễn trong một không gian sân khấu – nơi mà người nghe và người diễn tách biệt nhau. Thậm chí một số nghệ sĩ học thuộc lòng lời ca và lời đàn, do đó mất đi tính ứng tác, ngẫu hứng đặc trưng của nghệ thuật đờn ca.
Nhận thức được tầm quan trọng của nhạc đờn ca trong nền âm nhạc truyền thống của Việt Nam, ngày nay đã có nhiều nhà nghiên cứu dân tộc, nhạc học ở trong và ngoài nước đang tìm cách sưu tầm và hệ thống hóa các bài bản của nhạc tài tử, thống kê, sưu tầm và nghiên cứu các bài bản của nghệ thuật đờn ca. Năm 2010, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã có văn bản đề nghị 19 tỉnh thành phố trong đó có TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Phước, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau... nhanh chóng có kế hoạch điều tra, nghiên cứu kiểm kê về di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử ở địa phương để chuẩn bị cho việc lập hồ sơ trình UNESCO.
Thế mạnh của đờn ca tài tử chính là sự tồn tại khá vững chắc trong cộng đồng dân cư của bộ môn nghệ thuật này. Suốt từ TP. Hồ Chí Minh đến các tỉnh Mỹ Tho, Cần Thơ, Bạc Liêu…đâu đâu cũng thấy các câu lạc bộ đờn ca tài tử sinh hoạt.
Theo kết quả bước đầu trong công tác kiểm kê nghệ thuật đờn ca tài tử thì hiện nay tại các địa phương có 2019 Câu lạc bộ; khoảng 22.643 thành viên tham gia; 2.850 nhạc cụ trong các câu lạc bộ; 120 đầu tư liệu xuất bản phẩm về Nghệ thuật Đờn ca Tài tử tại 14 địa phương. Hệ thống bài bản của đờn ca tài tử rất phong phú, trong đó, quan trọng nhất là 20 bài tổ gồm: 6 Bắc (Lưu thủy, Phú lục, Tây Thi, Cổ bản, Bình bán, Xuân tình), 3 Nam (Nam xuân, Nam ai, Nam đảo), 4 Oán (Tứ đại, Giang Nam, Phụng hoàng, Phụng cầu), 7 bài nhạc lễ (Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc), thường là những bài lớn rất dài và phức tạp (có khi hơn 10 phút mới chơi hết một bài) và đạt trình độ “cổ điển” về nhạc lý. Ngoài ra còn có các bài lý, ngâm, 8 bài ngự....và một số bài mới được sáng tác.
V. Bước đường đến với UNESCO nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ
Trên hành trình đưa nghệ thuật đờn ca tài tử đến với UNESCO, chính quyền địa phương ở các tính miền Nam đã tích cực mở các lớp dạy nhằm phổ biến nghệ thuật đờn ca. Bên cạnh đó các tỉnh cũng chủ động tổ chức các liên hoan, giao lưu đờn ca cấp tỉnh hoặc liên tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch TP.Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Đờn ca Tài tử”. Buổi tọa đàm đã thu hút đông đảo nghệ nhân, nhạc sĩ và những người yêu thích đờn ca tài tử tham dự. Trong buổi tọa đàm đã có 19 bài tham luận của 16 tác giả và 6 ý kiến phát biểu chính thức đã tập trung vào hai nội dung: “Những vấn đề quan trọng khẳng định giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử” và “Những yếu tố hình thành đờn ca tài tử”,Kết thúc buổi tọa đàm đã có kết luận: Nghệ thuật Đờn ca Tài tử là di sản văn hóa âm nhạc đặc sắc, tiêu biểu cho dân tộc Việt ở Nam Bộ, là bộ môn nghệ thuật cần được bảo tồn trong chính đời sống của người dân.
