KHI NÀO THÌ CÓ THỂ GỌI 1 ƯCV LÀ PRESIDENT- ELECT TRONG BẦU CỬ TT MĨ
Một số bạn FB của tui tỏ vẻ bất bình (chưa kể những người pro-Trump trên mạng thì thậm chí còn mắng nhiếc, chửi rủa thậm tệ nữa) khi có ai đó gọi Biden là President- elect, vì cho rằng khi chưa có cơ quan thẩm quyền công bố ai đắc cử thì ko thể gọi như vậy. Thậm chí có người còn đi xa hơn, cho rằng Biden đã dám lấy tư cách president elect để trao đổi với lãnh đạo nước khác gọi phone chúc mừng là đã vì phạm luật Logan 1799 (chịu khó google nếu muốn biết về luật này)!? Hay đơn giản chỉ do ko hiểu nghĩa từ president-elect* (người được đắc cử tổng thống) nên có người đã phản đối cách gọi đó vì cho rằng gọi như vậy là nói nước Mĩ có 2 president cùng lúc !?
Vậy khi nào thì gọi một ưcv TT president elect được?
Theo quy định của luật pháp Mĩ, thì sau khi có kq bầu cử ở bang, bang sẽ đề cử các đại cử tri để bầu trực tiếp TT và PTT vào ngày 14/12/20. Các đại cử tri nói chung phải bầu theo ý nguyện của người dân bang đó qua kq quả bầu cử của bang theo nguyên tắc ‘được ăn cả, ngả về ko”. Vd ở bang Florida đa số cử tri đã bầu cho Trump thì 29 đại cử tri phải bầu cho Trump, ko ai trong số đại cử tri này được bầu cho Biden. Có 33 bang theo đúng quy định này, các bang còn lại ko bắt buộc. Chính vì vậy trong kì bc năm 2016, dự phóng Trump được 306 phiếu đct nhưng vì có 2 đct ‘phản thùng’ nên rốt cuộc Trump chỉ được 304 phiếu. Nếu như có thêm 35 đct 'phản thùng' thì ghế tổng thống lọt vào tay Hillary Clinton rồi.
Cũng theo quy đinh của luật pháp Mí, các phiếu bầu của đct sẽ được kiểm trong phiên họp quốc hội, lần này là vào ngày 6/1/21, nếu ko xảy ra tình trạng có phiếu ngang nhau thì PTT Pence, chủ tọa QH sẽ xác nhận và công bố kq chính thức. Nếu xảy ra tình trạng ngang phiếu thì QH sẽ trực tiếp bầu lại xem ai làm TT…
Như vậy, danh chính ngôn thuận theo luật thì ít ra từ ngày 6/1/21 mới có kq bầu TT CHÍNH THỨC, và sau đó tới ngày 21/1/21 thì người đắc cử TT (president elect) mới bắt đầu nhiệm kì TT của minh. Tức là, danh chánh ngôn thuận, kì bầu cử này nước Mĩ chỉ có president elect sớm nhất là từ 6/1/21 đến 20/1/21.
Nhưng trên thực tế, trường hợp ‘phản thùng’ làm đảo lộn kq hầu như ko thể xảy ra. Vì thế, trong các kì bầu cử từ trước tới nay khi dự phóng số phiếu đct của một ưcv vượt quá ngưỡng cần thiết 270 khó thể đảo ngược với xác suất tử 0,95 trở lên là các hãng tin (dù ko có thẩm quyền tuyên kq) sẽ báo ai sẽ là president elect và 2 bên cứ thế mà chuẩn bị bàn giao, chúc mừng… và ko ai thắc mắc gì cả, dù vẫn biết president elect đó là chưa được ‘kí tên đóng dấu’ thừa nhận.
Năm nay bầu cử ngày 3/11 đến ngày 7/11 (4 ngày sau) AP, Fox cùng nhiều hãng tin lớn khác dự phóng Biden sẽ thắng ở Pennsylvania đưa số phiếu đct dự phóng của ông vượt quá mốc 270 một cách an toàn nên đã gọi ông là President elect. Điều này hoàn toàn ko có gì trái thông lệ. Nên nhớ năm 2016 chỉ 1 ngày (chứ ko phải 4 ngày như năm nay) sau bầu cử thì Trump cũng đã được các hãng tin gọi là President elect và ko ai thắc mắc, chất vấn gì cả.
