Sœur Sourire,
nụ cười hay nước mắt?
– Một tài danh âm nhạc, đã bị bức tử từ sự thành công của chính mình.
Sœur Sourire là tên của một đĩa nhạc nổi tiếng khắp thế giới vào khoảng giữa thập niên sáu mươi và cũng là tựa đề một cuốn phim Pháp-Bỉ vừa mới ra mắt khán giả điện ảnh ngày 29/4, đang được trình chiếu ở Pháp, của đạo diễn Stijn Coninx. Đây là cuốn phim thứ nhì sau The Singing Nun, một phim Mỹ của Henry Koster.
Đĩa nhạc tung ra thị trường năm 1963. Trên bìa bọc đĩa, ngoài tên của trung tâm thu thanh phát hành, không hề có ghi tên tuổi, không cả hình ảnh của tác giả. Chỉ duy nhất hai chữ Sœur Sourire. Vì thế, SS đã trở thành biệt hiệu của nữ tu Luc-Gabriel, người sáng tác và trình bày bài hát mang tên...See more Sœur Sourire,
nụ cười hay nước mắt?
– Một tài danh âm nhạc, đã bị bức tử từ sự thành công của chính mình.
Sœur Sourire là tên của một đĩa nhạc nổi tiếng khắp thế giới vào khoảng giữa thập niên sáu mươi và cũng là tựa đề một cuốn phim Pháp-Bỉ vừa mới ra mắt khán giả điện ảnh ngày 29/4, đang được trình chiếu ở Pháp, của đạo diễn Stijn Coninx. Đây là cuốn phim thứ nhì sau The Singing Nun, một phim Mỹ của Henry Koster.
Đĩa nhạc tung ra thị trường năm 1963. Trên bìa bọc đĩa, ngoài tên của trung tâm thu thanh phát hành, không hề có ghi tên tuổi, không cả hình ảnh của tác giả. Chỉ duy nhất hai chữ Sœur Sourire. Vì thế, SS đã trở thành biệt hiệu của nữ tu Luc-Gabriel, người sáng tác và trình bày bài hát mang tên Dominique trong đĩa nhạc này.
Dì phước Luc-Gabriel sinh tại thành phố Bruxelles, thủ đô nước Bỉ, ngày 17 tháng 10 năm 1933. Tên khai sinh của bà là Jeanne-Paule Marie Deckers.
Phim The Singing Nun ra đời năm 1966, với diễn viên Debbie Reynolds trong vai người nữ tu, hẳn chỉ tôn vinh về tâm hồn nghệ sĩ, cái lạ lùng độc đáo của một dì phước nhạc sĩ kiêm ca sĩ như tựa đề của cuốn phim. Nhưng phim Sœur Sourire đã vẽ lại cả một cuộc đời, từ thời niên thiếu tối ám buồn bã cho đến ngày nhắm mắt với những thảm cảnh oan ức của người nữ tu này. Cécile De France, nữ diễn viên gốc Bỉ sống tại Pháp thủ diễn vai chính.
Theo phim bản thì Jeannine Deckers lớn lên trong một gia đình tiểu thương. Cô đã từng theo học trường Mỹ thuật và ngoài mơ ước trở thành một giáo sư hội họa, cô gái với một ngoại hình khô khan, tính tình ngang bướng như một đứa con trai, lại có nhiều thuộc tính nghệ sĩ. Jeannine Deckers đã ôm ấp trong lòng nhiều mơ ước khác. Nhưng dưới sự áp đặt của một người mẹ khó khăn độc đoán, những ước muốn ấy không thể thành đạt. Jeannine lại không muốn sống một cuộc sống bình thường, lập gia đình, nối nghiệp song thân với cửa tiệm bánh mì, nguồn lợi tức nuôi sống cả gia đình bốn người gồm cha, mẹ và đứa em gái. Jeannine đã thoát ly bằng cách xin vào tu ở tu viện Fichemont, tỉnh Waterloo, một tu viện thuộc dòng Dominicaines.
Thuở nhỏ, được học hành dạy dỗ trong một trường Công giáo. Ý thức, niềm tin tôn giáo được rèn luyện hay có một tiếng gọi thiêng liêng thầm kín nào trong tâm hồn của cô garçon manqué này hay không, khi cô quyết định khoác trên người chiếc áo choàng trắng và ẩn mình trong những bức tường che khuất đời sống huyên náo bên ngoài? Tuy nhiên, đấy cũng là một điều hợp lý để Jeannine thay đổi cuộc đời. Trốn chạy những xung đột xảy ra hằng ngày với người mẹ nghiêm khắc, cổ hủ. Cho dù cuộc sống và những kỷ luật nghiêm nhặt ở tu viện không hơn gì nơi cô đã từ bỏ. Jeannine không có một lối đi nào khác.
Cô Jeannine vào tu viện nhưng không quên mang theo cây đàn guitar, một thứ đồ vật không thể thiếu trong đời sống của cô. Và âm nhạc là những liều thuốc bổ, là niềm vui cho cô nhiều sinh lực để sống, vượt qua mọi thử thách cực khổ trong giai đoạn đầu khấn nguyện. Ngoài những giờ cầu nguyện có thể coi như là khoảnh khắc được ngơi nghỉ. Các sinh hoạt nhà Dòng đã chiếm hết thời gian nhưng Jeannine vẫn cố gắng, âm thầm sáng tác những ca khúc và đôi khi còn lẩm nhẩm hát ngay trong những buổi đọc kinh cầu nguyện chung.
Dominique là bản nhạc mà dì phước Luc-Gabriel soạn ra như một tặng phẩm ca ngợi Dominique De Guzman, người sáng lập Dòng Dominicains. Tuy lén lút, nhưng rồi bài hát cũng được phổ biến nhân dịp Jeannine phụ trách hướng dẫn những thanh thiếu niên đến viếng thăm nhà Dòng. Trong buổi sinh hoạt văn nghệ chung với họ, cô đã hát lên bài ca đó. Ngoài những tràng pháo tay ca ngợi của đám trẻ. Bài hát, những lời lẽ và giọng ca mạnh mẽ truyền đạt sự vui tươi, nhộn nhịp. Tiếng hát không những đã được một linh mục thường vào nhà Dòng làm lễ lưu tâm. Vượt xa hơn, Jeannine còn thuyết phục được những vị nữ tu lạnh lùng nghiêm nghị thưởng thức và cùng hát chung với mình. Vị linh mục có ý muốn phổ biến giọng ca và những bài thánh ca đặc biệt của cô đến đời sống bên ngoài. Cũng là một cách giúp thêm ngân quỹ cho nhà Dòng. Ông đã trình bày với bề trên. Qua bao phản đối, nhưng cuối cùng cũng được Cộng đồng Vatican II chấp nhận cho phòng thu thanh Philip, một trung tâm tên tuổi ở Bruxelles thời đó thu vào đĩa nhựa. Tuy bài hát mang chủ đề tôn giáo, nhưng nhạc điệu sống động vui tươi đã gây một tiếng vang trong giới thưởng thức âm nhạc. Một sự thành công đáng kể với số đĩa bán ra cả gần 3.000.000 bản. Dominique, nique, nique… Chữ nique của những năm tháng đó không mang ý nghĩa gì, chỉ là cách lặp láy lại của khúc ca, nhưng vào thời điểm này nó lại là một tục từ.
Sự yêu thích, ngưỡng mộ không chỉ dành cho người có đạo. Bài ca đã đi qua biên giới của mọi tôn giáo. Đi khắp năm châu và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nhạc phẩm Dominique đã đưa người nữ tu lên đỉnh cao danh vọng, nhưng cũng lại là cái nấc thang đầu tiên đẩy cô xuống vực sâu, ngay khi cô đặt bút ký giao kèo về bản quyền với trung tâm Philip.
Là một phụ nữ có cá tính mạnh mẽ, cương quyết, ít chịu khuất phục trước những bất đồng đối nghịch nhưng lại rất ngây thơ hời hợt trong chuyện ký kết làm ăn này. Jeannine Deckers đã thỏa thuận giao hết những lợi nhuận thu thập từ đĩa nhạc Sœur Sourire cho nhà Dòng Fichemont và trung tâm sản xuất Philip. Phải chăng ánh sáng danh vọng, ngọn lửa ao ước âm ỉ đã được cháy sáng rực rỡ, thiêu đốt hết ý thức, làm mù lòa lý trí của Jeannine. Hay cương vị của một nữ tu, chỉ có đức tin Thiên Chúa là ánh sáng cứu rỗi, cứu rỗi hết mọi thứ trên trần gian. Và cùng với đức vâng lời, khi đã khấn hứa phụng sự, hiến đời vào nước Chúa cùng những khổ hạnh, dì phước Luc-Gabriel đâu còn để tâm tới tiền tài lợi lộc?
Danh tiếng của Jeannine lại càng vang xa hơn khi Ed Sullivan, người điều khiển một chương trình trên đài truyền hình Hoa Kỳ đã đích thân tìm tới tu viện Fichemont mời Jeannine thu hình cho chương trình của ông, được thành lập năm 1948. Vào thời điểm ấy, ngành truyền thông bằng hình ảnh hãy còn mới mẻ, nên chương trình văn nghệ của đài truyền hình rất hiếm hoi. Show của Ed Sullivan lại là một show nổi tiếng, đã chinh phục vô số khán giả vì chỉ tìm kiếm, giới thiệu những ngôi sao tên tuổi như Elvis Presley, The Beatles, The Rolling Stones, v.v…
Trong va li hành lý mang vào tu viện, cô Jeannine có cất giấu một tấm hình của danh ca Elvis Presley. Hẳn đây là thần tượng của cô, nên có thể nói rằng đây là khoảng thời gian đẹp nhất trong đời của người nữ tu trẻ vì bản nhạc của cô đã đứng hàng đầu, liên tục bốn tuần lễ trong chương trình nhạc Hit Parade. Sœur Sourire đã đánh bật nhiều tên tuổi trong đó có cả ông vua nhạc Rock này.
Cùng với năng khiếu, trình độ hội họa sẵn có, Jeannine đã đưa ra nhiều sáng kiến, làm ra nhiều tác phẩm mỹ thuật cho tu viện bán trong những dịp tổ chức lễ lạc. Nên vào thời gian đó, người nữ tu đã được phép ghi danh học lại môn hội họa ở một trường Công giáo tại Louvain. Kể như cô đang ngược bước, nhích từng bước gần lại với cuộc sống đời thường. Và dường như những câu hỏi tra vấn về Đạo và Đời đã được đặt ra trong lúc này. Những câu hỏi chín chắn hơn lúc Jeannine rời bỏ gia đình. Aimer Dieu et fais ce que tu veux, yêu Chúa và làm những gì con muốn. Một câu nói của Thánh Augustin, cũng là một lời khuyên cho Jeannine.
Jeannine lại rời bỏ tu viện giữa năm 1966.
Người nữ tu đã cởi áo Dòng và tiếp tục viết nhạc, thoải mái hơn, tự do hơn. Nhưng sau Dominique thì những bài ca khác chừng như không còn thuyết phục được người nghe nữa. Jeannine lại cho ra mắt một album khác với danh xưng là Luc Dominique, vì cô không còn được phép dùng lại tên SS danh tiếng mà hãng đĩa Philip đã thực hiện. Một trong những bài hát của album mới có một ca khúc mang tên La Pilule d’Or, cũng gây một chấn động lớn, một scandale. Bởi những lời lẽ trong ca khúc này gần như là một sự cổ võ về phương thức ngừa thai, sự văn minh của khoa học và tự nó đã như một mũi kéo nhọn làm rách toạc tấm lụa óng ánh đầy những đường thêu nhân bản, đạo đức mà Giáo hội đã đề ra. Bài hát lại được sáng tác từ một vị tu xuất thì có khác nào một sự nhạo báng.
