Viết về Tổng thống Trump là một việc rất khó do tính cách đa dạng của nhân vật và độ tế nhị của chủ đề, đặc biệt càng khó hơn trong giai đoạn bầu cử nước rút này với nhiều thay đổi khó lường khiến những gì viết ra có thể nhanh chóng trở thành việt vị. Tuy nhiên điều đó càng làm công việc thêm thú vị và thôi thúc người viết, coi như một ghi chép lại về sau và cũng với mong muốn chia sẻ và nhận được ý kiến của mọi người.
Một câu hỏi thường đến với tâm trí, có thể là của nhiều người, khi nghĩ về ông Trump là làm sao ông ta có được sự ủng hộ của rất đông người Mỹ, hiện giờ là 46%, mặc dầu truyền thông gần như tất cả các kênh đã và liên tục chỉ trích ông? Để lý giải điều này, cần xem ông Trump có thực hiện những gì đã hứa khi tranh cử hay không. Và ông đã trung thành với cử tri nền tảng của mình, tức cánh hữu như thế nào.
Cách đây 3-4 năm khi ông Trump vừa thắng cử, bạn Đỗ Quốc Anh (Harvard) có viết một bài rất thú vị phân tích việc các Tổng thống Mỹ có giữ lời các hứa khi tranh cử. Trái với suy nghĩ của nhiều người và có thể của ông Trump và cộng sự vốn chỉ trích hệ thống hiện tại như một cách để tranh cử, việc giữ lời hứa của các đời Tổng thống Mỹ là rất cao. Tôi nhớ con số đưa ra trong bài viết là trên 70%.
Các năm dưới thời ông Trump chỉ làm con số này cao hơn. Ông Trump đã thực hiện hầu hết các lời hứa của mình khi tranh cử. Một trong những lời hứa quan trọng nhất là giảm thuế cá nhân và thuế doanh nghiệp từ 35 xuống còn 15% !! Một điều mà ai cũng nghĩ là không thể nhưng đã được thực hiện và góp phần cởi trói và thúc đẩy hơn nữa nền kinh tế Mỹ. Dĩ nhiên tác động xã hội, phân chia giàu nghèo của việc này có thể gây tranh cải, nhưng điều quan trọng nhất là lời hứa đã được thực hiện. Ngoài ra ông cũng đã giữ lới hứa trong việc chỉ định gần 200 Thẩm phán Mỹ thuộc cánh Bảo thủ ở tòa án các cấp, và ba Thẩm phán ở Tòa án Tối cao, một quy trình tế nhị và tốn nhiều thời gian công sức.
Để làm được các điều này, ông Trump tận dụng quyền lực Tổng thống của mình đến mức cao nhất. Ngay ngày đầu tiên sau khi đắc cử ông ký Sắc lệnh ngưng nhập cảnh nhiều nước vì lý do an ninh cho Mỹ. Sắc lệnh này sau đó vài tháng đã bị Tòa án Mỹ phủ quyết. Dĩ nhiên Sắc lệnh này gióng lên một làn sóng chỉ trích, nhưng chắc chắn làm hài lòng các người thiên hữu bỏ phiếu cho ông với mong muốn lập lại trật tự trong việc nhập cảnh Hoa Kỳ.
Và suốt mấy năm qua dưới thời Tổng thống Trump, đây không phải là lần duy nhất ông gần như một thân một mình đẩy quyền lực Tổng thống đến xa nhất để thực hiện những gì đã hứa. Đó có thể là đặc trưng của Tổng thống Donald Trump, khác với TT George W Bush với cách thức quản lý phân quyền và chia công việc cho các cộng sự. Hay khác với Tổng thống Barack Obama, vốn là một giáo sư về luật Hiến Pháp và sự hiểu biết tường tận cái mà Việt Nam ta gọi là «cơ chế», chắc sẽ khó có thể mạnh dạn đưa ra những Sắc lệnh biết rằng ngay sau đó có thể bị Tối cao Pháp viện phản đối.