Có người biện hộ là do năm nay có kiện tụng (dù chứng cớ vu vơ như các cơ quan phu trách bầu cử, và các báo lớn điều tra cho thấy) và chưa có quyết định cuối cùng của tòa nên khác! Ngay cả có chứng cớ mạnh mẽ thì việc gọi Biden là president elect và tạo thuận lợi cho việc bàn giao ko làm cho TT Trump và nước Mĩ mất gì cả, chỉ có lợi an ninh nước Mĩ, an toàn của dân Mĩ (và có thể cả thế giới) khi tòa bác đơn kiện của phe Trump. Vì khi đó CQ mới có đủ thời gian và điều kiện chuẩn bị để đối phó với các vđ của đất nước và thế giới. Còn nếu pq tòa thuận lợi thì CQ Trump cứ tiếp tục công việc của mình chẳng mất mát gì cả mà còn tăng uy tín hơn vì biết đặt lợi ích của đất nước của người dân lên trên lợi ích cá nhân, đảng phái.
Tóm lại, khi thương thì theo thông lệ hì hì :-) , khi ko thích thì ‘căng thẳng mực tàu’ phải theo luật hu hu :-)
---------------------
* Elect (n): One that is chosen or singled out (người được chọn hay được điểm tên)
ĐÃ CÓ MỘT THỜI NHƯ VẬY....
--------------
FB Phan Thúy Hà
Khó nói hết nỗi xúc động lớn lao khi mình được người mua sách chia sẻ câu chuyện của chính họ. Có người dặn đừng đưa lên facebook nhé cháu. Mình vâng ạ. Thời gian sau mình hỏi bác tại sao. Bác nói, bác thấy cứ làm sao ấy.
Giá trị lắm bác ạ, không chỉ với một người.
Cháu trích một đoạn lên fb nhé.
Được cháu ạ.
......Năm 1955 xã Yên Nội quê tôi lần đầu tiên có trường cấp một. Ngày khai trường 5/9/1955 tôi bắt đầu đi học lớp 1. Trường nằm trong khu rừng cọ rợp bóng, yên tĩnh và mát mẻ. Tôi phấn khởi được cắp sách tới trường, cảm xúc rạo rực lâng lâng. Tôi đến lớp sớm nhất, ngồi ngay bàn đầu tiên.
Tôi ngồi một mình rất lâu thầy giáo mới bước vào lớp, tôi đứng lên chào thầy. Sau đó hơn chục bạn cùng ào đến.
Thầy giới thiệu tên thầy là Quang ở dưới xuôi lên đây dạy học. Thầy cầm tờ giấy điểm danh tên học sinh. Thầy điểm danh xong mà không có tên tôi. Vì tôi ngồi ở bàn đầu, thầy đi đến chỗ tôi. Mời em ra khỏi lớp. Thưa thầy sao em không được học cùng các bạn ạ? Danh sách này không có tên em nên em không được học ở lớp này. Thưa thầy, có bốn bạn học vỡ lòng với em đang ngồi ở lớp này, sao em lại không được học ạ? Em có biết gia đình em thành phần gì không? Thưa thầy nhà em là địa chủ kháng chiến ạ. Vì thế thầy không thể tiếp nhận em vào lớp được, mời em ra khỏi lớp.
Tôi lủi thủi đi ra. Tôi đứng ngoài hiên nhìn vào nghe thầy giảng. Thầy chạy ra: em phải ra chỗ khác chơi hoặc đi về nhà, không đứng ở đây được, để lớp còn tập trung vào việc học.
