Hoa Xuân (Phạm Duy) - Lệ Thu - YouTube
Xuân vừa về trên bãi cỏ non
Gió Xuân đưa lá vàng xuôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong lên đường cánh tung tròn
Hoa chẳng yêu lũ bướm lả lơi
Muốn yêu anh vác cày trên đồi
Hay là yêu chiến sĩ nghìn nơi
Thấy hoa tươi cười bỗng thương đời.
Xuân! Hoa còn tươi mãi
Hoa vì thế giới biết sum vầy cuộc vui
Xuân! Hoa nở vì ai
Tay nhịp bàn tay cùng đắp xây ngày mai
Có một chàng thi sĩ miền quê
Ngắt bông hoa biếu người xuân thì
Có một đàn em bé ngoài đê
Hát câu i tờ đón Xuân về.
Xuân! Hoa tỏa hương mới
Nhân quân ân ái đã kêu đòi niềm vui
Xuân! Hoa là tình tôi
Đua nở cùng ai cùng quyến yêu mọi nơi
Có một bầy thôn nữ nhìn hoa
Chúc cho Xuân vui vẻ thái hòa
Có một vài tóc trắng thầm mơ
Ước cho hoa nở mãi không già.
http://levinhtruong.free.fr/Nhac%20folder/MUA%20XUAN%20LA%20KHO.mp3
levinhtruong.free.fr/Nhac folder/Tinh Khuc Mua Xuan.mp3
Le Vinh Truong hat cho nguoi linh.
Tiếng hát lên trời
Có lần đến chơi nhà một người bạn nhạc sĩ. Anh là một khuôn mặt nghệ sĩ sáng ngời của cộng đồng vì biết chơi piano, đệm guitar, sáng tác nhạc và hát. Lúc chúng tôi đến thì anh đang ngồi xem tivi. Tôi mãi lo tay bắt mặt mừng, thăm hỏi cô vợ, nên cũng không để ý là anh đang xem gì ? Có lẽ là một chương trình ca nhạc. Bất chợt anh quay lại hỏi tôi, chị có nghe cô A hát bài …abc… bao giờ chưa ? Để mở chị coi thử nhe, hay lắm ! Tôi nhìn cậu và hỏi lại, bộ K hay nghe ca sĩ bên VN lắm hả ? Anh bạn nhìn tôi, ồ vậy chị không thích nghe ca sĩ VN hát sao ? Câu chuyện về âm nhạc của chúng tôi ngừng lúc đó, chuyển qua đề tài khác. Hình như anh bạn cũng tắt tivi.
Những câu trao đổi của tôi và người bạn hôm đó làm tôi lấn cấn mãi, dù tôi biết mình không có lỗi. Nếu có, đó là thứ lỗi lầm không biết gọi là gì ? Cực đoan, khắt khe hay quá khích ? Điều nào cũng oan cho tôi.
Vấn đề không phải là thích hay không thích, nhưng thật tình tôi ít theo dõi sinh hoạt sân khấu trong nước. Vì tôi ra khỏi Việt Nam mà chỉ ôm khư khư cái quá khứ, ôm một nửa đất nước của mình. Tôi ôm theo những tiếng hát mà tôi đã yêu mê, vì từ những tiếng hát đó cho tôi thấy lại một quê hương cũ, kỷ niệm và tuổi trẻ đã mất.
Những bản nhạc ngày xưa được hát lại bây giờ, với những đôi tai nhạc sĩ chuyên nghiệp thì họ hết lời khen ngợi. Bởi theo tiến trình văn minh của máy móc hiện đại, nghệ thuật cũng được bay cao, thăng hoa, mới mẻ. Vậy mà tôi luôn đi tìm cái xưa. Với tôi, chữ « xưa » đã là một điều gần gũi như hơi thở mỗi ngày còn nương náu trong tôi, ở đời sống này. Tôi lên internet tìm những bản nhạc thu thanh trước năm 1975, tải về cái dictaphone nhỏ xíu như chiếc hộp quẹt, để dành cho những đêm khó ngủ, những sáng thức sớm. Bao nhiêu giọng ca « vàng » của thời hoàng kim thuở đó, nghe tới nghe lui, chọn lựa. Cuối cùng, nhìn lại chỉ rải rác một vài giọng ca khác. Thái Thanh, Khánh Ly và Lệ Thu đã chiếm gần hết ngăn lưu trữ trong chiếc hộp quẹt gối đầu giường của tôi.
Ba giọng ca là ba cung bậc. Thái Thanh cao vút, những câu chữ tròn trịa như nghệ thuật luyến láy của cô, chuyển tải sâu sắc cái hồn của bản nhạc. Khánh Ly trầm ấm miên man, có chút liêu trai đê mê bàng bạc trong âm giọng. Riêng Lệ Thu, ấy là những cung trầm, nghẹn, dù âm điệu của bản nhạc buộc người ca sĩ phải chuyển giọng lên cao như « xin yêu nhau như thời gian làm giông bão mê say » (1)… Cao mà vẫn chùng, chùng trùng một nỗi sâu lắng, rời rã. Tiếng hát như từ một đáy vực cất lên. Khi ấm áp như bếp lửa ngày đông, lúc nồng như men rượu cất, ủ đủ ngày. Đó là một nhận xét đầy cảm tính của một người chẳng biết hát hò, không một tí căn bản nào về nhạc lý. Và sự suy nghĩ của cá nhân tôi, nói theo người Pháp : C’est irremplaçable (2).
