Hai bài thơ, “Sống” và “Chết”, của Phan Bội Châu
Khi còn bé, 3-4 tuổi, tôi thường nghe cha ngâm nga thi ca của các vị cách mạng tiền bối. Vì vậy, tôi đã thuộc một số bài thơ từ khi chưa đi học. Trong số đó, có hai bài thơ của cụ Phan Bội Châu. Đó là bài “Sống” và bài “Chết”.
Đây là hai bài thơ thất ngôn bát cú (7 chữ, 8 câu) và được làm theo lối thủ vĩ ngâm (câu đầu và câu cuối hoàn toàn giống nhau). Tôi xin ghi lại, theo trí nhớ, hai bài thơ của cụ Phan Bội Châu mà tôi đã thuộc từ hơn 60 năm trước để các bạn thưởng thức. Tôi xin phép ghi thêm 3 chú thích.
Nội dung, tư tưởng của hai bài thơ thì cũng dễ hiểu thôi:
- Sống phải có ý nghĩa, có lẽ sống cao đẹp: không chịu làm nô lệ, không chịu ngu si, biết lo việc nước, việc đời.
- Chết phải...See moreHai bài thơ, “Sống” và “Chết”, của Phan Bội Châu
Khi còn bé, 3-4 tuổi, tôi thường nghe cha ngâm nga thi ca của các vị cách mạng tiền bối. Vì vậy, tôi đã thuộc một số bài thơ từ khi chưa đi học. Trong số đó, có hai bài thơ của cụ Phan Bội Châu. Đó là bài “Sống” và bài “Chết”.
Đây là hai bài thơ thất ngôn bát cú (7 chữ, 8 câu) và được làm theo lối thủ vĩ ngâm (câu đầu và câu cuối hoàn toàn giống nhau). Tôi xin ghi lại, theo trí nhớ, hai bài thơ của cụ Phan Bội Châu mà tôi đã thuộc từ hơn 60 năm trước để các bạn thưởng thức. Tôi xin phép ghi thêm 3 chú thích.
Nội dung, tư tưởng của hai bài thơ thì cũng dễ hiểu thôi:
- Sống phải có ý nghĩa, có lẽ sống cao đẹp: không chịu làm nô lệ, không chịu ngu si, biết lo việc nước, việc đời.
- Chết phải là chết vì nước, chết vì dân, chết như Đại vương Hưng Đạo – Trần Quốc Tuấn, như Hai Bà Trưng.
Bản tôi ghi lại theo trí nhớ của tôi hơn 60 năm ở dưới đây có vài “dị bản” so với các bản trong sách, trên các websites.
Sống
Sống kiếp hư sinh (1) sống chật đời,
Sống xem Âu, Mĩ, hổ không ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến,
Sống chịu ngu si để chúng cười.
Sống tưởng công danh, không tưởng nước,
Sống lo phú quí, chẳng lo đời.
Sống mà như thế đừng nên sống,
Sống kiếp hư sinh sống chật đời.
Chết
Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết ấy làm trai hết nợ trần.
Chết bởi Đông Chu (2), khi thất quốc,
Chết vì Tây Hán (3), lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hoá thần.
Chết xác, linh hồn đâu có chết chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.
CHÚ THÍCH:
(1) Kiếp hư sinh: hư = trống rỗng. Kiếp hư sinh = kiếp sống trống rỗng, vô nghĩa.
(2) Đông Chu: một tiểu quốc chư hầu vào thời Chiến Quốc (từ khoảng thế kỷ 5 TCN tới khi Trung Quốc thống nhất dưới thời Tần năm 221 TCN). Đông Chu được hình thành sau khi tiểu quốc Tây Chu bị phân liệt. (theo Wikipedia).
(3) Tây Hán: nhà Hán gồm hai giai đoạn: Tây Hán (202 TCN - 9) kinh đô ở Trường An và Đông Hán (23 - 220) kinh đô ở Lạc Dương. (theo Wikipedia).
Trung thu ngày ấy lâu rồi
Những năm 1956-1957, hơn 60 năm về trước, tôi mới 6-7 tuổi học lớp 5, lớp 4 (lớp 1, lớp 2 hiện nay). Tôi nhớ mãi những ngày tết trung thu thuở ấy. Đó là những năm tháng thanh bình, có thể nói là thái bình. Xã Sơn Phúc, quận Quế Sơn (nay là xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn), tỉnh Quảng Nam có 4 thôn. Đêm trung thu, trẻ em 4 thôn tập trung về đình làng để nhận quà và đi rước đèn.
Từ nhà tôi đến đình làng có hơn vài cây số (KM). Thế mà chẳng thấy xa bởi vui vô cùng vô tận.
Đèn trung thu do chúng tôi tự làm, đa số là đèn ông sao và đèn trái ấu. Có bạn cầm cây đuốc bằng cây sặt khô. Có bạn cầm cây đuốc dầu lửa.
Tập trung về đình làng, trẻ em mỗi thôn xếp 2 hàng để được phát quà. Quà nhiều lắm! Mỗi em được phát 2 cặp bánh tày...See moreTrung thu ngày ấy lâu rồi
Những năm 1956-1957, hơn 60 năm về trước, tôi mới 6-7 tuổi học lớp 5, lớp 4 (lớp 1, lớp 2 hiện nay). Tôi nhớ mãi những ngày tết trung thu thuở ấy. Đó là những năm tháng thanh bình, có thể nói là thái bình. Xã Sơn Phúc, quận Quế Sơn (nay là xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn), tỉnh Quảng Nam có 4 thôn. Đêm trung thu, trẻ em 4 thôn tập trung về đình làng để nhận quà và đi rước đèn.
Từ nhà tôi đến đình làng có hơn vài cây số (KM). Thế mà chẳng thấy xa bởi vui vô cùng vô tận.
Đèn trung thu do chúng tôi tự làm, đa số là đèn ông sao và đèn trái ấu. Có bạn cầm cây đuốc bằng cây sặt khô. Có bạn cầm cây đuốc dầu lửa.
Tập trung về đình làng, trẻ em mỗi thôn xếp 2 hàng để được phát quà. Quà nhiều lắm! Mỗi em được phát 2 cặp bánh tày (như bánh tét nhưng có hình bán nguyệt – bằng 1/2 bánh tét), 2 cái bành rò (làm bằng gạo nếp, nhân đậu xanh, có hình tháp), 4 cái bánh ít và kẹo. Các bạn phải mang túi vải theo để đựng các thứ bánh kẹo ấy và mang trên vai, đem về nhà.
Nhận quà trung thu xong, chúng tôi rước đèn đi quanh làng. Làng quê rộng mênh mông, chúng tôi chỉ đi qua một số đoạn đường chính. Băng qua đồng ruộng để qua thôn khác. Trăng sáng vằng vặc trên đầu. Chúng tôi đi và trăng cũng đi cùng chúng tôi. Vừa đi vừa hát “Tết trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp xóm làng” (chứ không phải “phố phường”), … cùng với tiếng trống cơm lum bum, lum bum. Vui lắm!