Tôi đi ra khuất khỏi lớp học. Tôi đứng đó. Nảy ra suy nghĩ thầy không cho vào lớp, tôi sẽ đứng ngoài hiên nghe thầy giảng. Tôi bò vào. Bò vào để không bị phát hiện. Tôi núp dưới lan can. Không hiểu sao thầy vẫn để ý và nhìn thấy tôi. Thầy lại chạy ra đuổi. Tôi chạy bán sống bán chết. Thở hổn hển một lúc, đỡ mệt, tôi lại bò vào. Có bạn trong lớp nhìn thấy, mách thầy, thầy lại chạy ra đuổi. Tôi lại chạy. Và rồi lại làm như lúc nãy. Trong một buổi sáng bốn lượt thầy ra đuổi và tám lần tôi chạy ra bò vào. Khi các bạn đứng lên chào thầy để ra về kết thúc buổi học đầu tiên, tôi chạy trước về nhà.
Về nhà tôi rất buồn. Tôi không ăn uống gì cả. Tôi khóc đỏ cả hai con mắt. Bố mẹ dỗ thế nào tôi cũng không nín. Bố nói, thầy không cho học thì phải chịu chứ biết làm thế nào, thôi ở nhà tự học. Ở nhà làm gì có sách mà tự học. Ba anh lớn đi bộ đội, các chị phải đi làm thuê. Đồ đạc trong nhà bị lấy đi hết rồi.
Nếu cứ ở nhà thế này tôi sẽ ốm mất. Tôi phải đi học.
Ngày thứ hai tôi lại đến lớp. Vẫn kiên trì như ngày hôm qua. Thầy ra đuổi và tôi lại chạy ra, bò vào.
Tôi thích đi học quá.
Ngày thứ ba tôi vẫn kiên trì. Thầy vẫn lặp lại như hai ngày trước.
Ngày thứ tư, ngày thứ năm, thứ sáu.
Biết đến lớp sẽ bị đuổi nhưng tôi không thể không đi học.
Ngày thứ bảy, thứ tám. Cho đến ngày thứ mười lăm.
Mười lăm ngày trình tự diễn ra đúng như thế.
Đứa trẻ mười tuổi lỳ lợm, kiên trì. Thế nhưng thầy giáo Quang còn kiên trì hơn. Tôi đành bỏ cuộc.
Lớp học được một tháng rưỡi, thì một bạn gặp tôi báo cho biết thầy giáo Quang chuyển đi dạy ở nơi khác rồi, có thầy giáo Hội mới chuyển về, dạy được gần một tuần rồi. Tôi dò la xem tính tình thầy thế nào. Bạn bảo thầy Hội hiền khô, thầy giảng chậm và thương học sinh hơn thầy Quang.
Hay ngày mai mày cứ thử đến xem sao? Bạn gợi ý. Trong lòng tôi đã có tia hy vọng. Tôi khoe với bố mẹ ở lớp có thầy giáo mới hiền khô và thương học trò, con sẽ đến xem thầy có cho vào lớp không.
Đêm đó tôi thao thức, giấc ngủ chập chờn, lúc tỉnh lúc mê. Tôi thấy thầy Hội nhận tôi vào lớp rồi, tôi bật dậy, hóa ra mình ngủ mê. Tôi không ngủ được nữa. Tôi mong trời chóng sáng. Bốn giờ rưỡi tôi dậy. Không biết làm gì cả. Trong túi có một cái bút và một quyển vở đã chuẩn bị sẵn từ đêm qua. Năm giờ tôi đã đi. Trời chưa sáng rõ, ngoài đường vẫn còn lờ mờ, gặp một bác con địa chủ vác cày đi cày thuê. Bác hỏi, cháu này đi đâu mà sớm thế. Tôi không biết trả lời thế nào cho chính xác. Không dám nói đi học vì bác biết tôi cũng là con địa chủ, ai cho học mà đi. Tôi nói lí nhí, cháu đi có việc ạ. Tôi chạy vụt đi trước bác, vì sợ bác hỏi tiếp thì không biết trả lời thế nào.
Đến lớp vẫn vắng tanh. Tôi đi thang lang quanh trường. Hình ảnh một tháng rưỡi trước làm tôi sợ. Tôi lẩm bẩm cầu Trời khấn Phật phù hộ cho con được thầy Hội nhận vào lớp.