Để hoàn thiện Hồ sơ Khoa học gửi UNESCO trước ngày 31-3-2011, Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Nghệ thuật Đờn ca Tài tử và những lối hòa đàn ngẫu hứng” trong 3 ngày, từ 9 đến 11 tháng 1 năm 2011. Hội thảo có trên 120 đại biểu tham gia chính thức với 33 tham luận khoa học, trong đó có 7 tham luận của các nhà khoa học nổi tiếng như: GS.TS Yamaguti Osamu (Nhật Bản – là người từng hỗ trợ tích cực trong việc đưa quan họ Bắc Ninh trở thành di sản thế giới được UNESCO công nhận). Hội thảo là sự kiện quan trọng, có tính then chốt trong chiến dịch quảng bá nâng cao hình ảnh nghệ thuật đờn ca tài tử rộng rãi trong cộng đồng thế giới, tạo tiếng vang đủ sức thuyết phục các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học những người có vai trò then chốt trong việc quyết định công nhận Nghệ thuật đờn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, tiêu biểu của Việt Nam. Hội thảo cũng đã khẳng định và nâng cao được nhận thức của cộng đồng trong nước và quốc tế về giá trị truyền thống của nghệ thuật đờn ca tài tử.
Từ ngày 5 - 10 tháng 6 năm nay, tại thành phố Vĩnh Long, sẽ diễn ra Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ 2012. UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết Liên hoan là dịp để các nhà quản lý nghệ thuật đánh giá thực trạng hoạt động đờn ca tài tử ở Nam Bộ nhằm có những định hướng phát triển cho phù hợp với nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần giữ gìn, bảo tồn và hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Đờn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Bên cạnh đó Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ 2012 cũng là dịp để các nghệ sĩ, nghệ nhân giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong quá trình sáng tạo nghệ thuật; là ngày hội tôn vinh những tập thể cá nhân đã có công bảo tồn giữ gìn, phát triển nghệ thuật Đờn ca tài tử trong nhiều năm qua.
VI. Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại - nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam đã chính thức được UNESCO vinh danh tại Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Vào hồi 15 giờ 47 phút (theo giờ Việt Nam) ngày 05/12/2013, Phiên họp Uỷ ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại thành phố Baku, nước Cộng hoà Azerbaijan đã khẳng định, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam đã đáp ứng được các tiêu chí và chính thức công nhận Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam vào Danh sách di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Cụ thể, Nghệ thuật Đờn ca tài tử đã đáp ứng được các tiêu chí: Được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giáo dục chính thức và không chính thức tại khắp 21 tỉnh phía Nam, Đờn ca tài tử liên tục được tái tạo thông qua trao đổi văn hóa với các dân tộc khác nhau, thể hiện sự hoà hợp và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc; Việc ghi danh Đờn ca tài tử Nam Bộ vào Danh sách Đại diện có thể thúc đẩy việc trao đổi giữa các cộng đồng, nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật trong phạm vi địa phương, quốc gia và quốc tế; Các biện pháp bảo vệ nhằm mục đích hỗ trợ cộng đồng trong việc trao truyền và phương pháp giảng dạy truyền miệng cũng như trong chương trình giáo dục chính thức sẽ được thực hiện với sự tham gia tích cực của các học viên, các chuyên gia, các tổ chức chuyên ngành và với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước; Hồ sơ đề cử được xây dựng với sự tham gia của các thành viên cộng đồng, chính quyền địa phương, các tổ chức chuyên ngành và các chuyên gia, các thành viên cộng đồng tự nguyện đề cử và cùng cam kết bảo vệ; Di sản đã được Viện Âm nhạc Việt Nam kiểm kê từ năm 2010 với sự tham gia và đóng góp của cộng đồng; năm 2012 được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Việc Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận đã cho thấy thế giới đánh giá rất cao loại hình âm nhạc “biến hoá lòng bản” ở miền Nam của Việt Nam và cũng chứng tỏ sức sống của văn hoá truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập vào văn hoá thế giới.
VII. Đặc điểm nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ
Các bài bản của Đờn ca tài tử được sáng tạo dựa trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình, nhạc dân gian miền Trung và Nam. Các bài bản này được cải biên liên tục từ 72 bài nhạc cổ và đặc biệt là từ 20 bài gốc (bài Tổ) cho 4 điệu (hơi), gồm: 06 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 07 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 03 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 04 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia ly).
Nhạc cụ được sử dụng trong Đờn ca tài tử gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ bà, đàn tam (hoặc đàn sến, đàn độc huyền), sáo, tiêu, song loan... Từ khoảng năm 1930 có thêm đàn ghita phím lõm, violon, ghita Hawaii (đàn hạ uy cầm).