Sau khi rước đèn đi khoản 3-4 cây số quanh làng, chúng tôi chia tay, ai về nhà nấy với một túi bánh kẹo to đùng.
Về nhà, ông bà, cha mẹ, anh chị cùng ăn tết trung thu với chúng tôi – ăn khuya – trước khi đi ngủ. Nhiều khi cả nhà ăn vẫn không hết bánh kẹo mà chúng tôi mang về!
Đấy, tết trung thu của chúng tôi ngày ấy, hơn 60 năm về trước, là thế: một tết trung thu giản dị, mộc mạc nhưng đầy ắp niềm vui, tình yêu, tình thương của làng xóm, ông bà, cha mẹ, anh chị giành cho trẻ em chúng tôi.
Ninh Thuận, 02-10-2017 (13-8 âm lịch)
PHAN THÀNH KHƯƠNG
Trần Kim Thập 
# Phan Thành Khương. Một thời thanh bình và sung túc từ quê ra tỉnh của một Miền Nam tự do. Trẻ em nông thôn luôn hưởng được những chăm sóc đặt biệt của xã hội, chính quyền. Tết Trung Thu, như bác Phan Thành Khương mô tả giống y như ở làng quê tôi ở Mộ Đức, Quảng Ngãi. Nhớ mãi những đêm trăng sáng vằng vặc cầm đèn Trung Thu diễu quanh sân vận động xã, đường làng thôn ...và được...See more# Phan Thành Khương. Một thời thanh bình và sung túc từ quê ra tỉnh của một Miền Nam tự do. Trẻ em nông thôn luôn hưởng được những chăm sóc đặt biệt của xã hội, chính quyền. Tết Trung Thu, như bác Phan Thành Khương mô tả giống y như ở làng quê tôi ở Mộ Đức, Quảng Ngãi. Nhớ mãi những đêm trăng sáng vằng vặc cầm đèn Trung Thu diễu quanh sân vận động xã, đường làng thôn ...và được phát kẹo, bánh...Thú vị và đáng nhớ nhất là trước đó vài tuần, bọn trẻ con chúng tôi đã tự làm lồng đèn ngôi sao, bánh ú, kéo quân...đủ sắc màu, mang đến lớp và được dự thi, chấm điểm của thầy cô giáo tiểu học. 10:17 02/08/2018
Thi hào Nguyễn Bỉnh Khiêm và hai câu thơ tiên tri về biển Đông
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là đại thụ của văn học thế kỉ XVI. Ngoài các tập thơ (Bạch Vân am thi tập, Bạch Vân gia huấn, Bạch Vân quốc ngữ thi tập), Nguyễn Bỉnh Khiêm còn để lại tập “Sấm kí”, đó là những tiên đoán của Ông về thời cuộc.
Đặc biệt là trong bài thơ chữ Hán “Cự ngao đới sơn” (Ngao to đội núi), một bài thơ luật Đường 7 chữ 8 câu, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết hai câu luận (câu 5 và 6) như một lời tiên tri về biển Đông:
Vạn lí Đông minh qui bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.
(萬里東溟歸把握,
億年南極奠隆平.)
Dịch nghĩa:
Vạn dặm biển Đông thu về giữ chặt trong tay,
Ức (*) năm phương Nam vững vàng to lớn bình an.
Dịch thơ:
Vạn dặm...See moreThi hào Nguyễn Bỉnh Khiêm và hai câu thơ tiên tri về biển Đông
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là đại thụ của văn học thế kỉ XVI. Ngoài các tập thơ (Bạch Vân am thi tập, Bạch Vân gia huấn, Bạch Vân quốc ngữ thi tập), Nguyễn Bỉnh Khiêm còn để lại tập “Sấm kí”, đó là những tiên đoán của Ông về thời cuộc.
Đặc biệt là trong bài thơ chữ Hán “Cự ngao đới sơn” (Ngao to đội núi), một bài thơ luật Đường 7 chữ 8 câu, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết hai câu luận (câu 5 và 6) như một lời tiên tri về biển Đông:
Vạn lí Đông minh qui bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.
(萬里東溟歸把握,
億年南極奠隆平.)
Dịch nghĩa:
Vạn dặm biển Đông thu về giữ chặt trong tay,
Ức (*) năm phương Nam vững vàng to lớn bình an.
Dịch thơ:
Vạn dặm biển Đông tay giữ chặt,
Muôn xuân nước Việt vững như đồng.
(Phan Thành Khương dịch)
Đúng như thế! Mất biển Đông, chúng ta không có đường ra, không còn đường sống. Bởi vậy, chúng ta phải huy động sức mạnh của cả Dân tộc, sức mạnh của cả thế giới, sức mạnh của thời đại để bảo vệ biển Đông, thu hồi Hoàng Sa và một phần Trường Sa đang bị Tàu cộng chiếm đóng phi pháp. Đó là nhiệm vụ của chúng ta, không phải là nhiệm vụ của các thế hệ sau như có kẻ đã nói một cách vô trách nhiệm.
Tóm lại, hai câu thơ của Thi hào Nguyễn Bỉnh Khiêm đúng là một lời tiên tri vô cùng chuẩn xác. Hai câu thơ nói trên cũng chính là sự mách bảo, sự chỉ dẫn cực kì sáng suốt mà chúng ta phải nghiêm chỉnh thực hiện, nghiêm túc thi hành.
Ninh Thuận, ngày 11-6-2018
PHAN THÀNH KHƯƠNG
Phiên âm:
Cự ngao đới sơn
Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh,
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,
Trước cước trào vô quyển địa thanh.
Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.
Ngã kim dục triển phù nguy lực,
Vãn khước quan hà cựu đế thành.
Dịch nghĩa:
Ngao to đội núi
Nước biếc ngấm núi tiên trong đến đáy,
Như con ngao lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra.
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời,
Đặt chân xuống, sóng không có tiếng cuốn đất.
Vạn dặm biển Đông quơ vào tay nắm,
Ức năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình.
Ta nay muốn thi thố sức phò nguy,
Cứu vãn lại quan hà, thành cũ của nhà vua.
“Thư thất điều” của Phan Châu Trinh, một bản cáo trạng đanh thép, hùng hồn
Phan Châu Trinh (9/9/1872 – 24/3/1926) là Nhà cách mạng, Nhà văn, Nhà thơ, Nhà văn hóa lớn của Dân tộc Việt Nam. Tất cả những lời nói, bài viết và hành động của Ông đều nhằm đấu tranh cho một Quốc gia Việt Nam Độc lập, Tự do, Dân chủ và Phồn vinh.
Tuy được trui rèn trong môi trường Nho học nhưng Phan Châu Trinh đã sớm nhận thức được sự lạc hậu của thể chế phong kiến chuyên chế, sự ưu việt của thể chế dân chủ, tự do. Bởi vậy, hơn ai hết, Phan Châu Trinh đã kịch liệt phê phán thể chế phong kiến chuyên chế, mạnh mẽ lên án vua quan phong kiến thối nát, bạo tàn.