Trong đời, không phải tôi chỉ khóc khi người thân yêu từ giã cõi đời. Tôi đã từng nhỏ lệ cho những người không hề quen biết như Việt Dzũng. Một người chỉ gặp, trò chuyện được dăm ba phút như anh nhà văn Cao Xuân Huy. Những giọt nước mắt cho một người lính, một nghệ sĩ đã xã thân vì quê hương và đại cuộc.
Khi hay tin danh ca Thái Thanh ra đi, tôi cũng bâng khuâng buồn. Có lẽ người ca sĩ ấy đã lớn tuổi, những ngày cuối đời trí nhớ của bà đã lẫn lộn, không còn biết mình là ai. Buồn, chỉ là buồn cho kiếp nhân sinh. Còn với Lệ Thu, tôi bàng hoàng nghe tin chị mất, dù biết chị đã nằm bệnh viện, đang từng ngày tranh dành hơi thở với tử thần Covid. Tôi không khóc, nhưng nỗi buồn này làm tôi kinh ngạc với chính mình.
Xưa, có một lần cùng với cô bạn lên nhà hàng Ritz uống cà phê với cố ký giả Trường Kỳ. Buổi sáng, phòng trà im lìm vắng vẻ. Bất ngờ một người đàn bà trẻ không biết từ đâu bước ra. Người phụ nữ đơn giản với chiếc quần Tây đen, áo sơ mi hoa, gương mặt không một chút son phấn. Cô tiến đến bàn, nghiêng đầu chào chúng tôi. Cách chào điệu đàng nhưng mang theo một sự vui vẻ, cởi mở, không chút nào kịch tính. Thực tình tôi không biết người phụ nữ này là ai ? Cho đến khi cô đi khuất, ông vua nhạc trẻ mới cho chúng tôi biết đó là ca sĩ Lệ Thu. Theo cách nói của Trường Kỳ, thì tôi hiểu cô vừa rời khỏi một cuộc chơi, bài bạc với bạn bè trong gian phòng nào đó phía sau sân khấu. Tôi tiếc rẻ khi biết đó là thần tượng của mình. Nhưng thực ra, nếu cô có nán lại trò chuyện với Trường Kỳ, đứa con gái mới lớn, nhút nhát như tôi thuở đó chắc cũng chẳng dám hé môi nói một lời nào. Không nhớ hôm đó tôi đã nói gì về thần tượng của mình mà Trường Kỳ đã tặng tôi một tấm ảnh chụp khi cô đang hát. Tấm hình trong xấp hình tài liệu viết báo của anh.
Đó là những ngày tháng non nớt, ngây thơ. Sau này, qua những buổi văn nghệ Lệ Thu trình diễn ở Paris, gặp chị tôi cũng chẳng nói gì. Gần như là người nhà của ban nhạc, không có gì khó khăn, nếu tôi muốn trò chuyện riêng với chị. Nhưng tôi chỉ đứng xa nhìn ngắm những khán giả bao quanh chị xin chụp hình chung. Trừ những thanh niên trẻ, lớp khán giả thế hệ tôi, tôi nhìn thấy những nét hạnh phúc trên gương mặt họ. Hạnh phúc vì tìm lại được những vàng son một thời đã mất.
Chẳng có gì sai nếu nói rằng tuổi trẻ của chúng tôi được ấp ủ, nuôi dưỡng mộng mơ từ tiếng hát đó, dù với bất cứ một ca khúc nào, vui hay buồn. Tiếng hát đã được đánh giá là một thứ « vàng ròng », một vì sao lóng lánh trên bầu trời nghệ thuật của miền Nam, của Sài Gòn hoa lệ, dù chiến tranh tàn khốc đang diễn ra nhiều nơi.
Cả gần nửa thế kỷ, Tiếng hát vẫn còn vỗ về tôi từng đêm khuya, có khi làm tôi mất ngủ vì nhớ nhà. Nhớ những quán cà phê, những đêm mưa trong căn gác nhỏ học trò. Nhớ đường phố cây xanh, sân trường ngập nắng, Giáo đường đìu hiu chiều Chủ Nhật. Rồi hình dung cả cái nón sắt của người lính bỏ quên giữa bùn lầy, lau sậy. Nắng gió cao nguyên, quân trường, chiến trường mịt mù khói súng…Tất cả là tâm là tưởng qua những bài hát. Nhưng không phải chỉ từng ấy mớ kỷ niệm, quá khứ của chính mình và không thuộc về mình. Còn nhiều, nhiều lắm. Bao nhiêu hình ảnh, không gian, thời gian, nơi chốn, khí hậu của quê nhà. Tôi đã tìm lại tất cả trong vô số bài hát, trong tiếng hát của chị.
Lời ca hay tiếng hát ? Với tôi, chính là tiếng hát. Tiếng hát đẹp, sang của một ca sĩ quý phái, thanh lịch. Tiếng hát đã thăng hoa những lời ca, lột tả trọn vẹn cảm xúc, tình cảm tâm tư của người nhạc sĩ. Những bài hát chị cất lên, thật là một hạnh phúc diễm tuyệt cho người nhạc sĩ đã làm ra tác phẩm.