Vì lý do đó hay còn nhiều lý do khác nữa, kể như Jeannine đã thực sự lăn xuống bờ địa ngục sau khi cởi trả áo tu. Sự ái mộ của khán thính giả không còn nữa. Tiếng vang của Dominique dường như cũng chìm vào quá khứ. Ngôi sao Sœur Sourire đã tắt. Dì phước Sourire đã chết rồi. Elle est morte Sœur Sourire. Có một bài hát Jeannine đã viết ra với những lời thú nhận như thế.
Đời sống thực sự khó khăn. Cùng với những đồng tiền ít ỏi thưa thớt kiếm được từ những đĩa nhạc, cô dạy thêm đàn guitar và nhiều việc lặt vặt khác để sống. Jeannine đã tìm gặp lại người bạn gái thân thiết từ thời đi học và sống chung như một đôi tình nhân đồng tính. Cuộc đời của Jeannine có thể nói rằng người bạn gái mang tên Annie Pécher này là một điểm tựa an toàn êm ả nhất. Họ cũng có thể sống yên lành bên nhau với lợi tức thu nhập của cả hai, nếu như Jeannine không bị sở Thuế vụ truy tìm, kêu gọi phải thanh toán một số tiền rất lớn. Tiền thuế lợi tức đã được tính trên số lượng đĩa nhạc Sœur Sourire bán ra thị trường từ năm 1963. Trung tâm phát hành Philip phủi tay, dù đã hưởng lợi lộc nhiều hơn nhà Dòng Fichemont rất nhiều. Sở Thuế vụ bịt mắt làm ngơ trước những phản kháng, trần tình của Jeannine. Ban quản trị nhà Dòng Fichemont có dẫn chứng những điều tốt lành mà họ đã giúp đỡ Jeanninbe khi cô rời tu viện. Cô Jeannine hoàn toàn thua cuộc.
Hai người phụ nữ hằng ngày đã chống chọi đương đầu với vấn nạn bằng những viên thuốc hòa rượu. Họ đã sắp xếp một cái chết chung và từ giã cuộc đời vào năm 1985. Họ được Giáo xứ địa phận Wavre chấp thuận an táng chung trong một nấm mồ.
Những ngày cuối cùng của cuộc sống thật ngoài đời, đôi bạn ấy đã sống như thế nào ?
Trong phim Sœur Sourire, nhân vật Jeannine Deckers và Annie Pécher do Cécile De France và Sandrine Blancke
diễn xuất. Đạo diễn Stijn Coninx không cho khán giả nhìn thấy niềm tuyệt vọng nơi họ. Cũng không có nhiều cảnh quay luyến ái. Hai người đàn bà quấn quýt bên nhau như hai chị em. Họ mừng vui khi nghe tiếng chuông cửa, khi nhìn thấy bóng dáng người đưa thư. Họ giành nhau giằng lấy phong bì có con dấu của tòa án. Một văn thư, một trác lệnh. Một thời hạn cuối cùng cho số nợ thuế khổng lồ mà Jeannine phải giải quyết bằng cách nào đó. Đồng nghĩa với sự quyết định mà họ đang chờ đợi. Chờ lên đường, chờ chết. Cảnh đẹp nhất là họ bình thản đốt hết từng lá thư nợ nần oan nghiệt. Họ viết thư tuyệt mệnh, xếp gọn ghẽ những đồ vật để lại cho người thân. Nắn nót ghi tên từng người trên các gói quà đặt trước lò sưởi, như thể đang chuẩn bị quà tặng cho đêm lễ Giáng Sinh. Và cả hai chậm rãi kéo kín những tấm mành cửa sổ cho toàn thể bên trong căn nhà chìm vào bóng tối. Một lên đường bình thản.
Trong những gói quà, thư từ để lại, dường như Jeannine chỉ viết thư cho người em gái. Cô Jeannine cứng đầu, dễ nổi loạn không hề nghĩ đến mẹ trong những giờ phút cuối của cuộc đời. Người mẹ mà suốt cuốn phim không một cử chỉ, một lời nói nhẹ nhàng nào dành cho cô con gái. Trừ lúc bà tìm đến tu viện thăm Jeannine, mang theo những đĩa nhạc Sœur Sourire của những người quen nhờ bà mang đến xin chữ ký tác giả. Cô đã không thể nào tiếp tục ăn hết chiếc bánh ngọt có chữ Dominique được nặn bằng kem mà cha cô làm mang đến cho con gái, khi Jeannine biết rõ mục đích của cuộc viếng thăm.
Trong phim, Jeannine là một cô gái cần tình cảm, cần sự thương yêu. Cô muốn có một đời sống bình thường như bao người. Đã có lần cô nổi giận và xô đẩy Annie khi người bạn gái tiến gần, tỏ cử chỉ muốn hôn cô. Khi quyết định vào dòng tu, lúc đến chia tay người bạn trai cùng lớp, Jeannie lại cuồng bạo cưỡng hôn anh bạn này. Và sau những thất bại, trước khi quyết định quay lại tìm Annie, sống chung với nhau, công khai sự đồng tính từ lâu chôn giấu. Jeannie cũng đã chủ động, trút bỏ hết quần áo, cưỡng dâm người đàn ông có vai trò như một ông bầu show đưa cô đi hát đó đây. Như thể cô biết mình đã chết, sẽ chết sau những thử thách đó, nên phải nếm hết những mùi vị của đời sống cô chưa từng sống. Nhưng đó chỉ là phim, những hình ảnh đầy nghệ thuật được dàn dựng, thêu dệt thêm cho một cuộc đời.
Trước ngày những thước phim Sœur Sourire được mang vào các rạp chiếu phim, cuộc đời Jeannine Deckers lại được hồi sinh trên các tạp chí và trên các trang báo điện tử. Những nguồn tin cho biết, bà thực sự rớt xuống địa ngục kể từ ngày 12 tháng 3 năm 1974, khi sở Thuế vụ Wavre gửi lệnh đòi Jeannine phải đóng một số tiền là 900.000 francs Belges (22.500 euros) mà bà không thể nào trả được. Số tiền lại cứ thế tăng dần theo mỗi năm. Ngoài sở thuế, bà đã gửi cả đơn lên bộ Tài chính xin giúp đỡ, nhưng không một hồi đáp nào cho sự thỉnh nguyện của bà.
Suốt những năm dài, tinh thần khủng hoảng trầm trọng. Sức khỏe bà hoàn toàn kiệt quệ vì đã dùng quá nhiều rượu cùng với những loại thuốc an thần, phương cách duy nhất để bà tìm quên. Hai người bạn chẳng còn thiết tha gì đến đời sống, đã cùng tự hủy mình bằng 150 viên thuốc Temesta và Depronal vào ngày 29 tháng 3 năm 1985.
Nhiều năm trước đó, ngoài phim ảnh, đã có vài cuốn sách viết về thân thế của bà. Nhưng hai tác phẩm mới nhất vừa cho ra mắt độc giả trong tháng 4 năm nay là một cuốn cũng mang tên Sœur Sourire của Catherine Sauvat, và Sister Sourire, Une Pure Tragédie của Claire Guezengar.
Trong tạp chí Nouvel Observateur số ra ngày 8/1/2009, Sophie Delassein có viết bài giới thiệu tác phẩm Sister Sourire, Une Pure Tragédie. Nhà văn Claire Guezengar đã viết cuốn sách này với dạng tự truyện. Cuốn sách cũng được giới thiệu trên nhiều tạp chí tên tuổi ở Pháp và được đón nhận với đầy đủ khen chê của độc giả trên nhiều trang mạng.
Claire Guezengar cho rằng, nếu như Jeannine Deckers được sinh ra đời chậm hơn mười lăm năm, hẳn sẽ trở thành một cô Hippie hơn là một nữ tu.
Nghĩ lại, nếu trở thành một Yé-Yé của phong trào Hippie thì cuộc đời, định mệnh của Jeannine có tốt hơn không? Nhưng chắc chắn một điều là cũng phải có một đức tin, lòng yêu mến Chúa, bà mới sáng tác được những ca khúc mang màu sắc tôn giáo như thế.
Jeannine Deckers từ giã cõi đời tính đến nay đã được hai mươi bốn năm. Một tài danh âm nhạc có tiếng mà không có miếng. Đã bị bức tử vì sự thành công, tài năng của chính mình.
1 Có tài liệu cho biết Jeannine Deckers sinh tại Wavre.
Đặng Bình 
Link Youtube bài Dominique của Soeur Sourire. 17:10 01/06/2019
Likes0
Dislikes0
Thank you0
Đặng Mai Lan 
Cô đưa bài viết này lên vì có rất nhiều người không biết về người nữ tu nghệ sĩ này. Lúc cô đăng báo thì cũng chẳng ai để ý nhưng sau khi in sách thì có rất nhiều người tìm phim để coi. Riêng cô thì phải coi phim tới hai lần mới viết được đó Lê Trung Tĩnh . 22:26 01/06/2019
Likes2
Dislikes0
Thank you0
Tran Thi Diem Chau 
Em rất thích cảm ơn chị Mai Lan 13:40 22/11/2020
MẸ VÀ TÔI
*
Khi vừa đủ trí khôn để nhớ tôi hay nhìn thấy mẹ ngồi thinh lặng, tóc xõa buông dài phủ trùm chiếc bóng. Hương ngọc lan trong vườn nhà theo khói sương mờ, thấm vào đến tận linh hồn của mẹ, thấm vào đến cả linh hồn của tôi. Giữa đất trời hiu quạnh những giọt nước mắt ngập ngừng từ tâm hồn mẹ cứ thế ứ đầy, dâng lên rồi trào xuống. Tưởng như một giòng sông lệ đã chảy thành nguồn bất tận trong lòng mẹ. Nhìn thấy mẹ khóc như vậy, tự nhiên nước mắt của tôi cũng tuôn rơi. Mẹ không hề biết giữa ráng chiều tím thẩm, đứa con gái nhỏ của mình cũng đang cắn môi đứng nép bên góc cửa, khóc không thành tiếng. Không phải chỉ có một lần, mà rất nhiều lần giống như vậy. Hình như bất cứ khi nào mẹ ngồi thinh lặng, tóc xõa buông dài...See moreMẸ VÀ TÔI
*
Khi vừa đủ trí khôn để nhớ tôi hay nhìn thấy mẹ ngồi thinh lặng, tóc xõa buông dài phủ trùm chiếc bóng. Hương ngọc lan trong vườn nhà theo khói sương mờ, thấm vào đến tận linh hồn của mẹ, thấm vào đến cả linh hồn của tôi. Giữa đất trời hiu quạnh những giọt nước mắt ngập ngừng từ tâm hồn mẹ cứ thế ứ đầy, dâng lên rồi trào xuống. Tưởng như một giòng sông lệ đã chảy thành nguồn bất tận trong lòng mẹ. Nhìn thấy mẹ khóc như vậy, tự nhiên nước mắt của tôi cũng tuôn rơi. Mẹ không hề biết giữa ráng chiều tím thẩm, đứa con gái nhỏ của mình cũng đang cắn môi đứng nép bên góc cửa, khóc không thành tiếng. Không phải chỉ có một lần, mà rất nhiều lần giống như vậy. Hình như bất cứ khi nào mẹ ngồi thinh lặng, tóc xõa buông dài phủ trùm chiếc bóng, cũng đều có tôi đứng bất động nép bên góc cửa, cắn môi khóc không thành tiếng. Và cũng chẳng hiểu tại sao, khoảnh khắc u buồn ấy luôn xảy ra giữa chiều tà.