“Thư thất điều” được Phan Châu Trinh viết ngày 14 tháng 7 năm 1922 để gửi cho vua Khải Định nhân dịp vua Khải Định...See more“Thư thất điều” của Phan Châu Trinh, một bản cáo trạng đanh thép, hùng hồn
Phan Châu Trinh (9/9/1872 – 24/3/1926) là Nhà cách mạng, Nhà văn, Nhà thơ, Nhà văn hóa lớn của Dân tộc Việt Nam. Tất cả những lời nói, bài viết và hành động của Ông đều nhằm đấu tranh cho một Quốc gia Việt Nam Độc lập, Tự do, Dân chủ và Phồn vinh.
Tuy được trui rèn trong môi trường Nho học nhưng Phan Châu Trinh đã sớm nhận thức được sự lạc hậu của thể chế phong kiến chuyên chế, sự ưu việt của thể chế dân chủ, tự do. Bởi vậy, hơn ai hết, Phan Châu Trinh đã kịch liệt phê phán thể chế phong kiến chuyên chế, mạnh mẽ lên án vua quan phong kiến thối nát, bạo tàn.
“Thư thất điều” được Phan Châu Trinh viết ngày 14 tháng 7 năm 1922 để gửi cho vua Khải Định nhân dịp vua Khải Định sang Pháp, dự cuộc đấu xảo tại Marseille.
“Thư thất điều” được viết bằng chữ Hán. Phan Châu Trinh đã tự dịch ra quốc ngữ và nhờ người dịch ra tiếng Pháp để đăng trên các báo Pháp. Tác phẩm dài 28 trang A4, gồm: phần mở đầu nêu lí do và mục đích viết thư, phần chính liệt kê 7 tội của vua Khải Định, phần kết gút lại những nội dung chủ yếu và phần bị chú ghi chú về cách thức viết thư, cách thức xưng hô, cách chấm câu.
Tuy mang hình thức thư nhưng “Thư thất điều” thực chất là một bản cáo trạng, một bản án. Trong “Văn tế Phan Châu Trinh” (Huế, 1926), Phan Bội Châu đã viết về “Thư thất điều” như sau:
“Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm sét chẳng kinh cùng chẳng hãi.”
Đúng vậy, “Thư thất điều” chỉ có thể được viết bởi một người nhiệt thành yêu Nước thương Dân, kiên cường, dũng cảm như “Lời nhà xuất bản” Anh Minh (Huế, 1958) đã nêu:
“Giữa thời đại quân chủ đang thịnh hành, sau lưng thêm bọn thực dân ôm ấp, thế mà Tây Hồ (1) tiên sinh đường đường tại Paris gửi ngay cho vua Khải Định bức thư nầy, trong lúc nhà vua hôn ám sang xem cuộc đấu xảo tại Marseille năm 1922, mạt sát tàn tệ, vạch ra 7 tội, làm cho nhà vua khiếp hồn, đình thần le lưỡi”.
Ba chữ “Thư thất điều” khiến ta liên tưởng ngay đến “Thất trảm sớ” của Chu Văn An (1292-1370). Nhưng “Thất trảm sớ” chỉ là kêu xin nhà vua chém 7 nịnh thần còn “Thư thất điều” là bản luận tội, bản cáo trạng, kết án một ông vua đang trị vì.
A. MỞ ĐẦU
Ngay đầu bức thư có một không hai này, Phan Châu Trinh đã xác định: “Tôi là người yêu bình dân chủ nghĩa, ghét chuyên chế quân quyền, đau đớn vì quan lại tham lam, thương xót vì dân sinh khốn khó. Vậy nên tôi sẵn lòng liều cả thân mạng tôi, ra gánh vác việc đời, trông mong có cứu lại cuộc hiểm nghèo được chút nào chăng!” (*).
Tiếp đó, tác giả nêu những chủ trương đúng dắn, cần kíp như lập trường dạy tiếng Tây (Pháp) và chữ quốc ngữ, bày ra hội thương, hội nông, thay đổi cách ăn mặc, ... nhưng: “Thế mà triều đình nước ta, từ trên đến dưới, cứ khư khư cố giữ lấy thói chuyên chế cũ để hà hiếp dân ngu, cướp lấy lợi riêng cho mình; ghét việc thay đổi như cừu thù, coi nhân dân như rơm rác, tìm cớ bới việc, phá phách đủ đàng, làm cho lòng dân ai ai cũng tức giận, để mà giết hại những kẻ thông minh lương thiện trong nước.”
Vì vậy, theo Phan Châu Trinh, chỉ có một giải pháp duy nhất là: “Chúng ta bây giờ cần phải đánh thức nhau dậy, chúng ta phải đồng lòng hiệp sức mà chống cự với lũ vua dữ quan nhơ, chúng ta phải phá nó cho tan, đạp nó cho đổ; chúng ta lại lấp tận nguồn, cắt tận rễ, làm cho tiệt hẳn cả cái sức ma quỉ chuyên chế, nó đã ám ảnh chúng ta mấy ngàn năm nay, nếu mà không làm như thế thì không bao giờ trông thấy ánh sáng mặt trời mặt trăng nữa!”
Để kết lại phần nêu lí do và mục đích viết thư, Phan Châu Trinh khẳng định: “Theo luật hiến pháp các nước văn minh trong đời bây giờ, vua nào trái phép, dân có quyền cứ luật mà bắt tội. Tuy ngày nay dân quyền nước Nam còn bị đè nén, hiến pháp còn chưa thành lập, song cứ theo lẽ công bình chung trong đời nay, Bệ hạ không sao mà gỡ tội với dân chúng tôi được.
Nay tôi trích ra bảy việc quan hệ thứ nhất đến dân đến nước chúng tôi, bảy việc đó là bảy tội của Bệ hạ, tôi sẽ xét đoán bắt buộc như sau nầy, khi Bệ hạ được thư nầy thì Bệ hạ phải tự xử lấy.”
B. BẢY TỘI CỦA VUA KHẢI ĐỊNH:
I. TỘI TÔN QUÂN QUYỀN:
Phan Châu Trinh đã trích dẫn hàng loạt câu nói của Khổng tử, Mạnh tử và những thực tế trong lịch sử Âu Á rồi Á Âu để khẳng định vua “phải thuận theo ý muốn của dân, phải làm những việc lợi dân ích quốc.” và “nếu không thế, thì cũng bị phạt, bị tội như mọi người vậy.”
Tác giả đã vạch ra nguyên nhân khiến nước ta bị Pháp xâm chiếm và càng ngày càng sa sút, tàn mạt: «… ông bà nhà Nguyễn, trong 200 năm mở mang gần nửa nước Nam, công đức lớn biết là bao nhiêu, mà con cháu làm vua chỉ chưa đầy 50 năm, đã bị họa mất nước, là bởi cớ đó, thảm thay! Sự học hành thời hủ bại, nên học trò dốt nát, chỉ biết thi đậu làm quan để ăn cướp của dân, chẳng biết Nhà nước là gì.
Vậy cho nên đến nay Nhà nước một ngày một sa sút, càng ngày càng tàn mạt, chẳng còn đứng vào bực nào cả …». «Cứ sự đã qua đó mà buộc tội, chẳng vua thì ai? Dẫu có anh thầy kiện giỏi miệng lưỡi đến thế nào, cũng không cãi cọ gì được».