Người mang tiếng hát ấy giờ đã thực sự bay cao, không phải chỉ bay trên những hàng phố bâng khuâng như chị đã hát. Tiếng hát bay lên trời, bầu trời thênh thang đã mất dấu chị. Nhưng muôn thuở, vĩnh viễn tất cả vẫn còn đó. Tiếng hát tôi nghe, và gìn giữ như một di sản tinh thần. Nghe từ tuổi thanh xuân cho đến bây giờ và sẽ còn nghe mãi cho đến hết cuộc đời còn lại.
Chẳng bao giờ tôi nghĩ là có ngày tôi ngồi viết bài tưởng niệm một người ca sĩ, Lệ Thu vừa mới ra đi. Tôi cũng không ngờ là tôi buồn đến thế ! Buồn đến phải viết ra, phải nói một điều gì.
1- Tình khúc thứ nhất ( Nguyễn Đình Toàn- Vũ Thành An)
2- Không thể thay thế
* Chân dung ca sĩ Lệ Thu qua nét vẽ của hoạ sĩ Đinh Trường Chinh.
Đặng Mai Lan
( Paris 17/01/2021)
Nghiên cứu cho biết vi hạt được tìm thấy bên trong nhau thai của thai nhi
Vi nhựa có thể làm giảm sự phát triển ở thai nhi, nhưng nó có thể tồi tệ hơn nhiều.
Bởi Brad Bergan
23 tháng 12, 2020
Lần đầu tiên, vi hạt nhựa được tìm thấy bên trong nhau thai của thai nhi - điều mà các nhà nghiên cứu mô tả là "một vấn đề đáng quan tâm" trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Môi trường Quốc tế .
Vi hạt được tìm thấy trong nhau thai của thai nhi
Tác dụng cuối cùng của vi nhựa sống bên trong cơ thể người vẫn chưa được biết rõ, nhưng các nhà khoa học cho biết các hạt tổng hợp có thể cung cấp các hóa chất có liên quan đến tổn thương lâu dài - như có khả năng can thiệp vào hệ thống miễn dịch của thai nhi, The Guardian đưa tin.
Những hạt vi nhựa này có thể được tiêu thụ hoặc hít vào thông qua người mẹ mang thai nhi, và được tìm thấy trong nhau thai của bốn phụ nữ khỏe mạnh thường sinh thường và mang thai.
Các vi hạt được tìm thấy trên cả bề mặt của thai nhi và mẹ của nhau thai - ngoài bên trong màng, nơi thai nhi phát triển.
Vi nhựa bào thai thường có kích thước 0,01 mm
Nghiên cứu mô tả một tá hạt nhựa được phát hiện trong nhau thai - mặc dù chỉ khoảng 4% trong mỗi bánh nhau được nghiên cứu, có nghĩa là tổng số hạt nhựa có thể lớn hơn đáng kể.
Tất cả các vi nhựa được phân tích là những chất có màu trước đó - nhuộm đỏ, hồng, cam hoặc xanh lam - và ban đầu có thể bắt nguồn từ bao bì, sơn hoặc thậm chí là mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.
Các vi nhựa thường có kích thước 10 micron (khoảng 0,01 mm), có nghĩa là chúng đủ nhỏ để đi vào máu. Những hạt này có thể đã xâm nhập vào cơ thể của thai nhi, nhưng các nhà nghiên cứu không thể xác định điều này một cách chắc chắn.
Các hạt vi nhựa có thể làm giảm sự phát triển của thai nhi
Giám đốc sản phụ khoa Antonio Ragusa của bệnh viện San Giovanni Calibita Fatebenefratelli, ở Rome, cho biết: “Nó giống như việc sinh ra một em bé người máy: không còn chỉ bao gồm các tế bào người mà là hỗn hợp của các thực thể sinh học và vô cơ. học. "Các bà mẹ đã bị sốc."
Các nhà nghiên cứu viết trong nghiên cứu của họ: “Do vai trò quan trọng của nhau thai trong việc hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và đóng vai trò như một giao diện với môi trường bên ngoài, sự hiện diện của các hạt nhựa có khả năng gây hại là một vấn đề rất đáng quan tâm. "Các nghiên cứu sâu hơn cần được thực hiện để đánh giá xem sự hiện diện của vi nhựa có thể kích hoạt các phản ứng miễn dịch hoặc có thể dẫn đến việc giải phóng các chất gây ô nhiễm độc hại, dẫn đến tác hại hay không."
Các nhà nghiên cứu cho biết những tác động có thể xảy ra của vi nhựa đối với thai nhi đang phát triển bao gồm giảm tốc độ tăng trưởng. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, các hạt rắc rối không được phát hiện trong nhau thai được kiểm tra từ hai phụ nữ khác tham gia nghiên cứu, có thể là kết quả của sinh lý, lối sống hoặc chế độ ăn uống khác nhau.
Trẻ bú sữa công thức qua bình nhựa nuốt hàng triệu hạt mỗi ngày
Ô nhiễm thông qua vi nhựa đã lan rộng đến mọi nơi trên thế giới - từ đỉnh núi Everest đến những đại dương sâu nhất, tăm tối nhất. Con người đã tiêu thụ các hạt nhựa nhỏ trong thức ăn, nước uống và thậm chí hít thở chúng.
Tác động cuối cùng của vi nhựa đối với cơ thể sống vẫn chưa được biết, nhưng các nhà khoa học nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá mối đe dọa này - đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Vào tháng 10 năm nay, các nhà khoa học đã công bố cách những đứa trẻ bú sữa công thức qua bình nhựa nuốt hàng triệu hạt mỗi ngày, theo báo cáo của The Guardian .