Về thương mại quốc tế thì mọi người thường để ý đến cuộc chiến mậu dịch Mỹ-China mà có thể quên là ông Trump đã ký thỏa thuận thương mại Canada-Mehico-Mỹ vừa có hiệu lực gần đây. Đảng cầm quyền của nước Anh, mặc dầu không nói ra (dĩ nhiên), nhưng gần đây báo chí cánh hữu cũng ra dấu ông Trump có thể là lựa chọn tốt hơn cho thương mại Anh-Mỹ.
Về đối ngoại thì ông Trump đã thực hiện rất nhiều lời hứa ví dụ như dời Đại sứ quá Mỹ tại Israel về Jerusalem, thiết lập hòa bình tại Trung Đông, với gần đây nhất là cam kết hòa bình giữa Israel và UAE. Năm 2015, ông Trump đã cảnh báo sẽ thả bomb tiêu hủy IS. Sau khi ông đắc cử, quả bomb không nguyên tử lớn nhất đã được thả xuống căn cứ địa của IS ở Afghanistan, góp phần tiêu diệt băng đảng khủng bố chống lại loài người này với kết quả là thủ lĩnh của nó là Abu Bakr đã bị biệt kích Mỹ triệt hạ trong năm 2019.
Dĩ nhiên không phải việc nào của ông Trump cũng nhận được đồng thuận và không dấy lên tranh cãi. Ví dụ như việc Mỹ rút ra khỏi TPP, một liên minh được nhen nhóm dưới thời Tổng thống Obama để bao vây China, hay Mỹ rút ra khỏi Thỏa thuận Paris về Khí hậu. Nhưng điều cần nhấn mạnh ở đây là ông Trump đã được bầu dựa trên một danh sách công việc, và ông đã tick gần như tất cả box. Tức nói là LÀM. Đó không phải là điều chúng ta cần nhất ở các chính trị gia, người vốn ở đó vì lời hứa?
Có nhiều cái ông Trump không hứa nhưng cũng đã làm, có thể trong một sự việc mang tính sự cố nào đó. Cách thức của ông là tạo sự bất ngờ đến độ không ngờ, đôi khi rất ầm ĩ nhưng không làm gì, nhưng có lúc không nói không rằng để sức chịu đựng của Mỹ cũng như thế giới lên đến đỉnh điểm và giải quyết bằng một màn tấn công chớp nhoáng. Ví dụ như cuộc tập kích bằng 59 tên lửa Tomahawk hành trình vào Syria rạng sáng ngày 7/4/2017 (tức vài tháng sau khi tuyên thệ), và quyết định có lẽ được đưa ra trong giờ giải lao lúc ông Trump đang tiếp Tập Cận Bình. Hay gần đây là tên lửa tìm diệt Mỹ đoạt mạng một vị tướng cao cấp Iran sau khi nước này liên tục khiêu khích lợi ích của Mỹ ở Vịnh Ba Tư.
Tuy nhiên không phải chỉ có súng đạn. Ông Trump còn đẩy việc ngoại giao bên bờ vực thành một nghệ thuật đôi khi làm thế giới bất ngờ. Sau và trong những màn khẩu chiến ám khói màn hình, ông Trump đã gặp và đối thoại với người đứng đầu Bắc Hàn, vốn vài ngày trước kêu gọi sẽ đưa nước Mỹ về thời đồ đá bằng tên lửa vượt Thái Bình Dương (!).
Không phủ nhận các cuộc gặp đình đám này làm mọi người (trong đó có người viết) hoài nghi về giá trị Mỹ và việc Mỹ thỏa hiệp với các thể chế độc tài. Nhưng những người có kinh nghiệm chính trường quốc tế, và với một độ châm biếm hơn, có thể nhận định rằng nó chỉ khác các cuộc gặp của các đời Tổng thống trước vì nó diễn ra ban ngày mà thôi. Kết quả là đương kim tại Bình Nhưỡng đã không còn nặng lời với Mỹ, và một số phái đoàn quốc tế đã có thể đến thị sát các căn cứ nằm sâu trong lòng núi ở Bắc Hàn. Một điều không thể tưởng trước đây.