Trời sáng hẳn. Hơn sáu giờ thầy giáo Hội vào lớp, các bạn cũng đến đủ. Chờ lớp ổn định, tôi lom khom đi vào, đứng ngoài hiên. Thầy đang dạy, thấy tôi mang túi vải đứng ngoài, thầy đi ra. Sao em không vào lớp? Tôi sung sướng quá. Thầy phát cho cho tôi một quyển sách tập đọc lớp 1 và một quyển học toán.
Ra khỏi lớp tôi chạy như bay. Mẹ ơi con được vào lớp học rồi, con được thầy nhận vào lớp học rồi.
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=3188985737885678&id=100003228496769
ĐIA HÌNH THAY ĐỔI LÀM BIÊN GIỚI THAY ĐỔI ?
Hiêp đinh biên giới với Tàu+ 1999 là sự đã rồi, biết để rút kinh nghiệm và để đòi hỏi chuyến quyền phải minh bạch hơn, biết tận dụng trí tuệ của các chuyên gia Việt khắp nơi trong những sự việc như thế này, chớ có lẽ bây giờ chẳng làm gì thay đổi được.
Còn chuyện có bạn lo ngại “sau này tại 1 số vị trí trên sông suối, TQ đã xây kè, đập... để lái dòng nước xói về phía V , cứ như vậy ko cần đánh nhau hay lý luận gì, tại những vị trí đó, đất TQ mở rộng dần về phía nam, đât VN nghiễm nhiên thu hẹp lại.”
Chuyên này thì rất may NĐT PH N GIỚI CẮM MỐC BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NH N D N TRUNG HOA 1kí ngày 18/11/2009 đã có dự kiến:
Điều 10: Sau khi Nghị định thư này có hiệu lực, bất kỳ sự thay đổi của địa hình, sông suối thực địa ĐỀU KHÔNG LÀM THAY ĐỔI VỊ TRÍ CỦA ĐƯỜNG BIÊN GIỚI ĐÃ PHÂN GIỚi, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.
Có thể tham khảo thêm điều 5 và điều 12 cũng có liên quan:
Điều 5: ....Hai Bên thông qua đo đạc thủy văn đã xác định vị trí chính xác của đường biên giới là trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại trên sông tàu thuyền đi lại được và trung tuyến dòng chảy hoặc trung tuyến dòng chảy chính trên sông, suối tàu thuyền không đi lại được, đồng thời đã xác định sự quy thuộc của các cồn, bãi trên sông, suối biên giới. Số hiệu và sự quy thuộc của các cồn, bãi trên sông, suối biên giới được ghi trong “Bảng kê sự quy thuộc của các cồn, bãi” (Phụ lục 4). Số hiệu của các cồn, bãi được đánh số theo từng sông, suối biên giới và lần lượt theo hướng đi của đường biên giới.
Sau khi phân giới đường biên giới, nếu có các cồn bãi mới xuất hiện trên sông, suối biên giới thì căn cứ theo đường biên giới đã phân giới để quy thuộc. Nếu các cồn bãi mới xuất hiện nằm trên đường biên giới đã phân giới thì hai Bên sẽ bàn bạc, xác định sự quy thuộc trên cơ sở công bằng, hợp lý.
Điều 12: Khi Nghị định thư này có hiệu lực, đường biên giới đã phân giới và vị trí chính xác của đường biên giới này lấy Nghị định thư này và bản đồ biên giới làm chuẩn.
Nghị định thư này sẽ trở thành Phụ lục của “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”; bản đồ biên giới sẽ thay thế bản đồ đính kèm “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Bạn nào quan tâm thì có thể đọc toàn văn NĐT ở đây:
Còn vụ thác Bản Giốc và một số địa điểm khác liên quan đến biên giới Việt Trung, các bạn cần tìm hiểu có thể xem lại bài viết sau đây của 2 bác Phạm Quang Tuấn, Dương Danh Huy và tôi (nếu ngại dài chỉ đọc phần phụ lục) cũng cách đây hơn 6 năm:
https://songphan.blogspot.com/2014/02/khao-sat-bien-gioi-viet-trung-bang.html?m=1