Hoang Lam
3633 Credits
Price: USD/hr
- Location:
- Singapore - Singapore
- Gender:
- Male
- Languages:
- Transports:
- Bus
Car
Motorcycle
Foot
- Availability:
- Interest:
- Travel
Business
In English
Education
Lifestyle
Sports
Religion
Trần Đức Thảo
NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI
Table of Contents
Lời Nhà xuất bản Ghi nhận
Lời mở đầu để tái bản
Chương 1: Định kiến với thứ triết học sách vở
Chương 2: Tiếp cận thực tại đau đớn
Chương 3: Cảnh giác với "Hiện tại sống động"
Chương 4: Đãi ngộ hay bạc đãi?
Chương 5: Thực tại tàn nhẫn chất vấn
Chương 6: Đặt lại vấn đề từ học thuyết
Chương 7: Lương tri trỗi dậy
Chương 8: Vẫn chưa được giải phóng
Chương 9: Phản biện là hướng nghiền cứu mới
Chương 10: Hai chuyến di chuyển "đổi đời"
Chương 11: Một bản án vô phương kháng cáo!
Chương 12: Giải mã lãnh tụ
Chương 13: Thân phận những con rối!
Chương 14: Nêu đích danh thủ phạm!
Chương 15: Đột tử trước thềm chân lý...See moreTrần Đức Thảo
NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI
Table of Contents
Lời Nhà xuất bản Ghi nhận
Lời mở đầu để tái bản
Chương 1: Định kiến với thứ triết học sách vở
Chương 2: Tiếp cận thực tại đau đớn
Chương 3: Cảnh giác với "Hiện tại sống động"
Chương 4: Đãi ngộ hay bạc đãi?
Chương 5: Thực tại tàn nhẫn chất vấn
Chương 6: Đặt lại vấn đề từ học thuyết
Chương 7: Lương tri trỗi dậy
Chương 8: Vẫn chưa được giải phóng
Chương 9: Phản biện là hướng nghiền cứu mới
Chương 10: Hai chuyến di chuyển "đổi đời"
Chương 11: Một bản án vô phương kháng cáo!
Chương 12: Giải mã lãnh tụ
Chương 13: Thân phận những con rối!
Chương 14: Nêu đích danh thủ phạm!
Chương 15: Đột tử trước thềm chân lý
Chương 16: Chết rồi vẫn... gian nan Phụ lục
BẠT
Trần Đức Thảo: Những lời trăng trối
Chia sẻ ebook : http://downloadsach.com/
Follow us on Facebook : https://www.facebook.com/caphebuoitoi
Lời Nhà xuất bản
Trong những huyền thoại về người việt đi học ở Pháp thì hai câu chuyện nổi tiếng nhất có thể nói là hai trường hợp Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo. Một người lấy hai bằng tiến sĩ (văn chương và luật học) ở tuổi 23, còn người kia thì nổi tiếng là học giỏi, giỏi về một ngành ít ai ở Việt Nam theo học, triết học phương Tây mà lại còn là triết học của Đức (Hegel, Marx, Husserl…) giỏi tới mức có lúc tranh cãi với Jean-Paul Sartre ở Pháp trên tạp chí Les Temps Modemes mà còn được xem là thắng thế.
Thế rồi hai cuộc sống lại là hai thảm kịch thuộc vào hàng lớn nhất của người trí thức Việt Nam trong thời cận hiện đại. Đi theo kháng chiến (chống Pháp), cả hai đã được mời làm giáo sư Đại học, thậm chí cả khoa trưởng Luật trong trường hợp ông Tường, nhưng chẳng bao lâu, sự độc lập tư tưởng của họ đã đưa họ đến chỗ đối đầu với chế độ toàn trị đang phủ trùm xuống miền Bắc. Trần Đức Thảo tham gia vào phong trào đòi dân chủ, tự do cho các văn nghệ sĩ và trí thức bằng một bài viết trên tờ Giai Phẩm mùa Đông (Tập I năm 1956) chỉ trích các “bệnh nặng nề: quan liêu, mệnh lệnh, giáo điều, bè phái, sùng bái cá nhân” và một trên báo Nhân Văn số 3 (ra ngày 15-10-1956) khẳng định: “Người trí thức hoạt động văn hoá cần tự do như khí trời để thở”.
Còn Nguyễn Mạnh Tường làm lịch sử bằng một bài phát biểu này lửa trước Mặt trận Tổ quốc vào ngày 30-10-1956 mang tên: “Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo”. Với bài này dám đòi “xây dựng” cả lãnh đạo nên bị coi là phạm thượng, ông đã bị sa thải khỏi Đại học và lấy mất hết các chức tước, địa vị để cuối đời phải than trong sách Un Excommuniéi (“Kẻ bị khai trừ”) do nhà sách Quê Mẹ in ra ở Pháp năm 1992 là ông và gia đình ông đói triền miên mấy chục năm trời cho đến gần ngày chết.
Trong những lựa chọn của người miền Bắc suốt thời gian đất nước bị phân chia (1954-1975), một trong những điều bi đát nhất là do chính sách bít bùng thông tin đối với người dân của chế độ và đặc biệt các trí thức và văn nghệ sĩ đã như bị thuốc nên tin tưởng mù quáng vào chế độ, để đến khi vỡ mộng, nhìn ra sự thật thì hàng triệu người đã ngã xuống.
Người nhìn ra được cái dối trá của chế độ không nhiều. Hay có nhìn ra thì cũng không có cách vùng vẫy ra khỏi sự kiềm tỏa của nó. Liều mạng bơi qua sông Bốn Hải như Vũ Anh Khanh thì bị bắn chết, may mắn lắm thì mới tìm được đường băng rừng đi qua Lào như cựu Dân biểu Nguyễn Văn Kim, nhà văn Song Nhị hay cựu nữ sinh viên Hà Nội Tô Bạch Tuyết… Chỗ còn lại chỉ biết cắn răng mà chịu đựng! Chọn ở lại như nhà thơ Quang Dũng cũng không yên, cũng chết đói.
Hiếm có người nhìn ra được miền Nam như một lối thoát. Nguyễn Hữu Đang, sau vụ Nhân Văn
- Giai Phẩm, có tính đi vào Nam nhưng bất thành. Nguyễn Chí Thiện giữ được sự cân bằng trong tư tưởng vì còn giữ được niềm tin vào miền Nam (“Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan/Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn”). Đâu phải vì miền Nam là một thiên đường mà chỉ vì miền Nam là một “alternative”, một hướng có thể nhìn tới khi mọi hướng khác đều bít lối. Đó chính là nỗi đau của cả một nửa dân tộc trong một thời gian dài…
Trường hợp Trần Đức Thảo khác hẳn những trường hợp nêu trên. Nếu Nguyễn Mạnh Tường đã về nước được cả 20 năm trước khi Việt Minh lên cầm quyền thì Trần Đức Thảo lại từ Pháp xin về để phục vụ “cách mạng” (1951). Ông về trong tin tưởng là cách mạng Việt Nam có thể khác được các cách mạng cộng sản đàn anh của nó. Ông về với lòng tin trong sáng là Marx đúng, chỉ những người đem chủ thuyết của Marx ra thực hiện là sai: Những bi kịch của cách mạng Nga, cách mạng Tàu bị xem là những sai lầm khủng khiếp của Stalin, Mao…. ông về với ảo tưởng là ông có thể đem những hiểu biết “đúng” của ông về chủ thuyết Marx góp ý cho lãnh đạo Việt Nam tránh được những sai lầm tai họa kia.
Nhưng ngay từ đầu ông đã bị gạt sang bên lề. “Ông cụ” không cần đến những đóng góp của ông, “Ông Cụ” chỉ dùng ông như một thứ trang trí cho chế độ, cùng lắm là một thứ bẫy để thu phục những trí thức khác ở nước ngoài về.
Nhưng rồi ông vẫn bám lấy ảo ảnh là sự hiện diện của ông không phải là thừa. Nếu người ta không để cho ông đóng góp thì sự thật từ miệng ông ra vẫn không phải là vô ích. Và sự có mặt của ông ở Việt Nam, ở trong kháng chiến, theo ông tự nhủ là để trải nghiệm sự thực về đất nước. Chữ “trải nghiệm” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong những phát biểu của ông, thậm chí thành lý do biện hộ cho tất cả những nhục nhằn, đau khổ, không trừ cái đói khát mà ông đã phải hứng chịu để mài dũa sự hiểu biết về Marx và chủ thuyết Marx.
Cũng như Marx nhấn mạnh vào Praxis, “sự cần thiết phê bình xã hội không khoan nhượng” và cũng như trường phái Praxis những năm 1960 ở Nam Tư kêu gọi “trở về Marx đích thực chống lại cái Marx bị xuyên tạc như nhau bởi bọn xã hội dân chủ ở bên hữu và bọn Stalinit ở bên tả” (Tựa Erich Fromm viết cho cuốn Từ dư dật đến Praxis của Mihailo Markovic), Trần Đức Thảo tin rằng: cái Marx như ông hiểu, cộng với trải nghiệm của cách mạng Việt Nam (học chính từ những đau thương ghê gớm của đất nước), sẽ giúp tìm ra một xã hội lý tưởng, hài hoà và hoà bình làm mẫu mực cho thế giới.
Quyển sách mà độc giả cầm trong tay là những ghi chép trung thực của tác giả Tri Vũ - Phan Ngọc Khuê từ những trao đổi gần như hàng tuần mà ông và một vài người bạn của ông đã có với triết gia Trần Đức Thảo trong sáu tháng cuối đời. Trong giai đoạn này, Trần Đức Thảo như chạy đua với thời gian để mong hoàn tất một cuốn “summum opus”, một cuốn sách để đời chắt lọc hết những suy nghiệm một đời của ông. Nhưng Trời đã không cho ông cái duyên may đó. Bởi vậy mà cuốn sách này phải thay chỗ cho những lời trối trăng của một triết gia hàng đầu của Việt Nam trong thế kỷ 20.
Ông phải? Ông trái? Điều đó không quan trọng bằng những suy tư thật sâu sắc của một bộ óc triết gia được huấn luyện chính quy về một đất nước lắm khổ đau là Việt Nam của tất cả chúng ta.
Ghi nhận
Trong quá trình biên soạn, để tái bản cuốn sách này mà tên gốc là Nỗi hối hận lúc hoàng hôn, chúng tôi ở nhà xuất bản đã nhận được khá nhiều sự trợ giúp:
Của chính tác giả Tri Vũ - Phan Ngọc Khuê đã cho phép chúng tôi đổi tên sách thành TRẦN ĐỨC THẢO: Những lời trăng trối để có lẽ dễ nhận ra hơn đối với những ai quan tâm đến triết gia và đề tài.
Của nhà văn Vũ Thư Hiên ở Pháp đã sốt sắng và mau mắn tìm cho chúng tôi một số hình và ảnh về giáo sư Trần Đức Thảo. Theo ông, khi lời kêu gọi của Tổ Hợp đưa ra thì không ít bạn đã đáp ứng và nhờ nhà văn chuyển cho chúng tôi.
Của hoạ sĩ Vũ Tuân, tác giả của một bức hoạ xuất sắc mà chúng tôi có in lại nơi trang 9.
Của Luật sư Dương Hà đã chuyển cho chúng tôi thủ bút bài thơ “Nhà triết học” của Huy Cận.
Của cả một số tác giả vô danh (chỉ vô danh đối với chúng tôi ở Tổ Hợp vì không được biết rõ) mà chúng tôi xin mạn phép dùng hình vẽ hay hình chụp nơi trang bìa và trang 8.
Của giáo sư Shawn McHale thuộc Đại học George Washington DC, một trong những người đầu tiên nhìn ra tầm quan trọng của cuốn sách.
Của nhà báo Nguyễn Minh Cần ở Moscow là người khuyến khích và cổ võ cho việc chúng tôi tái bản cuốn sách để phục hồi danh dự cho một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, bị dập vùi chỉ vì đã khảng khái lên tiếng trong mấy bài đòi tự do tư tưởng trên Nhân Văn - Giai Phẩm cách đây gần 50 năm - tóm lại để trả lại sự thật cho lịch sử.
Và của một số bạn rất mong mà không có dịp đọc ấn bản nguyên sơ của tác giả Tri Vũ - Phan Ngọc Khuê.
Với tất cả những vị nêu trên, chúng tôi xin được ghi nhận những lời tri ân chân tình của chúng tôi.
Tiếng thở như lời than
Bao đêm thao thức thật thà
Tìm tòi chân lý, té ra tầm ruồng!
-Bùi Giáng-
Đặc biệt cảm ơn giáo sư Bùi Doãn Khanh đã sắp đặt những buổi mạn đàm tâm sự của giáo sư Trần Đức Thảo, đã chịu khó đọc lại bản thảo của tập sách này.
Lời mở đầu để tái bản
Sách được xuất bản lần đầu với số lượng ít, chỉ là để thăm dò ý kiến thân hữu và bạn đọc. Nhưng đã nhận được những lời phê bình khích lệ.
Truyện kể về hành trình một nhà triết học trong quá trình trở thành một triết gia, qua những trải nghiệm vỡ mộng đau đớn phũ phàng của thực tại. Cuối cùng triết gia nhận thấy mình đã sai, “lãnh đạo” cũng đã sai… Đây chính là Bi Kịch Thời Đại. Bởi chẳng những sai lầm ấy có tính sinh tử đối với một đời người, mà còn thê thảm hơn đối với cả vận mệnh dân tộc…
Tiếp cận với suy nghĩ của một bộ óc thông minh, có năng khiếu suy tư tới mức thông thái là một kinh nghiệm hữu ích trong sinh hoạt tư tưởng, đang được phổ biến.
Suy tư là một khả năng bẩm sinh của con người, nhưng không phải lúc nào, ở đâu… ai ai cũng biết, cũng có phương pháp suy tư để đạt tới cái nhìn nhân quả của mỗi hành động, mỗi sự kiện, mỗi hoàn cảnh, mỗi thân phận…
Bạn đọc đã chỉ ra, ở lần xuất bản đầu này, nhiều lỗi gõ, lỗi chính tả… Hơn nữa tờ bìa và tựa đề cũng bị chê là có vẻ tiểu thuyết quá, lãng mạn mơ hồ quá. Mục “đôi lời” mở đầu thực ra cũng không cần thiết vì chẳng giới thiệu rõ được tinh thần cũng như nội dung cuốn sách.
Một cuộc đời tốt, xấu, có đủ khen, chê, nếu để nó rơi vào quên lãng thì đâu có ích gì? Nhưng khi được đưa ra ánh sáng dư luận, được phân tích khách quan, như một trải nghiệm sống, thì cuộc đời ấy cũng có giá trị thử nghiệm của nó. Suy nghĩ thấu đáo về một thực tại bế tắc của cá nhân chao đảo lập trường, của dân tộc bị nhận chìm trong chia rẽ, đã phải hứng chịu bao di sản nặng nề của chiến tranh, bao hệ quả đau đớn của cách mạng… thì đây cũng là một cách đi tìm lối thoát ra khỏi bế tắc.
Ở lần tái bản này, sách đã được chỉnh sửa lại. Mong nó có thể gợi ra một cách nhìn lại thấu đáo giai đoạn lịch sử đương đại. Và biết đâu, từ cách nhìn lại ấy, mà có cơ may băng bó lại những vết thương, hàn gắn những rạn nứt, đổ vỡ của lịch sử, để anh em, dù “đỏ” hay “vàng”, vì tình thương dân tộc, mà sẽ có ngày lau nước mắt cho nhau, để rồi vui vẻ sum họp lại một nhà. Đây có thể là một kết quả quá viển vông chăng?