Tác giả chỉ ra sự hư hỏng của Khải Định, kết án Khải Định một cách quyết liệt: «Nay Bệ hạ … lúc chưa làm vua, chẳng nghe có một điều gì là hay, mà sự xấu xa thì đã chán chường trước mắt thiên hạ, chỉ lo chạy ngược, chạy xuôi để lên làm vua cho được; đến lúc làm vua được rồi, chỉ làm việc cho con dân oán thán mà thôi. Vậy mà nay lại còn dựa hơi quyền nọ quyền kia, bắt buộc dân còn phải tôn mình nữa kia!
Chiếu theo luật xưa nay, dân Âu, Á chúng nó bắt tội các vua của chúng, mà xử Bệ hạ, thì một cái giết, hay là cái đuổi, hai cái đó Bệ hạ không thể tránh được».
II. TỘI THƯỞNG PHẠT KHÔNG CÔNG BÌNH:
Sau khi lí giải vì sao việc thưởng phạt phải công bình, tác giả nêu ra những việc làm bất công, gian dối, mờ ám của Khải Định: «Tôi nghe đích rằng: Bọn tên X là bạn chơi bời lăng lố với Bệ hạ khi trước. Khi Bệ hạ làm vua rồi, thằng thì được thăng chức Thống chế để hầu hạ bên mình, thằng thì cho làm Tri phủ, Tri huyện, quan Tỉnh hay quan Kinh, vấn vân. Lại nghe có anh quan Thị lang nọ, vợ anh ta có oán riêng với Bệ hạ lúc còn chưa làm vua, khi Bệ hạ lên ngôi rồi, nhơn sự rủi ro nho nhỏ, anh ta bị cách chức đuổi về ngay. Lại một người Thượng thơ hay bán rao những cái tịt riêng của Bệ hạ ra ngoài, nhơn dịp nó mất chỗ dựa, Bệ hạ tìm cớ buộc tội nặng, xử 8 năm tù, án đã làm rồi, sau nghe anh ấy túi tham vẫn đầy, trút ra 5 vạn đồng bạc, mới được đổi lại, giáng chức đuổi về.
Vậy thì sự thưởng phạt, Bệ hạ cứ theo cái ý riêng của mình, chẳng cần gì phép nước, làm cho thêm sự gian dối lo lót ra. Vua như thế, thời vua làm gì?
Lại nghe Bệ hạ nuôi một tụi lính kín hơn 40 người ở bên mình, để mai chiều đi do thám chốn hương thôn, nơi thành thị, xem có ai gièm chê gì mình không. Nếu có, thì Bệ hạ hoặc là tìm cách buộc tội ngay, hoặc là dùng cách bí mật làm hại mà không cho người ta biết Những quân đó rặt là quân côn đồ, cậy thế gần vua, làm lắm điều phi pháp, khiến cho lương dân ai ai cũng phải sợ hãi, khóa mồm bịt miệng, ra đường gặp nhau chỉ lấy mắt trông nhau mà thôi, thiệt là làm cho nhân dân khổ sở thảm thê.
Tác giả đã kết lại như sau: Xưa vua Lệ nhà Châu là người lắm nết xấu, sợ dân chỉ trích, mới đặt ra một cái phép để giữ sự chê gièm, cũng làm như Bệ hạ vậy. Ông Thiệu công can rằng: «Bịt miệng dân khó hơn là bịt miệng sông», vua Lệ không nghe, sau quả bị dân giết. Sao Bệ hạ không lấy gương đó mà soi?
III. TỘI CHUỘNG SỰ QUÌ LẠY:
Tác giả cho rằng: «Một người ngồi sồ sồ ở trên, bao nhiêu người dưới phải áo mão dập đầu xuống đất, chẳng những là làm mất cái phẩm giá của loài người, mà lại làm cho người trên sinh lòng kiêu căng, người dưới mất lòng liêm sỉ, thực là một cái lễ phép rất mọi rợ».
Tác giả mạnh mẽ chỉ trích, đả kích việc chuộng sự quì lạy của vua Khải Định, chỉ ra những hệ quả xấu của nó: Lễ lạy không phải là lễ văn minh, vua cũng không phải là Trời, quan và dân không phải là đầy tớ mạt, ga xe lửa và bến tàu không phải chỗ Triều đình, mà sao Bệ hạ dám bắt người ta vùi áo mão trong chốn lầm than, xem loài người như tuồng trâu ngựa, làm cho người ngoại quốc trông vào, chẳng những là chê cười Bệ hạ, mà lại mỉa mai khi dể cả và nòi giống dân An Nam nữa. Những sự đó, phàm những người có ít nhiều trí khôn, biết được một tí văn minh đời bây giờ, chẳng ai chịu làm, mà Bệ hạ cứ vui vẻ tự đắc mà làm được, thực là quá! Vậy không phải một người ngu là gì?
Và, tác giả đã đặt ra cho vua Khải Định một câu hỏi hóc búa: «Vậy thì Bệ hạ chẳng biết việc gì là xấu hổ sao? Bệ hạ chẳng quản gì danh tiếng của Bệ hạ mặc lòng, còn thể diện nước Nam thì sao?»
IV. TỘI XA XỈ VÔ ĐẠO:
Tác giả cho rằng việc Khải Định không dùng những cung điện cũ của các vua trước và cho xây cung điện mới nguy nga, đồ sộ ở An Cựu (2) và chế khăn, mũ, áo, giày là hoang phí, tốn kém vô ích: «… liền làm ngay một sở cung điện nguy nga ở làng An Cựu, mua những đồ sứ của Tàu, mỗi lần vài ngàn bạc, đem về đập bể ra, lựa những miếng nào bông hoa đẹp, để gắn những hình con long, lân, phụng cho thỏa lòng xa xỉ của Bệ hạ. Lại đem bạc tiền thuê người Tây đúc ba, bốn cái tượng đồng của mình, phí tổn ước mỗi cái trên dưới một vạn đồng bạc, để chưng trong nhà đấu xảo. Lại từ cái khăn, cái mũ, cho chí cái áo, cái giày, Bệ hạ đều đính vàng, ngọc, kim cương, giá phí biết là bao nhiêu! Rất đỗi lấy vàng luột giát ra làm cái ủng để bao cả bắp chưn, xa phí dại dột, từ xưa đến nay chưa có nghe ông vua nào làm như thế bao giờ ».
Tác giả kịch liệt đả kích việc chi tiêu hoang phí, biếu xén và cho tặng bừa bãi của vua Khải Định lúc ở Pháp: «Lại Bệ hạ lúc qua Tây, xuống tàu từ Tourane cho đến khi qua đến Tây, lúc ở trên tàu, gặp khách bộ hành nào, những rượu sâm banh hạng nhứt là đãi cho thả cửa, chỉ nói những tiền cho «buộc boa» (pourboire) cũng đến 20.000 quan, còn kim tiền, kim khánh thì đụng ai cho nấy, chẳng kể sao hết được!