Người thực hành Đờn ca tài tử gồm: người dạy đàn (thầy Đờn) có kỹ thuật đàn giỏi, thông thạo những bài bản cổ, dạy cách chơi các nhạc cụ; người đặt lời (thầy Tuồng) nắm giữ tri thức và kinh nghiệm, sáng tạo những bài bản mới; người dạy ca (thầy Ca) thông thạo những bài bản cổ, có kỹ thuật ca điêu luyện, dạy cách ca ngâm, ngân, luyến,...; người đờn (Danh cầm) là người chơi nhạc cụ và người ca (Danh ca) là người thể hiện các bài bản bằng lời.
Đờn ca tài tử được thực hành theo nhóm, câu lạc bộ và gia đình, ít khi nhạc công độc tấu, mà thường song tấu, tam tấu, hòa tấu. Dàn nhạc thường cùng ngồi trên một bộ ván hoặc chiếu để biểu diễn với phong cách thảnh thơi, lãng đãng, dựa trên khung bài bản cố định gọi là “lòng bản”. Khán giả có thể cùng tham gia thực hành, bình luận và sáng tạo.
Đờn ca tài tử được truyền dạy theo hai hình thức: truyền ngón, truyền khẩu trực tiếp tại nhà, câu lạc bộ, gia đình, dòng họ; truyền ngón, truyền khẩu kết hợp với giáo án, bài giảng tại một số trường văn hóa nghệ thuật địa phương và quốc gia. Người học đàn cần ít nhất 3 năm để học những kỹ năng cơ bản như: rao, rung, nhấn, khảy, búng, phi, vê, láy, day, chớp, chụp…; học chơi độc chiếc, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, lục tấu với các nhạc cụ khác nhau. Người học ca (đơn ca, song ca) học những bài truyền thống, trên cơ sở đó sáng tạo cách nhấn nhá, luyến láy tinh tế theo nhạc điệu và lời ca của bài gốc.
Người miền Nam coi Đờn ca tài tử là sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ hội, tết, giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt,… Lễ giỗ Tổ được tổ chức vào ngày 12/8 âm lịch hàng năm.
1. Giá trị nổi bật của Đờn ca tài tử Nam bộ
Có lịch sử khá lâu đời và được bắt nguồn từ truyền thống văn hóa đa dạng của miền Trung và miền Nam Việt Nam, Đờn ca tài tử luôn khẳng định rõ vai trò không thể thiếu của mình trong đời sống xã hội người Việt, được cộng đồng cư dân ở vùng miệt vườn, sông nước Nam bộ tự nguyện chấp nhận, tự do tham gia thực hành, sáng tạo, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Đờn ca tài tử luôn được bổ sung, làm mới bằng cách kế thừa, kết hợp giá trị âm nhạc Cung đình, dân gian; đồng thời giao lưu, tiếp biến các yếu tố văn hóa của người Khmer, Hoa và phương Tây.
Đờn ca tài tử là loại hình sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng, phản ánh tâm tư, tình cảm và phù hợp với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở và can trường của người dân Nam bộ. Thông qua việc thực hành Đờn ca tài tử, các tập quán xã hội khác như: lễ hội, văn hóa truyền khẩu, nghề thủ công,… cũng được bảo tồn và phát huy.
Câu lạc bộ Đờn ca tài tử
Theo kết quả kiểm kê năm 2011, Nghệ thuật Đờn ca tài tử hiện đang được thực hành tại hơn 2.500 câu lạc bộ, nhóm, gia đình ở 21 tỉnh, thành phố miền Nam là: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long.
Ngày 5/12/2013, tại phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (UNESCO) tổ chức tại Baku (Azerbaijan), Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
2. Theo Bà Katherine Muller-Marin đã đại diện Tổ chức UNESCO trao Bằng công nhận nghệ thuật đờn ca tài tử là Di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) của nhân loại cho đại diện phía Việt Nam là Bộ trưởng VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh.
Bà nói: “Đây là bộ môn nghệ thuật đã đưa con người đến với nhau từ hàng trăm năm trước. Nghệ thuật này thể hiện được cái tâm tư, khí phách của con người miền sông nước, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việc UNESCO công nhận đờn ca tài tử là Di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) của nhân loại không chỉ là niềm tự hào của người dân Việt Nam mà còn để cộng đồng nhân loại có cơ hội sẻ chia, tìm hiểu và có cơ hội thưởng thức được phần nào những giá trị tinh thần tuyệt vời này...”.