***
Đọc tiếp:
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Chương 1: https://www.minds.com/newsfeed/1024274904705683456?referrer=HoangVanLam
*****
Đọc thêm:
- BÊN THẮNG CUỘC - Huy Đức - Tập I - GIẢI PHÓNG: https://www.minds.com/newsfeed/1022835652882538496?referrer=HoangVanLam
- BÊN THẮNG CUỘC - Huy Đức - Tập II – QUYỀN BÍNH: https://www.minds.com/newsfeed/1022868148168970240?referrer=HoangVanLam
- ÐÈN CÙ – Trần Đĩnh: https://www.minds.com/newsfeed/1023122298379116544?referrer=HoangVanLam
- LỜI AI ĐIẾU - Lê Phú Khải: https://www.minds.com/newsfeed/1019871506145529856?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Tống Văn Công: https://www.minds.com/newsfeed/1020165338043068416?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ - Đăng Chí Hùng: https://www.minds.com/newsfeed/1022167805560205312?referrer=HoangVanLam
- MỘT CƠN GIÓ BỤI – Trần Trọng Kim: https://www.minds.com/newsfeed/1024184738308059136?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Lời nhà xuất bản: https://www.minds.com/newsfeed/1024274571801423872?referrer=HoangVanLam
- CHẾT DƯỚI TAY TRUNG QUỐC : https://www.minds.com/newsfeed/1021351787104669696?referrer=HoangVanLam
- Nạn nhân của bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”: https://www.minds.com/newsfeed/1022085243194159104?referrer=HoangVanLam
- Cộng Sản Hà Nội – Một Tổ Chức Buôn Bán Con Người Khủng Khiếp!: https://www.minds.com/newsfeed/1022118410840231936?referrer=HoangVanLam
- Nghiên cứu ông Cụ: https://www.minds.com/newsfeed/1022430294764007424?referrer=HoangVanLam
***
Tìm kiếm các chương:
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Lời nhà xuất bản: https://www.minds.com/newsfeed/1024274571801423872?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Chương 1: https://www.minds.com/newsfeed/1024274904705683456?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Chương 2: https://www.minds.com/newsfeed/1024282008754954240?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Chương 3: https://www.minds.com/newsfeed/1024285110199615488?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Chương 4: https://www.minds.com/newsfeed/1024289744899821568?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Chương 5: https://www.minds.com/newsfeed/1024294624398938112?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Chương 6: https://www.minds.com/newsfeed/1024304196547710976?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Chương 7: https://www.minds.com/newsfeed/1024307182770823168?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Chương 8: https://www.minds.com/newsfeed/1024311761772191744?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Chương 9: https://www.minds.com/newsfeed/1024315451586801664?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Chương 10: https://www.minds.com/newsfeed/1024321168136146944?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Chương 11: https://www.minds.com/newsfeed/1024329522513408000?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Chương 12: https://www.minds.com/newsfeed/1024336059379159040?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Chương 13: https://www.minds.com/newsfeed/1024342672466919424?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Chương 14: https://www.minds.com/newsfeed/1024347362524098560?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Chương 15: https://www.minds.com/newsfeed/1024349192446844928?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Chương 16: https://www.minds.com/newsfeed/1024351212811137024?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG LỜI TRĂN TRỐI - Trần Đức Thảo - Phụ lục: https://www.minds.com/newsfeed/1024355336582979584?referrer=HoangVanLam
Please to comment
LỜI AI ĐIẾU
Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 1)
Lời Nhà Xuất Bản
Vào thập niên 50 tại Âu Châu và ngay cả tại Mỹ, phong trào thiên tả lan rộng trong giới trí thức. Tầng lớp có học thời ấy tự hào “phàm là trí thức thì phải thiên tả.” Điển hình là hai triết gia Jean Paul Satre người Pháp, Bertrand Russel người Anh và nữ tài tử Mỹ Jane Fonda. Phong trào thiên tả ngưỡng vọng nhiều tay lãnh tụ cộng sản trên thế giới và xem Liên Xô là “cái nôi” cuộc cách mạng xã hội của loài người. Thậm chí cho tới mãi năm 1989 tại thành phố Bergen – Na Uy, giới trí thức, giới cầm bút hay giáo sư đại học vẫn còn ca tụng Lênin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và ngay cả Pol Pot, tên đồ tể diệt chủng dân tộc Khmer.
Đám người mắc chứng “mê Cộng” này còn táo...See moreLỜI AI ĐIẾU
Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 1)
Lời Nhà Xuất Bản
Vào thập niên 50 tại Âu Châu và ngay cả tại Mỹ, phong trào thiên tả lan rộng trong giới trí thức. Tầng lớp có học thời ấy tự hào “phàm là trí thức thì phải thiên tả.” Điển hình là hai triết gia Jean Paul Satre người Pháp, Bertrand Russel người Anh và nữ tài tử Mỹ Jane Fonda. Phong trào thiên tả ngưỡng vọng nhiều tay lãnh tụ cộng sản trên thế giới và xem Liên Xô là “cái nôi” cuộc cách mạng xã hội của loài người. Thậm chí cho tới mãi năm 1989 tại thành phố Bergen – Na Uy, giới trí thức, giới cầm bút hay giáo sư đại học vẫn còn ca tụng Lênin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và ngay cả Pol Pot, tên đồ tể diệt chủng dân tộc Khmer.
Đám người mắc chứng “mê Cộng” này còn táo tợn cho rằng “tuổi đôi mươi mà không theo Cộng Sản là không có trái tim.”
May cho đám đó là họ chỉ luẩn quẩn ở các đô thị xa hoa, uống rượu chát, ăn bò bí tết để mơ mộng xây dựng “thiên đường cộng sản” chứ không có, dù một ngày, trải nghiệm bằng chính bản thân cái chủ nghĩa là “căn bệnh ung thư” này của nhân loại.
Họ không có cái TRÍ của Nguyễn Chí Thiện để sớm nhận ra bộ mặt không có tính người của cộng sản, như trong thơ của Ngục Sĩ này viết:
“Tuổi hai mươi mắt nhìn đời trẻ dại
Ngỡ cờ sao rực rỡ
Tô thắm màu xứ sở yêu thương
Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường
Hung bạo phá bờ kim cổ.”
Và như trường hợp tác giả cuốn Lời Ai Điếu này, nhà báo Lê Phú Khải, sớm nhìn rõ Chủ nghĩa Cộng sản từ lúc bước vào tuổi hai mươi: “Nghĩ ra một chủ nghĩa bao giờ cũng là các bậc thiên tài. Thực hiện cái chủ nghĩa đó bao giờ cũng là những người cuồng tín và hưởng thành quả của chủ nghĩa đó thì bao giờ cũng là bọn lưu manh.”
Khác với Jean Paul Sartre, Bertrand Russel hay Jane Fonda chỉ vỡ cơn huyễn mộng sau khi “Đế quốc Ma quỷ Liên Xô” và các chế độ cộng sản Đông Âu tan rã như cơm nguội gặp mưa, Lê Phú Khải cương quyết “không cần trái tim để theo cộng sản”dù như ông tự thuật, cả gia đình ông là cộng sản nòi: “Mỗi khi họ Lê Phú nhà tôi giỗ tết, tập hợp đông đủ nội ngoại, dâu rể thì nhìn đâu cũng thấy Đảng viên. Có lẽ, chỉ có mấy cái cột nhà và tôi là không phải Đảng viên mà thôi!” Hít thở không khí như thế, mà Lê Phú Khải nhiều lần từ chối vào Đảng vì ông thấy chế độ mà ông đang sống là một chế độ độc tài.
Lê Phú Khải trải nghiệm cái xã hội trại lính ở miền bắc từ khi muốn thi vào đại học, ông phác giác rất rõ cái chủ nghĩa Mác Lê với quan điểm giai cấp dấu tranh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì mới đẻ ra cái cách tuyển sinh “man rợ” như thế và nó lạc hậu hơn tất cả các hình thái xã hội có từ trước đó. Vì cộng sản chỉ lựa chọn sinh viên đại học dựa trên tiêu chuẩn thành phần giai cấp nên sản sinh một lớp người sau khi tốt nghiệp đa phần là những kẻ dốt nát, ngu si nhất, và “kẻ dốt nát xuất thân từ thành phần bần cố nông nghèo khổ một khi có quyền thì chỉ lo tham nhũng, vơ vét mà thôi.”
Cũng vì chủ trương đấu tranh gia cấp, nên chế độ đã phát động chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất nhằm “đào tận gốc, trốc tận rễ” những thành phần khác của xã hội “Trí, Phú, Địa, Hào, Tôn giáo” và hậu quả là cả trăm ngàn người chết oan khuất trong cơn “say máu vĩ cuồng” của cộng sản với những câu thơ khẩu hiệu của Tố Hữu “Giết, giết nữa, bàn tay không chút nghỉ… Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.” Lê Phú Khải trải nghiệm cái xã hội rơi vào điên loạn đó ngay tại quê vợ của ông khi chứng kiến cảnh nát lòng của một phú nông trong làng từng chứa chấp Việt Minh hoạt động, bị đấu tố trong cải cách ruộng đất, bị bức cung nên phẫn uất quá cho gọi tất cả các con cái về nhà, dồn vào một buồng rồi tưới xăng tự thiêu, “những đứa trẻ chết đen thui còn xác người vợ trương phồng lên như con bò!”
Thân phận trí thức ở đất nước nào cộng sản cai trị thì thành phần có học này cũng chịu những cay đắng, thống khổ giống nhau. Boris Pasternak, văn hào Nga đoạt giải Nobel Văn Chương năm 1958, trong tác phẩm lẫy lừng “Doctor Zhivago” đã gột tả nỗi tũi nhục của nhân vật chính, bác sĩ Zhivago, bị công an bắt vì ăn cắp vài cây gỗ sưởi ấm cho gia đình trong cái lạnh cắt da của mùa Đông nước Nga.
Việt Nam, qua lời kể của Lê Phú Khải, trong một phiên họp rất căng do bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn chủ trì, giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng, vì quá sợ, mồ hôi vã ra như tắm, rút khăn tay trong túi lau mặt khiến những gói mỳ chính (người miền Nam gọi là bột ngọt) nhỏ rơi ra. bác sĩ Tùng có thói quen cất những gói mì chính nhỏ trong người để mỗi khi ăn phở ông lấy ra một gói cho vào tô. Buổi họp có mặt của Tướng công an Lê Phú Qua, chú ruột tác giả, tướng Qua thấy bác sĩ Tùng run quá, phải cúi xuống nhặt dùm các gói mì chính rồi để lại vào túi bác sĩ Tùng.
Đọc những đoạn Lê Phú Khải phơi bày tâm tình của mình trên giấy khi viết về thân phận trí thức trong chế độ cộng sản, người ta có cảm tưởng tác giả như đang nuốt ngược vào lòng nỗi tủi nhục của phận người bị guồng máy toàn trị dìm xuống tận đất đen. Như một lần ông đến thăm nhà văn 50 tuổi đảng Nguyễn Khải trước khi ông khải qua đời năm 2008. Nguyễn Khải nắm tay bạn buồn bã nói: “Nhà văn Việt Nam bị ba đứa nó khinh. Thứ nhất là thằng lãnh đạo nó khinh. Thứ hai là độc giả nó khinh. Và thứ ba là đêm nằm vắt tay lên trán mình lại tự khinh mình!”
Do làm báo, Lê Phú Khải có nhiều cơ hội chứng kiến quyền uy của giới lãnh đạo. Ông nói “Lê Duẩn mắng mỏ người khác như mắng gia nhân đầy tớ.” Và những tay lãnh đạo sau Lê Duẩn thì cũng “cá mè một lứa”, Phan Văn Khải thì bảo Trần Đức Lương nên trả lại những quả đồi mà ông ta đã chiếm để làm villa, biệt thự. Còn Trần Đức Lương thì mắng lại Phan Văn Khải “mày hãy về bảo thằng con mày đừng giết người nữa rồi hãy bảo tao trả lại mấy quả đồi”. Lê Phú Khải nhận xét, họ mắng chửi nhau còn hơn hàng tôm, hàng cá rồi lại khuyên nhau “vì sự ổn định đất nước”, “vì sự nghiệp lớn”, nên gác lại mọi chuyện, rồi lại hỷ hả với nhau, đâu lại vào đó!
Riêng cách của Lê Duẩn đối với Võ Nguyên Giáp thì Lê Phú Khải nói rằng, đó là lối đối xử “vô sản gắn liền với vô học.” Ông kể: “Sau chiến tranh biến giới với Trung Quốc 1979, tên Trọng Hy Đông ở Ủy ban Kiều vụ, Quốc vụ Viện trung Quốc, hàm ngang bộ trưởng, sang Việt Nam để giải quyết các vấn đề hậu chiến tranh như tù binh v.v. Khi xe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa đến cũng là lúc xe Lê Duẩn vừa tới, Lê Duẩn chỉ vào mặt tướng Giáp và nói như quát: – Cuộc họp không có anh! Võ Nguyên Giáp nói: – Vậy tôi về. Thế là ông Giáo lủi thủi lên xe ra về.”
Có lần Lê Phú Khải cùng các ký giả khác tham dự cuộc họp báo của Phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm tại phòng tiếp khác VIP của phi trường Tân Sơn Nhất, ông tận mắt thấy cảnh Nguyễn Mạnh Cầm vừa trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng Nói Việt Nam, vừa nhìn sang phía quầy bán hàng phục vụ khách VIP, “nơi cô Phương Uyên đang nhổm người lên để lộ cả quần xi líp mầu hồng bên trong!” Lúc về cơ quan, Lê Phú Khải bảo với lãnh đạo của ông là ông sẽ viết lại giáo trình bài “phỏng vấn”, rằng “mỗi khi một cơ quan báo chí cử phóng viên đi phỏng vấn các VIO, thì nên cử nữ phóng viên xinh đẹp, mặc váy ngắn, xi líp màu hồng!”
Vì sinh ra trong gia đình cộng sản nòi, chú bác, anh em có người lên tới hàng lãnh đạo trung cao cấp của đảng, Lê Phú Khải được nghe những nhận xét về nhiều nhân vật chóp bu của chế độ, như lời chú ruột ông là Tướng công an Lê Phú Qua, hoặc qua lời kể của em gái ông, cô Tuyết:
– Thủ tướng bám quyền hơn 30 năm Phạm Văn Đồng: “Chủ quan, bốc đồng, rất vô tích sự và chỉ làm hại đất nước!”
– Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn: “Quan liêu nặng, dốt nát nhưng hay khoe mẽ, ích kỷ và dối trá, thích cấp dưới tâng bốc mình, ghét người trung thực, đặc biệt là ghét trí thức. Vợ Hoàn là một người tham lam vô độ, cái gì vơ được là vơ.”
– Riêng với Hồ Chí Minh, cũng giống như một số lớn dân miền Bắc, không hiểu rõ chân tướng ông Hồ, nên Lê Phú Khải trong cách viết vẫn còn lộ chút tình cảm kính trọng nhân vật này. Dù vậy, qua đoạn thuật lại nhận xét của Giáo sư Tạ Quang Bửu, người đọc cũng có thể thấy được cảm nhận của Lê Phú Khải về ông Hồ: “Thời đó, trong nhiều năm dài, hễ thi văn dù thi tốt nghiệp phổ thông hay thi vào các trường đại học, đề thi quanh đi quẩn lại vẫn là thơ Hồ Chí Minh hoặc thơ Tố Hữu. Có lần, xem đề thi vào đại học, Bộ trường Bộ đại học và Trung hoạc Chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu phán một câu: “Đây là tà thuyết!”
Lê Phú Khải có cô em tên Tuyết, làm việc cho cơ quan cần vụ chuyên cung cấp thực phẩm cho các ủy viên Bộ Chính trị. Có lần cô Tuyết kể lại, vào thời ông Trần Xuân Bác đưa ra lý thuyết đa nguyên, Bộ Chính trị lúc đó chia rẽ và nghi kỵ nhau lắm, đi họp ai cũng được vợ chuẩn bị một chai nước riêng, để trong túi, khi khát thì lén quay đi, rót uống, vì họ sợ bị đầu độc. Ngay cả nhân vật “hét ra lửa mửa ra khói” là Lê Đức Thọ cũng sợ. Theo lời cô Tuyết, có lần, khi cần vụ của Lê Đức Thọ đem một cái chăn bông đã rách nát đến đổi chăn bông mới, cô nói với chú cần vụ này, “thủ trưởng của cậu tiết kiệm quá, chăn rách lòi cả bông thế này mới chịu đem đổi. Cậu ta cười nói, tiết kiệm cái con tiều! Tối nào trước lúc đi ngủ ông ta cũng nắn bóp cái chăn đến nửa tiếng đồng hồ, chỉ sợ người ta gài mìn thôi nên chăn mới rách bươm ra như thế.”
– Về nhân vật Nguyễn Thị Bình, từng một thời lãnh đạo tổ chức bù nhìn của Hà Nội là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, Lê Phú Khải viết (theo lời kể lại của nhà văn Nguyên Ngọc), một hôm bà Bình “triệu tập” một nhóm trí thức hơn 10 người lại, đặt câu hỏi, chúng ta sai từ bao giờ? Mọi người đều nói sai từ năm 1951, khi đại hội lần thứ hai của Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam cho mọi đường lối chính sách của mình. Riêng Nguyên Ngọc nói: “Sai từ đại hội Tour.” (vào năm 1920, khi cơ quan tình báo KGB của Liên Xô cho thành lập đảng cộng sản Pháp, tách ra từ Đảng Xã Hội, Hồ Chí Minh được tham gia vào Đảng Xã Hội khi ấy ngả theo Liên Xô để rồi gia nhập phong trào cộng sản Pháp từ lúc đó – chú thích của NXB). “Bà Bình không đồng ý.” Vậy mà sang ngày hôm sau bà Bình bảo Nguyên Ngọc: “Chị đã suy nghĩ suốt đêm qua, Nguyên Ngọc nói đúng đấy!”
Qua những trải nghiệm ngưởi thực, việc thực nói trên, Lê Phú Khải chua chát kết luận: “Một đất nước được lãnh đạo bởi những con người hoang tưởng và lố bịch như thế thì đất nước sẽ đi về đâu? Nhân dân sẽ sống thế nào? Còn đám trí thức kia thì chỉ ngậm miệng ăn tiền mà thôi.”
Một lần, Lê Phú Khải đi Mạc Tư Khoa và gặp một trí thức Nga. Ông này ví von, “Liên Xô của chúng tôi là một cái chiến hạm mắc cạn còn Việt Nam là một chiếc thuyền thúng không biết trôi dạt đi đâu!” Ba mươi năm sau kể từ cuộc trò chuyện đó, tác giả cay đắng khi nghe ông Tổng bí thư đương quyền Nguyễn Phú Trọng vẫn kiên quyết bác bỏ “tam quyền phân lập” để bảo vệ chế độ độc đảng! Lê Phú Khải nhận định rằng, như vậy là Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn quyết đội trên đầu mình cái mũ mà cả loài người tiến bộ đã vứt bỏ. Cái mũ độc đảng! Tác giả nhận định, “rõ ràng, cái chiến hạm Liên Xô đã thoát cảnh mắc cạn, nhưng cái chiến hạm ấy do anh chàng KGB Putin cầm lái chưa biết nó sẽ đi về đâu. Còn con thuyền thúng Việt Nam thì đang trôi dạt vào một vùng sóng to gió lớn. Chắc chắn nó sẽ bị lật úp nếu những người trên con thuyền thúng đó không dám can đảm nhảy xuống nước mà bơi vào bờ, cứ khư khư ôm lấy con thuyền đó.”
Sống nhiều, đi nhiều, gặp gỡ nhiều, Lê Phú Khải thu vào ống kính đời mình nhiều góc cạnh, người, vật, sự kiện… Không báng bổ, không lớn tiếng kết án, không ca ngợi, ông từ tốn mô tả con người và đất nước Việt Nam qua cách quan sát tinh tế của mình. Những năm sau này, ông dấn thân vào con đường đấu tranh Tự Do-Dân Chủ, nên thân thiết với một lớp người mới, những người đang tới của Việt Nam.
Nhớ về Kiến Giang, một con người quyết liệt, từ chỗ là một tín đồ ngoan đạo của Chủ nghĩa Mác-Lênin và sùng bái Liên Xô, đến chỗ dứt khoát từ bỏ Chủ nghĩa Cộng sản nên bị tù vì tham gia nhóm “Xét Lại Chống Đảng”, Lê Phú Khải thuật lời Kiến Giang kể: “Lần cuối cùng Lê Đức Thọ vào thăm tôi, ông ta nói, các cậu hay đề cao trí thức, phó tiến sỹ đi học nước ngoài học về thì tớ cho thêm 5 đồng vào lương, thế thôi! Tôi nhìn thẳng Thọ nói, xưa Đảng vô học vì phải đi đánh giặc, nay Đảng có chính quyền mà Đảng lại sùng bái sự vô học thì không được! Lê Đức Thọ đứng lên ra về. Ít phút sau tay giám thị trại giam vào hoảng hốt nói, kỳ này thủ trưởng vào là để cho ông về, vậy là chết rồi! Ông làm thủ trưởng phật lòng, vậy là tiếp tục tù dài!”
Và Kiến Giang kết luận: “Chúng ta không sợ lạc hậu, mà chỉ sợ nhất là lạc lõng giữa loài người.”
Với Hà Sĩ Phu, nổi tiếng qua bài viết “Nắm Tay Nhau Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ”, Lê Phú Khải nhớ có lần Hà Sĩ Phu nhận định rằng, khi chưa có chính quyền, người cộng sản rước chủ nghĩa Mác vào cửa sau, nay có chính quyền rồi lại treo Mác trước cửa nhà để treo đầu dê bán thịt chó, thì đó là thái độ lấy oán báo ân! Rõ ràng, “chế độ độc đảng như con vật đơn bào, nó có thể tồn tại từ thời hồng hoang của lịch sử đến ngày nay, nhưng chỉ tồn tại trong cống rãnh mà thôi. Muốn nên người, nó phải là con vật đa bào.”
Lê Phú Khải còn nhắc lại những lần trò chuyện với Dương Thu Hương, nhà văn nữ đã một mình khai chiến với chế độ cộng sản và được báo chí Pháp ca ngợi là “Con Sói Đơn Độc.” Ngay tại căn nhà của Dương Thu Hương ở Hà Nội, bà nói với tác giả: “Cần có cách mạng để quét đi những rác rưởi, và cần có tự do để quét đi những rác rưởi mà một cuộc cách mạng đã sinh ra! Chỉ tiếc là, rác rưởi mà một cuộc cách mạmg vô sản đã sinh ra lại nhiều hơn cảrác rưởi mà nó định quét đi!”
Tác giả Lời Ai Điếu dù thuộc lớp tuổi “thấp thập cổ lai hy” vẫn tìm cách gần gũi những lớp trẻ thuộc hàng em, cháu đang dấn thân đấu tranh cho Tự Do-Dân Chủ. Qua những lần gặp gỡ, trò chuyện, ông nhận ra đặc trưng của lớp người trẻ này như Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Thục Vy… là họ quyết liệt không chấp nhận cộng sản, họ coi cộng sản đồng nghĩa với tối tăm, sai trái, lừa dối, tàn bạo, phản cuộc sống, phản con người. Thế hệ của họ đã “chỉ thẳng mặt Đảng Cộng sản là quân bán nước.”
Đoạn cuối tác phẩm này, Lê Phú Khải tâm sự, ông năm nay đã 72 tuổi, tức là đã sống cả đời trong chế độ Đảng trị. Ông không vào Đảng trong một chế độ Đảng trị thì đương nhiên con đường “tiến thân” là u ám rồi! Ông nói: “Tôi ý thức rất rõ điều này và hoàn toàn bằng lòng, vui vẻ với con đường mình đã chọn, làm một người tự do ngoài Đảng.”
Và những dòng cuối của cuốn sách, Lê Phú Khải viết: “Sáng sớm ngày 14/09/1985 tôi đang ở bến đò Cà Mau chờ đi Năm Căn thì nghe tin đổi tiền. Mới tối hôm trước Đài Tiếng nói Việt Nam (cơ quan tôi làm việc) còn nói ‘Không có chuyện đổi tiền, đồng bào đừng nghe kẻ xấu tung tin đổi tiền’, vậy mà sáng hôm sau 14/09/1985 chính cái đài ấy lại hô hào nhân dân đến các trạm đổi tiền để đổi tiền. Một bà già lớn tuổi ngồi cùng ghe đã chỉ tay lên cái loa đang loan tin đổi tiền ở trên bờ chửi, cái đài này nó nói dóc còn hơn con điếm.”
Lê Phú Khải chấm dứt cuốn sách bằng câu:
“Tôi đã phải sống với ‘con điếm’ ấy cả đời người!”
Rõ ràng, dòng cuối cùng của Lê Phú Khải là LỜI AI ĐIẾU dành cho chế độ toàn trị đang cố bám quyền trên đất nước Việt Nam chúng ta.
Tháng Tư, 2016
Nhà xuất bản Người Việt
Đinh Quang Anh Thái
-----
Tháng Tám 4, 2016 Phan Ba Báo chí Hồi ký Lê Phú Khải, lời ai điếu
Link: https://phanba.wordpress.com/2016/08/04/hoi-ky-le-phu-khai-ban-day-du-ky-1/
Đọc tiếp:
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 2): https://www.minds.com/newsfeed/1019872154710347776?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 3):
https://www.minds.com/newsfeed/1019873276747919360?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 4): https://www.minds.com/newsfeed/1019874154103676928?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 5): https://www.minds.com/newsfeed/1019874753700769792?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 6): https://www.minds.com/newsfeed/1019875169964105728?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 7): https://www.minds.com/newsfeed/1019875766543372288?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 8): https://www.minds.com/newsfeed/1019876544374611968?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 9): https://www.minds.com/newsfeed/1019877307838603264?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 10): https://www.minds.com/newsfeed/1019877630827614208?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 11): https://www.minds.com/newsfeed/1019877983002349568?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 12): https://www.minds.com/newsfeed/1019878588886253568?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 13): https://www.minds.com/newsfeed/1019878999822864384?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 14): https://www.minds.com/newsfeed/1019879547523878912?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 15): https://www.minds.com/newsfeed/1019879923109146624?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 16): https://www.minds.com/newsfeed/1019882351137206272?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 17): https://www.minds.com/newsfeed/1019882624677130240?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 18): https://www.minds.com/newsfeed/1019883056841072640?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 19): https://www.minds.com/newsfeed/1019883441955704832?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 20): https://www.minds.com/newsfeed/1019883660420632576?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 21): https://www.minds.com/newsfeed/1019884908175740928?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 22): https://www.minds.com/newsfeed/1019885317801615360?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 23): https://www.minds.com/newsfeed/1019885759111942144?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 24): https://www.minds.com/newsfeed/1019886326475034624?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 25): https://www.minds.com/newsfeed/1019886581300297728?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 26): https://www.minds.com/newsfeed/1019886911192539136?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 27): https://www.minds.com/newsfeed/1019887148284325888?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 28): https://www.minds.com/newsfeed/1019887481288970240?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 29): https://www.minds.com/newsfeed/1019887767837188096?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 30): https://www.minds.com/newsfeed/1019887978079027200?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 31): https://www.minds.com/newsfeed/1019888268125380608?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 32): https://www.minds.com/newsfeed/1019888553281359872?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 33): https://www.minds.com/newsfeed/1019888866130624512?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 34): https://www.minds.com/newsfeed/1019889318479765504?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 35): https://www.minds.com/newsfeed/1019889486904070144?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 36): https://www.minds.com/newsfeed/1019890181229154304?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 37): https://www.minds.com/newsfeed/1019890601192230912?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 38): https://www.minds.com/newsfeed/1019890766294786048?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 39): https://www.minds.com/newsfeed/1019891114827108352?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 40): https://www.minds.com/newsfeed/1019891447277789184?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 41): https://www.minds.com/newsfeed/1019920532781977600?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 42): https://www.minds.com/newsfeed/1019921869374201856?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 43): https://www.minds.com/newsfeed/1019922186839228416?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 44): https://www.minds.com/newsfeed/1019922458552643584?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 45): https://www.minds.com/newsfeed/1019922904291704832?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 46): https://www.minds.com/newsfeed/1019923274130862080?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 47): https://www.minds.com/newsfeed/1019923545166786560?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 48): https://www.minds.com/newsfeed/1019923787620192256?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 49): https://www.minds.com/newsfeed/1019924200876576768?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 50): https://www.minds.com/newsfeed/1019924702150754304?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 51): https://www.minds.com/newsfeed/1019925102563856384?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 52): https://www.minds.com/newsfeed/1019925352928587776?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 53): https://www.minds.com/newsfeed/1019925596445319168?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 54): https://www.minds.com/newsfeed/1019925912606003200?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 55): https://www.minds.com/newsfeed/1019926204692729856?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 56): https://www.minds.com/newsfeed/1019926464001789952?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 57): https://www.minds.com/newsfeed/1019926839765204992?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 58): https://www.minds.com/newsfeed/1019927196230389760?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 59): https://www.minds.com/newsfeed/1019927494915575808?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 60): https://www.minds.com/newsfeed/1019927882685296640?referrer=HoangVanLam
*****
Đọc thêm:
- BÊN THẮNG CUỘC - Huy Đức - Tập I - GIẢI PHÓNG: https://www.minds.com/newsfeed/1022835652882538496?referrer=HoangVanLam
- BÊN THẮNG CUỘC - Huy Đức - Tập II – QUYỀN BÍNH: https://www.minds.com/newsfeed/1022868148168970240?referrer=HoangVanLam
- ÐÈN CÙ – Trần Đĩnh: https://www.minds.com/newsfeed/1023122298379116544?referrer=HoangVanLam
- LỜI AI ĐIẾU - Lê Phú Khải: https://www.minds.com/newsfeed/1019871506145529856?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Tống Văn Công: https://www.minds.com/newsfeed/1020165338043068416?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ - Đăng Chí Hùng: https://www.minds.com/newsfeed/1022167805560205312?referrer=HoangVanLam
- Nạn nhân của bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”: https://www.minds.com/newsfeed/1022085243194159104?referrer=HoangVanLam
- Cộng Sản Hà Nội – Một Tổ Chức Buôn Bán Con Người Khủng Khiếp!: https://www.minds.com/newsfeed/1022118410840231936?referrer=HoangVanLam
- Nghiên cứu ông Cụ (bài 1): https://www.minds.com/newsfeed/1022430294764007424?referrer=HoangVanLam
Please to comment
LỜI AI ĐIẾU
Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 1)
Lời Nhà Xuất Bản
Vào thập niên 50 tại Âu Châu và ngay cả tại Mỹ, phong trào thiên tả lan rộng trong giới trí thức. Tầng lớp có học thời ấy tự hào “phàm là trí thức thì phải thiên tả.” Điển hình là hai triết gia Jean Paul Satre người Pháp, Bertrand Russel người Anh và nữ tài tử Mỹ Jane Fonda. Phong trào thiên tả ngưỡng vọng nhiều tay lãnh tụ cộng sản trên thế giới và xem Liên Xô là “cái nôi” cuộc cách mạng xã hội của loài người. Thậm chí cho tới mãi năm 1989 tại thành phố Bergen – Na Uy, giới trí thức, giới cầm bút hay giáo sư đại học vẫn còn ca tụng Lênin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và ngay cả Pol Pot, tên đồ tể diệt chủng dân tộc Khmer.
Đám người mắc chứng “mê Cộng” này còn táo...See moreLỜI AI ĐIẾU
Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 1)
Lời Nhà Xuất Bản
Vào thập niên 50 tại Âu Châu và ngay cả tại Mỹ, phong trào thiên tả lan rộng trong giới trí thức. Tầng lớp có học thời ấy tự hào “phàm là trí thức thì phải thiên tả.” Điển hình là hai triết gia Jean Paul Satre người Pháp, Bertrand Russel người Anh và nữ tài tử Mỹ Jane Fonda. Phong trào thiên tả ngưỡng vọng nhiều tay lãnh tụ cộng sản trên thế giới và xem Liên Xô là “cái nôi” cuộc cách mạng xã hội của loài người. Thậm chí cho tới mãi năm 1989 tại thành phố Bergen – Na Uy, giới trí thức, giới cầm bút hay giáo sư đại học vẫn còn ca tụng Lênin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và ngay cả Pol Pot, tên đồ tể diệt chủng dân tộc Khmer.
Đám người mắc chứng “mê Cộng” này còn táo tợn cho rằng “tuổi đôi mươi mà không theo Cộng Sản là không có trái tim.”
May cho đám đó là họ chỉ luẩn quẩn ở các đô thị xa hoa, uống rượu chát, ăn bò bí tết để mơ mộng xây dựng “thiên đường cộng sản” chứ không có, dù một ngày, trải nghiệm bằng chính bản thân cái chủ nghĩa là “căn bệnh ung thư” này của nhân loại.
Họ không có cái TRÍ của Nguyễn Chí Thiện để sớm nhận ra bộ mặt không có tính người của cộng sản, như trong thơ của Ngục Sĩ này viết:
“Tuổi hai mươi mắt nhìn đời trẻ dại
Ngỡ cờ sao rực rỡ
Tô thắm màu xứ sở yêu thương
Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường
Hung bạo phá bờ kim cổ.”
Và như trường hợp tác giả cuốn Lời Ai Điếu này, nhà báo Lê Phú Khải, sớm nhìn rõ Chủ nghĩa Cộng sản từ lúc bước vào tuổi hai mươi: “Nghĩ ra một chủ nghĩa bao giờ cũng là các bậc thiên tài. Thực hiện cái chủ nghĩa đó bao giờ cũng là những người cuồng tín và hưởng thành quả của chủ nghĩa đó thì bao giờ cũng là bọn lưu manh.”
Khác với Jean Paul Sartre, Bertrand Russel hay Jane Fonda chỉ vỡ cơn huyễn mộng sau khi “Đế quốc Ma quỷ Liên Xô” và các chế độ cộng sản Đông Âu tan rã như cơm nguội gặp mưa, Lê Phú Khải cương quyết “không cần trái tim để theo cộng sản”dù như ông tự thuật, cả gia đình ông là cộng sản nòi: “Mỗi khi họ Lê Phú nhà tôi giỗ tết, tập hợp đông đủ nội ngoại, dâu rể thì nhìn đâu cũng thấy Đảng viên. Có lẽ, chỉ có mấy cái cột nhà và tôi là không phải Đảng viên mà thôi!” Hít thở không khí như thế, mà Lê Phú Khải nhiều lần từ chối vào Đảng vì ông thấy chế độ mà ông đang sống là một chế độ độc tài.
Lê Phú Khải trải nghiệm cái xã hội trại lính ở miền bắc từ khi muốn thi vào đại học, ông phác giác rất rõ cái chủ nghĩa Mác Lê với quan điểm giai cấp dấu tranh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì mới đẻ ra cái cách tuyển sinh “man rợ” như thế và nó lạc hậu hơn tất cả các hình thái xã hội có từ trước đó. Vì cộng sản chỉ lựa chọn sinh viên đại học dựa trên tiêu chuẩn thành phần giai cấp nên sản sinh một lớp người sau khi tốt nghiệp đa phần là những kẻ dốt nát, ngu si nhất, và “kẻ dốt nát xuất thân từ thành phần bần cố nông nghèo khổ một khi có quyền thì chỉ lo tham nhũng, vơ vét mà thôi.”
Cũng vì chủ trương đấu tranh gia cấp, nên chế độ đã phát động chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất nhằm “đào tận gốc, trốc tận rễ” những thành phần khác của xã hội “Trí, Phú, Địa, Hào, Tôn giáo” và hậu quả là cả trăm ngàn người chết oan khuất trong cơn “say máu vĩ cuồng” của cộng sản với những câu thơ khẩu hiệu của Tố Hữu “Giết, giết nữa, bàn tay không chút nghỉ… Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.” Lê Phú Khải trải nghiệm cái xã hội rơi vào điên loạn đó ngay tại quê vợ của ông khi chứng kiến cảnh nát lòng của một phú nông trong làng từng chứa chấp Việt Minh hoạt động, bị đấu tố trong cải cách ruộng đất, bị bức cung nên phẫn uất quá cho gọi tất cả các con cái về nhà, dồn vào một buồng rồi tưới xăng tự thiêu, “những đứa trẻ chết đen thui còn xác người vợ trương phồng lên như con bò!”
Thân phận trí thức ở đất nước nào cộng sản cai trị thì thành phần có học này cũng chịu những cay đắng, thống khổ giống nhau. Boris Pasternak, văn hào Nga đoạt giải Nobel Văn Chương năm 1958, trong tác phẩm lẫy lừng “Doctor Zhivago” đã gột tả nỗi tũi nhục của nhân vật chính, bác sĩ Zhivago, bị công an bắt vì ăn cắp vài cây gỗ sưởi ấm cho gia đình trong cái lạnh cắt da của mùa Đông nước Nga.
Việt Nam, qua lời kể của Lê Phú Khải, trong một phiên họp rất căng do bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn chủ trì, giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng, vì quá sợ, mồ hôi vã ra như tắm, rút khăn tay trong túi lau mặt khiến những gói mỳ chính (người miền Nam gọi là bột ngọt) nhỏ rơi ra. bác sĩ Tùng có thói quen cất những gói mì chính nhỏ trong người để mỗi khi ăn phở ông lấy ra một gói cho vào tô. Buổi họp có mặt của Tướng công an Lê Phú Qua, chú ruột tác giả, tướng Qua thấy bác sĩ Tùng run quá, phải cúi xuống nhặt dùm các gói mì chính rồi để lại vào túi bác sĩ Tùng.
Đọc những đoạn Lê Phú Khải phơi bày tâm tình của mình trên giấy khi viết về thân phận trí thức trong chế độ cộng sản, người ta có cảm tưởng tác giả như đang nuốt ngược vào lòng nỗi tủi nhục của phận người bị guồng máy toàn trị dìm xuống tận đất đen. Như một lần ông đến thăm nhà văn 50 tuổi đảng Nguyễn Khải trước khi ông khải qua đời năm 2008. Nguyễn Khải nắm tay bạn buồn bã nói: “Nhà văn Việt Nam bị ba đứa nó khinh. Thứ nhất là thằng lãnh đạo nó khinh. Thứ hai là độc giả nó khinh. Và thứ ba là đêm nằm vắt tay lên trán mình lại tự khinh mình!”
Do làm báo, Lê Phú Khải có nhiều cơ hội chứng kiến quyền uy của giới lãnh đạo. Ông nói “Lê Duẩn mắng mỏ người khác như mắng gia nhân đầy tớ.” Và những tay lãnh đạo sau Lê Duẩn thì cũng “cá mè một lứa”, Phan Văn Khải thì bảo Trần Đức Lương nên trả lại những quả đồi mà ông ta đã chiếm để làm villa, biệt thự. Còn Trần Đức Lương thì mắng lại Phan Văn Khải “mày hãy về bảo thằng con mày đừng giết người nữa rồi hãy bảo tao trả lại mấy quả đồi”. Lê Phú Khải nhận xét, họ mắng chửi nhau còn hơn hàng tôm, hàng cá rồi lại khuyên nhau “vì sự ổn định đất nước”, “vì sự nghiệp lớn”, nên gác lại mọi chuyện, rồi lại hỷ hả với nhau, đâu lại vào đó!
Riêng cách của Lê Duẩn đối với Võ Nguyên Giáp thì Lê Phú Khải nói rằng, đó là lối đối xử “vô sản gắn liền với vô học.” Ông kể: “Sau chiến tranh biến giới với Trung Quốc 1979, tên Trọng Hy Đông ở Ủy ban Kiều vụ, Quốc vụ Viện trung Quốc, hàm ngang bộ trưởng, sang Việt Nam để giải quyết các vấn đề hậu chiến tranh như tù binh v.v. Khi xe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa đến cũng là lúc xe Lê Duẩn vừa tới, Lê Duẩn chỉ vào mặt tướng Giáp và nói như quát: – Cuộc họp không có anh! Võ Nguyên Giáp nói: – Vậy tôi về. Thế là ông Giáo lủi thủi lên xe ra về.”
Có lần Lê Phú Khải cùng các ký giả khác tham dự cuộc họp báo của Phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm tại phòng tiếp khác VIP của phi trường Tân Sơn Nhất, ông tận mắt thấy cảnh Nguyễn Mạnh Cầm vừa trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng Nói Việt Nam, vừa nhìn sang phía quầy bán hàng phục vụ khách VIP, “nơi cô Phương Uyên đang nhổm người lên để lộ cả quần xi líp mầu hồng bên trong!” Lúc về cơ quan, Lê Phú Khải bảo với lãnh đạo của ông là ông sẽ viết lại giáo trình bài “phỏng vấn”, rằng “mỗi khi một cơ quan báo chí cử phóng viên đi phỏng vấn các VIO, thì nên cử nữ phóng viên xinh đẹp, mặc váy ngắn, xi líp màu hồng!”
Vì sinh ra trong gia đình cộng sản nòi, chú bác, anh em có người lên tới hàng lãnh đạo trung cao cấp của đảng, Lê Phú Khải được nghe những nhận xét về nhiều nhân vật chóp bu của chế độ, như lời chú ruột ông là Tướng công an Lê Phú Qua, hoặc qua lời kể của em gái ông, cô Tuyết:
– Thủ tướng bám quyền hơn 30 năm Phạm Văn Đồng: “Chủ quan, bốc đồng, rất vô tích sự và chỉ làm hại đất nước!”
– Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn: “Quan liêu nặng, dốt nát nhưng hay khoe mẽ, ích kỷ và dối trá, thích cấp dưới tâng bốc mình, ghét người trung thực, đặc biệt là ghét trí thức. Vợ Hoàn là một người tham lam vô độ, cái gì vơ được là vơ.”
– Riêng với Hồ Chí Minh, cũng giống như một số lớn dân miền Bắc, không hiểu rõ chân tướng ông Hồ, nên Lê Phú Khải trong cách viết vẫn còn lộ chút tình cảm kính trọng nhân vật này. Dù vậy, qua đoạn thuật lại nhận xét của Giáo sư Tạ Quang Bửu, người đọc cũng có thể thấy được cảm nhận của Lê Phú Khải về ông Hồ: “Thời đó, trong nhiều năm dài, hễ thi văn dù thi tốt nghiệp phổ thông hay thi vào các trường đại học, đề thi quanh đi quẩn lại vẫn là thơ Hồ Chí Minh hoặc thơ Tố Hữu. Có lần, xem đề thi vào đại học, Bộ trường Bộ đại học và Trung hoạc Chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu phán một câu: “Đây là tà thuyết!”
Lê Phú Khải có cô em tên Tuyết, làm việc cho cơ quan cần vụ chuyên cung cấp thực phẩm cho các ủy viên Bộ Chính trị. Có lần cô Tuyết kể lại, vào thời ông Trần Xuân Bác đưa ra lý thuyết đa nguyên, Bộ Chính trị lúc đó chia rẽ và nghi kỵ nhau lắm, đi họp ai cũng được vợ chuẩn bị một chai nước riêng, để trong túi, khi khát thì lén quay đi, rót uống, vì họ sợ bị đầu độc. Ngay cả nhân vật “hét ra lửa mửa ra khói” là Lê Đức Thọ cũng sợ. Theo lời cô Tuyết, có lần, khi cần vụ của Lê Đức Thọ đem một cái chăn bông đã rách nát đến đổi chăn bông mới, cô nói với chú cần vụ này, “thủ trưởng của cậu tiết kiệm quá, chăn rách lòi cả bông thế này mới chịu đem đổi. Cậu ta cười nói, tiết kiệm cái con tiều! Tối nào trước lúc đi ngủ ông ta cũng nắn bóp cái chăn đến nửa tiếng đồng hồ, chỉ sợ người ta gài mìn thôi nên chăn mới rách bươm ra như thế.”
– Về nhân vật Nguyễn Thị Bình, từng một thời lãnh đạo tổ chức bù nhìn của Hà Nội là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, Lê Phú Khải viết (theo lời kể lại của nhà văn Nguyên Ngọc), một hôm bà Bình “triệu tập” một nhóm trí thức hơn 10 người lại, đặt câu hỏi, chúng ta sai từ bao giờ? Mọi người đều nói sai từ năm 1951, khi đại hội lần thứ hai của Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam cho mọi đường lối chính sách của mình. Riêng Nguyên Ngọc nói: “Sai từ đại hội Tour.” (vào năm 1920, khi cơ quan tình báo KGB của Liên Xô cho thành lập đảng cộng sản Pháp, tách ra từ Đảng Xã Hội, Hồ Chí Minh được tham gia vào Đảng Xã Hội khi ấy ngả theo Liên Xô để rồi gia nhập phong trào cộng sản Pháp từ lúc đó – chú thích của NXB). “Bà Bình không đồng ý.” Vậy mà sang ngày hôm sau bà Bình bảo Nguyên Ngọc: “Chị đã suy nghĩ suốt đêm qua, Nguyên Ngọc nói đúng đấy!”
Qua những trải nghiệm ngưởi thực, việc thực nói trên, Lê Phú Khải chua chát kết luận: “Một đất nước được lãnh đạo bởi những con người hoang tưởng và lố bịch như thế thì đất nước sẽ đi về đâu? Nhân dân sẽ sống thế nào? Còn đám trí thức kia thì chỉ ngậm miệng ăn tiền mà thôi.”
Một lần, Lê Phú Khải đi Mạc Tư Khoa và gặp một trí thức Nga. Ông này ví von, “Liên Xô của chúng tôi là một cái chiến hạm mắc cạn còn Việt Nam là một chiếc thuyền thúng không biết trôi dạt đi đâu!” Ba mươi năm sau kể từ cuộc trò chuyện đó, tác giả cay đắng khi nghe ông Tổng bí thư đương quyền Nguyễn Phú Trọng vẫn kiên quyết bác bỏ “tam quyền phân lập” để bảo vệ chế độ độc đảng! Lê Phú Khải nhận định rằng, như vậy là Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn quyết đội trên đầu mình cái mũ mà cả loài người tiến bộ đã vứt bỏ. Cái mũ độc đảng! Tác giả nhận định, “rõ ràng, cái chiến hạm Liên Xô đã thoát cảnh mắc cạn, nhưng cái chiến hạm ấy do anh chàng KGB Putin cầm lái chưa biết nó sẽ đi về đâu. Còn con thuyền thúng Việt Nam thì đang trôi dạt vào một vùng sóng to gió lớn. Chắc chắn nó sẽ bị lật úp nếu những người trên con thuyền thúng đó không dám can đảm nhảy xuống nước mà bơi vào bờ, cứ khư khư ôm lấy con thuyền đó.”
Sống nhiều, đi nhiều, gặp gỡ nhiều, Lê Phú Khải thu vào ống kính đời mình nhiều góc cạnh, người, vật, sự kiện… Không báng bổ, không lớn tiếng kết án, không ca ngợi, ông từ tốn mô tả con người và đất nước Việt Nam qua cách quan sát tinh tế của mình. Những năm sau này, ông dấn thân vào con đường đấu tranh Tự Do-Dân Chủ, nên thân thiết với một lớp người mới, những người đang tới của Việt Nam.
Nhớ về Kiến Giang, một con người quyết liệt, từ chỗ là một tín đồ ngoan đạo của Chủ nghĩa Mác-Lênin và sùng bái Liên Xô, đến chỗ dứt khoát từ bỏ Chủ nghĩa Cộng sản nên bị tù vì tham gia nhóm “Xét Lại Chống Đảng”, Lê Phú Khải thuật lời Kiến Giang kể: “Lần cuối cùng Lê Đức Thọ vào thăm tôi, ông ta nói, các cậu hay đề cao trí thức, phó tiến sỹ đi học nước ngoài học về thì tớ cho thêm 5 đồng vào lương, thế thôi! Tôi nhìn thẳng Thọ nói, xưa Đảng vô học vì phải đi đánh giặc, nay Đảng có chính quyền mà Đảng lại sùng bái sự vô học thì không được! Lê Đức Thọ đứng lên ra về. Ít phút sau tay giám thị trại giam vào hoảng hốt nói, kỳ này thủ trưởng vào là để cho ông về, vậy là chết rồi! Ông làm thủ trưởng phật lòng, vậy là tiếp tục tù dài!”
