đỉnh cao trí tệ khác người dữ luôn
BamBoo
09:41:34, 17 THG 8, 2018
Metro Hà Nội, nhìn từ Trung Quốc
900 triệu đô cho 13km đường sắt trên cao, tương đương 69 triệu đô/km. Đây là mức tiệm cận suất đầu tư Metro của thế giới (70-80 triệu đô/km). Đương nhiên, đó là suất đầu tư đi ngầm dưới lòng đất tốc độ cao, công nghệ hiện đại và các công trình phụ trợ.
Trườn với vận tốc 35km/h uốn lượn khúc khuỷu xé không gian thủ đô, bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói tàu Cát Linh – Hà Đông êm hơn tàu Thống Nhất. Bộ trưởng Thể thật là khéo hoài cổ. Giữa thời 4.0, so sánh con rùa xanh với con ốc sên đỏ Pháp thuộc để ru ngủ nhân dân.
Tiến sĩ Phạm Sanh, chuyên gia quy hoạch hạ tầng nói với tôi: Cái vô lý nhất của Cát Linh – Hà Đông là làm trên cao nhưng chi...See more
đỉnh cao trí tệ khác người dữ luôn
BamBoo
09:41:34, 17 THG 8, 2018
Metro Hà Nội, nhìn từ Trung Quốc
900 triệu đô cho 13km đường sắt trên cao, tương đương 69 triệu đô/km. Đây là mức tiệm cận suất đầu tư Metro của thế giới (70-80 triệu đô/km). Đương nhiên, đó là suất đầu tư đi ngầm dưới lòng đất tốc độ cao, công nghệ hiện đại và các công trình phụ trợ.
Trườn với vận tốc 35km/h uốn lượn khúc khuỷu xé không gian thủ đô, bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói tàu Cát Linh – Hà Đông êm hơn tàu Thống Nhất. Bộ trưởng Thể thật là khéo hoài cổ. Giữa thời 4.0, so sánh con rùa xanh với con ốc sên đỏ Pháp thuộc để ru ngủ nhân dân.
Tiến sĩ Phạm Sanh, chuyên gia quy hoạch hạ tầng nói với tôi: Cái vô lý nhất của Cát Linh – Hà Đông là làm trên cao nhưng chi phí ngang với làm ngầm. Và nữa, với tốc độ như vậy, nó hoàn toàn không thể thay thế xe bus trong giao thông đô thị.
681 nhân sự cho 13km, tức là 52 người phục vụ 1 cây số. Cụ thể nữa, cứ gần 20 mét đường, ta lại có một vị la hán. Để phục vụ tuyến này, có tổng cộng 55 bác tài. Đây là tiêu chuẩn của Trung Quốc chuyển giao sang.
Chúng ta vẫn phải đợi thời gian nữa để thấy các bác tài cau có vắt chéo chiếc khăn lau mồ hôi trên vai sẽ lái những con trâu sắt dọc ngang thủ đô. Trong khi 4 tháng trước, Thượng Hải vừa vận hành Metro không người lái. Có 3 đô thị TQ đã vận hành hệ thống Metro không người lái. Hoàn toàn tự động.
Thượng Hải, vừa tăng mạng lưới tàu điện ngầm lên đến 672km. Bắc Kinh, có hệ thống tàu điện ngầm lên đến 900km dưới lòng đất sẽ được vận hành bằng công nghệ tự động cấp 4, cấp cao nhất đối với hệ thống đường sắt đô thị. Tuyến tàu điện ngầm của BK đã có gần 50 năm trước.
Không phải Metro, Subway mới là xu hướng chủ đạo của thế giới. Nổ lực của TQ là ngầm hóa đường sắt đô thị. Tại sao họ lại tư vấn chuyển giao cho VN thứ công nghệ thời Napoleon ở truồng với giá ngất ngưởng như vậy?
Lại nữa, ngó nghiêng quy hoạch 8 tuyến Metro của Hà Nội, chủ yếu trên cao, có tuyến vừa ngầm vừa trên cao. Nếu cứ đội vốn kinh khủng như vậy, Hà Nội sẽ mất bao nhiêu tiền? Với công nghệ và tốc độ như vậy, nó có trở thành lựa chọn của người dân đô thị. Hay là dốc cả núi tiền để xây một hệ thống mạng nhện hoang phế?