Vào tháng 8, một nhóm các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng vi nhựa và nhựa nano đã được tìm thấy trong mô người - bao gồm cả các cơ quan. "Có bằng chứng cho thấy nhựa được làm theo cách của mình vào cơ thể chúng ta, nhưng có rất ít nghiên cứu đã xem xét cho nó ở đó," Charlie Rolsky, một trợ giảng tại Đại học bang Arizona cho biết, theo một Phys.org báo cáo . "Và tại thời điểm này, chúng tôi không biết liệu loại nhựa này chỉ là một chất gây phiền toái hay liệu nó có gây nguy hiểm cho sức khỏe con người hay không."
Tất cả chúng ta đều là cyborg bằng nhựa, chủ yếu là để tệ hơn
Đầu tháng 12, một nghiên cứu khác từ Science Advances đã chỉ ra cách một mảnh vi nhựa trở nên ngày càng hiệu quả hơn trong việc bám vào và chui vào bên trong tế bào sống chỉ sau hai đến bốn tuần trôi nổi trong đại dương hoặc vùng nước ngọt.
Trở lại năm 2019, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các phần tử ô nhiễm không khí hiện diện ở phía bên của thai nhi của nhau thai - có nghĩa là, ngoài vi nhựa từ nghiên cứu hiện tại, trẻ sơ sinh cũng tiếp xúc với không khí độc hại bốc ra một cách kiên cường từ giao thông cơ giới và liên tục đốt nhiên liệu hóa thạch trên toàn thế giới.
Có nhiều điều để tìm hiểu về tác động của vi nhựa và nhựa nano đối với các sinh vật sống. Từ việc xâm nhập vào các tế bào sống để tự gắn vào nhau thai của thai nhi, thực tế nghiệt ngã của vi nhựa có nghĩa là phần lớn nhân loại đã bão hòa với các hạt tổng hợp. Mặc dù về mặt kỹ thuật, điều này khiến nhiều người trong chúng ta trở thành cyborg , nhưng chúng ta phải nói rằng sự thiếu tích cực đối với cuộc sống hàng ngày khiến chúng ta không khỏi mong muốn.
https://interestingengineering.com/microplastics-found-inside-placentas-of-unborn-babies-says-study
Ngày ấy,
bây giờ…
Chị nhận được tin nhắn gửi qua điện thoại vào lúc ba giờ sáng. Chỉ có nước ngoài mới gửi tin vào giờ này. Và đúng như chị nghĩ.
« Em là Phú, con của bố Hoà. Em sắp qua Pháp ngày… Em có thể gặp chị được không ? Em muốn thăm các cháu và thăm mộ anh luôn »
Chị trằn trọc soi tìm trí nhớ. Phú là ai ?
Cuối cùng chị cũng nhớ ra.
Chẳng biết có thể gọi nơi ấy là làng hay xóm. Con đường ngoằn ngoèo chỗ rộng chỗ hẹp. Nhà cửa xen lẫn ruộng nương. Bên những ruộng cói khô cằn còn có những ao rau muống xanh mơn mỡn. Người tài xế Taxi phải ngừng cho ba mẹ con chị xuống vì xe không thể tiếp tục chạy vào khúc đường trước mặt, bề rộng của nó chỉ có thể chứa được hai chiếc xe gắn máy.
Mọi sự đã được sắp đặt trước. Đã có hai thiếu niên một trai, một gái, đang chờ sẵn để đón ba người. Chị nhỏ thó, được ngồi giữa bà chị chồng và đứa con gái. Mẹ chồng chị đi theo xe với cậu con trai.
- Ở đây không có công an, mình chở được ba người. Chị đừng sợ nhé !
Cô gái nói khi thoáng thấy ánh mắt rụt rè của chị.
Một dãy ba căn nhà liền sân, liền vách đã hiện ra. Nhà ngói, tường xanh và nền nhà được tráng xi măng láng lẫy. Trước hiên, có vài chiếc ghế đá như ghế công viên, trên lưng ghế có khắc đậm một cái tên, dường như thương hiệu của một công ty nào đó.
Bà chị chồng thì thầm,
- Nhà cậu mới xây lại, chứ trước còn mái tôn, sân đất. Không được sạch sẽ như bây giờ đâu.
Có lẽ đây là lần thứ nhì chị đến ngôi nhà này. Lần đầu ấy là sau ngày cưới, chị theo chồng về ra mắt họ hàng của anh. Rồi sau đó không lâu, vợ chồng chị đi Pháp. Cả hơn mười năm, chị mới trở về. Chị không nhớ trước đó ngôi nhà ra sao ? Mọi người đã đối xử với chị như thế nào. Nhưng giờ thì chị như một quý khách.
Bà mợ nhắc cậu con trai bật thêm cái quạt điện. Nhắc cô con gái rót nước, mang trái cây ra mời khách.
Bà nhìn chị ân cần.
- Vợ Duy đi đường có mệt không ? Vào rửa mặt cho mát, nghỉ ngơi chút rồi dùng cơm.
Chị tự hỏi, may mà chị không trang điểm phấn son. Nếu có, chẳng hiểu bà mợ có nhắc chị vào rửa mặt không ?