3. Gạch nối giữa văn hóa bác học và văn hóa dân gian của nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh những giá trị độc đáo của đờn ca tài tử Nam bộ:
“Trong suốt chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt Nam ta đã không ngừng xây dựng, bồi đắp, hun đúc một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng và giàu bản sắc dân tộc. Thành quả sáng tạo, giữ gìn, trao truyền của cha ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng DSVH vật thể và phi vật thể đồ sộ - phong phú. Trong kho tàng di sản quý báu đó có đờn ca tài tử Nam bộ - một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo được sáng tạo dựa trên dòng nhạc lễ, nhã nhạc cung đình và những giai điệu ngọt ngào sâu lắng của dân ca miền Trung và miền Nam. Đây là loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng miệt vườn sông nước Nam bộ, là sự kết hợp hòa quyện - đặc sắc giữa tiếng đờn, lời ca và điệu diễn, vừa phản ánh tinh hoa văn hóa ngàn năm văn hiến của dân tộc ta vừa mang những nét đặc sắc của người dân phương Nam - cần cù, bình dị, chân thành, phóng khoáng, nghĩa hiệp, can trường nhưng rất đỗi nhân văn của những người con “Từ độ mang gươm đi mở cõi. Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” (thơ Huỳnh Văn Nghệ).
Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ không chỉ có vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam bộ mà còn góp phần quan trọng làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của cả dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ là gạch nối giữa văn hóa bác học và văn hóa dân gian, giữa nghệ thuật truyền thống từ ngàn xưa với nghệ thuật của ngày mai và đã góp phần tạo nên sự giao lưu cần thiết, đa dạng của văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại.
Việc UNESCO vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ là DSVHPVT đại diện của nhân loại thể hiện sự trân trọng của quốc tế đối với loại hình nghệ thuật đặc sắc này của Việt Nam. Đây không chỉ là niềm tự hào của đồng bào Nam bộ, của người Việt Nam chúng ta mà còn góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự đa dạng các biểu đạt văn hóa trong kho tàng văn hóa thế giới. Đồng thời cũng là một minh chứng sống động về sức sống, sức lan tỏa của văn hóa truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập của văn hóa thế giới”.
4. Niềm tự hào của Nam bộ về nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ
Người dân vùng Ngũ Quảng là những lưu dân đầu tiên theo lệnh chúa Nguyễn vào khai phá vùng đất phương Nam. Trong số họ, có nhiều người vốn là giáo phường nhạc lễ của triều đình Huế. Sau những giờ lao động mệt nhọc, họ ôm đàn tìm đến nhau, cùng tấu lên những khúc nhạc như là một hình thức để thư giãn. Những nhạc cụ thường sử dụng trong đờn ca tài tử gồm đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (còn gọi là tứ tuyệt). “Đờn ca tài tử” ra đời từ đó và theo thời gian đã trở thành món đặc sản của miền Tây Nam bộ.
Người được coi là “ông tổ” của đờn ca tài tử chính là nghệ nhân Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi) - một nhạc quan của triều đình Huế. Vào nửa cuối thế kỷ 19, hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông vô nam truyền dạy nhạc lễ và nhạc tài tử. Người “nhạc sĩ tiến bối” này lang thang khắp Gia Định và vùng phụ cận (Đồng Nai, Bình Dương, Chợ Lớn, Cần Giuộc, Cần Đước, Long An...). Ở đâu ông cũng có những học trò xuất sắc và con số này lên đến hàng trăm người. Bên cạnh việc truyền dạy và biểu diễn nhạc khí, Nguyễn Quang Đại còn sáng tác, phóng tác rất nhiều bài bản. Ông cũng đã cùng với các học trò hệ thống hơi điệu bài bản tài tử thành 4 điệu: bắc, nam, hạ, oán (20 bản tổ), cải biên nhạc cung đình, sáng tạo nên nhạc lễ Nam bộ. Ông là chủ soái nhóm nhạc miền Đông trong khi các nhóm nhạc ở miền Tây do ông Kinh lịch Trần Quang Quờn thống lĩnh đã cùng làm cho loại hình đờn ca tài tử ngày càng phong phú, xứng đáng là “đặc sản” và là niềm tự hào của người dân vùng sông nước Nam bộ...