Quan trọng là, vừa chắp vá, vừa cuốn chiếu 8 tuyến Metro này, Hà Nội sẽ mất 50 thậm chí cả trăm năm nữa. Lúc đó, nhân loại đã tự tiến hóa, mọc cánh bay giữa trời rồi. Đặc biệt, 50 hoặc 100 năm nữa, Hà Nội sẽ phải giải quyết vấn đề ngầm hóa, mà TQ đã giải quyết hôm nay.
Hiện tại của Trung Quốc bắt nhịp thế giới. Và tương lai của VN là đuổi bắt quá khứ của TQ. Thật là một đỉnh cao nham hiểm !
KHAI TRÍ VIỆT
verified_user
21:22:44, 14 THG 8, 2018trending_upĐÃ TĂNG CƯỜNG
Chính trị và cuộc sống nên hay không nên ??
-Chắc hẳn mỗi người Việt chúng ta dù là trong nước hay hải ngoại lúc nào đó cũng tự hỏi và băn khoăn mình có nên tham gia chính trị và bàn luận chính trị hay không?
-Người dân VN sau năm 45 và 75 , chính phủ bị tiếm quyền và cai trị bởi chủ nghĩa cs, chính vì lý do muốn cai trị độc đoán và độc tài chỉ 1 đảng nên chúng đã dùng nhiều biện pháp đàn áp dã man , bắt bớ trù dập không thương tiếc những cá nhân hay đoàn thể nào dám phá vỡ cái im lặng và bức màn của chủ đề “ chính trị” cấm kị đó. Chưa hết chúng còn rêu rao và dùng bất kì biện pháp nào từ đê tiện tới cầm thú là tuyên truyền những ai bất đồng chính kiến với chúng là phản...See more
KHAI TRÍ VIỆT
verified_user
21:22:44, 14 THG 8, 2018trending_upĐÃ TĂNG CƯỜNG
Chính trị và cuộc sống nên hay không nên ??
-Chắc hẳn mỗi người Việt chúng ta dù là trong nước hay hải ngoại lúc nào đó cũng tự hỏi và băn khoăn mình có nên tham gia chính trị và bàn luận chính trị hay không?
-Người dân VN sau năm 45 và 75 , chính phủ bị tiếm quyền và cai trị bởi chủ nghĩa cs, chính vì lý do muốn cai trị độc đoán và độc tài chỉ 1 đảng nên chúng đã dùng nhiều biện pháp đàn áp dã man , bắt bớ trù dập không thương tiếc những cá nhân hay đoàn thể nào dám phá vỡ cái im lặng và bức màn của chủ đề “ chính trị” cấm kị đó. Chưa hết chúng còn rêu rao và dùng bất kì biện pháp nào từ đê tiện tới cầm thú là tuyên truyền những ai bất đồng chính kiến với chúng là phản động là nhận tiền của bọn thù địch để chống phá nhà nước . Ở đây chúng thực sự đánh trái khái niệm rất trơ trẽn , chúng ta cần phân biệt đảng chính trị không là và mãi mãi không thể là nhà nước hay đất nước hay thậm chí là dân tộc. Đảng phái chính trị theo định nghĩa là 1 tập hợp của 1 nhóm người cùng chung 1 mục đích chính trị nào đó. Và khi nói 1 nhóm người nào đó đại diện cho bạn hay cho cả đất nước bạn mà bạn thực sự không có tiếng nói và quyết định trong đó thì thực sự là láo toét.Tưởng tượng xa hơn nữa là Hoa Kỳ (HK) có 2 đảng chính là dân chủ và cộng hoà , có bao giờ bạn thấy người dân HK nói đảng cộng hoà hay dân chủ là nước HK hay chưa? và họ cũng không bao giờ nói là họ là nước HK cả, cái họ hay đề cập là we the people- chúng ta là tất cả mọi người, thể hiện được HK là của tất cả mọi người chứ không ràng buộc vô 1 thể chế đảng phái chính trị nào.