Có một lần bất chợt mẹ và tôi nhìn thấy nhau. Bốn con mắt đỏ cùng nhoà lệ. Tôi từ góc cửa chạy ra, sà vào lòng mẹ. Và đó cũng là lần đầu tiên, tôi nghe mẹ khóc thành tiếng. Những tiếng thút thít… như bị tắc nghẹn lâu rồi nay mới có thể bộc phát, thanh âm thật nghẹn ngào. Tôi thinh lặng cảm nhận nhịp thở của mẹ và tôi hòa quyện vào nhau, trong tiếng đập đều đặn, khe khẽ của trái tim. Mẹ không nói. Tôi không nói. Chỉ có cỏ hoa cây lá thì thầm. Những tiếng thì thầm rất nhẹ, âm vang trong gió, mất hút giữa rừng thông trầm mặc. Trời chạng vạng. Bóng tối và chút ánh sáng còn lại của ngày tàn, tạo thành từng nét mờ tỏ thực hư.
Mẹ đọc những giòng thơ, lời bay theo gió thật buồn: "Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt. Toát hơi may lạnh buốt xương khô. Não người thay bấy chiều thu. Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng." [*] Tôi nhìn mưa rơi nửa thức nửa ngủ. Mơ hồ nghe gió hú gọi rừng, mơ hồ thấy linh hồn người ta bay giữa những tia chớp sáng ngời, mơ hồ thấy..."Đường bạch dương bóng chiều man mác. Dặm đường lê lác đác sương sa. Lòng nào lòng chẳng thiết tha. Cõi dương còn thế nữa là cõi âm. " [*]
Rằm Tháng Bảy mưa nhiều. Cơn mưa khiến bầu trời xám xịt. Từ vườn nhà trên đồi cao, tôi thấy bóng người thấp thoáng đi giữa màn nước trắng xóa nhạt nhòa. Giòng nước buồn tênh rơi xuống đất, khiến cho núi đồi thác suối phải rưng rưng ngấn lệ. Những lằn chớp vừa xuất hiện, thoắt một cái đã biến mất. Rồi sấm rền vang. Một tiếng. Hai tiếng. Ba tiếng. Tưởng chừng không gian đang lành lặn, sẽ bị âm thanh của tiếng sấm làm cho rách nát. Trong ánh chớp và tiếng sấm, trong cơn mưa tầm tã, tôi theo mẹ đến chùa. Đường đồi ngoằn ngoèo, chợt lên cao chợt xuống thấp, dễ khiến khách bộ hành bị trượt ngã, nếu không để ý. Sau nhiều khúc quanh bất định, cổng tam quan hiện ra. Kiểng chùa trang nghiêm, u tịch đứng giữa lưng đồi thông xanh.
Chùa Phật Trầm có lệ buổi sáng cử hành lễ Vu Lan, buổi chiều là thời gian dành để chiêu hồn thập loại chúng sinh. Tuy cùng tổ chức một ngày, song quang cảnh của hai khóa lễ hoàn toàn khác nhau. Lễ Vu Lan trang nghiêm hoan hỉ. Mọi người đều an lạc. Lễ cầu cho các vong hồn thật thành kính, nhưng chẳng hiểu sao lại rất buồn. Ai cũng đăm chiêu tư lự. Trước đây, mẹ dẫn tôi đến chùa cả ngày. Sau này, chỉ đến vào buổi chiều, vì cha tôi được cho là đã qua đời trong Rằm Tháng Bảy. Mẹ không muốn sáng sớm tôi được cài hoa hồng lên áo, chiều về phải sụt sùi khóc cầu cho cha được vãng sanh. Mẹ là như vậy, lúc nào cũng quên mình, lúc nào cũng sống cho gia đình.
Khói hương tỏa lan trước điện thờ Tam Bảo. Mẹ trầm tư mặc tưởng, tâm trí như đã hòa nhập vào chữ Không của cửa thiền. Tôi quỳ bên cạnh mẹ, nguyện cầu cho mẹ luôn được bình an, nguyện cầu cho cha an giấc ngàn thu, nguyện cầu cho các vong hồn được siêu thoát. Mưa rơi trên mái ngói, mưa lùa gió rét vào chánh điện. Tiếng chuông công phu ngân vang, phủ kín ngọn đồi. Tháng Bảy Ngày Rằm của thời thơ ấu, theo từng giọt nước buồn tênh của những cơn mưa đi vào kỷ niệm. Và tôi cũng đã ra đi, đã để mẹ một mình ở lại, một mình đi trên những đường đồi ngoằn ngoèo, chợt lên cao chợt xuống thấp rất nhọc nhằn ấy. Khi khôn lớn, anh chị em tôi đều riêng mang một ước mơ nào đó. Những ước mơ ấy đã khiến chúng tôi tứ tán mỗi người một phương, mỗi người tự đi theo tiếng gọi của đời mình. Nhưng mẹ thì không. Cho dẫu có điều kiện để sống trong hoàn cảnh tốt đẹp hơn, mẹ vẫn từ chối. Mẹ không muốn thay đổi những sinh hoạt đã thành nề nếp. Mẹ không muốn rời bỏ mái nhà xưa. Mẹ muốn thân tứ đại của mẹ, rồi cũng sẽ được trở về cát bụi, trong cùng một mảnh đất đã từng chôn vùi xác thân cha.
Nơi tôi ở Rằm Tháng Bảy không mưa. Gió từ biển thổi về, đem hơi lạnh trải dài trên những con đường phố thị. Nơi mẹ ở, trời mưa không ngớt. Khói hương trầm tan biến trong gió mưa, khiến nỗi đau nỗi khổ của mẹ thêm rét buốt. Nhưng tôi biết vẫn như ngày tôi còn bé, mẹ ngồi thinh lặng không một lời than. Dù cách nửa vòng quay trái đất, tôi vẫn nhìn thấy mẹ, vẫn nhìn thấy những giọt nước mắt ngập ngừng từ tâm hồn mẹ cứ thế ứ đầy, dâng lên rồi trào xuống. Tưởng như một giòng sông lệ, đã chảy thành nguồn bất tận trong lòng mẹ.
*
Hoàng Nhất Phương
Rằm Tháng Bảy 2015
1:29am Thứ Bảy ngày 28 tháng 08 năm 2015
_____________________________________________________
[*]. Chiêu Hồn Thập Loại Chúng Sinh. Nguyễn Du
Lê Trung Tĩnh 
just shared this status/Activity with Đặng Mai Lan, Đặng Bình01:02 12/05/2019
Likes0
Dislikes0
Thank you0
Lê Trung Tĩnh 
Một bài viết xúc động về Mẹ. Nhiều khi tôi thấy Livenguide là nơi các bạn lưu giữ các kỷ niệm sâu kín nhất của mình, với thời gian, và đôi khi với cả nhân gian. 01:10 12/05/2019
Vừa đọc bài này, không biết các bác có thông tin, góc nhìn gì khác hơn?
https://www.luatkhoa.org/2019/04/quan-doi-viet-nam-cong-hoa-nhung-bai-hoc-dat-gia-cua-mot-doan-quan-thua-tran/?fbclid=IwAR2cSGQU9VILRnB3WvnYO5A8dOvCswEcaEsU-ZzJTc58LugP7tX5nwDKobA
Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trậnPublished 3 days ago on 22/04/2019 By Võ Văn Quản
Một nhóm lính Việt Nam Cộng hoà và cố vấn quân sự Mỹ dừng chân nghỉ trong rừng, gần thị trấn Bình Giã, cách Sài Gòn hơn 64 km, tháng 1/1965. Ảnh: Horst Faas/AP.
0
SHARES
ShareTweet
Kể từ khi thành lập cho đến thất bại tai tiếng của mình vào ngày 30/4/1975, Quân đội Việt Nam Cộng hòa liên tục bị cả kẻ thù lẫn đồng minh chỉ trích.
Đối với phe cộng sản, Quân đội VNCH là một quân đội bù nhìn của ngoại bang, là tấm màn che...See moreVừa đọc bài này, không biết các bác có thông tin, góc nhìn gì khác hơn? https://www.luatkhoa.org/2019/04/quan-doi-viet-nam-cong-hoa-nhung-bai-hoc-dat-gia-cua-mot-doan-quan-thua-tran/?fbclid=IwAR2cSGQU9VILRnB3WvnYO5A8dOvCswEcaEsU-ZzJTc58LugP7tX5nwDKobA
Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trậnPublished 3 days ago on 22/04/2019 By Võ Văn Quản
Một nhóm lính Việt Nam Cộng hoà và cố vấn quân sự Mỹ dừng chân nghỉ trong rừng, gần thị trấn Bình Giã, cách Sài Gòn hơn 64 km, tháng 1/1965. Ảnh: Horst Faas/AP.
0
SHARES
ShareTweet
Kể từ khi thành lập cho đến thất bại tai tiếng của mình vào ngày 30/4/1975, Quân đội Việt Nam Cộng hòa liên tục bị cả kẻ thù lẫn đồng minh chỉ trích.
Đối với phe cộng sản, Quân đội VNCH là một quân đội bù nhìn của ngoại bang, là tấm màn che chắn cho sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Đối với đồng minh thân thiết nhất của mình, Quân đội VNCH bị nhiều báo cáo của các cố vấn quân sự Hoa Kỳ chỉ trích là một con hổ giấy, một mớ hổ lốn tha hóa và tham nhũng, kém hiệu quả và thiếu tinh thần yêu nước. Một lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam thậm chí còn tức giận lên tiếng rằng: “Họ không muốn chiến đấu. Ngoại trừ thiểu số, hầu hết quân lính thuộc Quân đội VNCH đều không có tinh thần chiến đấu. Thậm chí có người bỏ chạy ngay khi xảy ra giao tranh với những nhóm Việt Cộng”.
Những cáo buộc “tiện lợi” này nhanh chóng được cả hai bên cộng sản và Hoa Kỳ lợi dụng. Đối với quân đội Bắc Việt, đây là một cơ hội không thể rõ ràng hơn để hạ thấp tính chính danh của Quân đội VNCH và sự ủng hộ của người dân miền Nam Việt Nam dành cho họ. Đối với Hoa Kỳ, đổ lỗi cho Quân đội VNCH là cách tốt nhất để lý giải một cách ít nhục nhã nhất cho thất bại của họ trong chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến tốn kém nhất mà Hoa Kỳ từng tham gia sau Thế Chiến II.
Tuy nhiên, cũng vì lý do đó, ít có tài liệu nào thật sự phân tích rõ các yếu tố khách quan dẫn đến tính kém hiệu quả của Quân đội VNCH, và bài học mà hậu thế có thể học được. Bài viết này hy vọng có thể tóm lược vài vấn đề mà người viết cho là quan trọng.
Một toán quân Việt nam Cộng hoà. Ảnh: Tạp chí LIFE.