Hiếu Mạnh
info.hieumanh.travel@gmail.com – tổng hợp
Sài gòn, 12.05.2016
Admin Livenguide 
Thân chào bạn Hiếu Mạnh. Bạn chịu khó add thêm contacts và post thêm nhiều hình ảnh đẹp mắt và các trãi nghiệm thú vị nữa nhé. Cảm ơn bạn. 05:45 20/12/2016
Likes0
Dislikes0
Seen0
Hiếu Mạnh 
Dạ. 09:02 30/09/2017
Likes0
Dislikes0
Seen0
Lê Trung Tĩnh 
Chia sẻ thêm nhiều bài viết cảm nhận nhe bạn Hiếu Mạnh 09:19 30/09/2017
Likes0
Dislikes0
Seen0
Hiếu Mạnh 
Dạ, e sẻ chia sẽ thêm 1 số bài viết nữa anh Trung Tinh Le. :) Cảm ơn anh ủng hộ. 09:21 30/09/2017
ẨM THỰC LÀO - NÉT HẤP DẪN KHÔNG THỂ CHỐI TỪ
***
Đến với Lào, ngoài tham quan, khám phá các nét văn hóa, phong cảnh tuyệt vời ở nơi đây chúng ta còn được thưởng thức những đặc sản vô cùng mới lạ, hấp dẫn. Phong cách ẩm thực đơn giản nhưng mang lại khẩu vị độc đáo sẽ khiến bạn không thể nào cưỡng lại được.
___
Xôi nếp là món ăn truyền thống của người Lào. Ở Lào, xôi nếp thường được dát lên những bức tượng Phật hoặc những tường nhà ở gia đình để cúng các vị thần cư ngụ tại đó. Nhà nào cũng có chõ hong xôi dùng mỗi ngày. Khi ăn xôi nếp người Lào bốc bằng tay. Họ sẽ nắm xôi nếp thành từng viên nhỏ, và sau đó dùng nó để vét và lùa thức ăn vào miệng, hoặc ăn với nước chấm. Xôi nếp gần như là thức ăn hàng ngày của...See moreẨM THỰC LÀO - NÉT HẤP DẪN KHÔNG THỂ CHỐI TỪ
***
Đến với Lào, ngoài tham quan, khám phá các nét văn hóa, phong cảnh tuyệt vời ở nơi đây chúng ta còn được thưởng thức những đặc sản vô cùng mới lạ, hấp dẫn. Phong cách ẩm thực đơn giản nhưng mang lại khẩu vị độc đáo sẽ khiến bạn không thể nào cưỡng lại được.
___
Xôi nếp là món ăn truyền thống của người Lào. Ở Lào, xôi nếp thường được dát lên những bức tượng Phật hoặc những tường nhà ở gia đình để cúng các vị thần cư ngụ tại đó. Nhà nào cũng có chõ hong xôi dùng mỗi ngày. Khi ăn xôi nếp người Lào bốc bằng tay. Họ sẽ nắm xôi nếp thành từng viên nhỏ, và sau đó dùng nó để vét và lùa thức ăn vào miệng, hoặc ăn với nước chấm. Xôi nếp gần như là thức ăn hàng ngày của người Lào và thậm chí ăn nhiều hơn cơm gạo tẻ.
Xôi nếp xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày ở Lào
Sien Savanh (bò khô) của Lào có hương vị khá đậm đà, thường được dung làm đồ nhắm. Thịt bò được tẩm ướp các loại gia vị như xì dầu, dầu hào, tỏi, ớt và đường cọ, rắc thêm vừng… phơi khô dưới nắng cho thịt khô lại. Khi ăn thịt bò khô được nướng qua để có vị ám khói, dai dai, thơm ngon hơn.
Sien Savanh (bò khô) món nhắm tuyệt vời
Khausoy là món ăn nổi tiếng tại Luang Phrabang, nhìn bên ngoài tương tự phở nhưng nguyên liệu chế biến đơn giản hơn nhiều và hương vị độc đáo và thơm ngon. Nước dùng khausoy là nước dung để chần qua sợi phở. Sau đó, đổ nước và phở vào tô, cho khausoy lên trên, ăn kèm rau cải, rau muống sống, hành khô, hạt tiêu, tương ớt. Khausoy là thành phần quan trọng nhất của món ăn này, được làm từ thịt lợn xay nhuyễn trộn với tỏi, cà chua, gia vị các loại. Món này không cần dung nước thịt hầm nhưng khi khausoy tan vào nước vẫn đủ làm thực khách ấn tượng về mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt đậm đà.