-Trở lại bài viết của mình, cũng chính vì sự tuyên truyền láo lếu đó của đảng cũng như đàn áp mà khi nói đến 2 từ “ chính trị” đó là người dân trong nước ( trừ 1 số anh chị em dân chủ đã biết nhận ra quyền tự do của con người) dựng tóc gáy , sợ như sợ ma và tránh không bao giờ dám nói tới. Bản thân 2 từ “ chính trị” đó không phải là 1 cái gì đó quá xa vời , ghê gớm như chúng ta vẫn thường nghĩ đâu! chính trị là cuộc sống đó các bạn! Thực vậy , có bao giờ bạn băn khoăn tự hỏi là hôm nay đi chợ sao vật giá thức ăn tăng cao vậy? giá điện nước xăng sao đồng loạt lại tăng?? tiền học phí con em chúng ta càng ngày càng tăng? đường phố chúng ta đi sao ngập lụt hoài vậy? thức ăn chúng ta ăn sao độc hại vậy??...... và rất rất nhiều câu hỏi tương tự như vậy. Bạn sẽ bất ngờ khi tôi nói rằng bạn đang tham gia chính trị và bàn luận chính trị rồi đấy! Chính trị ở đây không hẳn là chỉ dùng khi nói về 1 ông 1 bà nào nắm chính quyền và lãnh đạo hay lật đổ 1 thể chế nào cả. Chính trị là những băn khoăn những câu hỏi ở trên cho nhữngchi tiêu , những nhu cầu đời sống hàng ngày của các bạn đấy! tại sao mình lại nói như vậy???Lý do rất đơn giản: lấy ví dụ về băn khoăn về tiền học phí của con em chúng ta. Học phí ai thu? ai chịu trách nhiệm? Thu học phí rồi chất lượng ra sao? bạn mất tiền đóng cho con , bạn thực sự có hài lòng về chất lượng của nó hay không??nếu thực sự bạn không hài lòng thì bạn làm được gì? ai sẽ nghe bạn nói và góp ý ?? Cuối cùng kết quả những góp ý đó như thế nào?? Ở Mỹ hay bất kỳ nước dân chủ nào trên thế giới , giáo dục học phí là miễn phí cho tất cả trẻ em cho đến hết cấp 3 , khi bạn ở 1 khu vực dân cư nào đó bạn sẽ thuộc về 1 khu học chính riêng và bạn sẽ là người bầu ra những người lãnh đạo ở từng khu vực ban ở, nhiệm vụ của những người này là giám sát chất lượng, đề ra những quy định chung cho những trường học ở toàn khu vực học chính đó . Nói dễ hiểu là bạn tưởng tượng bạn sẽ là người bầu ra những người trong phòng giáo dục ( nói theo cách dễ hiểu của vn) những người đó ko quan trọng là thuộc đảng phái nào hay là 1 người dân thường cũng được và đương nhiên họ phải giỏi , sau đó những người đó sẽ thay bạn trả lời và thực hiện những góp ý băn khoăn đó của bạn . Nếu bạn thấy họ không thực hiện được như những gì bạn mong đợi , bạn bầu người khác lên thay thế. Nghe đến đây các bạn VN có thích không?? và đó là làm chính trị đó các bạn ! bầu cho người có tài, băn khoăn cho những ưu tư cơ bản của cuộc sống và tìm ra giải pháp giải quyết cho những băn khoăn ưu tư đó hay thậm chí là sự bất cập trong xã hội là chính trị! Khi bạn không có quyền nói ra những bức xúc , và nhà nước không cho bạn quyền đó chính là họ tước đi sự tự do và sự mưu cầu hạnh phúc của bạn.
Bởi vậy kết luận sau cùng là chúng ta hãy cùng quan tâm chính trị, nói chuyện chính trị nhé các bạn! chính trị= cuộc sống và cuộc sống=chính trị
ps: like remind góp ý chia sẽ và ủng hộ mình nhé các bạn, Cám ơn!
Nhật Ký Yêu Nước
verified_user
09:41:58, 9 THG 8, 2018
THÔNG BÁO KHẨN: Blogger Huỳnh Thục Vy bị bắt giải đi
================================
Tin từ Duy, chồng của Vy, báo nhờ qua điện thoại người hàng xóm, khoảng 30 công an an ninh đã vào nhà riêng của vợ chồng ở Buôn Hồ-Đắc Lắc, dùng vũ lực bắt Huỳnh Thục Vy đi.