Thời đất nước mới mở cửa. Những người Việt di tản ra nước ngoài chưa mấy ai về. Nên dù chị ốm nhom, ốm nhách. Có che dấu cỡ nào khi đi ra phố, chị cũng bị nhận diện ngay là « Việt Kiều », cũng bị hỏi han xem có cần đổi tiền hay có thuốc Tây để bán không ? Nơi này cũng thế. Chị thấy loáng thoáng những đôi mắt len lén nhìn chị từ căn nhà kế cận.
Bữa ăn mừng chị về, không riêng đại gia đình của ông Cậu, bà Mợ mà luôn cả vài người hàng xóm cũng được mời qua. Hai ba cái chiếu được trải xuống nền nhà mới đủ cho thực khách. Bao nhiêu thức ăn được bày biện ngon mắt. Chị được tiếp thức ăn liên tục, như thể lâu lắm rồi chị chưa từng được ăn.
Hình như mọi con mắt đều hướng về chị trầm trồ. Ở xứ lạnh nên nước da chị mịn màng.
Một cậu khác chắc là anh của đứa con trai chở mẹ chồng chị sáng nay. Nhìn cậu có vẻ chững chạc nhưng lạnh lùng hơn thằng em. Cậu chỉ hỏi chị, anh Duy đã có xe hơi chưa, bên ấy anh chị đi xe gì vậy ? Trong khi cô bé chở chị sáng nay thì đang ôm lấy chiếc áo len mỏng chị vắt lên chiếc ghế cạnh đó.
Cô hít hà :
- Quần áo bên ấy thơm thơm làm sao. Em ngửi thích ghê chị ạ.
Sau bữa cơm, khách khứa lục tục ra về. Bà mợ có lẽ mệt mỏi vì suốt buổi sáng chiến đấu với hai con gà nào cắt tiết, nhổ lông. Mợ xin phép ngã lưng trên chiếc võng, sau khi chị từ chối là không quen ngủ trưa, cũng không cần nằm võng. Cả mẹ và bà chị chồng cũng đã tìm một góc giường nào đó, trong góc phòng phía sau nằm nghỉ.
Buổi trưa, không gian im ắng. Ở trong nhà cũng nghe thấy cả tiếng ruồi vo ve ngoài hiên nắng. Mấy đứa trẻ đã biến đi đâu mất. Chỉ còn lại chị và ông Cậu ngồi trò chuyện.
Điều làm chị nhớ mãi về ông Cậu, một người đàn ông có một gương mặt hiền lành, chất phác. Dáng cậu cao to, nước da ngăm ngăm đen, rắn rõi. Vài chục năm trước có lẽ cậu là khuôn mẫu cho câu hát « chàng là thanh niên, mạch sống phơi trên luống cày » (1).
Cậu hỏi thăm chị về công việc đời sống của vợ chồng chị, trong khi ngồi mân mê những ngón chân.
Không biết nơi đầu ngón chân ấy, vì cái móng chân quá dài hay bị vật gì đó vướng vào mà ông đã dùng con dao trên dĩa cam gọt béng đi cái miếng chướng ngại ấy và búng nó ra hè. Cử chỉ hành động "chân lấm tay bùn" này làm chị thấy vui vui. Nhưng khi kể lại cho bà chị chồng nghe, bà đã rú lên :
- Khiếp sao cậu lại mất vệ sinh đến thế ! Sau đó còn gọt thêm cam nữa không ?
Phú là ai ? Cậu lớn hay cậu nhỏ trong bữa cơm ngày ấy ?
« Chị ở xa Paris cả một trăm sáu mươi cây số. Không biết làm sao gặp em.
Em đi với ai ?
Chị đừng lo, em biết rồi, em tới được mà, có người đưa tới. »
Chị nhớ tới những người bạn của chị ở Mỹ qua. Chị vẫn thường đưa họ tới mấy nhà băng Tàu ở quận mười ba để đổi tiền. Nhanh chóng, vì không phải làm thủ tục giấy tờ và giá cả bao giờ cũng cao hơn ở phi trường hay các nhà băng khác. Chị lại ân cần dặn dò.
« Nhờ ai đó đưa đến khu mười ba đổi tiền cho cao.
Chị đừng lo, lính em lo hết rồi. »
Chị đã thức luôn cho tới sáng. Câu hỏi vẫn lặp đi lặp lại trong đầu. Phú là ai, có cả lính lo, làm gì mà ngon lành dữ vậy !
Đến ngày hẹn chị cũng không yên tâm.
« Em nói người đưa em đến nếu không tìm ra nhà thì cứ coi bản đồ, đến ngôi nhà thờ ngay trung tâm đợi chị. Chị sẽ ra đón. »
Giờ nghĩ lại chị thấy mình quê mùa, chậm chạp với những tiến bộ của khoa học. Máy GPS định vị đã có từ lâu, chỉ có chị là không biết.
Những tin nhắn được gửi đi gửi lại nhiều lần. Phú chỉ điện thoại cho chị khi xe của cậu đậu trong parking trước cửa chung cư.
Chiếc Mercedes đời mới màu đen bóng loáng và người tài xế mặc complet đen, thắt nơ đen trên cổ, nhìn như những người tiếp viên, phục vụ ở những quán ăn sang trọng của Sài Gòn ngày trước.
Hai người bước ra chào chị. Không cần Phú giới thiệu, nhìn vẻ e dè của người thanh niên chị cũng hiểu ngay anh ta là một tài xế. Chị không biết Phú đã như thế nào trong suốt chặng đường dài với anh tài xế người Lào không nói được tiếng Việt, và Phú thì không biết lấy một câu tiếng Anh hay tiếng Pháp.