Khausoy đậm đà hấp dẫn
Laap (hay còn gọi là lạp) trong tiếng Lào có nghĩa may mắn, tượng trưng cho lời cầu chúc bình an. Nguyên liệu làm món ăn này có thể dùng thịt bò, thịt lợn, thịt gà… trộn với gan băm nhỏ và gia vị như nước cốt chanh, ớt, riềng. Sau khi trộn đều, món lạp sẽ ăn kèm rau sống như diếp cá, xà lách, đậu đũa… tất cả cùng hòa quyện tạo nên mùi thơm cực kỳ hấp dẫn.
Laap món ngon mang ý nghĩa
Nộm đu đủ (Tam Maak Houng) món ăn phổ biến tại Lào. Đu đủ được chọn là quả không xanh quá nhưng cũng không được gần chín. Sau khi đu đủ được nạo thành sợi sẽ cho vào cối để đâm nhẹ. Gia vị cho vào bao gồm nước cốt chanh, mắm tôm, cà pháo, tiêu, ớt. Bạn không nên bỏ qua món này, nhất là khi ở Luang Prabang.
Tam Maak Houng chua cay hấp dẫn
Or Lam (rau củ hầm), quê hương của Or Lam là ở miền bắc Luang Prabang. Các loại nguyên liệu như: rau củ, cà tím, đậu, nấm đen và bí hầm nhừ, thêm ớt và rau mùi. Món này thường ăn cùng cơm trắng trong bữa ăn hằng ngày.
Or Lam
Ping Kai (gà nướng): gà được tẩm ướp gia vị: tiêu đen, tỏi, rễ rau mùi, nước mắm và muối… sau đó mang nướng chín trên than hoa. Miếng thịt gà chín mềm, đậm đà vị , ăn kèm với xôi nếp thơm dẻo tạo ra một trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho du khách.
Ping Kai thơn lừng
Khao Jee (bánh mì) Lào chịu sự ảnh hưởng từ bánh mì Pháp. Ở mọi nơi trên thành phố, bạn dễ dàng bắt gặp món ăn này. Bánh có vỏ ngoài giòn tan, bên trong nhét đầy các loại nhân: patê gan, chả lụa, cà rốt, củ cải thái sợi, dưa chuột, mayonaise và tương ớt.
Khao Jee bữa sáng ngon miệng
Hiếu Mạnh 
Vâng, e chưa đủ khả năng a ơio 12:47 27/08/2016
Likes0
Dislikes0
Seen0
Admin Livenguide 
"Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" Cảm ơn bạn đã chia sẻ! 13:14 27/08/2016
Likes0
Dislikes0
Seen0
Admin Livenguide 
Tạo tour rất đơn giản. Bạn chỉ cần bấm nút bên cạnh hình quả chuông. Ghi những thông tin bạn có thể dẫn người khác đi chơi cùng được, và post vài tấm hình. Ai mà không có chỗ đi chơi yêu thích của mình? 13:16 27/08/2016
VỊNH LAN HẠ – NGƯỜI ĐẸP KHÔNG DANH HIỆU
Nằm bên cạnh Vịnh Hạ Long vang danh Thế Giới, Vịnh Lan Hạ nhẹ nhàng khép mình một cách bình yên, tự tỏa sáng theo cách riêng biệt. Đối mặt ra cửa Vạn, vịnh chỉ khiêm tốn với 400 hòn đảo đá vôi nhưng lại được mẹ thiên nhiên sắp xếp lạ kỳ thành một vòng cung như bức phù điêu trấn giữ nơi đây, đẹp tuyệt vời như một bức tranh thủy mặc.
Vịnh Lan Hạ là cửa ngõ trọng yếu vùng biển đảo vịnh Bắc. Nơi đây từng là nơi ghi lên chiến tích của biết bao anh hùng dân tộc, là nơi trấn giữ lãnh thổ Việt Nam môt thời. Giờ đây Lan Hạ trở thành một trong những địa điểm du lịch được yêu thích nhất Bắc Bộ do nét đẹp, nét yên bình của nơi đây.
