Tran Thi Diem Chau *FB*
Mình không share trên FB mà share ngay vào "Guidepost" của LivenGuide, hopefully höfflenlich là phi hành đoàn LivenGuiders will build sky_rocket ;) 12:40 05/01/2019
Nghịch thư 2
Đi theo quy trình là chấp kinh, phá bỏ rào cản là tong quyền, một hình thức ngược đời.
Còn nhớ sau khi được thả về, ba hớt tóc và trị ghẻ ngứa cho mấy anh em, sau đó là gột các thói quen bị ảnh hưởng bởi cuộc loạn thời đó. Ông bắt tôi nghĩ kỹ, không theo nếp có sẵn và thậm chí ngược lại. Một kẻ được gọi là thánh, ông bảo hãy coi đó là 1 con người. Sau này kẻ ấy là đao phủ, tôi đã đủ bình tâm để thấy kẻ ấy là một con người khác thường, được tín đồ nhồi bóp thành biến dạng.
Qua phà Cần Thơ Mỹ Thuận, chúng tôi đi bên trái: bên phải đầy ắp người theo quán tính.Phà sẽ nguy hiểm hơn ở bên phải là bên đông người hơn.
Đi qua các cửa bến xe, sân bay, cứ tìm đến các cô xâu xấu mà check-in, sẽ nhanh hơn đến các cô xinh rất nhiều....See moreNghịch thư 2
Đi theo quy trình là chấp kinh, phá bỏ rào cản là tong quyền, một hình thức ngược đời.
Còn nhớ sau khi được thả về, ba hớt tóc và trị ghẻ ngứa cho mấy anh em, sau đó là gột các thói quen bị ảnh hưởng bởi cuộc loạn thời đó. Ông bắt tôi nghĩ kỹ, không theo nếp có sẵn và thậm chí ngược lại. Một kẻ được gọi là thánh, ông bảo hãy coi đó là 1 con người. Sau này kẻ ấy là đao phủ, tôi đã đủ bình tâm để thấy kẻ ấy là một con người khác thường, được tín đồ nhồi bóp thành biến dạng.
Qua phà Cần Thơ Mỹ Thuận, chúng tôi đi bên trái: bên phải đầy ắp người theo quán tính.Phà sẽ nguy hiểm hơn ở bên phải là bên đông người hơn.
Đi qua các cửa bến xe, sân bay, cứ tìm đến các cô xâu xấu mà check-in, sẽ nhanh hơn đến các cô xinh rất nhiều.
Việc học và làm bài cũng vậy, bình tâm đọc lại sẽ bỏ được nhiều cái dư thừa vặt vãnh.
Sau tôi quản lý sales công ty có chi nhánh Nam Bắc Cam, bèn đi ngược lại sách vở & tuyển những bạn quái 1 chút, thậm chí có bạn đã từng vào tù vì… bán thiên thạch. Hiệu quả sẽ khác biệt ngay.
Đi họp phụ huynh, có lần tôi từ chối ký giấy “đuổi” một cô giáo dạy Hóa mà nhiều người vận động. Sau này chứng minh được hành động của các phụ huynh ấy là sai.
Đi khác quán tính chung 1 chút sẽ có điều cực nhưng cũng nhiều thứ hay, mà không phải ai cũng nhận ra. Ít nhất ở hình chụp, đừng nghiêng đầu vào phía người quyền thế. Sẽ bớt khó coi hơn nếu tấm hình ấy chụp trúng.
Nghịch thư cũng chính là phản biện để cho có nhiều nguồn ý kiến vậy!