Tinh thần chiến đấu rệu rã
Đối với nhiều quân nhân của Quân đội VNCH, mối liên hệ giữa họ và giới lãnh đạo chính trị Sài Gòn không được tốt đẹp cho lắm. Theo họ, chính quyền Sài Gòn rất kém cỏi và thiếu hiệu quả trong việc quản lý các nguồn lực quân sự khiến cho quân nhân phải tự lo nghĩ đến các nhu cầu thiết yếu hằng ngày, và vì vậy bị sao nhãng khi thực thi nhiệm vụ.
Quân đội VNCH có truyền thống luôn luôn phàn nàn về chất lượng cuộc sống trong quân ngũ, đặc biệt khi so sánh với quân đội Hoa Kỳ. Điều này được thể hiện khá rõ trong bình luận của đại úy Trâm Bửu, phát ngôn viên cho tướng Nguyễn Việt Thanh và Nguyễn Hữu Hạnh, vào năm 1973:
“Quân đội Hoa Kỳ đang rút khỏi Việt Nam, và chúng ta kỳ vọng quân nhân Việt Nam Cộng hòa phải đảm nhận hoàn toàn vai trò mà Hoa Kỳ để lại. Nhưng hãy nhìn vào chất lượng cuộc sống của quân nhân Hoa Kỳ: họ có mức lương tốt, chế độ dinh dưỡng tốt, được hỗ trợ tốt với các quân trường và nhà ở tốt, họ không phải lo lắng về sự an toàn của gia đình họ khi tham gia chiến dịch , họ có những kỳ nghỉ phép, đôi khi còn được phép về thăm nhà.
Còn hãy nhìn lại các quân nhân Việt Nam Cộng hòa. Chúng tôi không được hỗ trợ, thu nhập thấp, phải sống trong tình trạng thiếu thốn ngay cả khi được cho nghỉ phép. Và chúng tôi phải đối mặt với sự thật là kỳ quân ngũ của mình chưa biết bao giờ sẽ chấm dứt”.
[Có thể tìm đọc trong tài liệu: Memorandum to C. E. Mehlert from Lacy Wright, April 24, 1970, Conversation with Captain Tram Buu, April 23,1973, Can Tho, Vietnam]
Một lập luận có phần… ích kỷ trong chiến tranh, như thể Quân đội VNCH đang đánh thay trận chiến của người Mỹ. Vậy nên không khó để hiểu vì sao Hoa Kỳ khó chịu về cách tiếp cận này. Nhiều người cho rằng Quân đội VNCH đang dành quá nhiều thời gian để phàn nàn về “chất lượng cuộc sống”, không hề quan tâm đến việc chiến đấu chống lại quân cộng sản để bảo vệ sự tồn tại của nhà nước VNCH. Một cựu đại tá quân đội Hoa Kỳ từng phục vụ nhiều năm tại Việt Nam tức giận nói:
“Vấn đề không phải ở chỗ quân nhân VNCH có được ăn no hay ở nhà đẹp hay không, vấn đề ở chỗ là họ có thật sự muốn chiến đấu để bảo vệ miền Nam Việt Nam để mọi người dân của quốc gia này được cơm no áo ấm hay không. Và tôi nghĩ là họ không quan tâm đến chuyện đó”.
Điều này không có nghĩa rằng Quân đội VNCH là một đội quân tệ hại. Các chuyên gia và cố vấn quân sự Hoa Kỳ đều nhận định rằng Quân đội VNCH không chỉ sở hữu khí tài quân sự với chất lượng vượt trội hơn (một bình luận có vẻ khá chủ quan vì Hoa Kỳ là người hỗ trợ hoặc bán những vũ khí này cho chính phủ VNCH), họ cũng có kỹ thuật chiến đấu hiện đại, hiệu quả và ít tốn nhân mạng hơn so với các chiến thuật quân sự cổ điển mà quân đội Bắc Việt hay áp dụng.
Song điều này vẫn không đủ để ngăn Quân đội VNCH trở thành một tập hợp rời rạc, rệu rã và thiếu tinh thần chiến đấu. Phân tích một cách khách quan, đây là hệ quả của các chính sách quân sự và tổ chức thể chế yếu kém cho thời chiến của chính quyền Sài Gòn.
Lính Việt Nam Cộng hoà trong trận Mậu Thân, ngày 1/2/1968, tại một địa điểm phía Bắc Sài Gòn. Ảnh: AP.
Tỉ lệ đào ngũ cao nhất lịch sử quân sự hiện đại thế giới?
Các sử gia quân sự thường xem tỉ lệ đào ngũ (desertion rate) là một chỉ số để nhận diện tính kỷ cương, hiệu quả và tinh thần chiến đấu (morale) của một đội quân. Tại miền Nam Việt Nam, tỉ lệ đào ngũ luôn là một cơn ác mộng.
Theo một báo cáo chính thức của Hoa Kỳ (xem thêm ở tài liệu: RWAF Assessments, 1970, “Assessment of ARW/VNMC Operations, February 1970, Center for Military History, Washington, DC) tỉ lệ đào ngũ của Quân đội VNCH vào năm 1968 lên đến 17,7 người trên 1.000 quân nhân. Nếu đây là con số chính xác, tỉ lệ đào ngũ của quân đội miền Nam Việt Nam có thể xem là cao nhất trong lịch sử quân sự hiện đại thế giới – bao gồm cả các cuộc chiến tranh tàn khốc như Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến.
Để tìm hiểu nguyên do, cũng trong năm 1968, Tổ chức Cố vấn Quân sự Hoa Kỳ thực hiện một khảo sát dành cho quân nhân Quân đội VNCH để tìm hiểu các nhân tố gây ảnh hưởng đến vấn đề đào ngũ (Tìm đọc thêm trong ‘Causes for Quân đội VNCH Desertion’ US Army Advisory Group, October 7, 1968, I1 Corps Tactical Zone, John W. Barnes, Brigadier General, USA Commanding, CMH). Với số phiếu trả lời lớn và áp đảo, các nhóm bộ binh Quân đội VNCH cho rằng có rất nhiều nguyên do, bao gồm việc họ không được tiếp xúc thường xuyên với gia đình, các chiến dịch liên khu kéo dài quá lâu và xa rời khu vực đóng quân thường trực của họ, và đóng góp của họ không được tưởng thưởng xứng đáng, v.v.
Các báo cáo khác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (như State Department Briefing Book on Vietnam, 1968) cũng cho thấy các cố vấn quân sự Hoa Kỳ hiểu được thực trạng rằng rất nhiều quân nhân VNCH có gia đình làm nông (số lượng rất đáng kể) thường xuyên bỏ đơn vị để về phụ giúp gia đình, đặc biệt trong mùa thu hoạch. Sau đó họ mới trở lại đơn vị hoặc đôi khi báo danh với đơn vị gần gia đình hơn.
Trong khi đó, pháp luật liên quan đến mô hình quản lý quân ngũ của VNCH quá cứng nhắc, gây phương hại lớn đến hình ảnh của quân đội trong mắt công chúng cũng như tới tinh thần chiến đấu của quân đội. Ví dụ, bắt đầu từ năm 1957, cơ quan chỉ huy Quân đội VNCH và chính quyền Sài Gòn sẽ xếp một cá nhân vào danh sách đào ngũ bất kỳ khi nào người này không có mặt trong các buổi duyệt binh sáng (morning muster). Đây là một biện pháp quản lý quân ngũ khá bất thường, vì ngay cả quân đội Hoa Kỳ cũng chỉ xác định những quân nhân không duyệt binh sáng nằm trong diện “vắng không phép” (absent over leave – AOL / absent without leave – AWOL).
Tháng 7/1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục ban hành chính sách mới với mục tiêu tách hoàn toàn quân nhân VNCH ra khỏi vùng đóng quân quen thuộc gần với gia đình, bạn bè hay khu vực thành thị. Thậm chí, trong một số trường hợp, đây cũng là nơi các quân nhân tìm được các nguồn thu nhập từ hoạt động làm thêm, v.v. Chính sách kỳ vọng rằng tách rời quân nhân hoàn toàn khỏi gia đình sẽ khiến họ buộc phải ở lại với đơn vị của mình. Tuy nhiên, chính sách này lại có tác dụng ngược, nhiều người thậm chí bỏ trốn, và tỉ lệ đào ngũ chỉ càng tăng cao hơn.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, năm 1968. Ảnh: Chưa rõ nguồn, lấy từ Pinterest.
Chính sách quân dịch lạc hậu
Để tham gia một cuộc chiến hiệu quả, một quốc gia cần kiểm soát toàn diện và chắc chắn đối với nguồn cung nhân lực của mình. Do không thành công trong việc hạn chế tỉ lệ đào ngũ, chính quyền Sài Gòn chỉ còn cách vét quân để duy trì quân số mà họ nghĩ là cần thiết để duy trì cuộc chiến với phe cộng sản. Để hoàn thành nhiệm vụ này, chính phủ miền Nam Việt Nam cho thi hành một trong những chính sách quân dịch bắt buộc và luân chuyển quân vụ lạc hậu nhất thế giới.
Tính đến năm 1968, có một trên sáu đàn ông trưởng thành tại miền Nam Việt Nam đang phục vụ trong Quân đội VNCH, với tổng số lượng quân nhân lên đến 700 nghìn người. Để hình dung ra quy mô của cách thức huy động này, chúng ta biết rằng nếu sử dụng chính sách quân dịch tương tự với chính quyền Sài Gòn, Hoa Kỳ có khả năng gửi đến Việt Nam tám triệu quân mỗi năm.
Sau trận Tết Mậu Thân năm 1968, chính sách quân dịch tại miền Nam Việt Nam lại ngày càng gắt gao hơn. Cơ chế hoãn nghĩa vụ quân sự dành cho sinh viên đại học bị sửa đổi, bắt buộc nhiều sinh viên tham gia quân ngũ hơn. Tuổi tuyển quân bị kéo dài ra thành từ 18 đến 33 tuổi. Tuổi xuất ngũ dành cho quân nhân phục vụ trong các vị trí kỹ thuật lên đến 34 tới 45 tuổi. Mọi cựu chiến binh sẽ bị gọi trở lại quân dịch nếu còn trong tuổi phục vụ.
Chính sách mới cũng cấm toàn bộ các trường hợp miễn trừ nghĩa vụ dựa trên các lý do khác như tôn giáo hay đang tạm trú ở nước ngoài, v.v. Làn sóng phản chiến trong học sinh – sinh viên một phần được làm bùng phát từ cách tiếp cận nói trên của chính quyền Sài Gòn.
Lính Việt Nam Cộng hoà bị bắt giữ khi Quân Giải phóng chiếm Dinh Độc lập, ngày 30/4/1975. Ảnh: Jacques Pavlovsky/Sygma/Corbis.
Kén chọn thực phẩm
Napoleon từng nói: Quân đội di chuyển bằng bụng. Nhưng có vẻ kể cả việc này quân đội VNCH cũng thực hiện không tốt như quân đội Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng (Việt Cộng).
Trong chiến tranh Việt Nam, các nhóm quân cộng sản lừng danh với khả năng “bám đất mà sống” (living off the land). Với nguồn viện trợ lương thực khó khăn từ miền Bắc, phe cộng sản vẫn có khả năng di chuyển nhanh và sâu vào các khu vực đồi núi, rừng rậm để tránh né các cuộc hành quân của quân đội Hoa Kỳ và VNCH.
Giới quân sự Bắc Việt tiết lộ rằng các cán bộ cộng sản thường vận động được những người dân có cảm tình với cộng sản tại địa phương cho thóc, gạo và lương thực. Trong những trường hợp đặc biệt, vũ lực cũng có thể được sử dụng. Tuy nhiên, do khẩu phần của quân cộng sản thường rất tối giản: chỉ một vắt cơm nắm và muối cho một ngày hành quân, và vì vậy rất khó để phát hiện ra hoạt động xin, thu mua hay cưỡng bức lương thực địa phương của họ.