Và Kiến Giang kết luận: “Chúng ta không sợ lạc hậu, mà chỉ sợ nhất là lạc lõng giữa loài người.”
Với Hà Sĩ Phu, nổi tiếng qua bài viết “Nắm Tay Nhau Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ”, Lê Phú Khải nhớ có lần Hà Sĩ Phu nhận định rằng, khi chưa có chính quyền, người cộng sản rước chủ nghĩa Mác vào cửa sau, nay có chính quyền rồi lại treo Mác trước cửa nhà để treo đầu dê bán thịt chó, thì đó là thái độ lấy oán báo ân! Rõ ràng, “chế độ độc đảng như con vật đơn bào, nó có thể tồn tại từ thời hồng hoang của lịch sử đến ngày nay, nhưng chỉ tồn tại trong cống rãnh mà thôi. Muốn nên người, nó phải là con vật đa bào.”
Lê Phú Khải còn nhắc lại những lần trò chuyện với Dương Thu Hương, nhà văn nữ đã một mình khai chiến với chế độ cộng sản và được báo chí Pháp ca ngợi là “Con Sói Đơn Độc.” Ngay tại căn nhà của Dương Thu Hương ở Hà Nội, bà nói với tác giả: “Cần có cách mạng để quét đi những rác rưởi, và cần có tự do để quét đi những rác rưởi mà một cuộc cách mạng đã sinh ra! Chỉ tiếc là, rác rưởi mà một cuộc cách mạmg vô sản đã sinh ra lại nhiều hơn cảrác rưởi mà nó định quét đi!”
Tác giả Lời Ai Điếu dù thuộc lớp tuổi “thấp thập cổ lai hy” vẫn tìm cách gần gũi những lớp trẻ thuộc hàng em, cháu đang dấn thân đấu tranh cho Tự Do-Dân Chủ. Qua những lần gặp gỡ, trò chuyện, ông nhận ra đặc trưng của lớp người trẻ này như Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Thục Vy… là họ quyết liệt không chấp nhận cộng sản, họ coi cộng sản đồng nghĩa với tối tăm, sai trái, lừa dối, tàn bạo, phản cuộc sống, phản con người. Thế hệ của họ đã “chỉ thẳng mặt Đảng Cộng sản là quân bán nước.”
Đoạn cuối tác phẩm này, Lê Phú Khải tâm sự, ông năm nay đã 72 tuổi, tức là đã sống cả đời trong chế độ Đảng trị. Ông không vào Đảng trong một chế độ Đảng trị thì đương nhiên con đường “tiến thân” là u ám rồi! Ông nói: “Tôi ý thức rất rõ điều này và hoàn toàn bằng lòng, vui vẻ với con đường mình đã chọn, làm một người tự do ngoài Đảng.”
Và những dòng cuối của cuốn sách, Lê Phú Khải viết: “Sáng sớm ngày 14/09/1985 tôi đang ở bến đò Cà Mau chờ đi Năm Căn thì nghe tin đổi tiền. Mới tối hôm trước Đài Tiếng nói Việt Nam (cơ quan tôi làm việc) còn nói ‘Không có chuyện đổi tiền, đồng bào đừng nghe kẻ xấu tung tin đổi tiền’, vậy mà sáng hôm sau 14/09/1985 chính cái đài ấy lại hô hào nhân dân đến các trạm đổi tiền để đổi tiền. Một bà già lớn tuổi ngồi cùng ghe đã chỉ tay lên cái loa đang loan tin đổi tiền ở trên bờ chửi, cái đài này nó nói dóc còn hơn con điếm.”
Lê Phú Khải chấm dứt cuốn sách bằng câu:
“Tôi đã phải sống với ‘con điếm’ ấy cả đời người!”
Rõ ràng, dòng cuối cùng của Lê Phú Khải là LỜI AI ĐIẾU dành cho chế độ toàn trị đang cố bám quyền trên đất nước Việt Nam chúng ta.
Tháng Tư, 2016
Nhà xuất bản Người Việt
Đinh Quang Anh Thái
-----
Tháng Tám 4, 2016 Phan Ba Báo chí Hồi ký Lê Phú Khải, lời ai điếu
Link: https://phanba.wordpress.com/2016/08/04/hoi-ky-le-phu-khai-ban-day-du-ky-1/
Đọc tiếp:
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 2): https://www.minds.com/newsfeed/1019872154710347776?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 3):
https://www.minds.com/newsfeed/1019873276747919360?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 4): https://www.minds.com/newsfeed/1019874154103676928?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 5): https://www.minds.com/newsfeed/1019874753700769792?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 6): https://www.minds.com/newsfeed/1019875169964105728?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 7): https://www.minds.com/newsfeed/1019875766543372288?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 8): https://www.minds.com/newsfeed/1019876544374611968?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 9): https://www.minds.com/newsfeed/1019877307838603264?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 10): https://www.minds.com/newsfeed/1019877630827614208?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 11): https://www.minds.com/newsfeed/1019877983002349568?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 12): https://www.minds.com/newsfeed/1019878588886253568?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 13): https://www.minds.com/newsfeed/1019878999822864384?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 14): https://www.minds.com/newsfeed/1019879547523878912?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 15): https://www.minds.com/newsfeed/1019879923109146624?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 16): https://www.minds.com/newsfeed/1019882351137206272?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 17): https://www.minds.com/newsfeed/1019882624677130240?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 18): https://www.minds.com/newsfeed/1019883056841072640?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 19): https://www.minds.com/newsfeed/1019883441955704832?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 20): https://www.minds.com/newsfeed/1019883660420632576?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 21): https://www.minds.com/newsfeed/1019884908175740928?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 22): https://www.minds.com/newsfeed/1019885317801615360?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 23): https://www.minds.com/newsfeed/1019885759111942144?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 24): https://www.minds.com/newsfeed/1019886326475034624?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 25): https://www.minds.com/newsfeed/1019886581300297728?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 26): https://www.minds.com/newsfeed/1019886911192539136?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 27): https://www.minds.com/newsfeed/1019887148284325888?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 28): https://www.minds.com/newsfeed/1019887481288970240?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 29): https://www.minds.com/newsfeed/1019887767837188096?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 30): https://www.minds.com/newsfeed/1019887978079027200?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 31): https://www.minds.com/newsfeed/1019888268125380608?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 32): https://www.minds.com/newsfeed/1019888553281359872?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 33): https://www.minds.com/newsfeed/1019888866130624512?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 34): https://www.minds.com/newsfeed/1019889318479765504?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 35): https://www.minds.com/newsfeed/1019889486904070144?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 36): https://www.minds.com/newsfeed/1019890181229154304?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 37): https://www.minds.com/newsfeed/1019890601192230912?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 38): https://www.minds.com/newsfeed/1019890766294786048?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 39): https://www.minds.com/newsfeed/1019891114827108352?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 40): https://www.minds.com/newsfeed/1019891447277789184?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 41): https://www.minds.com/newsfeed/1019920532781977600?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 42): https://www.minds.com/newsfeed/1019921869374201856?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 43): https://www.minds.com/newsfeed/1019922186839228416?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 44): https://www.minds.com/newsfeed/1019922458552643584?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 45): https://www.minds.com/newsfeed/1019922904291704832?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 46): https://www.minds.com/newsfeed/1019923274130862080?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 47): https://www.minds.com/newsfeed/1019923545166786560?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 48): https://www.minds.com/newsfeed/1019923787620192256?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 49): https://www.minds.com/newsfeed/1019924200876576768?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 50): https://www.minds.com/newsfeed/1019924702150754304?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 51): https://www.minds.com/newsfeed/1019925102563856384?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 52): https://www.minds.com/newsfeed/1019925352928587776?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 53): https://www.minds.com/newsfeed/1019925596445319168?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 54): https://www.minds.com/newsfeed/1019925912606003200?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 55): https://www.minds.com/newsfeed/1019926204692729856?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 56): https://www.minds.com/newsfeed/1019926464001789952?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 57): https://www.minds.com/newsfeed/1019926839765204992?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 58): https://www.minds.com/newsfeed/1019927196230389760?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 59): https://www.minds.com/newsfeed/1019927494915575808?referrer=HoangVanLam
- Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 60): https://www.minds.com/newsfeed/1019927882685296640?referrer=HoangVanLam
*****
Đọc thêm:
- BÊN THẮNG CUỘC - Huy Đức - Tập I - GIẢI PHÓNG: https://www.minds.com/newsfeed/1022835652882538496?referrer=HoangVanLam
- BÊN THẮNG CUỘC - Huy Đức - Tập II – QUYỀN BÍNH: https://www.minds.com/newsfeed/1022868148168970240?referrer=HoangVanLam
- ÐÈN CÙ – Trần Đĩnh: https://www.minds.com/newsfeed/1023122298379116544?referrer=HoangVanLam
- LỜI AI ĐIẾU - Lê Phú Khải: https://www.minds.com/newsfeed/1019871506145529856?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Tống Văn Công: https://www.minds.com/newsfeed/1020165338043068416?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ - Đăng Chí Hùng: https://www.minds.com/newsfeed/1022167805560205312?referrer=HoangVanLam
- Nạn nhân của bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”: https://www.minds.com/newsfeed/1022085243194159104?referrer=HoangVanLam
- Cộng Sản Hà Nội – Một Tổ Chức Buôn Bán Con Người Khủng Khiếp!: https://www.minds.com/newsfeed/1022118410840231936?referrer=HoangVanLam
- Nghiên cứu ông Cụ (bài 1): https://www.minds.com/newsfeed/1022430294764007424?referrer=HoangVanLam
Please to comment
BÊN THẮNG CUỘC
Tác giả: Huy Đức
Tập I - GIẢI PHÓNG
Phần mở đầu
Mấy lời của tác giả
Cuốn sách này bắt đầu bằng những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé mười ba, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”. Thay vì tiếp tục ăn thua, chúng tôi buông nhau ra.
Miền Nam, theo như những bài học của chúng tôi, sẽ chấm dứt “hai mươi năm rên xiết lầm than”. Trong cái thời khắc lịch sử ấy, trong đầu tôi, một sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xuất hiện ý nghĩ: phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối.
Nhưng hình ảnh miền Nam đến với tôi trước cả khi tôi có cơ hội rời làng quê nghèo đói của mình. Trên quốc...See moreBÊN THẮNG CUỘC
Tác giả: Huy Đức
Tập I - GIẢI PHÓNG
Phần mở đầu
Mấy lời của tác giả
Cuốn sách này bắt đầu bằng những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé mười ba, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”. Thay vì tiếp tục ăn thua, chúng tôi buông nhau ra.
Miền Nam, theo như những bài học của chúng tôi, sẽ chấm dứt “hai mươi năm rên xiết lầm than”. Trong cái thời khắc lịch sử ấy, trong đầu tôi, một sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xuất hiện ý nghĩ: phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối.
Nhưng hình ảnh miền Nam đến với tôi trước cả khi tôi có cơ hội rời làng quê nghèo đói của mình. Trên quốc lộ Một bắt đầu xuất hiện những chiếc xe khách hiệu Phi Long thỉnh thoảng tấp lại bên những làng xóm xác xơ. Một anh chàng tóc ngang vai, quần loe, nhảy xuống đỡ khách rồi đu ngoài cánh cửa gần như chỉ trong một giây trước khi chiếc xe rú ga vọt đi. Hàng chục năm sau, tôi vẫn nhớ hai chữ “chạy suốt” bay bướm, sặc sỡ sơn hai bên thành xe. Cho tới lúc ấy, thứ tiếng Việt khổ lớn mà chúng tôi nhìn thấy chỉ là những chữ in hoa cứng rắn viết trên những băng khẩu hiệu kêu gọi xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh Mỹ.
Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe, cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra, con búp bê nhựa – biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe – buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.
Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giới văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dày1, Thép Đã Tôi Thế Đấy2. Những chiếc máy Akai, radio cassettes, được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ không chỉ có “đêm Trường Sơn nhớ Bác”. Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.
Tôi vẫn ở lại miền Bắc, chứng kiến thanh niên quê tôi đắp đập, đào kênh trong những năm “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, chứng kiến khát vọng “thay trời, đổi đất, sắp đặt lại giang san” của những người vừa chiến thắng trong cuộc chiến ở miền Nam, rồi chứng kiến cũng những con kênh đó không những vô dụng với chủ nghĩa xã hội mà còn gây úng lụt quê tôi mỗi mùa mưa tới.
Năm 1983, tôi có một năm huấn luyện ở Sài Gòn trước khi được đưa tới Campuchia làm chuyên gia quân sự. Trong một năm ấy, hai cô em gái của Trần Ngọc Phong3, một người bạn học chung ở trường sỹ quan, hàng tuần mang tới cho tôi bốn, năm cuốn sách. Tôi bắt đầu biết đến rạp chiếu bóng, Nhạc viện và sân khấu ca nhạc. Cho dù đã kiệt quệ sau tám năm “giải phóng”, Sài Gòn với tôi vẫn là một “nền văn minh”. Những năm ấy, góc phố nào cũng có mấy bác xích lô vừa mỏi mòn đợi khách vừa kín đáo đọc sách. Họ mới ở trong các trại cải tạo trở về. Tôi bắt đầu tìm hiểu Sài Gòn từ câu chuyện của những bác xích lô quen như vậy.
Mùa hè năm 1997, một nhóm phóng viên vì nhiều lý do phải rời khỏi tờ báo Tuổi Trẻ, gồm Đoàn Khắc Xuyên, Đặng Tâm Chánh, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Tuấn Khanh, Huỳnh Thanh Diệu, Huy Đức. Chúng tôi thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ và trao đổi với các đồng nghiệp như Thúy Nga, Minh Hiền, Thế Thanh, Phan Xuân Loan… Thế Thanh lúc ấy cũng vừa bị buộc thôi chức tổng biên tập báo Phụ Nữ Thành Phố, và cũng như Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ Kim Hạnh trước đó, chị không được tiếp tục nghề báo mà mình yêu thích.
Chúng tôi nói rất nhiều về thế sự, về những gì xảy ra trên thế giới và ở đất nước mình. Một hôm ở nhà Đỗ Trung Quân, nhà báo Tuấn Khanh, người vừa gặp rắc rối sau một bài báo khen ngợi ca sỹ bị coi là chống cộng Khánh Ly, buột miệng nói với tôi: “Anh phải viết lại những gì diễn ra ở đất nước này, đấy là lịch sử”. Không ai để ý đến câu nói này của Tuấn Khanh, nhưng tôi lại bị nó đeo bám. Tôi tiếp tục công việc thu thập tư liệu với một quyết tâm cụ thể hơn: Tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của Việt Nam sau năm 1975 trong một cuốn sách.
Rất nhiều thế hệ, kể cả con em của những người đã từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng hòa, sau ngày 30-4-1975 đã trở thành sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nhiều người không biết một cách chắc chắn điều gì đã thực sự xảy ra thậm chí với ngay chính cha mẹ mình.
Không chỉ thường dân, cho đến đầu thập niên 1980, nhiều chính sách làm thay đổi số phận của hàng triệu sinh linh như “Phương án II”4, như “Z30”5 cũng chỉ được quyết định bởi một vài cá nhân, nhiều người là ủy viên Bộ Chính trị cũng không được biết. Nội bộ người Việt Nam đã có nhiều đụng độ, tranh cãi không cần thiết vì chỉ có thể tiếp cận với lịch sử qua những thông tin được cung cấp bởi nhà trường và bộ máy tuyên truyền. Không chỉ các thường dân, tôi tin, những người cộng sản có lương tri cũng sẽ đón nhận sự thật một cách có trách nhiệm.
Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975 – ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc. Hãy để cho các nhà kinh tế, chính trị học, và xã hội học nghiên cứu kỹ hơn hiện tượng lịch sử này. Cuốn sách của tôi đơn giản chỉ kể lại những gì đã xảy ra ở Sài Gòn, ở Việt Nam sau ngày 30-4: cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền… Cuốn sách của tôi cũng nói về hai cuộc chiến tranh cuối thập niên 1970, một với Khmer Đỏ và một với người Trung Quốc. Cuốn sách của tôi cũng nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, và về sự “đồng khởi” của nông dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để dành lấy cái quyền được tự lo lấy cơm ăn áo mặc.
Tư liệu cho cuốn sách được thu thập trong hơn hai mươi năm. Trong vòng ba năm, từ tháng 8-2009 đến tháng 8-2012, tôi đã dành toàn bộ thời gian của mình để viết. Bản thảo cuốn sách đã được gửi tới một số thân hữu và một số nhà sử học, trong đó có năm nhà sử học uy tín của Mỹ chuyên nghiên cứu về Việt Nam. Sau khi sửa chữa, bổ sung, tháng 11-2012, bản thảo hoàn chỉnh đã được gửi đến một số nhà xuất bản trong nước, tuy nhiên, nó đã bị từ chối. Cho dù một số nhà xuất bản tiếng Việt có uy tín tại Mỹ và Pháp đồng ý in, nhưng để lãnh trách nhiệm cá nhân và giữ cho cuốn sách một vị trí khách quan, tác giả quyết định tự mình đưa cuốn sách này đến tay bạn đọc.
Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật. Tuy tác giả có những cơ hội quý giá để tiếp cận với các nhân chứng và những thông tin quan trọng, cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, và sẽ còn được bổ sung khi một số tài liệu được Hà Nội công bố. Hy vọng bạn đọc sẽ giúp tôi hoàn thiện nó trong những lần xuất bản sau. Lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy ra, và sự thật là một con đường đòi hỏi chúng ta không bao giờ bỏ cuộc.
Sài Gòn – Boston, 2009-2012
Lời cám ơn
Trong quá trình thu thập tư liệu để viết cuốn sách này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ chí tình của nhiều nhân vật lịch sử, sự hợp tác của các nhân chứng, sự đóng góp của các đồng nghiệp, và sự ủng hộ của rất nhiều bè bạn.
Tác giả đặc biệt cám ơn các nhà lãnh đạo đã trả lời phỏng vấn trực tiếp cho cuốn sách này: Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng Bí thư Đỗ Mười, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch Nước Lê Đức Anh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Ủy viên Thường trực Thường vụ Bộ chính trị Phạm Thế Duyệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, Bí thư Trung ương Đảng Hoàng Tùng, các Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Đình Liệu, Trần Phương, Đoàn Duy Thành, Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Hà Phan, Bí thư Trung ương Đảng Phan Minh Tánh, Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Hương, Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Trung tướng Võ Viết Thanh…
Xin cám ơn các nhà lãnh đạo đã trả lời các cuộc phỏng vấn của tác giả với tư cách là một nhà báo mà một phần nội dung được sử dụng trong cuốn sách này: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương, Đại tướng Đoàn Khuê, Đại tướng Phạm Văn Trà, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Phan Diễn…
Cuốn sách không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ, hợp tác và tư vấn của những người giúp việc, những người có nhiều năm gần gũi với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng như ông Trần Việt Phương, ông Vũ Kỳ…; của nhóm giúp việc Tổng Bí thư Lê Duẩn: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Phương, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Đậu Ngọc Xuân, thư ký tổng bí thư, ông Đống Ngạc; của nhóm giúp việc và chuyên gia tư vấn của Tổng Bí thư Trường Chinh: Tiến sỹ Hà Nghiệp, Giáo sư Trần Nhâm, Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, Giáo sư Dương Phú Hiệp, Giáo sư Đào Xuân Sâm, ông Trần Đức Nguyên…; của những người giúp việc Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: ông Trần Văn Giao, ông Hồng Đăng, ông Dương Đình Thảo, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh; của những người giúp việc Tổng Bí thư Đỗ Mười: Thống đốc Lê Đức Thúy, Tiến sỹ Nguyễn Văn Nam; của những người giúp việc Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Trợ lý Vũ Quốc Tuấn, Trợ lý Nguyễn Trung, Trợ lý Vũ Đức Đam, ông Phạm Văn Hùng, ông Nguyễn Văn Huấn, Bác sỹ Đinh Trần Nhưng, Thư ký Nguyễn Văn Trịnh…; của những người giúp việc Thủ tướng Phan Văn Khải: Trợ lý Nguyễn Thái Nguyên, Trợ lý Nguyễn Đức Hòa, Thư ký Nguyễn Văn Kích; của người viết tự truyện cho Đại tướng Lê Đức Anh, Đại tá Khuất Biên Hòa.
Xin chân thành cảm ơn bà Nguyễn Thụy Nga, phu nhân Tổng Bí thư Lê Duẩn, bà Ngô Thị Huệ, phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, bà Phan Lương Cầm, phu nhân Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin, tư liệu. Xin cám ơn sự giúp đỡ của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, con rể, và Tiến sỹ Lê Kiên Thành, con trai Tổng Bí thư Lê Duẩn; bà Võ Hiếu Dân, con gái, và ông Phan Thanh Nam, con trai Thủ tướng Võ Văn Kiệt; Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, con trai Tổng Bí thư Trường Chinh.
Cuốn sách cũng nhận được sự cộng tác rất tận tình của các vị từng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hình thành chính sách ở các giai đoạn khác nhau của Việt Nam như Bộ trưởng Tư pháp Vũ Đình Hòe (1946-1960), Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc (1992-2002), Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Trần Xuân Giá, Tổng Cục trưởng Địa Chính Tôn Gia Huyên, các đời chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đoàn Trọng Truyến, Lê Xuân Trinh, Lại Văn Cử, Đoàn Mạnh Giao, Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Trần Trọng Tân, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Hữu Thọ…
Đặc biệt cám ơn các tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam từng đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh như Cục trưởng Tác chiến, Trung tướng Lê Hữu Đức, Cục phó Tác chiến Thiếu tướng Lê Phi Long, Cục phó Tác chiến Thiếu tướng Phan Hàm, những người trong gia đình Đại tướng Lê Trọng Tấn, Cục trưởng Tình báo Quân đội Đại tá Lê Trọng Nghĩa, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương Đại tá Nguyễn Văn Hiếu, Chánh Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tá Nguyễn Văn Huyên…
Xin chân thành cám ơn các nhà cách mạng lão thành đã cung cấp cho tác giả hơn năm mươi cuốn hồi ký, phần lớn chưa từng xuất bản. Có những cuốn có giá trị tham khảo đặc biệt quan trọng, như các tập hồi ký của Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Hương, một người từng gần gũi với Tổng Bí thư Trường Chinh, từng chỉ huy mạng lưới tình báo miền Bắc ở miền Nam và từng là trưởng Ban Bảo vệ Trung ương Đảng. Có những cuốn rất thẳng thắn của Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV Nguyễn Thành Thơ, người từng chỉ đạo kinh tế mới và hợp tác hóa ở miền Nam. Có những cuốn tiết lộ xung đột đảng phái thời kỳ ngay sau 1945 của Đại tá Công an Trần Tấn Nghĩa, người nhận lệnh trực tiếp ám sát và bắt giữ các thành viên đảng phái không cộng sản trong các năm 1945, 1946. Có những cuốn nói về thời kỳ “giúp bạn” Campuchia của Đại sứ Ngô Điền, Đại sứ Trần Huy Chương. Cũng có những cuốn rất thú vị, giúp tiếp cận với những góc độ khác của các nhà lãnh đạo tối cao như tự truyện của bà Ngô Thị Huệ, phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, hồi ký của bà Nguyễn Thụy Nga, người vợ miền Nam của Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Tác giả xin chân thành cám ơn các sỹ quan Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Chuẩn Đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người chỉ huy trận hải chiến Hoàng Sa tháng 1-1974; cám ơn Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Hảo, Dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, Dân biểu Ngô Công Đức; cám ơn nhà văn Phan Nhật Nam, các nhà thơ Tô Thùy Yên, Trần Dạ Từ, nhà văn Uyên Thao; cám ơn Giáo sư Lê Xuân Khoa, bà Khúc Minh Thơ, những người đã giúp tác giả hiểu thêm về những nỗ lực của cộng đồng để giúp những người tù cải tạo được định cư tại Mỹ.
Tác giả cũng chân thành cám ơn Giáo sư Thomas Bass (Đại học Albany-SUNY), người đã thu xếp cuộc phỏng vấn cựu ngoại trưởng Henry Kissinger tại Boston vào tháng 2-2006; chân thành cám ơn các nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải, Yên Ba, Nguyễn Khoa Diệu An, Trần Chí Hùng, Nguyễn Giang, Đinh Quang Anh Thái, Nguyễn Khanh, Lê Thiệp, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà ngoại giao Đinh Hoàng Thắng, nhà nghiên cứu Lưu Thu Hương, Tiến sỹ Trần Tố Loan đã giúp tác giả tiếp cận với nhiều nhân vật và nhiều tài liệu lịch sử quan trọng. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn hàng trăm chính khách, sỹ quan, nhà tư sản, nhà báo, thường dân, các thuyền nhân và nạn nhân của những biến động sau năm 1975, những người đã giúp tác giả có được những câu chuyện sinh động. Những trích dẫn không có chú thích trong cuốn sách này được lấy từ những cuộc trò chuyện do tác giả thực hiện trực tiếp với các nhân chứng.
Xin cảm ơn nhà thơ Bùi Khương Hà, người đã đọc những chương đầu tiên trong bản thảo đầu tiên và có những ý kiến xác đáng giúp tác giả điều chỉnh nội dung và cấu trúc cuốn sách.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc, nhà sử học Dương Trung Quốc, Tiến sỹ Nguyễn Thị Hậu, Giáo sư Trần Hữu Dũng (Đại học Wright, Ohio), Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng (Đại học George Mason, Virginia), nhà sử học Sophie Quinn Judge (Đại học Temple), Giáo sư Shawn McHale (Đại học George Washington), Giáo sư Hồ Huệ Tâm (Đại học Harvard), Giáo sư Peter Zinoman (Đại học UC Berkeley), Giáo sư Ngô Thanh Nhàn (Đại học New York) đã đọc và tận tình góp ý để tác giả hoàn chỉnh bản thảo cuốn sách này.
Cuốn sách cũng không thể hoàn thành nếu không có nhóm giúp việc gồm một số trí thức trẻ, một số sinh viên mà trong lần xuất bản này tác giả chưa thể nêu tên họ. Trong quá trình thực hiện cuốn sách tác giả đã luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ của những người bạn như Nguyễn Thanh Toại, Đặng Cao Thắng, Lê Hải, Đỗ Trung Quân, Hà Tân Cương, Nguyễn Quang Lập, Đặng Tâm Chánh, Bùi Nguyên Cẩm Ly, Trần Minh Khôi, Võ Văn Điểm, Huỳnh Kim Phụng, Đào Ngọc Lâm, Bùi Đức Thịnh, Nguyễn Văn Diễn, B.V.D, N.T.H, Nguyễn Đức Quang, Trần Ngọc Phong, Mai Kỳ, Xuân Bình, Nguyễn Hải Phong, Lê Thị Hoàng Anh, Phùng Văn Vinh, Trần Minh Triết …
Tác giả hy vọng tiếp tục nhận được sự góp ý chân thành để hoàn chỉnh cuốn sách này trong những lần xuất bản tới.
***
BẢN TÓM TẮT
PHẦN I: MIỀN NAM
Chương I: Ba Mươi Tháng Tư
Diễn biến quân sự và chính trị trong giai đoạn kết thúc cuộc chiến và những gì xảy ra trong dinh Độc Lập trong ngày 30-4 (Đi từ bưng biền/ Xuân Lộc/ Tướng Big Minh/ Trại Davis/ Nguyễn Hữu Hạnh/ Sài Gòn trong vòng vây/ Xe tăng 390/ Đầu hàng/ Tuẫn tiết)
Chương II: Cải Tạo
Những bàn bạc bên trong, quan điểm của chính quyền trong việc đối xử với “ngụy quân, ngụy quyền”, những thủ thuật được áp dụng để đưa sĩ quan vào trại cải tạo; số phận của những người tù không án, không biết ngày về và những bi kịch mà người thân của họ phải nhiều năm gánh chịu. (Những ngày đầu/ “Ngụy Quyền”/ “Ngụy Quân”/ “Đoàn tụ”/ “Phản động”/ Tù và cải tạo/ “Thăm nuôi”/ “Học tập”).
Chương III: Đánh Tư Sản
Những công cụ chuyên chính vô sản áp dụng ngay sau ngày 30-4-1975: Đánh tư sản vào tháng 9-1975 và liền sau đó là đổi tiền lần thứ nhất 22-9-1975; Cải tạo tư sản tháng 3-1978… Sự khác nhau của cải tạo tư sản và đánh tư sản (“Chiến dịch X-2”/ Đổi tiền/ “Gian thương”/ “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh”/ Hai gia đình tư sản/ Kinh tế mới)
Chương IV: Nạn Kiều
Sự thật về vấn đề người Hoa năm 1978 (Đội quân thứ năm/ Hiệp định Geneve/ “chổi ngắn không quét xa”/ Hoàng Sa/ Sợ “con ngựa thành Troy”/ ‘Nạn Kiều”/ “Phương án II”/ “Ban 69”/ Vụ Cát Lái).
Chương V: Chiến Tranh
Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh ở CPC và biên giới phía Bắc năm 1979 (Biên giới Tây Nam/ Pol Pot/ Đi dây/ Khmer Đỏ và Campuchia dân chủ/ “Kẻ Thù Lịch Sử”/ Thất bại trong tấn công ngăn chặn [Pre-emptive War]/ “Nhất biên đảo”/ “Áo lính lại khoác vào ngay”).
Chương VI: Vượt Biên
Điều gì đã khiến cho hàng triệu người VN phải bỏ nước ra đi. Bi kịch của người dân và thái độ chính quyền trước cuộc tị nạn lớn nhất của người Việt Nam trong lịch sử (“Vượt biên”/ Từ “trí thức yêu nước”/ Đến “thường dân”/ Trước khi tới biển/ Trại tị nạn).
Chương VII: “Giải Phóng”
Cuộc chiến tranh được gọi là giải phóng có thực sự giải phóng sau những gì mà những người cộng sản áp dụng tại miền Nam (Sài Gòn thay đổi/ Kinh tế mới/ Đốt sách/ Cạo râu/ “Cách mạng là đảo lộn”/ Lòng người/ Những người sinh ra không đúng cửa/ “Cánh cửa” Thanh niên xung phong/ Cửa không đủ rộng/ “Nổi loạn”/ “Sài Gòn lại bắt đầu ghẻ lở”).
PHẦN II: THỜI LÊ DUẨN
Chương VIII: Thống Nhất
Những lo lắng từ hai phía đặc biệt là của ông Lê Duẩn dẫn đến quyết định thống nhất hai miền cả về chính trị và kinh tế, áp dụng mô hình miền Bắc vào miền Nam một cách vội vã, mặc dù, nhiều người lúc đó, kể cả ông Lê Duẩn, nhận thấy nền kinh tế tư nhân miền Nam hiệu quả hơn những gì áp dụng trên miền Bắc (Nước Việt Nam là một/ “Bắc hóa”/ Chủ nghĩa xã hội/ “Con đường của Bác”/ “Mỗi người làm việc bằng hai”/ Lê Duẩn và mối tình miền Nam/ Chấp chính và chuyên chính).