Huỳnh Thục Vy là một blogger bất đồng chính kiến, đấu tranh đòi nữ quyền và bảo vệ nhân quyền. Vy là tác giả cuốn sách "Nhận định Sự thật Tự do và Nhân quyền", đã góp phần làm rõ tình trạng vi phạm nhân quyền tại VN.
Trong 1 post gần đây, Thục Vy tuyên bố không việc gì phải làm việc với an ninh, theo Giấy triệu tập lần 04, "liên quan đến xịt sơn lên cờ tổ quốc."
Cuộc vây bắt xảy ra lúc 7g sáng hôm nay, 9/8/2018. An ninh đã thu giữ cả 2 điện thoại...See more
Nhật Ký Yêu Nước
verified_user
09:41:58, 9 THG 8, 2018
THÔNG BÁO KHẨN: Blogger Huỳnh Thục Vy bị bắt giải đi
================================
Tin từ Duy, chồng của Vy, báo nhờ qua điện thoại người hàng xóm, khoảng 30 công an an ninh đã vào nhà riêng của vợ chồng ở Buôn Hồ-Đắc Lắc, dùng vũ lực bắt Huỳnh Thục Vy đi.
Huỳnh Thục Vy là một blogger bất đồng chính kiến, đấu tranh đòi nữ quyền và bảo vệ nhân quyền. Vy là tác giả cuốn sách "Nhận định Sự thật Tự do và Nhân quyền", đã góp phần làm rõ tình trạng vi phạm nhân quyền tại VN.
Trong 1 post gần đây, Thục Vy tuyên bố không việc gì phải làm việc với an ninh, theo Giấy triệu tập lần 04, "liên quan đến xịt sơn lên cờ tổ quốc."
Cuộc vây bắt xảy ra lúc 7g sáng hôm nay, 9/8/2018. An ninh đã thu giữ cả 2 điện thoại của vợ chồng. Hiện Duy và con gái 22 tháng tuổi đang bị canh gác cẩn mật, không cho ra khỏi nhà.
Tin từ fb Pham Ba Hai.
BamBoo
09:43:42, 8 THG 8, 2018
Xa lộ Biên Hòa, ngày nay gọi là xa lộ Hà Nội, cho đến ngày nay vẫn còn có người cho rằng Mỹ đã làm xa lộ này để làm phi đạo cho máy bay đáp xuống trong trường hợp phi trường Tân Sơn Nhất bị quân đội Cộng Sản tấn công làm hư hỏng. Chuyện này thật hư ra sao? Xa lộ Biên Hòa có chiều dài 30 km chạy từ Sài Gòn lên đến Biên Hòa vì thế mà được gọi là xa lộ Biên Hòa. Xa lộ này được khởi công từ 1959 đến 1961 thì hoàn thành. Sự ra đời của xa lộ Biên Hòa gây ra nhiều bàn tán thời đó. Có nhiều điều mới lạ về xa lộ này khiến cho mọi người bàn tán. Điều thứ nhất là xa lộ làm rất phẳng phiu. Từ trước đến nay người dân miền Nam chưa bao giờ nhìn thấy con đường nào rộng và phẳng phiu như thế. Những người đầu đầu tiên chạy xe trên...See moreBamBoo
09:43:42, 8 THG 8, 2018
Xa lộ Biên Hòa, ngày nay gọi là xa lộ Hà Nội, cho đến ngày nay vẫn còn có người cho rằng Mỹ đã làm xa lộ này để làm phi đạo cho máy bay đáp xuống trong trường hợp phi trường Tân Sơn Nhất bị quân đội Cộng Sản tấn công làm hư hỏng. Chuyện này thật hư ra sao? Xa lộ Biên Hòa có chiều dài 30 km chạy từ Sài Gòn lên đến Biên Hòa vì thế mà được gọi là xa lộ Biên Hòa. Xa lộ này được khởi công từ 1959 đến 1961 thì hoàn thành. Sự ra đời của xa lộ Biên Hòa gây ra nhiều bàn tán thời đó. Có nhiều điều mới lạ về xa lộ này khiến cho mọi người bàn