Ngược lại, thực phẩm luôn là vấn đề với Quân đội VNCH – dù họ chiến đấu ngay trên lãnh thổ của mình. Hầu hết các quân nhân bộ binh VNCH đều không hài lòng với khẩu phần quân đội. Về mặt số lượng, Quân đội VNCH thường xuyên dựa vào nguồn thức ăn chia sẻ từ quân đội Hoa Kỳ nếu cả hai cùng thực hiện chung chiến dịch thông qua hệ thống “bằng hữu” (buddy system), một cơ chế chia sẻ lương thực không chính thức nhưng được quân nhân Hoa Kỳ thực hiện để thể hiện thiện chí và sự đồng lòng vì mục tiêu chung của hai quân đội.
Tuy nhiên, khi thực hiện chiến dịch một cách độc lập, quân nhân VNCH cũng thường từ chối dùng khẩu phần chiến dịch (operational ration) và ưa thích khẩu phần loại A hơn, một loại khẩu phần cho phép các nhóm quân mua thịt và rau tươi từ các cửa hàng địa phương để nấu ăn. Việc này đi kèm với các rủi ro an ninh, có thể làm lộ thông tin hành quân và vị trí đóng quân, song cố vấn quân sự Hoa Kỳ vẫn buộc phải cho phép hoạt động này diễn ra.
Một quan chức thuộc Quân đội VNCH diễn giải rằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày rất quan trọng đối với người Việt Nam, rằng họ đã quen với những món ăn truyền thống giàu dinh dưỡng và rau xanh. Họ muốn phát bệnh với việc bị ép phải dùng thịt và đậu hộp nhập khẩu từ Mỹ.
Không chỉ vậy, tình trạng tham ô, tham nhũng trong hoạt động phân bổ lương thực quân đội cũng khiến cho tinh thần chiến đấu tồi tệ hơn. Một trong những ví dụ cho vấn đề này là các khẩu phần tài trợ mà Hoa Kỳ dành cho quân đội VNCH ít khi đến tay quân nhân.
***
Với tất cả sự tôn trọng, vẫn khó có thể cho rằng Quân đội Việt Nam Cộng hòa và giới cầm quyền tại Sài Gòn đã hoàn thành tốt trách nhiệm quản lý và chiến đấu của mình. Tham nhũng, thiếu vắng lý tưởng và niềm tin, cũng như các sai lầm chính sách khiến cho họ trở thành một tập hợp rệu rã ngay sau khi quân đội Hoa Kỳ rời Việt Nam. Dù đó là định mệnh hay bị Hoa Kỳ phản bội, nó cũng là một bài học đắt giá cho hậu thế.
Từ khoá:
Việt Nam Cộng hoà: Republic of Vietnam (n)
quân đội: army (n)
chiến tranh Việt Nam: Vietnam war (np)
đào ngũ: to desert (v)
tỉ lệ đào ngũ: desertion rate (np)
Từ khi công bố được 24h, lá thư gửi Tổng thống Trump nhận được nhiều phê bình, câu hỏi. Chúng tôi trân trọng cảm ơn, tôn trọng ý kiến của các bạn, và xin trả lời/bàn luận ngắn gọn như sau:
LÁ THƯ HAY, GỬI AI CŨNG ĐƯỢC NHƯNG TRUMP THÌ THÔI, KHÔNG KÝ, KHÔNG CHIA SẺ!!
Chúng tôi tôn trọng các nhận xét, đánh giá của các bạn về cá nhân ông Donald Trump. Đó cũng là nhận xét của nhiều người Mỹ, báo chí phương Tây, và có thể của một số người soạn thư.
Tuy nhiên lá thư tôn trọng và thể hiện lòng hiếu khách của người Việt đối với ông Trump, một người từ xa đến. Chắc ông Trump phải quan tâm đến Việt Nam và có một mức độ tin tưởng nhất định mới quyết định đến Việt Nam.
Lá thư cũng tôn trọng ông Trump như một vị tổng thống được bầu nên một cách dân...See moreTừ khi công bố được 24h, lá thư gửi Tổng thống Trump nhận được nhiều phê bình, câu hỏi. Chúng tôi trân trọng cảm ơn, tôn trọng ý kiến của các bạn, và xin trả lời/bàn luận ngắn gọn như sau:
LÁ THƯ HAY, GỬI AI CŨNG ĐƯỢC NHƯNG TRUMP THÌ THÔI, KHÔNG KÝ, KHÔNG CHIA SẺ!!
Chúng tôi tôn trọng các nhận xét, đánh giá của các bạn về cá nhân ông Donald Trump. Đó cũng là nhận xét của nhiều người Mỹ, báo chí phương Tây, và có thể của một số người soạn thư.
Tuy nhiên lá thư tôn trọng và thể hiện lòng hiếu khách của người Việt đối với ông Trump, một người từ xa đến. Chắc ông Trump phải quan tâm đến Việt Nam và có một mức độ tin tưởng nhất định mới quyết định đến Việt Nam.
Lá thư cũng tôn trọng ông Trump như một vị tổng thống được bầu nên một cách dân chủ ở một đất nước tự do, một siêu cường gần như duy nhất hiện nay có tiềm lực và quyết tâm ngăn chặn bá quyền Trung Quốc.
Người dân Việt Nam có quyền chọn không nói chuyện với ông Trump và để người Trung Quốc làm chuyện này. Chúng tôi không nghĩ đó là lựa chọn hay.
Cùng nhau lên tiếng một cách duy lý, ôn hòa để ông Trump biết ý nguyện của mình là một lựa chọn tốt hơn nhiều.
LẠI THƯ, LẠI KÝ TÊN, CẦN LÀM CÁI GÌ CỤ THỂ HƠN ĐI THÌ MỚI GIẢI TÁN ĐỘC TÀI ĐƯỢC.
Đúng vậy lại thư, lại ký tên. Nhưng so với lá thư gửi Liên Hợp Quốc với 15588 chữ ký và chưa được trả lời, lá thư này gửi đến một lãnh đạo cụ thể là Tổng thống Hoa Kỳ, sắp sang Việt Nam. Ông Trump cũng có lịch sử có những phản ứng mang đậm dấu ấn cá nhân, độc đáo và gây bất ngờ. Mặc dầu vậy các đề nghị của lá thư cũng rất nghiêm túc, không bốc đồng và có tác động lâu dài về chính sách. Do đó lá thư sẽ có nhiều khả năng có tác động thật sự và có lợi cho Việt Nam.
Chúng tôi trân trọng từng chữ ký và sẽ làm tất cả để chữ ký của các bạn có ý nghĩa nhất.
Chúng tôi tôn trọng những hoạt động cụ thể khác.
“Giải tán độc tài” có thể là hệ quả nhưng không phải là mục tiêu của lá thư này.
TẠI SAO LÚC ÔNG TRUMP CŨNG ĐANG TỰ VẬN ĐỘNG CHO MÌNH MÀ MÌNH LẠI LÀM VIỆC NÀY [Ý NÓI LÁ THƯ LÀM ÔNG TRUMP THÊM CHÍNH DANH]?
Tính chính danh của ông Trump đã được người Mỹ quyết định. Lá thư này khó có thể làm hình ảnh ông ấy tốt lên hay xấu đi. Tuy nhiên, nếu lá thư này có nhiều chữ ký để đến được với ông Trump và ông ấy có phản ứng như đề nghị thì dĩ nhiên ông Trump sẽ rất đặc biệt đối với dân tộc Việt Nam.
Độc giả số một của lá thư là Tổng thống Trump, nhưng độc giả quan trọng là tất cả những người quan tâm đến sự bành trướng của Trung Quốc. Chúng tôi cố gắng hướng đến mục đích có tính cộng đồng rộng hơn, và nhờ cậy vào sự rộn ràng của cuộc gặp Trump-Kim để nói lên tính chính nghĩa của Việt Nam và các dân tộc bị đe dọa tại Biển Đông.
TẠI SAO LẠI KÊU NGƯỜI NƯỚC NGOÀI GIẢI QUYẾT MỘT CÂU CHUYỆN CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC? VẤN ĐỀ LÀ PHẢI PHÁT TRIỂN NỘI LỰC CỦA VIỆT NAM!
Câu chuyện trên Biển Đông không chỉ là câu chuyện của Việt Nam và Trung Quốc. Việc chiếm đóng, cải tạo đảo, ngang ngược áp đặt đường chín đoạn của Trung Quốc ảnh hưởng đến nhiều nước trong khu vực và thế giới, đến việc giao thương đường biển, đến quyền tự do hàng hải của nhiều nước lớn.
Việc tham gia của “nước lớn”, “nước ngoài” vào Biển Đông do đó không phải là sự can thiệp, làm phức tạp tình hình. Đơn giản đó là điều hiển nhiên nếu không nói là cần thiết vì các hành vi của Trung Quốc động chạm đến quyền lợi của họ, và dĩ nhiên của Việt Nam.
Do đó Việt Nam cần khéo léo kêu gọi sự ủng hộ, tham gia của các nước lớn, đặc biệt là của Mỹ vào Biển Đông càng nhiều càng tốt.
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý việc phải phát triển nội lực Việt Nam.
LÁ THƯ NÓI NHỮNG CHUYỆN LỊCH SỬ AI CŨNG BIẾT.
Lá thư nhắc lại với Tổng thống Mỹ những lần xâm lăng Việt Nam gần đây của Trung Quốc. Chúng tôi cố gắng ngắn gọn vì nghĩ rằng ông Trump là người có khuynh hướng cần những gạch đầu dòng cụ thể, cô đọng.
Tuy nhiên những dòng ngắn gọn đó cho thấy sự dày đặc của việc Trung Quốc sử dụng vũ lực đối với Việt Nam trong hơn 40 năm qua. Đó là điều không bao giờ thừa để nhắc lại không chỉ cho Tổng thống Mỹ, mà còn cho từ người dân đến lãnh đạo Việt Nam.
Chúng tôi nghĩ rằng ghi nhớ lịch sử luôn là việc có ích.
NHỮNG GIẢI PHÁP, ĐỀ NGHỊ ĐỐI VỚI ÔNG TRUMP YẾU QUÁ!
Các đề nghị của chúng tôi vừa phải, cụ thể và khả thi. Về việc “nhờ” ông Trump yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra tòa án quốc tế, các bạn nghĩ sao khi có một trăm ngàn chữ ký gửi đến ông Trump cho việc này? Chúng tôi tin rằng, ngoài việc là Tổng thống, ông Trump còn là một con người. Có lẽ ông sẽ khó không để ý đến một trăm ngàn tiếng nói của người dân nước ông đang đến thăm.
Đề nghị ông Trump tăng cường việc kiểm tra tự do hàng hải trên Biển Đông và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong việc này cũng là một yêu cầu thực tế và cụ thể. Dĩ nhiên điều này cũng cần cố gắng từ phía Việt nam.
KHÔNG THẤY LÁ THƯ NÓI ĐẾN TỰ DO, NH N QUYỀN?
Lá thư viết: “Chúng tôi tin rằng sự hợp tác này giữa Hoa Kỳ và Việt Nam không nên chỉ dừng lại ở các cuộc tuần tra quân sự mà còn trong kinh tế và thương mại, cũng như tiếp tục cải thiện chính trị ở Việt Nam.”