Chương IX: Xé Rào
Chính sách kinh tế kế hoạch hóa và sản xuất lớn nhằm “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN” đã dẫn đất nước đến chỗ kiệt quệ. Người dân và chính quyền các địa phương, thay vì tuân thủ các nguyên tắc của nền kinh tế “kế hoạch hóa tập trung” chấp nhận một số quy luật của kinh tế thị trường, tiến trình này bị coi là “xé rào” nhưng chính những “lỗ thủng” đó đã trở thành lối thoát cho dân chúng (Bế tắc/ Mậu dịch quốc doanh/ Máy bỏ không, công nhân cuốc ruộng/ Tháo gỡ/ Nghị quyết Trung ương Sáu/ Bù giá vào lương/ Cắm cờ xé rào/ Khoán chui/ Ông Kiệt xé rào, ông Linh lãnh đạn/ “Ai thắng ai”).
Chương X: Đổi Mới
Vai trò của Trường Chinh trong việc tiếp thu thực tiễn và chuẩn bị về mặt lý luận để những người cộng sản chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, điều mà về sau gọi là đổi mới (Hội nghị Đà Lạt/ Nhóm giúp việc mới/ Người của những khúc quanh lịch sử/ Từ chính sách Kinh Tế Mới/ Đến chọc thủng bức tường bao cấp/ Giá-Lương-Tiền/ Nã pháo vào bộ tổng/ Khép lại trang sử Lê Duẩn/ Vai trò của Mikhail Gorbachev/ Tuyên ngôn đổi mới/ Bàn tay Lê Đức Thọ/ Phút 89).
Chương XI: Campuchia
Dù muốn hay không, Campuchia đã “nằm trong một trang sử” của Việt Nam. Không gian chiến tranh trong thập niên 1980s và cách mà Việt Nam đã làm để thoát ra khỏi hai cuộc chiến: Biên giới phía Bắc và Campuchia (“Pot ở đầu phum ta cuối phum”/ “Xuất khẩu cách mạng”/ Tư tưởng nước lớn/ Bị cô lập/ Phương Bắc/ Hội nghị Thành Đô/ Campuchia thời hậu Việt Nam).
(còn tiếp)
Link: https://daohieuvn.wordpress.com/2000/05/15/huy-duc-ben-thang-cuoc-tap-mot-giai-phong/
Đọc tiếp:
- BÊN THẮNG CUỘC Tập I – Chương 1: https://www.minds.com/newsfeed/1022836722195058688?referrer=HoangVanLam
- BÊN THẮNG CUỘC Tập II – QUYỀN BÍNH: https://www.minds.com/newsfeed/1022868148168970240?referrer=HoangVanLam
*****
Đọc thêm:
- BÊN THẮNG CUỘC - Huy Đức - Tập I - GIẢI PHÓNG: https://www.minds.com/newsfeed/1022835652882538496?referrer=HoangVanLam
- BÊN THẮNG CUỘC - Huy Đức - Tập II – QUYỀN BÍNH: https://www.minds.com/newsfeed/1022868148168970240?referrer=HoangVanLam
- ÐÈN CÙ – Trần Đĩnh: https://www.minds.com/newsfeed/1023122298379116544?referrer=HoangVanLam
- LỜI AI ĐIẾU - Lê Phú Khải: https://www.minds.com/newsfeed/1019871506145529856?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Tống Văn Công: https://www.minds.com/newsfeed/1020165338043068416?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ - Đăng Chí Hùng: https://www.minds.com/newsfeed/1022167805560205312?referrer=HoangVanLam
- Nạn nhân của bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”: https://www.minds.com/newsfeed/1022085243194159104?referrer=HoangVanLam
- Cộng Sản Hà Nội – Một Tổ Chức Buôn Bán Con Người Khủng Khiếp!: https://www.minds.com/newsfeed/1022118410840231936?referrer=HoangVanLam
- Nghiên cứu ông Cụ (bài 1): https://www.minds.com/newsfeed/1022430294764007424?referrer=HoangVanLam
Please to comment
ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (1)
Hồi ký Tống Văn Công
Trước khi vào chuyện
Ngày 25 tháng 2 năm 2014, tôi gởi “Lời chia tay Đảng Cộng sản Việt Nam”. Sau đó, nhận được nhiều ý kiến rất khác nhau. Giáo sư Tương Lai, nhà văn Nguyên Ngọc, giáo sư Chu Hảo mừng cho tôi Đã xong trách nhiệm của một đảng viên 56 tuổi Đảng. Nhà báo Kha Lương Ngãi, nhà văn An Bình Minh chia sẻ: “Như phải ly dị sau cuộc hôn nhân dài 56 năm, dù trút được gánh nặng, nhưng sao khỏi chút bùi ngùi”! Nguyên chủ bút báo Tin Sáng Hồ Ngọc Nhuận: “Đọc Lời Chia Tay, tôi rất vui, bởi nó đóng góp cho dân chủ hóa đất nước”. Nhà văn Thái Bá Tân đưa lên “phây” bài thơ tặng tôi có những câu: “… Trót đưa lên bàn thờ. Muốn hạ xuống cũng khó. Làm thế nào bây giờ?...See moreĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (1)
Hồi ký Tống Văn Công
Trước khi vào chuyện
Ngày 25 tháng 2 năm 2014, tôi gởi “Lời chia tay Đảng Cộng sản Việt Nam”. Sau đó, nhận được nhiều ý kiến rất khác nhau. Giáo sư Tương Lai, nhà văn Nguyên Ngọc, giáo sư Chu Hảo mừng cho tôi Đã xong trách nhiệm của một đảng viên 56 tuổi Đảng. Nhà báo Kha Lương Ngãi, nhà văn An Bình Minh chia sẻ: “Như phải ly dị sau cuộc hôn nhân dài 56 năm, dù trút được gánh nặng, nhưng sao khỏi chút bùi ngùi”! Nguyên chủ bút báo Tin Sáng Hồ Ngọc Nhuận: “Đọc Lời Chia Tay, tôi rất vui, bởi nó đóng góp cho dân chủ hóa đất nước”. Nhà văn Thái Bá Tân đưa lên “phây” bài thơ tặng tôi có những câu: “… Trót đưa lên bàn thờ. Muốn hạ xuống cũng khó. Làm thế nào bây giờ? Một người vì lý tưởng. Hy sinh cả cuộc đời. Đến già mới chợt tỉnh. Đau, không nói nên lời. Con cháu những người ấy. Dẫu giỏi và thông minh. Cũng khó lòng hiểu hết. Cái đau cha ông mình”. Tiến sĩ, luật sư Lưu Nguyên Đạt sau khi kể tội kẻ từng là “cơ sở truyền thông của Đảng Cộng Sản” đã nhận xét “Quyết định bỏ Đảng của Tống Văn Công không quyết liệt, không sáng sủa như lời phát biểu của luật gia Lê Hiếu Đằng. Nó không đanh thép bằng lập trường thô bạo của một trường Thu Hương”. Về phần mình, từ khi được mở mắt, bắt đầu viết những bài góp ý với đảng Cộng sản, lúc nào tôi cũng dặn mình chớ có nói năng như một kẻ “vô can” và phải tự biết mình “ngu lâu”, là “tội đồ”. Lúc nghe ông Nguyễn Văn Thiệu nói “Đừng nghe cộng sản nói, hãy nhìn cộng sản làm”, tôi cho rằng, nói như ông Thiệu chẳng thuyết phục được ai! Cho đến khi trải nghiệm chính sách của đảng Cộng sản qua các thời kỳ, đối chiếu thông tin nhiều chiều, mới xác nhận câu nói của ông Thiệu là có cơ sở! Vì vậy tôi nghĩ, phải viết như thế nào để dễ lọt tai hàng triệu đảng viên chưa được mở mắt và không ít người bị nhồi vào não “ơn Đảng, ơn Bác”. Với giọng nhẹ nhàng, nhưng tôi không lẫn tránh những đòi hỏi cấp bậc dân chủ hóa đất nước, thực hiện các quyền dân sự và chính trị, tự do ngôn luận, tự do lập hội, nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập, không cho phép Đảng đứng trên hiến pháp, pháp luật. Chính vì vậy mà tôi bị đảng Cộng sản đưa ra kiểm điểm mười lăm lần trong không khí đấu tố. Cuối cùng, không chấp nhận một đảng viên dám tự ý nói lời chia tay, ngày 6 tháng Ba năm 2014, Đảng công bố quyết định: “Khai trừ đảng viên Tống Văn Công vì đã có rất nhiều bài viết phát tán trên mạng internet xuyên tạc chủ trương chính sách, truyền bá những quan điểm trái với cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; mặc dù đã được phân tích, giáo dục nhiều lần, nhưng không sửa chữa, khắc phục mà vẫn tiếp tục sai phạm ngàycàng nghiêm trọng hơn, không còn đủ tư cách đảng viên Cộng sản”.
Ông Nguyễn Gia Kiểng – Tập hợp Dân chủ Đa nguyên, trong bài “Thời điểm để nhìn rõ Đảng Cộng sản” đã cho rằng: “Thực ra chúng ta không nên thù ghét đảng Cộng sản. Nó chỉ là một sản phẩm của lịch sử và văn hóa của chúng ta. Một dân tộc không có tư tưởng chính trị không khác một con tàu không phương hướng, mọi tai họa có thể xãy đến và Cộng sản chỉ là một”. Tôi đồng ý với nhận định này. Tôi “ngu lâu” là do những nguyên nhân lịch sử và văn hóa đó. Cha tôi đi theo cộng sản từ năm 1929. Làng tôi, quận tôi, tỉnh Bến Tre tôi có không 80% số dân đi theo cộng sản, riêng nông dân có thể lên đến 90%. Nhìn lại vài hiện tượng trong lịch sử: Hầu hết những người trong nội các Trần Trọng Kim và các văn nghệ sĩ nổi tiếng thời tiền chiến đều đi theo Việt Minh. Nhiều cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng Hòa bị tình báo cộng sản thâm nhập, nhưng không có ở chiều ngược lại. Ông Nguyễn Thành Nhân quận ủy viên quận Ba Tri bị quân đội Việt Nam Cộng Hòa bao vây tứ phía, chạy thẳng vào nhà ông Tám Thương có hai người con trai là lính Việt Nam Cộng Hòa, một người vừa bị Việt Cộng bắn chết. Vậy mà ông Tám Thương ôm chầm lấy Thành Nhân, đưa xuống hầm bí mật. Rất nhiều trí thức xuất thân quan lại, có lập trường chống cộng, sau đó lại chấp nhận cộng sản: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo… Nhiều đảng viên cao cấp của Quốc Dân Đảng chuyển sang lập trường cộng sản như Trần Huy Liệu, Nguyễn Bình… Dân biểu đối lập trong nghị viện Việt Nam Cộng Hòa, chủ nhiệm báo tin sáng, ông ngô công đức, cha bị cộng sản xử tử, vậy mà trong hồi ký của ông in đậm những dòng này: “Có nhiều lúc trằn trọc khi nghĩ lý tưởng đã nằm trongtay của những người đã viết thân phụ mình và cuối cùng nhận họ là anh em, thì phải đặt tổ quốc trên hết”. Học giả Hoàng Xuân Hãn trong lá thư đề ngày hai tháng giêng năm Bính Tý (1996) gửi cho Võ Nguyên Giáp đã viết: “Nước ta chỉ có hai cuộc giải phóng mà thôi, thời 1416-1427 với Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi và thời 1945 - 1975 với bác Hồ cùng các anh… cái cần thiết trong cuộc giải phóng là cái Đức của người lãnh đạo, cái Đức để cho địch không tìm cách mua chuộc mình và làm gương cho nhân dân giữ lòng yêu nước…” Nhắc lại những điều trên đây, tôi không nhầm biện minh cho sự ngu lâu của mình mà chỉ để cho thấy việc nhận ra chân lý trong giai đoạn lịch sử của nước ta vừa qua và không dễ!
Trải qua 56 năm hoạt động trong Đảng, nay nghiệm lại, thức tỉnh, ngấm được nỗi đau lầm lạc trên con đường nghiệt ngã của lịch sử, buộc dân tộc vào tròng độc tài đảng trị che giấu sau chiếc mặt nạ tự do, dân chủ.
(Còn tiếp)
-----
Posted on Tháng Hai 27, 2018 by Phan Ba
Link: https://phanba.wordpress.com/2018/02/27/tu-theo-cong-den-chong-cong-1-truoc-khi-vao-chuyen/
Đọc ttiếp:
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (1): https://www.minds.com/newsfeed/1020165338043068416?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (2): https://www.minds.com/newsfeed/1020165844394102784?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (3): https://www.minds.com/newsfeed/1020166377815224320?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (4): https://www.minds.com/newsfeed/1020167039340851200?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (5): https://www.minds.com/newsfeed/1020167752781451264?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (6): https://www.minds.com/newsfeed/1020168283910275072?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (7): https://www.minds.com/newsfeed/1020168872738238464?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (8): https://www.minds.com/newsfeed/1020169358402965504?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (9): https://www.minds.com/newsfeed/1020169965712932864?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (10): https://www.minds.com/newsfeed/1020170533086666752?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (11): https://www.minds.com/newsfeed/1020171112825802752?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (12): https://www.minds.com/newsfeed/1020171621487583232?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (13): https://www.minds.com/newsfeed/1020172811946332160?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (14): https://www.minds.com/newsfeed/1020175832287780864?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (15): https://www.minds.com/newsfeed/1020176399045136384?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (16): https://www.minds.com/newsfeed/1020176857616781312?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (17): https://www.minds.com/newsfeed/1020177288046813184?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (18): https://www.minds.com/newsfeed/1020177765887090688?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (19): https://www.minds.com/newsfeed/1020178224360423424?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (20): https://www.minds.com/newsfeed/1020178691488124928?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (21): https://www.minds.com/newsfeed/1020178691488124928?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (22): https://www.minds.com/newsfeed/1020179678219112448?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (23): https://www.minds.com/newsfeed/1020180411612110848?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (24): https://www.minds.com/newsfeed/1020180972931620864?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (25): https://www.minds.com/newsfeed/1020181434628386816?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (26): https://www.minds.com/newsfeed/1020189556155691008?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (27): https://www.minds.com/newsfeed/1020190034006343680?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (28): https://www.minds.com/newsfeed/1020190498049568768?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (29): https://www.minds.com/newsfeed/1020191243262021632?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (30): https://www.minds.com/newsfeed/1020191645118287872?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (31): https://www.minds.com/newsfeed/1020192278617489408?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (32): https://www.minds.com/newsfeed/1020192789393285120?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (33): https://www.minds.com/newsfeed/1020193235434700800?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (34): https://www.minds.com/newsfeed/1020193689652658176?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (35): https://www.minds.com/newsfeed/1020194178893053952?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (36): https://www.minds.com/newsfeed/1020194615186763776?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (37): https://www.minds.com/newsfeed/1020195109053112320?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (38): https://www.minds.com/newsfeed/1020195509340708864?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (39): https://www.minds.com/newsfeed/1020195933000994816?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (40): https://www.minds.com/newsfeed/1020196538593550336?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (41): https://www.minds.com/newsfeed/1020196944323186688?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (42): https://www.minds.com/newsfeed/1020197545075515392?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (43): https://www.minds.com/newsfeed/1020197959254646784?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (44): https://www.minds.com/newsfeed/1020198456546263040?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (45): https://www.minds.com/newsfeed/1020199026186948608?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (46): https://www.minds.com/newsfeed/1020203299069206528?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (47): https://www.minds.com/newsfeed/1020204008603201536?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (48): https://www.minds.com/newsfeed/1020204418679939072?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (49): https://www.minds.com/newsfeed/1020204880177451008?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (50): https://www.minds.com/newsfeed/1020205306154749952?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (51): https://www.minds.com/newsfeed/1020205714682126336?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (52): https://www.minds.com/newsfeed/1020210633072148480?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (53): https://www.minds.com/newsfeed/1020211460453224448?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (54): https://www.minds.com/newsfeed/1020211916031893504?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (55): https://www.minds.com/newsfeed/1020212534209388544?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (56): https://www.minds.com/newsfeed/1020213750939230208?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (57): https://www.minds.com/newsfeed/1020222267179900928?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (58): https://www.minds.com/newsfeed/1020225866595209216?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (59): https://www.minds.com/newsfeed/1020227243914899456?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (60): https://www.minds.com/newsfeed/1020228129955303424?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (61): https://www.minds.com/newsfeed/1020228931710853120?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (62): https://www.minds.com/newsfeed/1020229600191000576?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (63): https://www.minds.com/newsfeed/1020233177873592320?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (64): https://www.minds.com/newsfeed/1020234125012013056?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (65): https://www.minds.com/newsfeed/1020235546598387712?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (66): https://www.minds.com/newsfeed/1020237711308042240?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (67): https://www.minds.com/newsfeed/1020238720285253632?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (68): https://www.minds.com/newsfeed/1020239355225538560?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (69): https://www.minds.com/newsfeed/1020240325804347392?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (70): https://www.minds.com/newsfeed/1020242536512933888?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (71): https://www.minds.com/newsfeed/1020243791062728704?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (72): https://www.minds.com/newsfeed/1020244396779032576?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (73): https://www.minds.com/newsfeed/1020244905374068736?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (74): https://www.minds.com/newsfeed/1020245561277120512?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (75): https://www.minds.com/newsfeed/1020246848470945792?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (76): https://www.minds.com/newsfeed/1020254783515623424?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (77): https://www.minds.com/newsfeed/1020255756149641216?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Từ theo cộng đến chống cộng (78): https://www.minds.com/newsfeed/1020256435408699392?referrer=HoangVanLam
*****
Đọc thêm:
- BÊN THẮNG CUỘC - Huy Đức - Tập I - GIẢI PHÓNG: https://www.minds.com/newsfeed/1022835652882538496?referrer=HoangVanLam
- BÊN THẮNG CUỘC - Huy Đức - Tập II – QUYỀN BÍNH: https://www.minds.com/newsfeed/1022868148168970240?referrer=HoangVanLam
- ÐÈN CÙ – Trần Đĩnh: https://www.minds.com/newsfeed/1023122298379116544?referrer=HoangVanLam
- LỜI AI ĐIẾU - Lê Phú Khải: https://www.minds.com/newsfeed/1019871506145529856?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Tống Văn Công: https://www.minds.com/newsfeed/1020165338043068416?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ - Đăng Chí Hùng: https://www.minds.com/newsfeed/1022167805560205312?referrer=HoangVanLam
- Nạn nhân của bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”: https://www.minds.com/newsfeed/1022085243194159104?referrer=HoangVanLam
- Cộng Sản Hà Nội – Một Tổ Chức Buôn Bán Con Người Khủng Khiếp!: https://www.minds.com/newsfeed/1022118410840231936?referrer=HoangVanLam
- Nghiên cứu ông Cụ (bài 1): https://www.minds.com/newsfeed/1022430294764007424?referrer=HoangVanLam
Please to comment
Đèn Cù – Trần Đĩnh – Tập 1
“Có thể Đèn Cù sẽ không hấp dẫn những độc giả khác như tôi bởi các nhân vật trong cuốn sách hoàn toàn xa lạ với họ hoặc vì họ không quan tâm đến chính trị. Nhưng với tôi, người coi việc chống Cộng sản Việt Nam như ý nghĩa chính của cuộc đòi mình thì cuốn sách này vô cùng bổ ích
.
Thêm nữa, khá nhiều nhân vật xuất hiện trong đó đã có những lần gặp gỡ với tôi. Đọc Đèn Cù là dịp gặp lại họ, cả người đã khuất núi lẫn những ai đang tồn tại. Một đoạn đường lịch sử của Việt nam được phản ánh qua các trang viết. Đọc, để thêm một lần nữa, khẳng định rằng con đường đấu tranh cho dân chủ là con đường duy nhất có thể thay đổi vận mạng của dân tộc, và con đường ấy phải đi qua nấm mồ chôn chủ nghĩa...See moreĐèn Cù – Trần Đĩnh – Tập 1
“Có thể Đèn Cù sẽ không hấp dẫn những độc giả khác như tôi bởi các nhân vật trong cuốn sách hoàn toàn xa lạ với họ hoặc vì họ không quan tâm đến chính trị. Nhưng với tôi, người coi việc chống Cộng sản Việt Nam như ý nghĩa chính của cuộc đòi mình thì cuốn sách này vô cùng bổ ích
.
Thêm nữa, khá nhiều nhân vật xuất hiện trong đó đã có những lần gặp gỡ với tôi. Đọc Đèn Cù là dịp gặp lại họ, cả người đã khuất núi lẫn những ai đang tồn tại. Một đoạn đường lịch sử của Việt nam được phản ánh qua các trang viết. Đọc, để thêm một lần nữa, khẳng định rằng con đường đấu tranh cho dân chủ là con đường duy nhất có thể thay đổi vận mạng của dân tộc, và con đường ấy phải đi qua nấm mồ chôn chủ nghĩa cộng sản cùng các di sản thối rữa của nó.” - Dương Thu Hương, Tác giả Những thiên đường mù
“Trần Đĩnh là một trong rất ít nhân chứng còn lại có thẩm quyền nhất để kể những câu chuyện này. Nhưng Đèn Cù là một cuốn tự truyện, giá trị ưu tiên của nó không phải là tư liệu mà là sự chia sẻ những trải nghiệm lịch sử hết sức con người.” - Huy Đức, Tác giả Bên thắng cuộc
Vũ Thư Hiên, Tác giả Đêm giữa ban ngày“Trần Đĩnh là nhà văn cung đình, như ông tự nhận. Nhưng nhờ có ông, người may mắn được “gần mặt trời” trong lịch sử Việt Nam cận đại nên mới thấy được những vết đen trên bề mặt nó, nay hào phóng kể lại cho bàn dân thiên hạ được biết trong đống rác cung đình nọ có cái gì. Dưới dạng đặc biệt của thể loại ký mà ông gọi là “truyện tôi” người đọc sẽ được biết nhiều sự kiện, đôi khi là động trời, với những con người, đôi khi được coi là thánh và á thánh, có hình thù ra sao. Tác giả dùng lối kể tếu táo của người chứng kiến, không cần đưa ra dữ liệu, ai tin thì tin, không tin thì thôi, mặc. Thế nhưng tác phẩm của ông lại rất đáp ứng nhu cầu của người đọc muốn biết những gì đã xảy ra trong một giai đoạn lịch sử không có lịch sử.” - Vũ Thư Hiên, Tác giả Đêm giữa ban ngày
“Trung thu này không thấy con nít rước đèn cù mà chỉ thấy cư dân mạng rước sách “Đèn Cù” của Trần Đĩnh. Cụ Trần Đĩnh vốn Tây học, nên viết lách gãy gọn, linh hoạt và chính xác. Cụ viết từ gan ruột, hoàn toàn theo ý mình. Trước nay, những “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên, “Hoa xuyên tuyết” của Bùi Tín, “Đỉnh cao chói lọi” của Dương Thu Hương… mới chỉ tập trung vẽ chân dung một ông… Judas. Nay cụ Trần Đĩnh chơi tuốt luốt cả 13 ông… ông nào cũng Judas cả nên có thể nói cụ không chỉ lật đồ thần tượng mà cụ đã đốt đền, giống Herostratos ngày xưa đốt Artemis. Tất nhiên, cụ Trần Đĩnh “đốt đền” không vì háo danh như Herostratos mà vì ở “trong chăn” cụ biết quá nhiều sự thật về “ngôi đền cộng sản Việt Nam”, và tinh thần “sĩ phu Bắc Hà” thục ép cụ phải nói ra. Đám cháy này nhờ ngọn gió internet nên nó bốc đùng đùng, cháy lan khắp nơi tới cả “khu mật viện” của mấy bác Ba Đình. Không biết cỏ phải gỡ chút sĩ diện mà các bác (Ba Đình) dại dột cho triển lâm Cải cách ruộng đất không? Nhưng rõ ràng gậy ông lại đập lưng ông.” - Nhật Tuấn, tác giả Đi về nơi hoang dã
“Để “trục độc” những ai muổn hiểu ra cái ác lại đầu nguồn của đảng cộng sản Việt Nam, khởi đi từ Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh cho tới sau này thì nên đọc – và đọc kỹ – bộ “Đèn Cù” của Trần Đĩnh. Những ai muốn thế giới nhìn ra sự lầm lạc của nhiều người về Việt Nam thì nên phiên dịch bộ sách ra ngoại ngữ, vì nội dung còn vượt xa những gì Boris Souvarine đã viết về chế độ Stalin tại Liên Xô.” - Nguyễn Xuân Nghĩa, Chuyên gia kinh tế
“Với một bút pháp linh động và riêng biệt, Trần Đĩnh kể từng mẩu chuyện của riêng mình suốt cuốn “Đèn Cù”. Từng mảng nối tiếp nhau hồn nhiên không theo một bố cục trước. Nhưng khi nhìn toàn bộ cuốn sách thì những mảng ấy kết thành một bức tranh vĩ đại mô tả chính xác và nghệ thuật cảnh vật của chiếc đèn kéo quân ngót 70 năm qua trên đất nước Việt Nam: Một bức tranh cực tả bản chất của đảng Cộng sản với các đặc tính bất biến Dối trá, Bạo lực và Vô nhân.” - Phạm Xuân Đài, Chủ bút Thể kỷ 21 Online
“Ngòi bút Trần Đĩnh với khẩu ngữ sắc mạnh, chấm phá, khoan đục vào xã hội một thời để bật ra cái đồi bại chen lẫn cái cao quí nhất của con người. Hãy khoan lục bới những giai thoại “chống cộng” trong tác phẩm, mà hãy mở lòng ra quằn quại với nỗi đớn đau trên từng trang giấy của tác giả và của dân tộc. Chúng ta thường than vãn về sự thiếu vắng môt tác phẩm lớn cho một giai đoạn lớn, nhưng thực ra, chúng ta đã có sẵn tâm và tâm để nhận ra sự xuất hiện của nó hay chưa?” - Phan Quốc Tâm, Tiến sĩ tâm lý
“Đèn Cù không chỉ là quyển sách nên đọc, mà là quyển sách cần phải đọc. Trở ngại duy nhất khi cầm quyển sách cần đọc này là nếu đã giở trang đầu, phải đọc một mạch cho đến trang cuối cùng mới buông ra được.” - Nguyễn Văn Khanh, Giám đốc ban Việt ngữ RFA
“Ngoài giá trị lịch sừ, giá trị chính trị và nhất ỉà giá trị văn học, điều làm cho cuốn sách vượt trên tất cả chính là mỗi câu chuyện, mỗi giai đoạn, mỗi sự kiện đều được tác giả viết lại bằng tấm lòng. Dưới tàn bạo và đàn áp, nhân cách con người nhất thời có thể bị chà đạp, vấy bẩn, nhưng tấm lòng tử tế còn ở lại khiến những trang sách quay vòng của Đèn Cù gây xúc động và hy vọng.” - Hòa Bình Lê, Nhà báo, California
“Nhận xét tinh tế, chi tiết, bút pháp chắc nịch và đậm ngôn ngữ điện ảnh, Đèn Cù soi rọi cận cảnh mọi khuôn mặt chính trị, văn hóa, văn nghệ, một thời thao túng xã hội Việt Nam mà di hại đến nay vẫn còn mồn một. Đèn Cù là tự truyện chính trị khắc họa rõ nét một xã hội lệch trong hành xử và bệnh trong tư cách – hệ quả của thứ văn hóa cộng sản bắt nguồn từ thượng tầng. Một tác phẩm cực kỳ quan trọng để tìm hiểu “số phận Việt Nam”. Với độc giả: Đừng chờ đợi sẽ có thêm một Đèn Cù thứ hai.” - Phạm Phú Thiện Giao – Chủ bút nhật báo Người Việt, California
“Với lối hành văn khắc họa tài tình, Đèn Cù là sự diễn đạt ý tường bằng ảo thuật đậm thẫn thái của thư pháp gia. Dứt khoát, đứt đoạn, tùy ý, dửng dưng… cốt để phác họa một giai đoạn mông muội máu lửa. Ánh sáng của “Đèn Cù” cứ lênh loang soi tận vào những góc tăm tối nhất của cái bệ thờ được Trung Quốc dàn dựng nhằm nhát ma dân tộc Việt Nam mấy chục năm qua. Có thể nói, “Đèn Cù” là tư liệu lịch sử được viết bằng thứ văn chương nghệ thuật mang tính độc nhất vô nhị để hoàn thành sứ mệnh làm nhân chứng mà trên mình đang còn mang đầy thương tích.” - Trần Đông Đức, Chủ nhiệm tuần báo Người Việt Đông Bắc, Mỹ
“Đèn Cù với tôi như một cuốn Sử văn chương với ngồn ngộn chi tiết, thú vị như đọc Tư Mã Thiên phần Liệt truyện vậy. Dù có những tranh cãi về tính xác thực của nó, nhưng có điều chắc chắn rằng dù tin hay không vào Đèn Cù người ta cũng phải nhìn lại về một lớp người đã ảnh hưởng vô cùng to lớn đến lịch sử cận đại Việt Nam.” - Ngô Nhật Đăng, Blogger Việt Nam
“Đèn Cù vạch ra rất rõ những xung đột về tư tưởng chính trị và những tranh chấp quyền lợi nhơ nhớp trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Cùng một lúc, Đèn Cù cũng cho ta thấy “…một dẻo thung lũng rất êm ả, hết sức êm ả… đã chìm vào bóng chiều xẫm lại…” trước đêm đánh vào Đông Khê. Và từ đó, Trần Đĩnh đã cho ta thấy sự phi lý cũa chiến tranh từ cặp mắt cũa những người mẹ đã mất con từ phía bên kia. Đèn Cù hiếm hoi là vì những mẩu chuyện đầy ắp tình người như vậy.” - Vũ Minh Hải, Khoa học gia chuyên nghiên cứu bệnh ung thư
Biên tập: Ngô Nhân Dụng, Võ Ngàn Sông, Đinh Quang Anh Thái
'Đèn Cù' là một cuốn sách có vị trí 'quan trọng nhất' trong một giai đoạn lịch sử, theo một khách mời tham gia cuộc tọa đàm trực tuyến hôm 09/10/2014 giữa BBC với các khách mời về cuốn tự truyện của tác giả Trần Đĩnh do nhà xuất bản Người Việt ở Hoa Kỳ ấn hành.
Đọc tiếp:
- ÐÈN CÙ - Tập I - Chương 1: https://www.minds.com/newsfeed/1023057898850832384?referrer=HoangVanLam
*****
Đọc thêm:
- BÊN THẮNG CUỘC - Huy Đức - Tập I - GIẢI PHÓNG: https://www.minds.com/newsfeed/1022835652882538496?referrer=HoangVanLam
- BÊN THẮNG CUỘC - Huy Đức - Tập II – QUYỀN BÍNH: https://www.minds.com/newsfeed/1022868148168970240?referrer=HoangVanLam
- ÐÈN CÙ – Trần Đĩnh: https://www.minds.com/newsfeed/1023122298379116544?referrer=HoangVanLam
- LỜI AI ĐIẾU - Lê Phú Khải: https://www.minds.com/newsfeed/1019871506145529856?referrer=HoangVanLam
- ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH - Tống Văn Công: https://www.minds.com/newsfeed/1020165338043068416?referrer=HoangVanLam
- NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ - Đăng Chí Hùng: https://www.minds.com/newsfeed/1022167805560205312?referrer=HoangVanLam
- Nạn nhân của bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”: https://www.minds.com/newsfeed/1022085243194159104?referrer=HoangVanLam
- Cộng Sản Hà Nội – Một Tổ Chức Buôn Bán Con Người Khủng Khiếp!: https://www.minds.com/newsfeed/1022118410840231936?referrer=HoangVanLam
- Nghiên cứu ông Cụ (bài 1): https://www.minds.com/newsfeed/1022430294764007424?referrer=HoangVanLam
Please to comment