tán. Điều thứ nhất là xa lộ làm rất phẳng phiu. Từ trước đến nay người dân miền Nam chưa bao giờ nhìn thấy con đường nào rộng và phẳng phiu như thế. Những người đầu đầu tiên chạy xe trên xa lộ Biên Hòa về kể lại xe chạy êm như ru, khiến cho người nghe náo nức muốn đi thử cho biết. Đó là vì xa lộ này được làm theo kỹ thuật mới. Xa lộ được trải nhựa bằng máy làm đường kiểu mới. Khác với cách làm đường kiểu cũ thời Pháp là đổ đá răm trên mặt đường rồi xe chở nhựa đường đổ nhựa đường xuống từng chỗ, sau đó, xe hủ lô cán cho đều ra. Vì đổ nhựa từng chỗ một nên mặt đường không thể nào bằng phẳng bằng mặt đường đổ bằng máy có chiều ngang rộng và đổ nhựa cùng một lúc. Điều thứ hai là lần đầu tiên dân miền Nam nhìn thấy đèn cao áp thủy ngân được gắn trên xa lộ Biên Hòa. Ban đêm chạy xe đèn chiếu sáng trưng nhìn rõ con đường chứ không tù mù như những ngọn đèn vàng trong thành phố gắn từ thời Pháp. Lại thêm không có ai bật đèn mà cứ chiều tối chạng vạng là đèn tự động bật lên. Có người hiểu biết giải thích rằng đó là vì các ngọn đèn có gắn bộ cảm ứng với ánh sáng. Khi ánh sáng xuống thấp đến một mức nào đó thì bộ cảm ứng ra lệnh cho đèn bật lên. Khi trời bắt đầu sáng thì đèn tự động tắt đi. Điều thứ ba là trên xa lộ này có một cầu thật dài. Chiều dài của cầu gần một kilometre 986,12 m. Chiếc cầu này được làm với kỹ thuật mới nên khác với các cầu bằng sắt, lót ván của thời đó mà mỗi khi xe đi qua phải đi chậm vì cầu hẹp và kêu lọc cọc. Với chiếc cầu mới mặt cầu cũng đổ bê tông như mặt xa lộ và xe chạy qua không phải giảm tốc độ. Trên mặt cầu, cách quãng lại có khoảng nối với đầu nối bằng sắt để khi khí hậu thay đổi thì các khoảng bê tông dãn nở và thu lại không làm cho nứt cầu. Nếu ai muốn biết một kilometre dài như thế nào thì nhìn vào cầu này.
Điều làm cho nhiều người thắc mắc nhất là tại sao lại làm con đường rộng như thế, dài như thế chạy ngang qua những khu hai bên toàn là ruộng lúa, không có bao nhiêu người ở rồi đến Biên Hòa thì đột ngột dừng lại. Để giải đáp thắc mắc đó có người đưa ra câu trả lời là Mỹ làm con đường rộng rãi phẳng phiu như thế để cho phi cơ đáp xuống, phòng khi phi trường Tân Sơn Nhất bị quân đội Cộng Sản phá hủy. Từ đó họ suy ra rằng Mỹ làm đường xa lộ Biên Hòa để phục vụ cho quân sự là Mỹ có ý chiếm đóng lâu dài tại miền Nam. Nhưng có người đã từng đi học ở bên Pháp thì giải thích rằng đây là con đường xa lộ để nối liền khu dân cư tại Sài Gòn và khu kỹ nghệ, hay là khu công nghiệp, tại Biên Hòa. Họ kể ở bên Pháp, khu công nghiệp và khu dân cư lúc đầu được qui hoạch cách xa nhau và nối với nhau bằng xa lộ. Với thời gian, thì người dân xây nhà cửa san sát hai bên xa lộ khiến cho hai khu vực biến thành một thành phố chung.
Theo kế hoạch thì chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẽ thành lập khu công nghiệp tại vùng Biên Hòa. Còn vùng Sài Gòn là trung tâm thương mại và khu dân cư sẽ tiêu thụ hàng hóa sản xuất từ khu công nghiệp Biên Hòa đồng thời những người sống tại Sài Gòn đi làm tại khu công nghiệp Biên Hòa sẽ có con đường cao tốc đi lại cho nhanh. Dự định đó ngày nay nhìn đã thấy rõ là nhiều người sống tại Sài Gòn đi làm tại khu công nghiệp Đồng Nai đã di chuyển trên xa lộ Hà Nội mỗi ngày và nhà cửa hai bên xa lộ Hà Nội ngày càng xây san sát. Theo cách thức phát triển mới thì làm hạ tầng cơ sở như đường xá, cầu cống trước rồi sau đó các nhà máy, hãng xưởng mới mở ra. Vì thế mà lúc đầu chỉ làm xa lộ thôi, còn các hãng xưởng sẽ được xây dựng tại khu công nghiệp Biên Hòa khi các chủ hãng thấy có đường xá lưu thông thuận lợi. Đến năm 1975 xa lộ Biên Hòa đang làm đúng chức năng mà những nhà qui hoạch trước đó đã dự định. Có nhiều hãng xưởng mở ở khu công nghiệp Biên Hòa. Hàng ngày, nhiều công nhân tại Sài Gòn đi làm tại khu công nghiệp Biên Hòa được xe buýt của công ty chở đi. Các công nhân tụ tập tại một số điểm ở Sài Gòn, xe buýt ghé đón và chở đi Biên Hòa . Chiều xe buýt lại chở công nhân về thả ở các điểm tụ tập. Như thế cùng một con đường, tùy theo kiến thức mà mỗi người nhìn nó với cặp mắt khác nhau.
Người không có kiến thức về cách thức phát triển của một quốc gia công nghiệp thì tưởng rằng Mỹ làm xa lộ Biên Hòa để chiếm đóng miền Nam lâu dài. Từ đó họ nhìn Mỹ như là kẻ xâm lăng và tìm cách đánh đuổi người Mỹ. Người có kiến thức về cách xây dựng một quốc gia công nghiệp thì xem người Mỹ là những người đang giúp cho miền Nam trở thành một nước công nghiệp hóa. Từ cách nhìn này, họ không xem Mỹ là kẻ thù mà xem Mỹ là người bạn giúp cho miền Nam phát triển mau chóng hơn. Người nhìn Mỹ như kẻ xâm lăng thì xem những người Việt Nam cộng tác với người Mỹ là những kẻ bán nước, đi tiếp tay với kẻ xâm lăng. Họ nào biết đâu những người Việt đó cũng nuôi mộng muốn miền Nam đuổi kịp Nhật và họ thấy Mỹ đã giúp Nhật và Tây Âu phục hồi nhanh chóng sau Thế Chiến Hai nên họ hy vọng rằng nhờ Mỹ mà miền Nam phát triển nhanh chóng hơn. Nếu nhìn vào thời điểm xa lộ Biên Hòa được xây dựng thì có thể thấy mục đích của xa lộ Biên Hòa không phải là để phục vụ cho chiến tranh. Xa lộ Biên Hòa được khởi công từ năm 1959. Vào thời điểm này, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thành công trong việc tiêu diệt các cán bộ Cộng Sản được miền Bắc gài lại sau Hiệp Định Genève. Sau khi ký Hiệp Định Genève thì đáng lẽ ra các cán bộ Cộng Sản phải đi ra miền Bắc hết theo như Hiệp Định qui định. Nhưng đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra lệnh một số lớn cán bộ không tập kết ra Bắc mà chôn dấu vũ khí, giả làm dân sống như bình thường. Khi chính quyền Ngô Đình Diệm từ chối Hiệp Thương với miền Bắc vào năm 1956 thì đảng Cộng Sản Việt Nam ra lệnh các cán bộ được gài lại lấy vũ khí ra, nổi dậy lật đổ chính quyền miền Nam. Đến năm 1958 thì việc nổi dậy thất bại. Lê Duẩn, là người chỉ huy lực lượng Cộng Sản tại miền Nam lúc đó, đã đi về Bắc qua ngả Căm Bốt để xin chỉ thị. Kết quả là đảng Cộng Sản Việt Nam ra nghị quyết dùng vũ lực giải phóng miền Nam vào năm 1960. Khi người Mỹ khởi công xây dựng xa lộ Biên Hòa vào năm 1959, là lúc các lực lượng Cộng Sản tại miền Nam bị tiêu diệt gần hết thì Mỹ đâu cần phải làm xa lộ để phục vụ cho quân sự. Trái lại, người Mỹ nghĩ rằng chính quyền