Tác giả đặt vấn đề : « Ai còn lạ gì, khi Bệ hạ chưa làm vua, trong túi chẳng có một xu, vậy thì tiền đó ở đâu mà tới? Chẳng phải Bệ hạ ăn cắp tiền kho, tiền kín của nước ta, thì tiền đâu? ».
Tác giả cho rằng nếu vua Khải Định dùng tiền bạc hoang phí nói trên để xây một trường Đại học, mua sắm trang thiết bị cho trường, nuôi học sinh du học tại Pháp thì «hai cách dùng tiền, thì bên nào lợi hơn và bên nào hại hơn?Bệ hạ sẽ xét đấy mà xem».
Tác giả đặc biệt phẫn nộ khi dân chúng phải ăn đói mặc rách, phải còng lưng ra để đóng đủ các thứ thuế để vua có tiền tiêu xài lãng phí: «Thế mà nay khi thâu thì bóp chắc từng xăng tim mà khi vãi ra thì coi như tro bụi! Vậy thì dân An Nam có tội lỗi gì mà bắt chúng nó phải chịu cả trăm điều đau đớn, đem những đồng tiền máu mủ của chúng nó mà dâng cho một người vua tiêu phá một cách dại dột như thế ư?».
Và, tác giả đã gút lại về cái tội thứ tư của vua Khải Định như sau: «Bệ hạ viết thư cho Bộ trưởng thuộc địa có câu xưng là «cha mẹ dân». Thử hỏi nước ta xưa nay vốn trọng luân lí gia đình, mà có đâu thứ cha mẹ tàn nhẫn bất lương như vậy? Đổi lại, phải nói thằng giặc của dân thì đúng hơn».
V. TỘI PHỤC SỨC KHÔNG ĐÚNG PHÉP:
Trước hết, tác giả phê phán cách ăn mặc không giống ai, không theo định chế nào cả của vua Khải Định: «Bệ hạ tự ý chế ra một thứ lễ phục kiểu mới, tự mặc để ra Triều. Kiểu ấy là trên áo cẩm bào cũ, thêu vào cái cầu vai kiểu Âu, còn cổ áo và tay áo thì đính vàng ngọc lòe loẹt, Âu không ra Âu, Á không ra Á, lại trên nón vua thì thêu thêm những hình rồng hình phụng sáng ngời.
… Nếu nói rằng cách mặc xưa không hợp với đời nay, phải cải cách cho hợp thời, thì đó không phải việc không nên làm. Xem như Tàu với Nhật công phục đều theo lối Âu châu thì sao? Nhưng phải đặt làm thể thức nhất định, trên dưới một loạt, thay đổi theo mới, lấy thể lệ công bố ra ai nấy đều phải theo, như vậy thì sao lại không nên?
Cuối cùng, tác giả chỉ ra những tác hại của việc ăn mặc chẳng giống ai của vua Khải Định và xem đó là một tội: «Nay Bệ hạ lại trái hẳn, tự chế tự mặc, chỉ lo làm sang một mình, người trong nước xem vào không gì là chính đính, lại làm cho tai mắt người ngoài lầm lạc! Đã sai phép bang giao, lại làm nhục quốc thể, chiếu luật pháp nước nhà, phải chịu điển hình (3). Đó là năm tội».
VI. TỘI DU HẠNH (4) VÔ ĐỘ:
Tác giả phê phán việc vua Khải Định đi lại chơi bời tốn kém tiền bạc, công sức của nhiều người, làm khó làm khổ cho dân chúng, bỏ bê việc nước việc dân: «Sau khi Bệ hạ lên ngôi, thì ra sức khuếch trương nghi trượng nhà vua, thường thường ra đi chơi rông, nào là voi, nào là kiệu, nào là xe, nào là ngựa, những người theo hầu, nhiều thì đến hàng trăm, ít cũng ba bốn chục, chiều lại dong chơi trong thành thị. Trang sức lộng lẫy, nghi thức oai nghiêm, quân hầu nghênh ngang, nước ta bốn mươi năm chưa từng có. Người đi đường khổ việc chạy tránh, dân trong nhà chán sự hầu phiền, còn Bệ hạ thì dương dương tự đắc, ý muốn tỏ cho người ta biết rằng Hoàng đế là sang».
Tác giả chỉ ra sự sai trái của việc đi lại, chơi rông của nhà vua và kết án: «Xét luật pháp các nước văn minh, không có quyền lợi nào mà không có nghĩa vụ kèm theo. Nay Bệ hạ tự tôn quân quyền, tự ý làm oai làm phúc, chính trị bỏ lơ không mảy may lưu tâm đến. Nhân dân đói lạnh chẳng chút hỏi han, mà lại ngày ngày chơi rông, kiêu căng buông lung, thì còn trách kẻ bầy tôi sao được? Bệ hạ thì cao quí lắm đó, còn quốc dân đau khổ thì sao?
Như vậy là chỉ biết quyền lợi mà không biết có nghĩa vụ, chiếu theo luật, hễ không làm hết nghĩa vụ thời phải chịu trách nhiệm. Cái tội hại nước hại dân, Bệ hạ phải chịu là thủ phạm trước hết».
VII. TỘI SANG PHÁP LÀM VIỆC ÁM MUỘI:
Trước hết, tác giả nêu ra ba mục đích khác nhau của chuyến đi Pháp của vua Khải Định rồi phê phán, bác bỏ cả ba:
- Đưa Hoàng tử đi học, đi điếu quân sĩ nước ta tử trận, đi xem các thành phố phía bắc nước Pháp bị tàn phá: Tác giả cho rằng «những việc đó đều là việc tư của Bệ hạ, không phải việc công của quốc dân ta, lại đó là những việc không cần kíp gì cả».
- Đi du lịch nước Pháp để khảo sát văn minh của họ rồi về cải cách chính trị trong nước: Tác giả cho rằng «Bệ hạ không phải là tay làm việc ấy được. Sao vậy? Vì nước Pháp là nước dân chủ, mà Bệ hạ là vua tôn quân quyền, … Vả chăng Bệ hạ không am hiểu tiếng Pháp, mà mấy ông đại thần đem theo, như tên X tên Y đều là bọn hạ tiện nước ta, trí thức của họ còn thấp hơn con nít 10 tuổi của Pháp. Lại trong khi Bệ hạ ở Ba lê (Paris), chỉ có một lần đến trường đua ngựa, cá được 200 quan, còn những Viện bác cổ lớn, học đường lớn, thương quán lớn, công xưởng lớn và những nơi nhóm họp bao nhiêu văn minh tinh túy của nước Pháp v.v.. thì chưa từng bước chân vào, nói rằng đi khảo sát, thời khảo sát mà như vậy ư?».
- Đi dự cuộc đấu xảo thuộc địa Marseille: Tác giả cho rằng «Trung kì là cái xứ ở dưới quyền chuyên chế của Bệ hạ, thì sĩ phu lòng đen như mực, nông dân xương gầy như củi, có gì là xảo đâu! Chỉ duy đại thần và quan lại của Bệ hạ, thì cái xảo quì lạy, cái xảo dua nịnh, cái xảo ăn hối lộ, cái xảo xẻo thịt dân để ăn cho béo cho mập, nhưng tiếc thay! cái loài quỉ sứ ấy, thì tại Pháp đây, sáu bảy mươi năm về trước, họ đã nhận xuống nước sâu, ném vào lửa đỏ cả rồi, nay Bệ hạ đem loài ấy qua, thời không ai còn mà đấu với nữa!».
Tiếp theo, tác giả nói đến việc dư luận cho rằng vua Khải Định «cậy oai chuyên chế, vơ vét của dân, mua đồ xa xỉ hạng nhất của các nước Á Đông và nước mình, tóm thâu tất cả đồ quí báu của các triều trước để lại, chứa đựng có hơn trăm hòm, ngày nay đem cả theo, nhờ người Pháp tên X tên Y vận động, dâng lễ cho đảng quân chủ nước Pháp, để nhờ củng cố ngôi vua cho cha con Bệ hạ và nhờ họ làm hậu viện để mong đạt cái mộng tôn quân quyền, sau thành việc rồi Bệ hạ về nước sẽ thị oai dâm bạo, khóa hết miệng lưỡi quốc dân, rồi sẽ kí điều ước này điều ước nọ để đền đáp. Việc nầy tuy còn ở trong vòng bí mật, nhưng người ta đã đồn rầm ở ngoài, không phải là không có cớ, theo lời tục ngữ của Pháp «không lửa mà có khói» ai tin!»
Tác giả khẳng định ý đồ này của vua Khải Định là thất sách và nhất định sẽ thất bại vì «Bệ hạ muốn giữ vững ngôi quân chủ, mà lại đi cầu khẩn với dân của một nước dân chủ, tôi đã biết muôn phần không có một phần nào thành công được.
Cái bệnh của Bệ hạ là bởi ngu muội, chưa từng đọc lịch sử cách mạng dân chủ của nước Pháp vậy. Nếu một mai biết được thì sẽ gục đầu chán nản, cuốn gói mà về sớm vậy».
Tiếp theo, tác giả trình bày quá trình sụp đổ của thể chế phong kiến chuyên chế và thắng lợi của dân chủ tự do tại Pháp, châu Âu và trên toàn thế giới và khẳng định «cái chủ nghĩa dân quyền thần thánh bất khả xâm phạm, nó đương bồng bồng bột bột như mặt trời giữa trưa, chiếu thấu cả bầu trời, mà về sau chính thể quân chủ tất không còn chỗ đứng chân, còn nói chi đến việc chuyên chế dã man nữa».
Kết lại phần nói về cái tội thứ bảy này, tác giả tiếp tục đả kích những việc làm sai trái và kết án vua Khải Định: «xem lại hơn trăm hòm đồ quí của Bệ hạ đáng giá bao nhiêu, lại dám đem bạch bích mà nhem thèm, đem huỳnh (hoàng) kim mà đen lòng, đi ngược lại phong triều (trào) thế giới, trái với công lí nhân đạo, làm dơ danh dự của quốc dân, để vì Bệ hạ giữ lại cái vận mạng của nền quân chủ chuyên chế, nó đã gần tàn như giọt sương ban mai rồi. Nói rằng 20 triệu quốc dân oán là việc nhỏ, còn mặt mũi nào đối với vạn quốc trên thế giới ư? Xem vậy Bệ hạ đi chuyến này chắc chắn là thất bại, không còn ngờ gì nữa. Chỉ tiếc thay, bao nhiêu máu mỡ của 6-7 triệu quốc dân ta, bao nhiêu cái kho tàng quí báu của nước nhà ta dành dụm mấy trăm năm nay, chỉ vì sự lơ lỉnh nhỏ nhen mà Bệ hạ đem vứt đi một cái, làm chìm lỉm hết thảy theo ngon sóng Tây dương!».
C. PHẦN KẾT:
Để tổng kết «Thư thất điều» của mình, Phan Châu Trinh đã gút lại những điểm chủ yếu như sau :
- Chỉ nêu bảy điều có quan hệ đến quốc kế dân sinh, những điểm xấu xa còn nhiều không kể xiết nhưng không quan hệ đến việc nước cho lắm hoặc có dính đến đời tư cá nhân nên không nói đến làm gì.
- Dân trí thế giới tiến bộ mỗi ngày ngàn dặm, ngày tàn của quân chủ chuyên chế trên thế giới không xa mấy, không cần khôn ngoan cũng biết.
- Nước ta, dưới chính thể chuyên chế vô trách nhiệm đã tụt hậu thê thảm, thua kém nhiều nước Á Đông, kể cả Xiêm La (Thái Lan) từng thua kém ta rất nhiều. Đó là tội lỗi của chế độ chuyên chế.
- Xu thế toàn cầu là như vậy, cái ngôi của Khải Định đã nguy «tợ như trứng mỏng». Thế mà Khải Định còn mê muội, làm đủ điều xằng bậy.
- Đến đây, viết đã cùn, tay đã mỏi, giấy đã hết, điều muốn nói hãy còn. Tác giả cho rằng mình không công kích cá nhân Khải Định mà là công kích hôn quân, không vì tư kỉ của tác giả mà vì 20 triệu đồng bào, quyết xô ngã chuyên chế, ủng hộ tự do.
- Nếu Khải Định có đủ thiên lương, chút biết hối ngộ thì hãy quay về, tự thoái vị, đem chính quyền dâng trả cho quốc dân. Đó là cách tốt nhất, dân có thể dung thứ cho.
- Nếu Khải Định cố bấu víu quân quyền chuyên chế, tác giả sẽ phải cùng 20 triệu đồng bào quyết liệt tuyên chiến với Khải Định, «nguyện để cho cái đầu của Trinh cùng với cái quân quyền chuyên chế dã man của Bệ hạ đồng thời rơi xuống đất».
D. BỊ CHÚ:
Ở phần bị chú, tác giả ghi 4 ý:
- Thư được viết bằng Hán văn để gửi cho Khải Định, dịch ra Pháp văn để đăng báo và rải truyền đơn để rộng đường công luận.
- Giữa tác giả và Khải Định đã đoạn tuyệt quan hệ nên nói «gởi» không nói «dâng». Hai chữ «Bệ hạ» được dùng để xưng hô cho tiện, chứ không phải là tôn kính.
- Tác giả không kiêng tên húy, viết thẳng ra, là để tỏ ý phản đối.
- Tác giả nói rằng chấm câu theo kiểu mới trong thư là để Khải Định khỏi mất nhiều thì giờ.
Marseille, ngày 14 tháng 7 năm 1922
Phan Châu Trinh
Tóm lại, «Thư thất điều» của Phan Châu Trinh, là một cái thư có một không hai, đã mạnh mẽ, quyết liệt đả kích vua Khải Định, đả kích chế độ phong kiến chuyên chế lỗi thời, thủ phạm gây nên thảm họa mất nước, làm cho đất nước lạc hậu, nhân dân nghèo đói, khốn khổ, tủi nhục.
Qua «Thư thất điều», người đọc thấy rõ những tư tưởng cách mạng tiên tiến, đúng đắn, những tình cảm cao đẹp, nồng thắm của Phan Châu Trinh. Đó là tư tưởng cách mạng dân chủ, dân quyền. Đó là lòng yêu Nước thương Dân sôi nổi, thiết tha. Đó là nỗi căm ghét tột cùng tất cả những gì có hại cho Nước cho Dân.
“Thư thất điều” rất hấp dẫn, lôi cuốn người đọc bởi lập luận chặt chẽ, mạch lạc, bởi chứng cứ phong phú, xác thực, bởi giọng văn hào sảng, hùng hồn, sôi nổi, ngang tàng.
Sau hết, «Thư thất điều» còn cho người đọc thấy được dũng khí cách mạng, tinh thần kiên cường, bất khuất của Phan Châu Trinh, đúng như Phan Bội Châu đã ngợi ca: «Gan to tày bể, sức xông pha nào kể ức muôn người;… Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cường quyền trông gió cũng gai ghê; Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm rạng chói». («Văn tế Phan Châu Trinh» - Phan Bội Châu – Huế, 1926).
Ninh Thuận, ngày 03-4-2018
PHAN THÀNH KHƯƠNG
CHÚ THÍCH:
(*) Tất cả các trích dẫn trong bài viết này đều được lấy từ “Tuyển tập Phan Châu Trinh” in lần hai (có sửa chữa, bổ sung và tăng cường) của Tiến sĩ Nguyễn Văn Dương, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, năm 2006.
(1) Tây Hồ là tên hiệu của Phan Châu Trinh, vì vậy người ta còn gọi Phan Châu Trinh là Phan Tây Hồ. Ông còn có một tên hiệu khác là Hi Mã.
(2) Đó là cung An Định ở An Cựu (Huế).
(3) Điễn hình (殄刑): đuổi đi, buộc thôi việc, không cho làm vua nữa.
(4) Du hạnh (遊婞): đi chơi, giải trí.
Cây và người
Người dùng một que nhỏ để xoi một lỗ nhỏ, trồng cây.
Khi người đứng lên, cây cao chưa tới mắt cá chân người.
Như một que tăm, cây bé bỏng, yếu mềm, đáng thương quá đỗi!
Người cần mẫn chăm sóc cho cây,
Tưới cho cây những gàu nước mát.
Và, cây cứ thế lớn lên!
Nhiều thập niên sau, khi tóc người bạc trắng,
Cây tỏa rợp một vòm xanh rộng lớn,
Cây cao mấy chục mét, gốc cây to đến nỗi người ôm không xuể.
Một ngày hè nóng nực, người đến nghỉ dưới gốc cây.
So với cây, người lại bé bỏng, yếu mềm, đáng thương quá đỗi!
Và khi người ốm đau, bệnh tật,
Một miếng vỏ cây, một nắm lá, nắm hoa, nắm hạt, …
Cũng đủ giúp người phục hồi sức lực
Và đến khi người giã từ cõi đời bụi bặm,
Cây tặng cho người...See moreCây và người
Người dùng một que nhỏ để xoi một lỗ nhỏ, trồng cây.
Khi người đứng lên, cây cao chưa tới mắt cá chân người.
Như một que tăm, cây bé bỏng, yếu mềm, đáng thương quá đỗi!
Người cần mẫn chăm sóc cho cây,
Tưới cho cây những gàu nước mát.
Và, cây cứ thế lớn lên!
Nhiều thập niên sau, khi tóc người bạc trắng,
Cây tỏa rợp một vòm xanh rộng lớn,
Cây cao mấy chục mét, gốc cây to đến nỗi người ôm không xuể.
Một ngày hè nóng nực, người đến nghỉ dưới gốc cây.
So với cây, người lại bé bỏng, yếu mềm, đáng thương quá đỗi!
Và khi người ốm đau, bệnh tật,
Một miếng vỏ cây, một nắm lá, nắm hoa, nắm hạt, …
Cũng đủ giúp người phục hồi sức lực
Và đến khi người giã từ cõi đời bụi bặm,
Cây tặng cho người sáu tấm ván ngắn dài để về với đất.
Và, thân xác người lại làm dưỡng chất nuôi cây.
Cây với người muôn đời là Bạn!
Những nhà thơ chỉ có một bài thơ
Trong lịch sử văn học Việt nam và thế giới, chúng ta biết có những nhà thơ chỉ có một bài thơ. Thế mà, tác phẩm của họ, bài thơ duy nhất ấy, sống mãi với thời gian, sống mãi với người đọc. Tác phẩm của họ, bài thơ duy nhất ấy, vẫn mãi làm xúc động người đọc, vẫn mãi tiếp thêm năng lượng sống cho các thế hệ.
1. Bài thơ thần – bài thơ “Nam quốc sơn hà” - của Lí Thường Kiệt:
Lí Thường Kiệt (1019 – 1105) là nhà quân sự, nhà chính trị nổi tiếng, một thái giám đời nhà Lí, có công to lớn trong việc đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Tàu-Tống vào năm 1075-1077. Ông được cho là người đã viết ra tác phẩm “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam).
Tài năng quân sự và chiến công trước quân xâm lược...See moreNhững nhà thơ chỉ có một bài thơ
Trong lịch sử văn học Việt nam và thế giới, chúng ta biết có những nhà thơ chỉ có một bài thơ. Thế mà, tác phẩm của họ, bài thơ duy nhất ấy, sống mãi với thời gian, sống mãi với người đọc. Tác phẩm của họ, bài thơ duy nhất ấy, vẫn mãi làm xúc động người đọc, vẫn mãi tiếp thêm năng lượng sống cho các thế hệ.
1. Bài thơ thần – bài thơ “Nam quốc sơn hà” - của Lí Thường Kiệt:
Lí Thường Kiệt (1019 – 1105) là nhà quân sự, nhà chính trị nổi tiếng, một thái giám đời nhà Lí, có công to lớn trong việc đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Tàu-Tống vào năm 1075-1077. Ông được cho là người đã viết ra tác phẩm “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam).
Tài năng quân sự và chiến công trước quân xâm lược Tàu-Tống trong Chiến trận Như Nguyệt vào năm 1077 đã làm nên tên tuổi của ông. Ngày nay, người Việt thường liệt ông vào danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan (khán) thủ bại hư!
南國山河
南國山河南帝居,
截然定分在天書。
如何逆虜來侵犯?
汝等行看取敗虛!
Dịch nghĩa:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam thì Vua nước Nam ở,
Điều đó đã được phân định rõ ràng ở sách Trời.
Cớ sao lũ giặc ngang ngược lại đến xâm phạm?
Tất cả bọn bay sẽ thấy sự thất bại hoàn toàn!
(Phan Thành Khương dịch)
Dịch thơ:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
(Trần Trọng Kim dịch)
Hiện nay, có nhiều bản dịch thơ khác nhau. Nhưng, bản dịch thơ của học giả Trần Trọng Kim là bản dịch được nhiều người chấp nhận.
Bài thơ chỉ gồm (7 chữ) x (4 dòng), chỉ vỏn vẹn có 28 chữ, đã khẳng định quyền độc lập tự chủ của Dân tộc, vạch trần sự phi nghĩa, phi pháp của bọn xâm lược Tàu-Tống và sự thất bại triệt để, không thể tránh khỏi của chúng. Bởi thế, bài thơ đã được đánh giá là “bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Dân tộc ta”.
2. Bài thơ “Cảm hoài” của Đặng Dung:
Đặng Dung (1373 - 1414), là nhà thơ và là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là con trai của Đặng Tất, người theo phò vua Giản Định đế của nhà Hậu Trần, sau bị Giản Định đế giết chết cùng với tướng Nguyễn Cảnh Chân. Giận vì cha mình chết oan, Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) bỏ đi, lập Trần Quý Khoáng tức vua Trùng Quang và tiếp tục khởi nghĩa.
Cảm hoài
Thế sự du du nại lão hà?
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.
Dịch nghĩa:
Nỗi lòng
Việc đời bồng bềnh, ta đã già, biết làm sao?
Trời đất mênh mông chìm đắm trong cuộc rượu ca hát.
Khi gặp thời, kẻ làm nghề hàng thịt, kẻ câu cá cũng thành công dễ,
Lúc lỡ vận, bậc anh hùng đành phải nuốt hận nhiều.
Giúp chúa, những mong nâng trục đất,
Rửa vũ khí, không có lối kéo sông Ngân xuống.
Thù nước chưa trả được mà mái tóc đã bạc trước,
Bao lần đem gươm báu Long Tuyền mài dưới ánh trăng.
(Phan Thành Khương dịch)
Dịch thơ :
Nỗi lòng
Việc đời man mác, tuổi già thôi!
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi.
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ,
Tan tành sự thế luống cay ai!
Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sông kia khó vạch trời.
Đầu bạc giang san thù chửa trả,
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi.
(Tản Đà dịch)
Nỗi lòng
Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.
(Phan Kế Bính dịch)
Bài thơ “Cảm hoài” (Nỗi lòng) chính là tiếng nói gan ruột của một bậc anh hùng thất cơ, lỡ vận. Người anh hùng đó có một hoài bão, một khát vọng to lớn là muốn giúp vua, nâng trục đất, muốn rửa sạch binh giáp, muốn đem lại thái bình cho đất nước, cho muôn dân. Nhưng, khi tuổi đã cao, sức đã kiệt, người anh hùng đó vẫn chưa thực hiện được khát vọng, hoài bão của mình. Bởi thế, tuy nói về sự thất bại, bài thơ vẫn khơi dậy ở người đọc những điều lớn lao, cao cả. Và, có lẽ vì thế, bài thơ vẫn sống mãi với các thế hệ người Việt Nam chúng ta.
3. Bài thơ «Un secret» (Một bí mật) của Félix Arvers:
Félix Arvers (1806-1850) là một nhà thơ Pháp. Ông viết tập thơ «Mes heures perdues» (Thời gian rảnh rỗi của tôi) năm 25 tuổi. Bài thơ Un secret (Một bí mật) là bài thơ trong tập thơ đó, và là bài thơ nổi tiếng duy nhất của ông. Vì vậy, trong nền văn học Pháp, Félix Arvers được xem là "Nhà thơ của một bài thơ duy nhất". Bài Un secret được viết dưới dạng một bài Sonnet (tức là một bài thơ gồm 14 câu, tuân theo cấu trúc và luật gieo vần khắt khe), do đó, nó cũng thường được gọi là Sonnet d'Arvers (Bài Sonnet của Arvers).
Félix Arvers yêu cô Marie, nhưng đó là tình yêu đơn phương, nên ông viết bài Sonnet «Un secret» để bày tỏ tình yêu câm lặng của mình.
Un secret
Mon âme a son secret, ma vie a son mystère :
Un amour éternel en un moment conçu :
Le mal est sans espoir, aussi j’ai dû le taire,
Et celle qui l’a fait n’en a jamais rien su.
Hélas ! j’aurai passé près d’elle inaperçu,
Toujours à ses côtés, et pourtant solitaire,
Et j’aurai jusqu’au bout fait mon temps sur la terre,
N’osant rien demander et n’ayant rien reçu.
Pour elle, quoique Dieu l’ait faite douce et tendre,
Elle ira son chemin, distraite, et sans entendre
Ce murmure d’amour élevé sur ses pas ;
A l’austère devoir, pieusement fidèle,
Elle dira, lisant ces vers tout remplis d’elle:
"Quelle est donc cette femme?" et ne comprendra pas.
(Félix Arrvers)
Dịch nghĩa:
Một bí mật
Tâm hồn tôi có một bí mật của nó, cuộc đời tôi có một bí ẩn của nó:
Một tình yêu vĩnh cửu trong một phút chốc đã được tạo ra:
Nỗi đau là vô vọng, vì vậy tôi đã phải giữ im lặng,
Và một người trong đó đã làm như chưa bao giờ biết đến bất cứ điều gì.
Than ôi! Tôi đã đi qua cạnh nàng mà không có được sự chú ý của nàng,
Luôn luôn ở bên cạnh nàng, nhưng đơn độc,
Và tôi đã làm hết thời gian của tôi trên trái đất,
Không dám hỏi bất cứ điều gì và đã không nhận được bất cứ điều gì.
Đối với nàng, mặc dù Thiên Chúa đã làm cho mềm mại và dịu dàng,
Nàng sẽ đi trên con đường của nàng, quẫn trí và không nghe thấy
Tiếng rì rầm của tình yêu được nâng cao trên những bước chân của nàng;
Trong nhiệm vụ khắc khổ, cách ngoan đạo trung thành,
Nàng sẽ nói, đọc những dòng này một cách đầy đủ:
"Vậy ai là người phụ nữ này?" và sẽ không hiểu được.
(Phan Thành Khương dịch)
Dịch thơ :
Tình Tuyệt vọng
Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
Tình tuyệt vọng nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay
Hỡi ơi, người đó ta đây
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân
Dẫu ta đi trọn đường trần
Chuyện riêng đâu dám một lần hé môi
Người dù ngọc nói hoa cười
Nhìn ta như thể nhìn người không quen
Đường đời lặng lẽ bước tiên
Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình
Một niềm tiết liệt đoan trinh
Xem thơ nào biết có mình ở trong
Lạnh lùng, lòng sẽ hỏi lòng:
"Người đâu tả ở mấy dòng thơ đây".
(Khái Hưng dịch)
Bài thơ nói về tình yêu, một tình yêu đơn phương, một tình yêu tuyệt vọng. Và, vì thế, người đọc chúng ta cảm nhận được một tình yêu chân thực, mạnh mẽ, nồng nàn, thiết tha của nhà thơ - người con trai, với cô gái xinh đẹp, mềm mại và dịu dàng (« douce et tendre ») nhưng lại quá đỗi thờ ơ, lãnh đạm!
Bản dịch thơ của Khái Hưng đã góp phần biểu đạt tâm trạng ray rức, xót xa, buồn khổ, đau đớn của nhà thơ – người con trai trong mối tình đơn phương, vô vọng và tuyệt vọng ấy.