Vịnh Lan hạ nằm ở phía Nam Vịnh Hạ Long và phía Đông đảo Cát Bà, với...See moreVỊNH LAN HẠ – NGƯỜI ĐẸP KHÔNG DANH HIỆU
Nằm bên cạnh Vịnh Hạ Long vang danh Thế Giới, Vịnh Lan Hạ nhẹ nhàng khép mình một cách bình yên, tự tỏa sáng theo cách riêng biệt. Đối mặt ra cửa Vạn, vịnh chỉ khiêm tốn với 400 hòn đảo đá vôi nhưng lại được mẹ thiên nhiên sắp xếp lạ kỳ thành một vòng cung như bức phù điêu trấn giữ nơi đây, đẹp tuyệt vời như một bức tranh thủy mặc.
Vịnh Lan Hạ là cửa ngõ trọng yếu vùng biển đảo vịnh Bắc. Nơi đây từng là nơi ghi lên chiến tích của biết bao anh hùng dân tộc, là nơi trấn giữ lãnh thổ Việt Nam môt thời. Giờ đây Lan Hạ trở thành một trong những địa điểm du lịch được yêu thích nhất Bắc Bộ do nét đẹp, nét yên bình của nơi đây.
Vịnh Lan hạ nằm ở phía Nam Vịnh Hạ Long và phía Đông đảo Cát Bà, với diện tích hơn 7.000 ha nổi bật 400 đảo đá vôi lớn nhỏ. Điểm khác biệt là các hòn đảo này Vịnh Lan Hạ được phủ màu xanh của cây cối cho dù nó tương đối nhỏ.
Vịnh Lan Hạ được đánh giá là một trong những vịnh biển đẹp nhất Việt Nam. Đã và đang trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn nhất Miền Bắc cạnh tranh với người bạn Vịnh Hạ Long. Thời điểm để đến du lịch Vịnh Lan Hạ lý tưởng nhất là không có thởi điểm nào cả. Vịnh Lan Hạ có khí hậu mát mẻ, trong lành suốt cả năm nên bạn có thể đến vào bất kìa thời điểm nào
Với khí hậu mát mẻ, trong lành nên du khách có thể du lịch Vịnh Lan Hạ vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, du khách trong nước thường đi du lịch Vịnh Lan Hạ từ tháng 4 đến tháng 10, còn khách quốc tế thường ghé thăm Lan Hạ vào thời điểm từ tháng 11 đến tháng 3.
Từ trung tâm đảo Cát Bà các bạn di chuyển tới Bến Bèo, mua vé tham quan vịnh rồi thuê tàu đi tới nơi mình muốn. Nếu bạn chỉ muốn đi quanh vịnh (gần bờ và không đi xa) thì có thể thuê xuồng máy của người dân cho tiện.
Nằm liền kề với Vịnh Hạ Long nhưng Lan Hạ vẫn mang trong mình những đẹp riêng khác biệt hoàn toàn so với Hạ Long, nếu muốn các bạn cũng có thể kết hợp đi xuyên từ Vịnh Lan Hạ sang thăm quan các điểm du lịch bên Vịnh Hạ Long. Những địa điểm nổi tiếng ở đây bạn nhất định phải ghé thăm đó là Hang Luồn nằm trên đảo Bồ Hòn, đằng trước hang là hòn Con Rùa, bên phải là Cổng Trời. Nơi đây vách đá dựng đứng, bốn mùa nước trong xanh phẳng lặng như một tấm gương soi. Hang luôn thu hút du khách không chỉ bởi hình thù độc đáo mà còn bởi cảnh sắc thiên nhiên hài hòa lôi cuốn.
Tiếp đến là Đảo Nam Cát hoang sơ, bốn bề thiên nhiên, rừng biển bao bọc quyến rũ đến lạ kỳ; Đảo Khỉ (Đảo Cát Dứa); Bãi tắm Vạn Bội nằm trong phần lặng sóng của Vịnh nên thường được du khách chọn chèo thuyền kayak ngắm quanh cảnh yên bình, xanh mát nơi đây. Ngoài ra còn có Hòn Rùa, Hòn Chuông,...