Chị lịch sự nói với cậu tài xế.
- Sợ chị em chúng tôi lâu ngày mới gặp, trò chuyện hơi lâu. Anh có thể lên nhà dùng chút cà phê.
Cậu tài xế từ chối. Có lẽ làm tài xế, vô hình trung cũng phải giữ luôn chiếc xe. Xe đâu, người đấy.
Phú nói :
- Kệ nó chị, nó quen vậy rồi !
Bây giờ chị mới nhìn ngắm kỹ khuôn mặt của Phú. Khuôn mặt chữ điền có chút gì ương ngạnh, cứng cỏi. Cũng nước da ngăm đen như bố, cũng cái dáng to cao có phần nào thô kệch. Chị nhìn chiếc dây thắt lưng và đôi giày có chữ H tự hỏi, Hermes thời trang thượng thặng của Paris hoa lệ đây sao ? Nó chẳng phù hợp với phong cách dáng vẻ của Phú một chút nào.
Chị hỏi không ngần ngại :
- Chị nghe bà nội mấy cháu nói sau này em làm ăn khấm khá lắm, nhưng chị không nghĩ em ngon lành dữ vậy nhe !
Phú cũng rất thành thật với chị. Cậu nói cậu may mắn quen với con của một ông chủ là Giám đốc công ty bia ở Sài Gòn. Người bạn này đã cho cậu một việc làm là đi phân phối, giao bia ở khắp mọi tỉnh thành. Đó là cái nghề của cậu. Ngày xưa khi chị về cậu đi giao than, giao củi. Bây giờ giao bia. Cậu được nhiều tiền là nhờ số lượng bia đi giao mỗi ngày. Lần này công ty muốn giới thiệu bia Việt Nam với Đức và Pháp. Bữa nay cả phái đoàn đi gặp đối tác. Nên người bạn phái anh tài xế chở cậu đi gặp chị vì cậu nào biết đi đâu cả ngày giữa cái vùng đất xa lạ này.
Chị cười cười nói với Phú dù cảm thấy đau lòng.
- Vậy, dân nhậu ở Việt Nam càng nhậu nhiều em lại càng giàu phải không ?
Phú vẫn vô tư :
Chị biết không, em tiếc là khi em phát tài thì anh Duy không còn nữa. Nếu không em sẽ đưa anh đi chơi, ăn nhậu khắp bốn miền. Bia Sài Gòn giờ ngon lắm. Không như thuở chị về đâu. Đi với em thì chỉ ở ressort cao cấp.
Sau khi đi thăm mộ người chồng vắn số của chị, Phú mời chị đi ăn trưa.
Lúc xe vào trung tâm phố, chị lật đật nói người tài xế ngừng xe vì nhác thấy có một chỗ đậu trên con đường trước nhà thờ. Chị nghĩ, sinh trong một gia đình Công Giáo di cư, từ nhỏ lại sống trong một xóm đạo. Chị muốn cho Phú thấy kiến trúc của ngôi nhà thờ cổ, được xây từ thế kỷ mười ba. Và chị cũng muốn vào mua những tràng hạt hay mẫu ảnh để Phú mang về làm quà cho gia đình, hàng xóm. Nhưng khi tiến vào khuôn viên của nhà thờ, Phú không muốn vào trong nữa với một lý do vì quá nhiều du khách.
Bất ngờ Phú mở điện thoại :
- Bố hả ? Bố khoẻ không ? Con đang đi với chị Duy nè. Bố nói chuyện với chị ấy nhe !
Chị cầm điện thoại, nhưng chỉ dạ dạ vâng vâng, thăm hỏi vài câu ngắn ngủi vì chung quanh chị đầy người, đầy tiếng động. Chị phải nói to, nói lớn mà chị không quen như thế.
Phú nói, chị chọn cái quán nào ngon ngon, đẹp đẹp nghe chị.
- Ừ thì ngon, thì đẹp. Chị lẩm nhẩm trong đầu.
Quán Flo nằm ngay đầu đường, trong khu vực công trường Drouet d’Erlon. Con đường chính của khu phố. Đường ngắn, nhưng rộng lớn. Nơi quy tụ những hàng quán, cửa hiệu sang trọng, nên cấm xe ra vào, chỉ dành cho khách bộ hành.
Mùa hè, khách không thích ngồi bên trong quán, mà hầu như tất cả đều dồn trên tầng lầu lộ thiên và vỉa hè ngay phía trước để hưởng ánh nắng mặt trời quý báu, hiếm hoi trên xứ sở này.
Chị chọn một chỗ ngồi, dưới một tán dù.
- Phú hỏi ở đây có bia gì chị ?
Chị cười cười, nhìn vào tấm thực đơn.
- Gì cũng có nhưng chắc không có bia Sài Gòn hay bia Hà Nội đâu nhé...
- Heineken, Leffe, Stella Artois. Em muốn thứ nào ?
- Có bia hơi không chị ?
Chị ngẫm nghĩ, “bia hơi” là thứ gì nhỉ ? Chắc là bière pression…
Ít khi chị uống bia, nhưng bữa nay chắc cũng nên uống với Phú cho vui.
Trong khi chờ người phục vụ mang bia ra, Phú lại dán mắt vào tờ thực đơn. Chị không biết Phú tìm gì vì chị đã chọn cho cậu một món cá như cậu yêu cầu.