Ngô Đình Diệm đã thành công trong việc đem lại ổn định tại miền Nam. Miền Nam đã có hòa bình rồi, thì đó là lúc bắt đầu bắt tay vào xây dựng kinh tế. Xa lộ Biên Hòa được làm là để làm hạ tầng cơ sở cho một nền kinh tế công nghiệp tại miền Nam. Khi đã có xa lộ và các cơ sở hạ tầng thì các công ty Mỹ và các nước khác sẽ đến miền Nam đầu tư, mở nhà máy. Các cố vấn quân sự Mỹ sẽ có thể rút về vì quân đội miền Nam đủ sức để giữ cho tình hình ổn định. Miền Nam có thể tự lực phát triển như Singapore, Mã Lai hay Thái Lan mà không cần Mỹ phải can thiệp vào. Không ngờ đến năm 1960, đảng Cộng Sản Việt Nam phát động chiến tranh để đánh chiếm miền Nam cho bằng được khiến cho Mỹ phải lún sâu vào quân sự tại miền Nam. Đến cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970 thì Xa Lộ Vòng Đai được xây dựng ở xung quanh Sài Gòn. Gọi là xa lộ vòng đai vì xa lộ này không nối liền hai thành phố mà chỉ chạy xung quanh thành phố Sài gòn. Xa Lộ Vòng Đai cũng được người dân gọi là xa lộ Đại Hàn vì xa lộ này do công binh của Nam Hàn xây dựng. Khi xa lộ này được hoàn thành thì có người lại cũng cho rằng xa lộ này để chuyển quân quanh Sài Gòn cho nhanh. Có người lại cho rằng Xa Lộ Vòng Đai làm để phòng thủ Sài Gòn chống lại sự tấn công của quân đội Cộng Sản từ phía Củ Chi và ngày nay vẫn có người nghĩ như thế. Còn những người từng đi Pháp, trước đây đã giải thích xa lộ Biên Hòa là để nối với khu công nghiệp thì không hiểu là Xa Lộ Vòng Đai này làm để làm gì vì chẳng nối với khu công nghiệp nào cả nên họ cũng thắc mắc. Có người lúc đó mới đi du học ở Mỹ về mới giải thích rằng đây là cách xây xa lộ vòng đai như các thành phố bên Mỹ. Ở bên Mỹ sau khi làm hệ thống xa lộ thì người ta thấy rằng các xa lộ đi xuyên qua thành phố sẽ có nhiều xe lưu thông làm kẹt xe. Nếu một người đi đường trường từ điểm này đến điểm kia phải đi qua nhiều thành phố mà mỗi lần đi xuyên qua thành phố thì lại bị kẹt xe sẽ làm cho tốc độ di chuyển chậm lại. Vì thế người Mỹ nghĩ ra cách làm xa lộ vòng đai để những ai đi đường xa, mỗi lần đi ngang qua một thành phố mà không có ý định dừng lại ở thành phố đó thì sẽ dùng xa lộ vòng đai để bỏ qua thành phố đó luôn thay vì phải dùng xa lộ đi xuyên qua thành phố, như thế sẽ tránh bị chậm lại một cách không cần thiết. Dĩ nhiên trong thời chiến thì Xa Lộ Vòng Đai sẽ giúp cho việc di chuyển của quân đội dễ dàng hơn vì không phải đi xuyên qua thành phố đông đúc, nhưng đến thời bình thì Xa Lộ Vòng Đai sẽ nằm trong toàn bộ hệ thống xa lộ nối liền các thành phố khi có nhiều xa lộ khác được tiếp tục làm thêm. Cùng là một con đường, mà với kiến thức khác nhau, người ta có thể gán cho con đường đó các mục đích khác nhau. Từ đó sinh ra các thái độ khác nhau với người làm ra con đường đó.
(nguồn "http://minhduc7.blogspot.com/2012/05/xa-lo-bien-hoa-co-phai-la-phi-ao-cho.html")
Việt Nam: ân xá quốc tế hối thúc mở cuộc điều tra độc lập tức thì về cái chết của một người biểu tình
Phản ứng trước báo cáo về cái chết của Hứa Hoàng Anh, người nông dân đã tham gia các cuộc biểu tình quy mô lớn gần đây tại Việt Nam, bà Clare Algar, Giám đốc Cao cấp Điều phối Toàn cầu của Ân xá Quốc tế nói:
“Ân xá Quốc tế hối thúc chính quyền các cấp ở Việt Nam ngay lập tức mở một cuộc điều tra sâu rộng và công minh về nghi vấn các sĩ quan cảnh sát đã tra tấn và làm chết Hứa Hoàng Anh, một người nông dân ở tỉnh Kiên Giang, Việt Nam, người đã tham dự cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10 tháng 6.”