NHỚ TRƯỜNG XƯA
Trần Thị Minh Tánh
Mỗi lần đưa con đi học, mỗi lần đưa cháu đến trường, tôi lại nhớ về trường cũ- Trường Trần Quốc Tuấn, ngôi trường khởi đầu cho thời niên thiếu của tôi. Cũng là ngôi trường sửa soạn đưa tôi vào đời… và cũng để rồi xa cách mãi. Với tôi, trường Trung Học Trần Quốc Tuấn không chỉ là mái trường cho tôi Trí, Đức mà còn cho tôi cả bạn bè tình thương, và quê hương tha thiết. Đã hơn bốn mươi năm mà mỗi lần nhắc đến trường tôi lại nhớ đến thời thơ ấu nhớ bạn nhớ thầy, nhớ cả quê hương…nhớ đến thuở còn giung giăng giung giẻ đến trường cùng các bạn. Nhớ cả những lay động, bâng khuâng của tâm hồn trong bước chuyển mình làm thiếu nữ.
Nhưng tôi lại ngờ ngợ không mấy tin rằng, các bạn còn nhớ đến tôi?...See moreNHỚ TRƯỜNG XƯA
Trần Thị Minh Tánh
Mỗi lần đưa con đi học, mỗi lần đưa cháu đến trường, tôi lại nhớ về trường cũ- Trường Trần Quốc Tuấn, ngôi trường khởi đầu cho thời niên thiếu của tôi. Cũng là ngôi trường sửa soạn đưa tôi vào đời… và cũng để rồi xa cách mãi. Với tôi, trường Trung Học Trần Quốc Tuấn không chỉ là mái trường cho tôi Trí, Đức mà còn cho tôi cả bạn bè tình thương, và quê hương tha thiết. Đã hơn bốn mươi năm mà mỗi lần nhắc đến trường tôi lại nhớ đến thời thơ ấu nhớ bạn nhớ thầy, nhớ cả quê hương…nhớ đến thuở còn giung giăng giung giẻ đến trường cùng các bạn. Nhớ cả những lay động, bâng khuâng của tâm hồn trong bước chuyển mình làm thiếu nữ.
Nhưng tôi lại ngờ ngợ không mấy tin rằng, các bạn còn nhớ đến tôi? Hỡi bạn bè Trung học Trần Quốc Tuấn đã một thời nao nức mến thương. Ngày xưa, mà cứ như mới hôm qua, tôi là một học sinh bé nhỏ của trường tiểu học Đức Tân Mộ Đức. Tôi vinh dự được là học trò của thầy Tú Kỉnh ở lớp một. Thầy Lê Kỉnh là ông Tú của kỳ thi Hương cuối cùng của triều Nguyễn. Và chính thầy Tú Kỉnh sau đó đã dạy chúng ta môn Hán Việt tại trường Trần Quốc Tuấn, cho mãi đến ngày thầy vào Sài Gòn dịch thuật và dạy môn Hán- Nôm ở Đại Học Văn Khoa. Tôi cũng được học cô Túy Tuyết, cô Xuân Nương, cô Kim Anh và thầy Nguyễn Cường. Đó là những thầy cô tuyệt với, tận tụy với nghề và giàu lòng thương mến học sinh. Lúc nào tôi cũng coi thầy cô là tấm gương mẫu mực và tài hoa…và nghĩ rằng chẳng thể nào có thể rời xa thầy cô được.
Thế rồi, một “ đại vinh quang” đến! Chị tôi và tôi, cả hai cùng thi đậu vào trường Trung Học Trần Quốc Tuấn. Một vinh quang đón trước nhưng vẫn bất ngờ. Giữa lúc tôi còn luyến lưu cho một ngày phải rời xa trường cũ, các thầy cô đều nói: Đó chẳng phải vinh dự cho chỉ riêng tôi, mà cho cả trường, cho cả xã, cho cả gia đình và giòng họ,… “Thuở nao nức của một thời trẻ dại”(*) Thi vào trường Trung Học TRẦN QUỐC TUẤN đâu phải chuyện dễ… Lòng tôi cảm thấy nao nao và lâng lâng bay bổng.
Nhưng, đùng một cái, Trời Đất như nổ tung, mẹ tôi lâm trọng bệnh, mà hai mươi ngày sau đã vội vã qua đời! Chị em tôi lòng đau như cắt, Mẹ đã không hưởng được niềm vui của người mẹ chúng tôi, và cũng không cho chị em tôi có thời gian phụng dưỡng và chăm sóc mẹ…
Rồi ngày nhập học đến, hai chị em tôi đau đớn xót xa từ giả mẹ, ngậm ngùi từ giả trường xưa và giả từ thầy cô kính mến, theo cha vào trường TRUNG HỌC TRẦN QUỐC TUẤN với bộ mặt ngơ ngác đau thương trong bộ quần áo tang màu trắng. Thầy Hà Như Hy, hiệu trưởng nhân hậu cho chị em tôi được mặt đồ tang trắng vải thô suốt cả năm Đệ Thất. Những ngày đầu các bạn bè còn thương cảm cho tình cảnh mất mẹ đau khổ của hai chị em tôi. Sau một vài tháng quen nhìn, nhiều bạn đã bắt đầu đùa giỡn: ”Chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị kìa, ông Thi Sách …còn chưa chết, sao hai nàng đã mặc đồ tang?”
Đùa giỡn của tuổi trẻ thời nào cũng hồn nghiên và vô tội vạ. Và cũng thật bất ngờ, từ những câu nói đùa chẳng ra hươu ra nai ấy, mà chị em tôi được cái danh là hai bà Trưng Trắc, Nhị…cho mãi đến những năm sau này. Và cũng kỳ lạ thay, khi nghe bạn bè gọi…tôi vừa giận lại vừa vui!? Đôi lúc cao hứng cũng tưởng đó là cái tôi là, hay mình là như thế.
Các bạn có thể đã quên tên tôi và người chị của tôi đang ở phương xa có thể cũng không còn nhớ. Nhưng tôi xin nhắc các bạn là đã có một thời như thế! Suốt bảy năm trời khi thì học ở trường Trung Học TRẦN QUỐC TUẤN, khi thì qua học ở trường Nữ TRUNG HỌC Quảng Ngãi. Rồi lại trở về trường TRUNG HỌC TRẦN QUỐC TUẤN, học chung lớp Toán, lớp Anh Văn với các nam sinh. Một thời kỳ học tập rất lạ lùng. Nhưng các nữ sinh Trung học TRẦN QUỐC TUẤN chúng ta đã cùng với cô Đường, cô Loan hiệu trưởng, và cùng với các thầy cô thiện chí khác, đã gây dựng nên trường Nữ TRUNG HỌC huyền thoại một thời. Và cũng chính các nữ sinh chúng ta đã điểm tô cho Trường Trung Học TRẦN QUỐC TUẤN có cái duyên rồng, Phượng đậm đà một thưở.
Chúng ta học trường Trung Học TRẦN QUỐC TUẤN mà lại vừa như khách của trường. Khi sang học ở trường Nữ Trung học Quảng Ngãi trở về, bị mấy đứa nam sinh hiêu hiêu châm chọc: “Nam sinh ta là TRẦN QUỐC TUẤN, vệ quốc, an dân; còn nữ sinh là những HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA, dầu đi đến trường nào, rồi cũng quay về TRẦN QUỐC TUẤN mà thôi”. Không! Nữ sinh chúng tôi đều thương kính Huyền Trân, nhưng chẳng ai muốn làm HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA.
Nhớ, tôi nhớ lắm! Nhớ những bạn ngồi cùng một bàn, cùng một lớp, cùng học hành và cùng quậy nghịch và cũng nhờ đó mà khôn lớn. Thời gian từ năm 1960 đền 1967 biết bao nhiêu lần nắng đổ mưa sa, cũng chẳng biết bao nhiêu lần quên văn, bí toán… Không nhớ cả chữ Thiên, chữ địa trong giờ Hán văn của thầy Tú Kỉnh.