Tìm tòi một hồi Phú ngước lên.
- Ở đây có con hào không chị ?
Hào là con gì nhỉ ? Lại suy nghĩ tiếp và may mắn là chị nhớ ngay đến chai dầu hào chị hay mua ở chợ để làm món mì xào.
Cái khay inox với chín con hào be bé. Một miếng thịt bifteck entrecôtes nướng, kèm đậu haricots vert trộn bơ cho chị. Một đĩa cá cabillaud ướp mù tạt và ngò estragon đút lò cho Phú.
Bữa ăn với những ly bia lạnh, tươi vàng, lăn tăn sủi bọt. Lớp bọt trắng, mỏng như kem vỡ sẽ ngon môi, ngon miệng biết dường nào nếu chậm rãi thưởng thức từng món một. Tiếc thay !
Phú chắc lưỡi xuýt xoa bảo chưa bao giờ ăn được con hào nhỏ mà lại béo đến thế.
- Dzô chị !
- Ngon hả chị
- Ừ ngon,
- Dzô chị !
- Ừ dzô !
Tiếng ly cụng canh cách. Chị không biết mình đang hò hay đang uống. Tiếng dzô dzô như một nhịp phách vô tiết tấu, mà chị cứ phải chạy theo cho kịp. Chị cũng không biết làm sao ngưng nó lại. Từ con hào rồi đến miếng cá, cứ xong một gắp Phú lại dzô. Những người khách ngồi ở bàn chung quanh nhìn hai người một cách ngơ ngác lạ lùng.
Chị không hiểu người phục vụ đã từng chứng kiến bữa ăn rộn rịp như hát như hò này chưa. Thay vì đến bàn lịch sự hỏi xem món ăn có vừa ý ông hay bà không, thì anh ta lại hỏi chị :
- Comment ça va, vous allez bien madame ? (2)
Chị không nhớ chị đã ăn được bao nhiêu con hào, nhưng miếng thịt bò của chị còn hơn phân nữa.
Phú hỏi,
- Chị ăn ít vậy ?
- Ừ, uống bia dễ no bụng.
Phú đâu biết cứ dzô dzô miết, đang cắt miếng thịt chị cũng phải ngưng để dzô, còn thì giờ đâu mà chị ăn. Hơn nữa, nết ăn của chị vốn rất nhỏ nhẻ, chậm rãi.
Bình thường, chị chỉ uống một ly rượu đỏ khi ăn thịt nướng. Bữa nay chị uống bia. Tính ra chị uống không nhiều nhưng chị cảm thấy nhức đầu, hoa mắt. Có lẽ chị đã hò dzô ta nhiều quá.
Khi tiễn Phú lên xe, bắt tay từ giã người tài xế. Nhìn chiếc xe chậm chạp rời khỏi bãi đậu và Phú ngồi ngã ngớn phía sau. Chị lại nhớ ngày xưa…
Có lẽ nhìn căn hộ chị ở nên Phú đã chẳng cần thắc mắc xem chị đang chạy xe gì ? Và nếu giờ chị có trở về thăm Cậu-Mợ, không biết căn nhà ấy ra sao? Nhưng chắc một điều, chẳng có con bé nào ôm lấy chiếc áo của chị, đưa lên mũi hít hà cái mùi xà bông giặt và nước xã làm thơm quần áo nữa.
Theo thời thế mùi hương đã hết còn thơm.
Đặng Mai Lan
07/2020
(1) Lời trong ca khúc “vợ chồng quê” của nhạc sĩ Phạm Duy.
(2) Bà thấy thế nào ? thoải mái chứ ?
Thưa các bạn và các anh chị,
Sau khi hai tạp chí Văn và Văn Học thay phiên đình bản. Hai vị chủ bút Nguyễn Mộng Giác và Nguyễn Xuân Hoàng đều đã ra đi, đến một nơi không ai biết.
Có thể nói, tôi như một nông dân mất đất. Có viết gì thì cũng để đó, để dành in sách. Và viết rất chậm, lại lười.
Bình thường tôi viết đã khó khăn, giờ lại còn chậm hơn. Kể như cái thuở thức khuya dậy sớm viết bài, gửi bài. Chờ nhận báo, mở từng trang giấy thơm tho ra ngắm nghía trước khi đọc đã thuộc về quá khứ.
Cách đây hai năm, nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp có xin tôi một bài trong tuyển tập « Người Lạ, Người Quen » để đăng trong một tờ báo, số đặc biệt Tết. Vì tựa bài có một cái tên rất Tết là « chuyến tàu cuối năm ». Có trả nhuận bút hẳn hoi.
Tôi cũng không quan tâm nội dung, hình thức, những cây viết cộng tác của tờ báo ấy là những ai? Nhưng tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy các bức vẽ minh hoạ trong bài. Người hoạ sĩ tên Bảo Huân hẳn phải đọc bài tôi kỹ lắm, nên anh mới phác hoạ hình ảnh cha tôi, nhân vật tôi viết trong truyện với nhiều chi tiết đặc biệt của ông. Dĩ nhiên là tôi đã xin E.mail cảm ơn anh hoạ sĩ, rồi thôi.
Từ lâu, tôi vẫn nghĩ văn chương tôi chỉ hạp với những tờ báo Văn Học Nghệ Thuật thôi. Suy nghĩ này đã có từ lúc được mời viết báo, bị mấy ông chủ biên cho là tôi « viết văn » chứ không phải báo. Viết báo phải thế nọ thế kia… phải vào thẳng chủ đề, không được cà kê. Tôi cũng lì, trả lời : Rằng quen mất nết đi rồi, mấy anh không thích thì tui ngưng… Cuối cùng những bài viết đó họ cũng đăng, nhưng rồi tờ báo ấy lại đình bản.
Dạo sau này, gặp lại người bạn học xưa. Nghe cô kể chuyện này, chuyện nọ của mấy cây đa, cây đề văn học trước năm 1975 hay quá, nên tôi xúi cô viết… Bài viết của cô chỉ đưa lên báo mạng. Sức viết của cô khá mạnh, chỉ trong hai ba tháng mà viết được tới ba bốn bài. Nên một người bạn khác, cũng là một nhà văn khi đọc cây viết mới này đã gợi ý, tại sao không nói chị ấy đăng báo « Trẻ ». Một tờ báo in, phát hành hàng tuần…
Confinement đã chấm dứt, nhưng mọi chuyện cũng chẳng có gì thay đổi với tôi. Vì cái nghề tôi làm, khó lòng sớm được khôi phục. Thất nghiệp nên tôi cũng ru rú trong nhà. Ra đường lại phải mang khẩu trang. Mệt quá ! Thì thôi tìm lại tờ báo xưa mà cô bạn nhà văn vừa mới nhắc xem nó ra sao !
Cũng không biết phải nói thế nào ? Có lẽ tôi háo sắc. Chỉ nhìn hình màu láng lẫy của bìa báo qua màn hình computer tôi đã cảm thấy thích ngay. Đọc từng bài xong rồi ngẫm nghĩ… Hình như từ nào giờ không biết mình mặc cảm hay dị ứng với những tạp chí bách khoa? Có những bài viết rất ư là « văn chương » của những nhà văn tên tuổi tôi từng đọc và rất thích. Lại gặp cái cô Tủn trên FB mà tôi luôn cười với những status của cô. Rồi có cả nguyên một trang thơ, trang tuỳ bút, trang phụ nữ...
Đâu phải báo bách khoa phổ thông chỉ rặt tin tức thế giới, khoa học, chuyện cộng đồng và những quảng cáo…
Tôi viết thư cho ông chủ báo. Coi như đã hai năm, tôi im hơi, lặng tiếng sau khi lãnh tiền nhuận bút.
« Thưa anh, thưa chị » qua lại trong vài cái mail… chúng tôi bắt đầu thân thiết, cười đùa rôm rã. Một phút ngẫu hứng bất tử, tôi nói với anh là sẽ viết một bài về « nhậu ». Nói xong mới thấy mình liều !
Đi thăm cháu một tuần, tôi vác theo máy. Vừa nấu nướng, vừa trò chuyện chơi đùa với tụi nhỏ. Thế mà tổng cộng chỉ trong ba ngày tôi hoàn tất xong truyện « nhậu », truyện chỉ dài độ bốn trang A 4. Vì nghe chủ báo nói bài viết khoảng hai ngàn chữ là good.
Viết xong rồi tự hỏi, động lực nào mà mình viết nhanh chưa từng thấy vậy ta !
Tôi tìm lại cái cảm giác vui vui, hạnh phúc như ngày xưa viết xong bài rồi gửi đi. Rồi trò chuyện với chủ biên, chủ báo, chờ nhận báo biếu.
Viết đến đây, tôi không biết mình đang quảng cáo dùm tờ báo này hay quảng cáo cho mình nữa. ???
Thì cứ cho là thế đi, dù bài viết mới gửi của tôi, có thể còn nằm dài hạn trong nhà kho của báo. Chưa biết bao giờ mới được xuất kho, vì xem chừng Trẻ khá là rộn rịp văn nhân thi sĩ…
Nhưng muốn mời đi ngắm hoa thì phải dẫn vào vườn. Phải quảng cáo tờ báo trước, thì độc giả mới đọc được bài của mình viết chứ !
Vì vậy, tôi đính kèm vào đây một đường dẫn. Bạn có thể bấm vào đường dẫn này, ghi tên để được nhận báo qua file PDF hàng tuần.
Những nhịp đập sôi động của thế giới trên những góc nhìn sâu sắc. Bao nhiêu câu chuyện liên quan đến đời sống quanh ta. Đương nhiên rất cần thiết, bổ ích và không thiếu những nụ cười mà bạn sẽ tìm thấy. Trẻ mà !
Không ai tra vấn, nhưng xin được nói rõ ràng. Tôi chỉ là một cây viết cộng tác. Tôi không phải thành viên trong cái nhà "Trẻ " này. Thấy họ mở cửa cho vào tự do, thấy kỹ thuật trình bày bài vở đâu ra đó, rõ ràng, không bị rối mắt...
Tôi nghĩ, với những người ở xa như tôi. Chẳng có cơ hội được cầm tờ báo, sẽ thú vị đến ngần nào khi nhận được.
Thân mến mời các bạn ghé vào đọc và ghi tên nếu muốn nhé !
Đặng Mai Lan
a) gởi email về địa chỉ newsletter@trenews.net với đầy đủ
TÊN, HỌ và THÀNH PHỐ nơi mình cư ngụ; hoặc
b) trực tiếp điền đơn điện tử tại: https://baotreonline.com/newsletter