Tổ chức nhân quyền Defend the Defenders báo cáo rằng Hoàng Anh, 35 tuổi, được phát hiện là đã tử vong sau khi một vài cán bộ...See moreViệt Nam: ân xá quốc tế hối thúc mở cuộc điều tra độc lập tức thì về cái chết của một người biểu tình
Phản ứng trước báo cáo về cái chết của Hứa Hoàng Anh, người nông dân đã tham gia các cuộc biểu tình quy mô lớn gần đây tại Việt Nam, bà Clare Algar, Giám đốc Cao cấp Điều phối Toàn cầu của Ân xá Quốc tế nói:
“Ân xá Quốc tế hối thúc chính quyền các cấp ở Việt Nam ngay lập tức mở một cuộc điều tra sâu rộng và công minh về nghi vấn các sĩ quan cảnh sát đã tra tấn và làm chết Hứa Hoàng Anh, một người nông dân ở tỉnh Kiên Giang, Việt Nam, người đã tham dự cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10 tháng 6.”
Tổ chức nhân quyền Defend the Defenders báo cáo rằng Hoàng Anh, 35 tuổi, được phát hiện là đã tử vong sau khi một vài cán bộ công an tỉnh Kiên Giang tới nhà anh vào ngày 02 tháng 08, phía công an sau đó cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết là do tự sát. Tuy nhiên, các vết thương trên đầu, cổ và bụng được tìm thấy tạo ra nghi vấn rằng ông Hoàng Anh có thể đã bị tra tấn đến chết.
“Quyền tự do hội họp ôn hòa được quy định trọng điều 21 của Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị, chính quyền Việt Nam cần phải tôn trọng và bảo vệ quyền hợp pháp này bởi nó được quy định tại điều 25 trong hiến pháp Việt Nam. Chính quyền cũng cần phải bảo vệ mọi lúc các quyền tuyệt đối như quyền được sống và quyền không bị tra tấn và các hình thức đối xử vô nhân đạo khác, điều này cũng có nghĩa cần phải triển khai ngay lập tức các cuộc điều tra hiệu quả, độc lập đối với các trường hợp nạn nhân bị chết khi đang giam giữ trong đồn công an.”
Quyền được sống và được bảo vệ bởi luật pháp đồng thời cũng được ghi tại điều số 6 của Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị và Công ước chống Tra tấn của Liên hiệp quốc mà Việt Nam là một thành viên từ năm 2013.
Thông tin thêm
Trong dịp cuối tuần ngày 9 và 10 tháng 6 năm 2018, hàng ngàn người đã biểu tình trên các con phố ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác tại Việt Nam để phản đối 2 điều luật: một về Đặc khu Kinh tế và một về An ninh Mạng. Hàng trăm người biểu tình đã bị đánh đập, bắt bớ và tra khảo bởi công an, khoảng 40 người đã bị buộc tội và kết án tù từ 8 tháng tới 3 năm rưỡi với tội danh “gây rối trật tự công cộng” theo điều 318 bộ luật hình sự.
Quyền tự do hội họp ôn hòa được quy định tại điều 22 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam chịu sự ràng buộc vì là một thành viên, và còn được đặt trong hiến pháp của Việt Nam. Tuy nhiên, chính quyền và công an vẫn tiếp tục kìm kẹp các cuộc biểu tình công cộng và những người biểu tình ôn hòa trên đường phố vẫn thường xuyên bị giam giữ, truy tố, tăng cường giám sát và tấn công.
Sử dụng các đoạn phim về cuộc biểu tình ngày 10 tháng 6 tại thành phố Hồ Chí Minh để nhận dạng người biểu tình, công an Việt Nam đã tiếp tục bắt bớ và điều tra những người tham gia vào sự kiện đó trong các tuần tiếp theo. Hàng trăm người đã bị bắt bớ với cáo buộc gây rối hoặc các cáo buộc giả mạo khác như “tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Ân xá Quốc tế đã ra thông cáo bày tỏ sự quan ngại liên quan đến nhân quyền của bộ luật An Ninh Mạng mới được thông qua gần đây.