Các bạn của tôi ơi! Nào KIM TIẾN, KIM ANH, XUÂN HOA, QUỚI NHẪN, SANG, NGỌC DIỆP, nào TUYẾT HÀ, NGÔ LŨY, HẢI, BÉ, TÚ, MINH CHÂU… Các bạn đều học giỏi và mỗi người một vẽ, đẹp như hoa. Mỗi lần đến lớp tà áo gió bay, xao xuyến sân trường… Mong sao các bạn còn trẻ mãi, ít ra là trẻ như trong tâm hồn và ký ức chúng ta, chờ một ngày gặp mặt.
Và tôi cũng chẳng thể nào quên bạn Thanh Tâm ( Phước Thịnh) đã một lần đánh bạo chuyển giúp là thư của tôi gửi đến người tôi yêu quý, khi quay về bị trẹo ngả bánh xe bể mắt kiếng. Nhớ Thanh Liễu duyên dáng làm phù dâu cho tôi với mái tóc dịu dàng buông xỏa ngang lưng làm ngất ngây chàng phù rễ…
Mỗi bạn là một dấu ấn ghi trong bộ nhớ của tôi. Dầu các bạn nào không nhớ đến tôi, thì hãy để cho tôi cái vinh dự được nhớ thương các bạn. Đó là cái vốn liếng tình cảm mà tôi đã mang theo suốt cuộc hành trình bốn chục năm nay.
Bây giờ các bạn ở đâu? Liệu chúng ta có thể gặp nhau trong mùa xuân năm nay không nhỉ? Năm tháng về khuya, đời về chiều, tôi càng nhớ nhiều các bạn… như dòng dẫn thủy trên non, mỗi năm mỗi bào mòn dòng chảy. Đó cũng là lời thầy Nguyễn Hữu Giá dạy chúng ta trong giờ Vạn vật địa chất lớp Đệ Tam…
Các thầy kính mến của chúng em! Giờ đây chắc nhiều thầy cô đã vào tuổi “cổ lai hy”. Nhưng cô thầy vẫn trẻ mãi trong trí nhớ chúng em, trẻ qua dáng hình và qua lời thầy cô giảng dạy. Những lời vàng, tuổi càng cao càng đẹp. Các thầy cô đã cho chúng em, cho chính cuộc đời chúng em một cổ tích tuyệt vời, mà tuổi trẻ ngày xưa chưa chắc chúng em đã nhận thức được. Cổ tích của giang sơn thì đã có thần có thánh, có phụng có rồng, còn cổ tích của chúng em thì đã có những Thầy Tiên, Cô Tiên trí tuệ, không ai khác hơn ngoài các thầy cô. Chẳng lẽ tôi nói: Các thầy cô còn hơn cả ông tiên, bà tiên? Nhưng đúng là như vậy! Vì các ông tiên, bà tiên chỉ cho nhưng người đã được lựa chọn một chút phù phép thần kỳ hay một vài viên ngọc như ý… để thành công mà không cần phải gian nan chiến đấu. Còn các thầy cô đã cho chúng em tri thức, dạy cho chúng em biết phương pháp học tập, biết sáng tạo, biết tư duy… để chiến đấu với đời, vượt khó vươn lên. Nhờ đó mà chúng em đã vượt qua được thế kỷ XX và hơn một thập niên tiến sâu vào thế kỷ XXI.
Ấy thế mà chúng em chẳng mấy khi thăm viếng thầy cô. Riêng em thì chỉ hỏi thăm từ bạn này qua bạn khác mà chẳng bao giờ thăm viếng được thầy nào. Qua tập kỷ yếu này, em xin gửi đến thầy cô Trường Trần Quốc Tuấn lời thăm hỏi và xin lỗi muộn màng của em. Xin gửi đến cô Đường, cô Loan, cô Tình, cô Nga Mi, thầy Vượng, thầy Vinh, thầy Hàm, cô Túy Hoa, thầy Vũ… lời thăm hỏi của cô bé học trò năm xưa, và giờ cũng đã đứng trước ngưỡng cửa của tuổi già.
Cho tôi được gửi lời cám ơn BAN VẬN ĐỘNG CỰU HS TRƯỜNG TRUNG HỌC TRẦN QUỐC TUẤN- Cám ơn các anh, các chú: DƯƠNG MINH CHÍNH, NGUYỄN QUANG ĐÓA, NGUYỄN RUNG, NGUYỄN QUỐC CHIẾN, LÊ QUỐC ÂN, ĐẶNG NHỨT, LÊ VĂN CÔNG… đã cổ động các bạn xây dựng cuốn KỶ YẾU CỰU HỌC SINH TRẦN QUỐC TUẤN. Nhờ đó, tôi được hân hạnh nói lên những tình cảm của tôi về chính mình, về bạn bè và thầy cô của Trường TRẦN QUỐC TUẤN, kể cả trước và sau.
Xin kính chúc Thầy Cô và các bạn tràn đầy TRÍ LỰC để đi sâu và bay cao vào thế kỷ XXI trên quê hương và cả tRên thế giới.
Nguyễn Thanh Nguyên
Tui cũng rất nhớ trường xưa, bạn cũ. Kỹ niệm xưa vô cùng đẹp đẽ, bình an và vô tư của tuổi học trò. 10:36 16/10/2018
Trần Kim Thập
Cả một bầu trời xanh mây trắng, dù đêm đen phủ xuống nhưng vẫn luôn ngập đầy trăng sao của tôi ở đó: Trung Học Trần Quốc Tuấn! 14:05 17/10/2018
24 April 2009
Hi my dear nephews Cui and Ngao,
Spring has really arrived in Paris since a few days. The weather is warm and pleasant. Every morning, I and Gau go to the nursery under sunshine and blue sky. Our tram slides smoothly on pasture spotted with flowers in full blossom. In the evening, when I come home from work, day light is still so abundant that we can spend hours strolling by the Seine River bank or playing in the Luxembourg garden.
On my everyday voyages in Paris, I see and hear so many things: people working and playing, buses passing by and trains roaring underground, houses rising up and radio singing song…Normally, I do not care much about these things. I just accept that they are there like leaves on the trees, or water in the river.
Yet, alone on my train back home after a working day, I give more attention to these activities. I occasionally ask myself about the reasons of their existence. And every time I try to answer to these questions, I think...See more24 April 2009
Hi my dear nephews Cui and Ngao,
Spring has really arrived in Paris since a few days. The weather is warm and pleasant. Every morning, I and Gau go to the nursery under sunshine and blue sky. Our tram slides smoothly on pasture spotted with flowers in full blossom. In the evening, when I come home from work, day light is still so abundant that we can spend hours strolling by the Seine River bank or playing in the Luxembourg garden.
On my everyday voyages in Paris, I see and hear so many things: people working and playing, buses passing by and trains roaring underground, houses rising up and radio singing song…Normally, I do not care much about these things. I just accept that they are there like leaves on the trees, or water in the river.
Yet, alone on my train back home after a working day, I give more attention to these activities. I occasionally ask myself about the reasons of their existence. And every time I try to answer to these questions, I think about you.
Have you ever, like me, raised simple questions like what keeps the bus run, how you have your meal every evening, or who makes the movie for you to see?
Yes, you have certainly raised these questions and even have had the answers for most of them. You may say that the driver runs the bus every day, that your meal is gotten from your parents’ hard work, and that the movie is made with the contribution of directors, actors and actress.
Is it amazing that everything you have is given by someone with a specific job? Some people are bus drivers while others chose their careers as police officers, for example. Some participate directly in making car while others help selling it. Everyone contribute his part in the society.
Have you ever wondered what keeps these people going to work everyday instead of staying at home watching television?
It seems that there are rules accepted by all, or at least most of them. Who sets these rules? And who cares about applying them or punishing disobediences?
Besides the jobs mentioned above, there are then others relating to these rules. Among them we can cite jobs practiced by lawyer, senator, minister, president…These people do not deal with things; they deal mainly with the relation between people.
Which kind of jobs do you prefer? The choice depends on you and is worth thinking about now.
Tinh.