Ông Trump có thể đang áp dụng một cách có từ thời Tôn Tử (?) «Hãy giữ bạn bè thật kỹ, và kẻ thù còn kỹ hơn» (Keep your friends close ; keep your enemies closer). Đó có thể cũng là cách ông ca ngợi người bạn tốt Xi Jin Ping mỗi khi quyết định nâng thuế hàng từ China?
Thật ra cũng có một vài lời hứa ông Trump đã không làm. Ví dụ như việc truy tố bà Hillary Clinton, điều mà ông liên tục mạnh miệng kêu gọi khi tranh cử. Nhưng sau khi đắc cử đã nói không còn nghĩ đến việc đó nữa.
Đó cũng là một điều thú vị ở Donald Trump.
Đại ca và chúa công
(Tính duy tình và thượng tôn pháp luật trong xưng hô)
a- Văn hóa khai hoang Nam Bộ với hàng đoàn người mang gươm mở cõi, biên chế và ngoài biên chế- khiến cho liên hệ và xưng hô của các cá nhân đã trộn lẫn giữa đại ca với chúa công.
Thưa anh Hai, anh Năm thay cho Bẩm tướng quân, Thưa Tỉnh trưởng đã khá lâu. Một bên là thân tình, một bên là nghiêm trang. Ở hai cực đó là address “Báo cáo Xếp”, “Báo cán bộ”.
Coi Bình Nguyên Lộc, nghe tuồng Đường gươm Nguyên Bá hay coi Tam Quốc, Thủy Hử, Tiếu ngạo giang hồ sẽ thấy.
Nay, cô chủ quán sẽ “ông thầy nhậu mồi gì?”, “Bà chủ ghé coi hàng” và có khi xởi lởi chào “anh đẹp trai”, “chị đẹp”, “chị đũy” (ý đẹp & sếch suy- khá thân mới nói, không ăn tát).
Vai vế làm nên lời xưng hô, đương nhiên. Nhưng xưng hô lại tác động đến công việc. Năm trước có 1 bạn gốc Việt viết FB nói cách xưng hô quá thân tình khiến bạn đó khó chịu. Thà là you and I hay Ùa Nì. Chứ tất cả gọi Sếp tổng là Đại ca, anh cả và xưng em từ gái tới trai thì bạn ấy khựng.
b- Về mặt quản trị, cách xưng gọi pha trộn này thể hiện thân tình, chị ngã em nâng. Nhưng phải ở nơi các đối tượng đều hiểu và cùng làm ăn nghiêm túc, không phải canh để phá nhau, dẫn đến gọi nhau là tôi-cô, tôi –ông hay đồng chí là cò chiên rồi.
Trong giờ làm ở sở chắc nên là ông-tôi, bà-tôi hay ở cách đúng mức, không thể đại ca, đại tỷ.
Còn nhớ hồi ở cty Lam Sơn những năm 1980-90, có ông Gia luôn “báo Giám Đốc” chứ không bao giờ “báo anh Tư”, “báo chủ sự”, chứ không có “chú Ba, Năm “ gì hết, bởi ông là công chức cũ. Không muốn thân hơn với những người mới về tiếp quản và làm cấp trên mình.
Ở VCS, có hai ông anh thân nhau, nhưng khi ông A lên TGĐ, ông B cứ mày tao và quàng vai bá cổ giữa văn phòng đông người. Người ta lấy làm ngượng cho ông B kém ý tứ mà thừa phô diễn. Và ông A cũng đâu để tình trạng đó kéo dài, theo cách của ổng.