Chúng tôi cho rằng hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cần đi sâu vào các mặt của vận động kinh tế, chính trị, xã hội và dân sự. Một sự hợp tác toàn diện, tôn trọng và học hỏi nhau là điều tốt cho tất cả các bên và các thành phần từ dân chúng đến lãnh đạo một cách lâu bền.
ĐỘNG LỰC NÀO THÚC ĐẨY VIỆC VIẾT THƯ VÀ LẤY CHỮ KÝ?
Ông Trump đến Việt Nam vào ngày 27/2/2019, giữa những ngày kỷ niệm bi thương của người Việt trước các cuộc xâm lăng của Trung Quốc: Hoàng Sa 19/1/1974, Chiến tranh biên giới 17/2/1979, Trường Sa 14/3/1988.
Nghĩ đến những người cha anh đã ngã xuống, đổ xương máu mình để bảo vệ đất nước là điều đầu tiên đến trong đầu tôi khi có ý định viết lá thư này. Một nhắc nhớ lịch sử cho chính bản thân, cho mọi người Việt từ thường dân đến lãnh đạo, cho thế giới, và cho vị khách đặc biệt là Tổng thống Mỹ.
Không dừng lại ở việc tố cáo bằng lịch sử, lá thư đề ra các giải pháp cụ thể, khả thi để Việt Nam cùng thực hiện với Mỹ, siêu cường gần như duy nhất có đủ phương tiện và ý chí để chặn đứng được tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
CHỜ ĐỢI GÌ Ở LÁ THƯ NGỎ NÀY?
Càng nhiều người đọc và ký thư, càng nhiều người biết hay nghe lại về lịch sử Việt Nam-Trung Quốc.
Một cách tự nhiên, càng có nhiều chữ ký, lá thư càng nhiều khả năng được Tổng thống Mỹ đọc và thông điệp càng được lắng nghe.
Chờ đợi gì ở lá thư này? Chúng tôi chờ đợi hàng trăm ngàn chữ ký của người Việt, lá thư được Tổng thống Mỹ đọc và thực hiện, Việt Nam hợp tác với Mỹ chặt chẽ hơn, nhiều mặt hơn, tự do hơn, mạnh mẽ tự cường hơn, dân chủ hơn, văn minh hơn.
Đó không phải là giấc mơ. Đó là một hành trình chúng ta đang bắt đầu đi, bước đầu bằng chữ ký của bạn.
Tran Thi Diem Chau 
- "Đcs cũng rất là cao tay chọn đúng thời điểm Mỹ sang thăm Việt Nam để gặp ông Kim." câu này là sai về ngữ nghĩa, còn câu này thì cho biết người viết muốn gì: Một là đứng về phía nhân dân để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Hai là theo Trung Quốc để bảo vệ quyền lực. Dù chọn cái nào đcs cũng sẽ sụp đổ. Và các bạn không bao giờ được quên câu thần chú " Biển Đông là tử huyệt...See more- "Đcs cũng rất là cao tay chọn đúng thời điểm Mỹ sang thăm Việt Nam để gặp ông Kim." câu này là sai về ngữ nghĩa, còn câu này thì cho biết người viết muốn gì: Một là đứng về phía nhân dân để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Hai là theo Trung Quốc để bảo vệ quyền lực. Dù chọn cái nào đcs cũng sẽ sụp đổ. Và các bạn không bao giờ được quên câu thần chú " Biển Đông là tử huyệt của Trung Quốc và cũng chính là tử huyệt của Việt Nam ". Hãy tập trung vào lá cờ 6 sao khi ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam và tình hình chiến sự trên biển Đông.12:00 09/04/2020
Likes1
Dislikes0
Thank you0
Tran Thi Diem Chau 
hahahha cờ 6 sao của chúng bay là giấc mơ hão huyền sẽ xuống địa ngục với mấy cái đảo quân sự và binh lính trên đó ! Chờ xem Thượng Đế ra tay, dân chết như muỗi sốt rét bị diệt bằng vi khuẩn lây lan cả thế giới mà mơ mộng bá chủ ! Đồ lưu manh! 12:03 09/04/2020
Likes1
Dislikes0
Thank you0
Tran Thi Diem Chau 
Tàu ngầm mày biến đi học tiếng Việt cho giỏi hơn rồi bàn về chính trị 12:08 09/04/2020
Likes1
Dislikes0
Thank you0
Tran Thi Diem Chau 
Ts Tĩnh Lê Trung Tĩnh  có người nhắc ý này: lá thư có bao nhiêu chữ ký, người ký thuộc tầng lớp nào, trong nước ngoài nước, được trả lời không, và nếu có thì hiệu quả ra sao? Bây giờ là tháng 4, bài của anh ấy có cũ lắm không? 14:52 09/04/2020
Likes0
Dislikes0
Thank you0
Tran Thi Diem Chau 
Ts Lê Trung Tĩnh  update là thư thứ hai ở đây luôn giùm vì nó còn nhận chữ ký. Mọi người ở nhà vì đại dịch cúm Vũ Hán có thời gian để suy gẫm chuyện nước non 15:31 09/04/2020
https://vietbao.com/a289929/chi-me
CHỊ MÈ
NGUYỄN ĐẠI THUẬT
Đầu năm tôi vào học lớp nhất trường tiểu học, gia-đình tôi có thêm một người giúp việc. Lúc bấy giờ gia đình tôi đã có một chị giúp việc lớn tuổi chuyên lo về công việc đi chợ, nấu ăn, giặt giũ quần áo, lo giữ nhà cửa sạch-sẽ.
Cha mẹ tôi có tất cả năm người con, và trong tương lai gần mẹ tôi sẽ có thêm một đứa con nữa. Có lẽ vì vậy mẹ tôi đã thuê thêm chị Mè. Cha mẹ tôi có một cơ-sở làm ăn tương đối lớn, bận rộn công chuyện suốt ngày, mấy anh chị em chúng tôi thiếu người săn sóc, nên chị Mè được giao cho công việc nầy.
Chị Mè còn trẻ lắm, chị khá đep, tóc ngắn ngang vai, kiểu tóc mà thời bấy giờ người ta gọi là tóc thề. Chị gốc người làng Trà-Kiệu, thuộc tỉnh...See morehttps://vietbao.com/a289929/chi-me
CHỊ MÈ
NGUYỄN ĐẠI THUẬT
Đầu năm tôi vào học lớp nhất trường tiểu học, gia-đình tôi có thêm một người giúp việc. Lúc bấy giờ gia đình tôi đã có một chị giúp việc lớn tuổi chuyên lo về công việc đi chợ, nấu ăn, giặt giũ quần áo, lo giữ nhà cửa sạch-sẽ.
Cha mẹ tôi có tất cả năm người con, và trong tương lai gần mẹ tôi sẽ có thêm một đứa con nữa. Có lẽ vì vậy mẹ tôi đã thuê thêm chị Mè. Cha mẹ tôi có một cơ-sở làm ăn tương đối lớn, bận rộn công chuyện suốt ngày, mấy anh chị em chúng tôi thiếu người săn sóc, nên chị Mè được giao cho công việc nầy.
Chị Mè còn trẻ lắm, chị khá đep, tóc ngắn ngang vai, kiểu tóc mà thời bấy giờ người ta gọi là tóc thề. Chị gốc người làng Trà-Kiệu, thuộc tỉnh Quảng-nam, cả làng theo đạo Thiên-chúa, nơi người ta nói đã có lần Đức Mẹ hiện ra.
Hàng ngày chị Mè tắm rửa, thay quần áo, lo cho ăn uống và đưa đón anh chị em tôi đi học.
Chị Mè không biết chữ, nhưng chị thuộc kinh Chúa, đêm nào chị cũng đọc kinh trước khi ngũ. Cha mẹ tôi gốc đạo Phật, nhưng tôi chưa có dịp đi chùa lần nào, cũng chưa biết ông Phật là ai, nhưng qua chị Mè, tuổi thơ tôi thấm nhuần rất nhiều về đạo lý của Thiên-chúa do chị kể. Chị đã dạy cho tôi thuộc kinh Kính Mừng, Kinh Lạy cha và tôi đã được nghe chuyện rước mình Thánh chúa, nếu ai nhận mình Thánh chúa không để tụ tan trong miệng, nuốt liền vô bụng thì mình Thánh chúa sẽ biến thành lửa đố cháy ruột để trừng phạt. Chị khuyên tôi làm điều tốt, không nên làm điều ác, làm điều tốt sẽ được lên Thiên-đàng gặp Đức-chúa Trời, làm điều ác sẽbị đọa vào Hỏa-ngục, bị quỷ ăn thịt, bị đốt thành lửa.
Mỗi sáng Chúa-nhật, chị được cha mẹ tôi cho phép đi dự thánh lễ ở nhà thờ Con gà. Khi trở về nhà, chị thường kể lại cho tôi nghe những gì chị được nghe cha xứ đã giảng. Có một buổi sáng Chúa nhật chị chuẩn bị đi lễ nhà thờ, lúc bước xuống cầu thang thì guốc chị bị đứt quai, chị không có guốc khác thay thế, chị không đi dự lễ nhà thờ được, chị ngồi khóc bên chân cầu thang.Tôi phải xin phép mẹ tôi cho chị mượn guốc thay thế. Chị mừng quá, ôm tôi hôn rất nhiều lần vào má và không quên lắp bắp lời cám ơn. Có lẽ nhìn cảnh chị mừng rỡ khi có guốc tạm thay thế vào buổi sáng hôm đó nên vào lúc chị từ nhà thờ về nhà, cha tôi bảo mẹ tôi cho tiền chị mua đôi guốc mới. Tôi nghe cha tôi nói với mẹ:
- Mình cho con Mè tiền mua đôi guốc mới, guốc nó mòn và đứt quai không đi được".
Tôi nghe tiếng mẹ tôi:
- Cứ sáu tháng tôi trả tiền công cho nó một lần, tôi mới trả cho nó chưa tới năm ngày, nói nó lấy tiền đó mua".
Cha tôi cười, nói:
- Bà nầy hay thật, tiền đó nó nhờ tôi gởi hết về cho cha mẹ nó rồi, bà biết mà".
Tôi không nghe mẹ tôi nói gì thêm. Chiều hôm đó, mẹ tôi dẫn chị ra chợ mua guốc. Đôi guốc sơn màu đen rất đẹp. Khi chị đem đôi guốc bằng gỗ vông của chị vứt đi, tôi nhìn thấy đôi guốc của chị mòn đến nổi không có đủ bề dày để giữ chiếc đinh khi đóng quai.
Chị Mè không biết chữ, thời đó chính quyền của ông Ngô-đình-Diệm khuyến khích dân chúng đi học trong kế khoạch xóa nạn mù chữ, vì vậy có những lớp học Bình-dân giáo-dục mở ban đêm cho dân chúng không biết chữ,bận công việc ban ngày,đêm có thời giờ đi học. Cha mẹ tôi cho chị đi học lớp Bình-dân giáo-dục trong đình của khu phố. Lúc đầu chị không chịu đi, tôi hỏi, chị nói:"chị lớn cái đầu rồi mà còn đi học, mắc cỡ chết đi dược".
Rồi trước tết năm đó mấy ngày, cha mẹ tôi cho chị về quê thăm gia-đình và phải trở ra làm việc những ngày tết. Sau tết, chị xin được đi hoc lại lớp bình dân giáo dục. Cha mẹ tôi cũng không hỏi lý do tại sao trước đây chị từ chối nay lại đòi đi. Nhưng sau tối đầu tiên đi học trở về nhà, tôi cắc cớ hỏi chị: "Hôm nay chị Mè vào lớp có mắc cỡ không?"
Chị đập khẽ vào đầu tôi nói: "Có mà ít ít thôi, không bằng hôm trước Tết chị về quê, khi vào làng, bị mấy thanh thiếu niên giăng giây chận đường xem giấy tờ, bắt đọc chữ trước khi cho vào làng. Chị đâu có đọc được, mấy đứa đó đưa chị vào trụ sở hội-đồng xã, họ bắt chị làm ký giấy cam kết phải đi học cho biết đọc biết viết. Nếu kỳ sau chị về làng mà bị kiểm soát, không đọc được chữ thì họ không cho vào làng. Hôm đó chị mắc cỡ muốn chun đầu xuống đất luôn. Gặp toàn mấy thanh niên thiếu nữ và người quen trong làng, họ khuyên chị nên theo lớp Bình-dân học vụ. Kỳ sau về làng, bị kiểm soát, không đọc chữ được chắc là họ không cho vô làng quá, xấu hổ lắm ! ".
Bên cạnh nhà tôi có một hẽm nhỏ, đầu hẻm có một tiệm hớt tóc. Người hớt tóc thuê mái hiên của một căn nhà để mở tiệm. Mấy anh em trai tôi là thân chủ của anh chủ tiệm hớt tóc nầy. Mỗi một tháng rưỡi, anh em tôi được chị Mè dẫn ra đây giao cho anh chủ tiệm, rồi trở lại trả tiền để đón về. Chủ tiệm là anh Cường, người ta gọi anh Cường chay, bởi vì anh ăn chay, không ăn thịt cá. Theo lời của một bà bán rong bún ốc kể cho mẹ tôi nghe nhân một buổi sáng cả nhà tôi ăn bún của bà. Anh Cường chay ngoài việc hớt tóc anh còn biết nghề xem chỉ tay, được nhiều người tin cậy, trong đó có bà. Anh xem chỉ tay chứ không nhận tiền của một ai. Anh là người cùng làng với bà ở An-cựu thành phố Huế.
Anh Cường chay có một người cậu đi tu ở chùa Từ Hiếu. Anh học hết năm đệ lục trường Quốc-học thì bỏ học vì nhà quá nghèo. Anh là con trai một nên không bị đi lính. Anh học nghề hớt tóc của người cậu và được người dì em của mẹ đem vào Đà nẵng hành nghề, vì ở An-cựu có nhiều người làm nghề hớt tóc nên khó kiếm sống. Do tiết lộ của bà bán bún, thỉnh thoảng mẹ tôi mời anh Cường qua nhà nhờ xem chỉ tay. Mẹ tôi thường khen anh Cường chay với cha tôi:
- Thằng Cường chay xem chỉ tay hay thật, nó nói tôi trúng như gần hết".
Tôi không nghe mẹ tôi nói anh Cường chay đã nói đúng những gì, nhưng mỗi lần nghe mẹ tôi nói như vậy cha tôi “hừ” lên một tiếng:
- Bà toàn tin những điều nhảm nhí".
Mẹ tôi còn nhanh nhẩu mời mấy bà bạn đến nhà để nhờ anh Cường chay xem chỉ tay nữa. Những lúc như vậy, cha tôi không vui, mặt ông nhăn nhó, bỏ đi khỏi cửa hàng đang buôn bán. Tuy nhiên, những lúc cha tôi đi Sài-gòn mua hàng trở về đều có quà cho anh Cường chay, có lẽ để trả ơn những lúc anh đã xem chỉ tay cho mẹ tôi.
Khi tôi bắt đầu vào năm học lớp đệ thất, chị Mè cũng đã biết đọc. Không biết ai cho chị quyển Thánh kinh, chị nâng niu, giữ gìn rất kỹ. Chị để quyển Thánh kinh trên đầu tủ, buổi tối, trước khi đi ngủ, chị rửa tay rồi mới lấy xuống đọc. Có lúc tò mò muốn biết trong Thánh kinh viết những gì, tôi hỏi mượn để xem, chị đồng ý cho mượn nhưng bất tôi phải rửa tay và nhiều lần nhắc tôi không được để sách trên ghế ngồi, như vậy sẽ bị Chúa phạt,
Rồi có một thời gian, tự nhiên tôi nghe mẹ tôi hay la rầy chị Mè; mỗi lần bị la như vậy tôi thấy chị Mè đúng trong góc nhà bếp khóc, hai mắt đỏ hoe.
Mẹ tôi la chị:
- Sao lúc nầy mi cứ dở dở ương ương, y như người trên mặt trăng, làm trước quên sau, làm gì hư nấy, lúc nào cũng thẩn thờ như bị ai hớp hồn. Chỉ việc pha sữa tới giờ cho em bú mà cũng quên để cho thằng nhỏ khóc ầm cả lên."
Tôi chưa bao giờ nghe chị trả lời mẹ tôi khi bị la mắng như vậy. Chỉ im lặng và khóc. Khác với những kỳ đi hớt tóc trước, kỳ nầy chị Mè tự nhiên nhắc tôi đi hớt tóc từ ba ngày trước. Đến hôm chị dẫn tôi vừa ra đến cửa thì cha tôi bảo:
"Nó lớn rồi tự đi hớt tóc một mình, khỏi cần đưa đi."
Chị Mè quay lui vào nhà, mặt chị xịu xuống và buồn. Khi tôi bước vào tiệm hớt tóc, anh Cường chay thay vì chào tôi như trước đây, anh bước ra khỏi tiệm nhìn trước nhìn sau con hẽm rồi đi trở vào hỏi tôi:
- Sao nay chị Mè không đưa em đi?"
Tôi trả lời:
- Cha em nói em lớn rồi không cần chị Mè đưa đi.
Tôi nghe anh Cường thở dài. Suốt buổi hớt tóc hôm đó, anh Cường không nói thêm với tôi một lờI nào.. Khi từ tiệm hớt tóc về nhà, chị Mè gội đầu cho tôi, chị hỏi:
- Anh Cường có hỏi gì chị không? . Tôi lắc đầu. Chị lại hỏi lần nữa:
- Bộ anh ấy không hỏi gì chị sao?".
Tôi lại lắc đầu.Tôi lại nghe chị thở dài và chờ mãi không thấy chị dội nước lên đầu khiến tôi phải nhắc chị. Mãi đến tối hôm đó tự nhiên tôi nhớ lại lời anh Cường có hỏi tôi vừa luc tôi đến hớt tóc. Tôi xuống bếp tìm chị. Chị đang đọc quyển kinh thánh.
Tôi nói với chị:
- Bữa ni anh Cường có hỏi, sao chị Mè không dẫn em đến hớt tóc, em trả lời cha em nói em lớn rồi đi một mình được, không cần chị Mè đưa đi
Tôi thấy mặt chị rạng rỡ lên, chị nâng quyển Thánh-kinh lên hôn. Lúc tôi ra khỏi bếp, tôi nghe chị nói vọng theo:
- Lần sau đừng quên như vậy nghe em, tội chị lắm!.
Mấy hôm sau, ngày Chúa-nhật, sau khi chơi đá banh trở về, lúc đi ngang nhà thờ Con Gà, chen lẫn giữa những người dự Thánh lễ ra về, trên đường đi, tôi nhìn thấy anh Cưỡng chở chị Mè sau xe đạp. Buổi trưa khi chị Mè gọi cửa để vô nhà, tôi mở cửa. Chị vừa vào trong cửa, tôi cười và nói lớn:
- Lúc nãy, em thấy anh Cường chở chị sau xe đạp !".
Chị nhào tới đưa tay bịt miệng tôi, nhưng cha mẹ tôi đã nghe và đã thấy. Mặt chị đỏ gay, cúi đầu đi một mạch vào trong. Vừa lúc đó mẹ tôi nói với cha tôi:
- Hèn chi mấy tháng ni nó cứ thẩn thờ, quên trước, quên sau, nó thương thằng Cường chay rồi...mới có bấy nhiêu tuổi!
Cha tôi cắt ngang lời mẹ tôi, nói diễu:
- Hay ghê! chớ bà yêu tôi lúc bao nhiêu tuổi ? Con Mè năm ni nó mười bảy tuổi rồi, lúc đó bà còn nhỏ thua nó một tuổi..bộ quên rồi sao ?
Tôi chỉ nghe mẹ tôi "hừ” một tiếng rồi bỏ lên lầu.
Chuyện anh Cường chay và chị Mè thương nhau những ai ở trong hẽm gần tiệm hớt tóc của anh Cường đều biết. Bà chủ nhà cho anh Cường thuê mái hiên trước nhà để làm tiệm hớt tóc đã có lần kể cho mẹ tôi nghe lúc đó có tôi bên cạnh. Mấy ngày trước đó, ông thầy tu, cậu anh Cường ngoài Huế vào thăm anh Cường, có đến tiêm hớt tóc chơi, bà nghe người cậu nói chuyện với anh Cường: "Cậu và có thể cả mẹ cháu cũng không chấp nhận cuộc hôn nhân nầy. Cháu, con nhà thờ Phật bao nhiêu đời nay rồi mà cưới con Mè gốc đạo Thiên chúa đến khi cháu chết thì ai cúng cơm cho, bộ cháu muốn làm ma đói?”
Anh Cường phân trần:
- Đâu có sao, lấy chồng thì phải theo đạo chồng, cùng quá thì đạo ai nấy giữ, cậu nói giúp cháu để bà chấp thuận hai cháu cưới nhau".
Người cậu lắc đầu lia lịa:
- Cậu biết là không được đâu, nhưng cậu sẽ cố nói giúp cho cháu, được hay không thì cậu chưa biết. Rồi ông gằn giọng:
- Hết người thương sao lại thương con nhà theo đạo Chúa!.
Ông hỏi anh Cường tuổi của chị Mè, bấm đốt ngón tay, miệng lẩm nhẩm: "Tuổi hai đứa không có gì xung khắc, nhưng cái đạo của ông Chúa và ông Phật xung khắc...không biết tính sao đây ?"
Không bao lâu sau khi nghe lõm được chuyện anh Cường chay muốn cưới chị Mè, chị xin phép cha mẹ tôi nghỉ vài hôm để về Trà-kiệu chờ ngày gia-đình anh Cường từ Huế vào xin lẽ hỏi. Thời gian đó anh Cường cũng nghỉ hớt tóc.
Ngày trở lại làm việc, chị Mè buồn thiu, chị không nói chuyện với ai, ngay cả tôi chị cũng không nói một lời. Ngày Chúa-nhật chị cũng không đi lễ nhà thờ. Càng ngày chị càng thẩn thờ hơn.Mẹ tôi cũng la rầy chị nhiều hơn vì chị lơ là công việc hàng ngày, đến nổi cha tôi phải ngăn mẹ tôi nặng lời với chị:
"Mình hãy thông cảm cho con Mè, gia-đình nó không cho thằng Cường chay cưới nó vì thằng Cường chay không chấp nhận bỏ Phật theo Chúa, nó mất tinh thần nên sao lãng công việc nhà, lần hồi tinh thần nó sẽ ổn định, làm việc bình thường trở lại.
Định kỳ hớt tóc của tôi tháng đó bị gián đoạn, anh Cường chay đóng cửa tiệm không rõ lý do. Ngày anh mở cửa làm việc trở lại cũng là ngày bà chủ nhà cho anh Cường chay thuê mái hiên làm tiệm hớt tóc qua nhà nói chuyện với mẹ tôi và tối hôm đó mẹ tôi kể lại cho cha tôi trong bữa cơm: "Thằng Cường chay đã đổi ý, chịu bỏ Phật theo Chúa để được cưới con Mè. Mẹ thằng Cường chay không chịu, đòi cắn lưỡi tự tử và bà ta đã làm thật. Gia-đình thằng Cường chay phải chở bà vào nhà thương Huế cấp cứu, may mà cứu kịp."
Rồi không hiểu sao, chị Mè vui vẻ trở lại,công việc nhà chị làm không còn bị mẹ tôi quở trách nửa. Chị tiếp tục đi lễ nhà thờ mỗi Chúa nhật, anh Cường chay chở chị đi lễ và đón chị trở về bằng chiếc xe đạp đầm mới mua. Chị Mè tiết lộ cho tôi biết, buổi tối hết công việc, chị sẽ xin phép cha mẹ tôi tập đi xe đạp, chị nhờ tôi: "Tối nào chị tập đi xe đạp, em giúp chị đóng của và mở cửa cho chị được không ?"
Tôi đồng-ý, hỏi chị: "Xe đạp đâu mà chị tập ?"
Chị trả lời không đắn đo: "Xe đạp anh Cường mới mua".
Biết được chuyện chị Mè được anh Cường chay đưa đón đi lễ nhà thờ mỗi sáng chúa nhật bằng xe đạp, mẹ tôi nói với cha tôi:
- Từ đây ra nhà thờ Con gà chỉ có hai trăm thước mà đưa với đón, bày đặt!
Cha tôi lại cười:
- Nguời ta yêu nhau mà em !"
Tôi học chưa hết năm đệ lục, chị Mè xin nghỉ việc vì giao ước làm việc ba năm chấm dứt. Cha mẹ tôi đồng ý.
Lúc bấy giờ mấy anh chị em tôi đã lớn, đứa em nhỏ nhất ba tuối đã có chi hai tôi săn sóc những khi nghỉ học hay những lúc rảnh rổi. Cha mẹ tôi cũng không còn cần chị Mè. Mùa hè năm đó tôi lang thang cũng lũ bạn nơi họ đạo Tam-tòa, tình cờ tôi gặp chị Mè, chị cho tôi biết đang cùng chung với người bạn mở một tiệm may quần áo tại đây. Chị đưa tôi và lũ bạn về tiệm may của chị và pha nước chanh cho uống. Đang uống thì anh Cường chay đạp xe đến, vứt xe bên vệ đường, đi nhanh vào tiệm may, mặt anh cau có có vẻ bực bội.
Anh nắm tay chị Mè kéo vào sau nhà.Thấy không khí lúc đó không vui, tôi và lũ bạn im lặng rời tiệm may.
Về gần đến nhà, ngang qua hẻm có tiệm hớt tóc của anh Cường chay, nhìn thấy có vài người tụ tập trước tiệm hớt tóc, tò mò tôi dừng lại, tôi biết anh Cường chay không có trong tiệm, anh đang ở tiệm may của chị Mè.
Một người đàn bà tóc đã bạc đang ngồi bệt dưới đất trong tiệm hớt tóc, mặt mày bơ phờ, tóc tai rũ rượi, hai tay đập vào nền đất, miêng rên ư ử : "Con ơi là con ! Mè ơi là Mè ! con ở đâu mà mấy tháng ni không về với cha mẹ? Cường ơi là Cường ! mi giấu con gái tau ở mô ? hãy đem nó trả lại cho tau...không thì tau đập đầu chết ở đây cho mi hả dạ..."
Mấy người hiếu kỳ đứng xem nói với nhau:
"Cường chay với con Mè thương nhau, xin cưới nhau nhưng hai bên cha mẹ không thuận vì khác đạo nên hai đứa nó lén lút sống chung. Bữa ni mẹ con Mè từ quê ra tìm nó, đến đây nằm vạ đòi con gái."
Tôi rời đám đông, ra đến đầu hẽm thì vừa lúc anh Cường chay đạp xe chở chị Mè chạy vào hẽm.
Tối hôm đó chị Mè đưa mẹ qua xin phép cha mẹ tôi cho ngủ nhờ để sáng hôm sau trở lại quê. Anh Cường chay đứng ngoài cửa, tôi nghe anh thở dài, còn chị Mè hai mắt đỏ hoe.
Mấy ngày liên tiếp sau đó tiệm hớt tóc của anh Cường chay đóng cửa, bà chủ nhà lại qua nói chuyện với mẹ tôi:
"Hôm con Mè đưa mẹ về quê, khi qua đò, con Mè nhảy sông tự tử, nhờ nước sông cạn nên con Mè được vớt lên, chở vô bịnh xá quận Điện-bàn cứu chữa. Bác sĩ nói cái thai trong bụng con Mè không bị ảnh hưởng gì. Thằng Cường chay không làm việc mấy bữa ni, nó đi thăm con Mè ở bịnh xá."
Bà lại thở ra: "Trai gái thời nầy loạn rồi, chưa thành vợ thành chồng mà đã ăn nằm với nhau để có chửa!".
Từ đó, tôi không còn được gặp hay được nghe tin tức nào liên hệ đến anh Cường chay và chị Mè.
*****
Sau những năm tháng chiến tranh ác liệt Quốc Cọng, miền Nam Việt-nam thua cuộc. Chiến tranh chấm dứt, nhưng lòng người lại ly-tán. Đất nước như nồi canh chay bị vỡ, người dân xông xáo khắp nơi, tìm đường ra khỏi biên giới, làm người Do-Thái lang-thang, tạo lập cuộc sống mới nơi xứ người. Trong dòng người nầy có gia-đình tôi. Qua những năm tháng tạo lập đời sống mới, lần lượt cha mẹ tôi qua đời, linh-vị được thờ tại một ngôi chùa nhỏ phía Nam thành phố Paris nước Pháp. Chùa có tên là Tây-Phương. Vị sư Trụ-trì chùa, Thượng-tọa Như-Hóa mới đây đã viên-tịch, một thầy khác, Thuợng Toạ Giác-Miên, được mời từ Népal qua thay thế, nhưng tôi chưa có dịp diện-kiến.
Rằm tháng bảy âm-lịch trong năm 2000, tôi điện thoại đến chùa xin ghi danh lễ cầu siêu cho cha mẹ nhân ngày xá tội vong nhân. Hôm đó, tôi vừa đến chùa thì lễ cũng đã bắt đầu.Tiêng đọc kinh, tiếng chuông mõ hòa quyện cùng khói nhang thơm làm tâm thần tôi thanh-thản, tôi cố lắng nghe âm thanh tên, tuổi cùng pháp-danh của cha mẹ tôi sẽ được đọc lên trong buổi lễ..tôi đang chờ...tên của cha mẹ cùng Pháp-danh của một phật-tử nào đó được đọc lên, kế tiếp ...và kế tiếp...
Tôi giật mình, không tin vào tai tôi..Théresa Hứa-thị Mè, sinh ngày 12 tháng ba năm 1943 tại làng Trà-kiệu tỉnh Quảng năm, tạ thế ngày 10 tháng 2 năm 1999 tại thành phố Marseilles nước Pháp... thầy chủ trì chánh lễ vừa đọc đến đây thì tiếng chuông mõ bổng ngừng lại, hàng Phật-tử dự lễ sát chánh điện ngơ ngác, lao xao. Một tăng sinh còn trẻ nhưng vốn quen việc nghi lễ trong chùa vội vàng thay thế Thầy đọc tiếp danh sách cầu siêu trong tiếng xì xào mất trật tự...rồi có tiếng yêu cầu gọi xe cấp cứu.
Khi biết thầy Giác-Miên bị ngất xỉu, phản ứng theo thói quen của một bác-sĩ, tôi bước nhanh đến bàn thờ Phật. Thượng-tọa Giác-Miên đang quỳ, nhưng cả phần thân người bên trên gục xuống hàng chuông mõ phía trước. Tôi nâng mặt thầy lên, quàng tay sau lưng thầy, đỡ nhẹ thầy nằm xuống mặt thảm trước chánh-điện. Tôi thực hiện những tác động cấp cứu dành cho một người bị ngất xiủ. Vài phút sau thầy bắt đầu tỉnh lại. Một vài Phật-tử giúp tôi dìu thầy về phòng riêng. Tôi tiếp tục theo dõi huyết áp và nhịp tim của Thầy. Tôi nghe hơi thở của thầy dần dần bình thường trở lại, nhưng hai mắt của thầy vẫn nhắm như ngủ. Tôi căn dặn vị thị-giả những điều cần thiết phải săn sóc khi thầy tỉnh hẳn. Vừa quay người định ra khỏi phòng, tôi nghe tiếng thầy Giác-Miên thều thào: "Bác sĩ, bác sĩ có phải là chú Kính ở Đà Nẳng không?"
Tôi quay người lại, thầy thều thào tiếp:
- Chú không nhớ thầy sao ? Nghe cái giọng đặc biệt Quảng-nam Đà-nẵng của chú, thầy nhận ra ngay...Thầy là Cường chay, ngày xưa hớt tóc cho chú đó .
Tôi cúi xuống nhìn kỹ mặt thầy: hai mắt đã mở, hai bên khóe mắt có vài giọt nước chảy dọc theo hai bên sóng mũi. Tôi nhận ra được thầy Giác-Miên là anh Cường chay. Tôi ngối xuống bên cạnh thầy, hai tay nắm tay của thầy. Xúc động làm tôi ứa nước mắt...mới đó mà đă hơn hai mươi lăm năm. Cái âm thanh Theresa Hứa thị-Mè vừa được đọc lên trong lễ cầu siêu lại hiện trong đầu tôi..và tôi chợt hiểu, có thể đó là lý do thầy Giác-Miên ngất xỉu!
Những tháng năm sau đó tôi viếng chùa Tây-Phương thường xuyên hơn, có lẽ vì anh Cường chay là Thuợng Toạ Giác-Miên trụ trì. Một hôm, tôi gặp thầy xin nhận một lễ quy-y cho toàn gia-đình của tôi. Nhân lúc trong phòng làm việc chỉ còn mình thầy, tôi đánh bạo hỏi:
- Chắc thầy còn nghĩ đến chị Mè phải không?
Thầy không trả lời, mặt trở nên suy-tư, xa vắng. Tôi hỏi tiếp:
- Hồi đó, sau khi chị Mè nhảy sông tự-tử, thầy có găp được chị ấy không?
Thầy bối rối và do dự khá lâu rồi mới bắt đầu nói chuyện của thầy với giọng buồn rầu:
- Mô Phật! Mấy mươi năm nay thầy đã chôn quá khứ của thầy trong lời kinh, tiếng chuông tiêng mõ mà hình như nghiệp vẫn chưa dứt được, còn theo mãi cho đến ngày nay......
... Trước khi Mè nhảy sông tự vẫn, thầy và Mè đã chuẩn bị sẵn sàng vào Lâm-đồng sinh-sống. Lúc bấy giờ Mè đã có thai. Chú biết, thầy và Mè thương nhau. Sự ngăn cản của hai bên gia-đình không cho hai đứa cưới nhau càng quyết liệt thì hai đứa càng bất chấp tai tiếng. Sau khi được cứu chữa bình-phục, Mè trở về quê. Hai đứa đã quyết định ngày giờ gặp nhau để bