Campuchia hiền hòa
Băng qua cầu Niek Luong ngắm dòng Mekong trôi lờ lững và những bãi mía nương dâu xanh tít tắp dễ liên tưởng đến cỏ cây chen lá đá chen hoa hay một yên thảo thê thê anh vũ châu bên dưới.
Những người con của đô thành Phnom Penh chăm chỉ và nhường nhịn nhau trong công việc và trong giao thông, nhẹ nhàng không to tiếng. Kẹt xe vẫn là vấn nạn lớn của đất nước đang phát triển này song trên những cung đường chúng tôi đi qua, các "đằm ruột cho sắc cho" (CSGT) được người dân nể trọng và hành xử chừng mực, vì dân.
Tiếng Campuchia và tiếng Việt gần nhau. Tiếng Việt gốc Môn-Khmer kia mà. Đáng ngạc nhiên là văn phạm tiếng Cam gần như 100% giống tiếng Việt. Chỉ có vài ba đảo ngữ kiểu như mông pram(ម៉ោង ប្រាំ)-năm giờ thì trật tự là...See moreCampuchia hiền hòa
Băng qua cầu Niek Luong ngắm dòng Mekong trôi lờ lững và những bãi mía nương dâu xanh tít tắp dễ liên tưởng đến cỏ cây chen lá đá chen hoa hay một yên thảo thê thê anh vũ châu bên dưới.
Những người con của đô thành Phnom Penh chăm chỉ và nhường nhịn nhau trong công việc và trong giao thông, nhẹ nhàng không to tiếng. Kẹt xe vẫn là vấn nạn lớn của đất nước đang phát triển này song trên những cung đường chúng tôi đi qua, các "đằm ruột cho sắc cho" (CSGT) được người dân nể trọng và hành xử chừng mực, vì dân.
Tiếng Campuchia và tiếng Việt gần nhau. Tiếng Việt gốc Môn-Khmer kia mà. Đáng ngạc nhiên là văn phạm tiếng Cam gần như 100% giống tiếng Việt. Chỉ có vài ba đảo ngữ kiểu như mông pram(ម៉ោង ប្រាំ)-năm giờ thì trật tự là “giờ-năm” hay Khnhum mien côn- buôn/ ខ្ញុំមានកូនបួន/ Tôi có con bốn đứa (Thay vì: Tôi có bốn đứa con).
Nếu bạn biết 200 từ tiếng Campuchia thì có thể ráp vào và giao tiếp khá tốt vì trật tự câu cú y như tiếng Việt. Theo nhẩm sơ sơ, có hơn 15% từ Campuchia là giống với tiếng Việt. Lạ lùng.
Ví dụ: Đay chơng: Tay chân, Th’ngay: ngày, Chh’năm: năm, Ao: áo, Côn chau: Con cháu, Haupau: Hầu bao/túi, cát xóc: Cắt tóc
Hệ thống ráp vần của tiếng Khmer rất quy củ, khoa học từ bao đời nay. Họ không cần phải thoát Trung, thoát Việt ở khía cạnh chữ viết chi cả. Bởi hệ thống ấy như một ngọn núi đỉnh đỉnh đại nhân rồi các ông ạ.
Người Campuchia chăm chỉ đôn hậu, khá rành văn hóa Việt và có rất nhiều người biết tiếng Việt.Thống kê sơ bộ trong 1 cuộc họp doanh nhân gần đây, tôi thấy 18% doanh nhân Campuchia biết tiếng Việt trong khi chỉ có khoảng 1/80 trường hợp ngược lại!
Lũ bạn lứa tôi hay phân biệt vùng miền, vẫn hay chê lẫn nhau Nam Trung Bắc hà huống chi đối với người Campuchia.
Á à, họ biết hết nghe hết đấy. Khen người ta làm được ô tô, xây dựng đất nước có dân chủ, bình đẳng thì nên khen thật lòng, chứ cái kiểu khen như “con-mày-cũng-đậu-đại-học-hả”… thì rõ ràng là không hay chút nào.
Nước Campuchia xây dựng được một thể chế tôn trọng dân, lắng nghe ý kiến thông qua nghị trường và thị trường dẫu có lúc cũng có xung khắc. Thấm nhuần đạo Phật, họ nhường nhịn nhau rất ấm áp. Lãnh đạo của họ trọng dụng một người thợ sửa xe tăng người Việt đủ thấy sự chịu học hỏi đáng nể.
Nền văn hóa, kiến trúc Ăng Ko vĩ đại-di chỉ là những tượng Phật trầm tư nhìn loài người như đàn kiến bé nhỏ, lũ khủ đi qua dưới chân Phật đã hơn 1000 năm- vẫn còn đó và khiến con người từ trố mắt kinh ngạc đến buộc phải tin vào thần thánh.
Những quốc lộ năng động số 4,3,2 luôn rộn rịp các loại xe chở hàng xuất khẩu. Quốc lộ số 6 đi về Seam Reap như từ chối đời hiện đại, vẫn giữ nét nguyên sơ của rừng xanh và ruộng lúa bạt ngàn. Đường 5 về Kongpong Chnang đầy những vạt áo Chăm Hồi giáo bí ẩn trong ánh chiều tà tăng thêm nét quyến rũ của một đất nước hiền lành mà tôi luôn quý mến.
FM vang giọng một bản tình ca thiết tha "minhmien thngay soek" tiếc thương một cuộc tình không có ngày mai. Ái chà sao giống cách diễn tả của bài Phút Cuối đến thế!
Trần Kim Thập 
Cám ơn tác giả LV Trương. Một bài viết chứa nhiều thông tin quý giá, đáng học cho người Việt. Chỉ một tâm hồn giàu lòng nhân ái, yêu thương thiên nhiên đầy tính nghệ sĩ và một kiến thức nhân văn sâu rộng mới có thể viết nên những giòng chữ giá trị này. 04:08 10/01/2019
Nghe hát
(Nhân có sách về các ca sĩ Nam VN)
Tôi yêu xiết bao tiếng hát nghe như thất thanh của một con chim bị bắn “Một người thợ săn âm thầm…” tôi yêu lời ca bị lột sạch hào quang, trôi nổi như chiếc lá giữa dòng. Tôi lấy tay đè lên cái gối có Radio VOA để nghe uống lấy từng lời “Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô…” của tiếng hát phản chiến mà chưa bao giờ cuộc chinh chiến ấy tàn phai.
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/dau-chan-dia-dang-khanh-ly.knctSd7l08TQ.html
Những ngày đó chúng tôi là loài sâu muốn cất lên khúc ca từ những cục đất nẻ khô của rẫy Kho Dầu, của mưa gió Cù Lao Dung.
Tiếng ca Khánh Ly đó các bạn.
Đến khi bà đi về VN, vẫn bơ vơ và khắc khoải nội tâm, dẫu bên ngoài được chào đón và cả phản đối, miệt thị. Nhưng khi ấy tôi không đi nghe...See moreNghe hát
(Nhân có sách về các ca sĩ Nam VN)
Tôi yêu xiết bao tiếng hát nghe như thất thanh của một con chim bị bắn “Một người thợ săn âm thầm…” tôi yêu lời ca bị lột sạch hào quang, trôi nổi như chiếc lá giữa dòng. Tôi lấy tay đè lên cái gối có Radio VOA để nghe uống lấy từng lời “Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô…” của tiếng hát phản chiến mà chưa bao giờ cuộc chinh chiến ấy tàn phai. https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/dau-chan-dia-dang-khanh-ly.knctSd7l08TQ.html
Những ngày đó chúng tôi là loài sâu muốn cất lên khúc ca từ những cục đất nẻ khô của rẫy Kho Dầu, của mưa gió Cù Lao Dung.
Tiếng ca Khánh Ly đó các bạn.
Đến khi bà đi về VN, vẫn bơ vơ và khắc khoải nội tâm, dẫu bên ngoài được chào đón và cả phản đối, miệt thị. Nhưng khi ấy tôi không đi nghe bà hát nữa.
Bởi bà đã gắn liền với Sơn Ca 7 một thời khổ hạnh của chúng tôi, của những kẻ nghe nhạc và quý từng lời vượt tuyến như từng hạt cam lồ.
Dẫu tôi thông cảm cho nhà nghệ sĩ khát khao khán giả và ánh đèn đại hý trường, tôi sẽ không chen vào cõi ấy.
Khánh Ly ca quý phái và làm bản nhạc bà chọn hát quý phái hơn, Bà Tư Bán Hàng chẳng hạn.
Tiếng ca bà nay quý phái hơn không? Tôi không biết. Nhưng cái đài để tiếng ca vụt lên ấy chính là đài chiến đấu tự do, không phải khán đài đầy dẫy những kẻ mạnh xung quanh.
“Bạn bè ngồi quanh tuốt sáng giáo gươm… một ngày về không hai tay quy hàng..” https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/van-nho-cuoc-doi-khanh-ly.oa7jBNDeKL9F.html
Khán đài mà tôi mãi yêu đó chỉ còn là tâm tưởng với cái gối hãm thanh của thập kỷ 70 buồn thương máu lệ.
Nhà văn Kim Dung vừa qua đời ở tuổi 94.
Hồi nhỏ, tôi biết đến truyện chưởng (truyện kiếm hiệp) qua các tiểu thuyết đăng nhiều kỳ theo dạng feuilleton trên nhật trình: "Phụng gáy trời nam" (Cổ Long), "Xác chết loạn giang hồ" (Ngoạ Long Sinh)... Nhưng đến khi tình cờ đọc được bộ "Tiếu ngạo giang hồ" của Kim Dung qua bản dịch của Hàn Giang Nhạn thì tôi mới phát hiện ra đây là bậc đại sư phụ của tiểu thuyết kiếm hiệp Tàu. Và sau đó, tôi mày mò tìm đọc các tác phẩm khác của ông: "Anh hùng xạ điêu", "Thần điêu đại hiệp", "Lộc đỉnh ký", "Tiếu ngạo giang hồ"... Lúc ấy, nhân vật Lệnh Hồ Xung là mẫu anh hùng mà tôi yêu thích.
Sau 1975, các tác phẩm của Kim Dung bị nhà nước Việt Nam cấm cùng lưu hành trong một thời gian dài vì là "văn hóa đồi trụy phản động". Tuy...See moreNhà văn Kim Dung vừa qua đời ở tuổi 94.
Hồi nhỏ, tôi biết đến truyện chưởng (truyện kiếm hiệp) qua các tiểu thuyết đăng nhiều kỳ theo dạng feuilleton trên nhật trình: "Phụng gáy trời nam" (Cổ Long), "Xác chết loạn giang hồ" (Ngoạ Long Sinh)... Nhưng đến khi tình cờ đọc được bộ "Tiếu ngạo giang hồ" của Kim Dung qua bản dịch của Hàn Giang Nhạn thì tôi mới phát hiện ra đây là bậc đại sư phụ của tiểu thuyết kiếm hiệp Tàu. Và sau đó, tôi mày mò tìm đọc các tác phẩm khác của ông: "Anh hùng xạ điêu", "Thần điêu đại hiệp", "Lộc đỉnh ký", "Tiếu ngạo giang hồ"... Lúc ấy, nhân vật Lệnh Hồ Xung là mẫu anh hùng mà tôi yêu thích.
Sau 1975, các tác phẩm của Kim Dung bị nhà nước Việt Nam cấm cùng lưu hành trong một thời gian dài vì là "văn hóa đồi trụy phản động". Tuy nhiên, người ta vẫn say mê truyền tay nhau đọc các bản sách cũ của ông.
Nghe tin ông qua đời, mong ông được yên nghỉ ở cõi vĩnh hằng.