Quen nghe cách xưng hô nghiêm của công chức trước 75, sau nghe các cán bộ cách mạng gọi nhau thân tình, tôi tưởng chỉ bên CS mới gọi bạn, đồng chí bằng số. Coi chưởng cũng thấy thất muội lục huynh cũng đã ngờ ngợ có nét tương đồng. Đến đọc Nguyên Hùng thấy Ba Cụt, Bảy Viễn thì nhân thấy rằng tên có số mang nét xóa ranh giấy tờ, ranh thủ tục mà thôi.
Sau hơn nữa, biết Đại tá Nguyễn Đình Bảo và Thiếu tướng Lê Minh Đảo bên VNCH cũng được chiến hữu gọi là anh Năm Bảo, anh Tư Đảo.
Đoạn Quan Vũ gọi Lưu Bị là Đại ca ắt khiến Khổng Minh bực khi điều binh. Thế nhưng lúc Ngụy Ngô trả xác Vân Trường, anh em nhà Thục đều gọi nhau là đại, nhị ca tức anh Ba Vũ anh Hai Bị. Tình thâm như cốt nhục.
Đại ca- Thượng phụ như Đức Thánh Trần hô một tiếng vạn người như một, tầm ảnh hưởng hai ba triều vua rõ ràng sức ảnh hưởng nằm ở cách sống "tướng sĩ một lòng phụ tử" bất chấp cách xưng hô, ấy là nằm ở nhân cách và tài năng bất biến, bất suy giảm của ngài.
C- Trong quản trị, kể cả quản lý nền chính trị, cách ứng xử anh em khi đại ca thoái ẩn luôn hài hòa với sự quý mến, thay cho sự trọng uy thế của em út-như ngày xưa. Đại ca như vậy sẽ vẫn phong độ bởi tài năng, đức độ, tầm ảnh hưởng. Mà tầm ảnh hưởng này không chỉ với kẻ dưới trướng mà còn ảnh hưởng ngược lên phía trên và ra bốn phía nữa.
Thì tự khắc sẽ thành một dạng thái thượng hoàng không ngai với một siêu triều đình, thường là hỗ trợ triều đình mà anh chàng đại ca mới lên cũng cần hỗ trợ, có khi một chốc nào đó thôi, và bởi chính con người ấy vốn đã chẳng màng can dự, chỉ góp thứ gì nhân quần còn muốn nhận.
Nói chung là đa dạng.Nhưng rồi tuổi tác và luật bào mòn cũng sẽ đến và chuyện quản lý, chuyện trao đổi mơ ước, dự phóng, tâm tư rồi cũng phải gói lại. Gói lại để vui khỏe, trà rượu, chút ít thể thao trong sự tri túc cũng mang đủ tính quản lý, tình anh em.
Dù không ưa, Đặng là một ví dụ thành công của đại ca. Kisssinger thì ngược lại, cũng là trung thần của Mỹ nhưng cứ ăn mày quá khứ, không nhiếp chính mà cũng chẳng ai nể trọng.
Được như Mahatthir là tuyệt, nhưng đại ca Lý Quang Diệu thì trên cả xứng đáng. Mà có cần ai hô Đại ca, Vạn tuế hay đánh bóng tơi lui đâu, nói chi lăng tẩm và tung hô. Never!
d- Xưng hô bỗ bả khi quản lý là không ổn, bởi sẽ dẫn đến dễ dãi “chơi chó chó liếm mặt, giỡn trẻ trẻ trổ cặc” và câu chuyện duy tình lây lan làm cho hủy hoại vị thế người dĩ công thượng, người đại diện pháp luật.
Từ suy nghĩ ra xưng hô, từ xưng hô ra hành động.
Giao hành động gặt thói quen, gieo thói quen sẽ tạo thành định mệnh
Hành động bậy với hệ thống mà mếu máo xin lỗi bác Trọng, bác XYZ, hoàn toàn không ý thức bản thân là một mắc xích của một hệ thống và (về lý thuyết) phải phục vụ cộng đồng, chứ đâu phải vì cái tình chú cháu của bọn ông?
Cái xưng hô làm cho tốt đẹp mà cũng làm cho lắm kẻ thành ra “trẻ trổ cặc” là vậy đó.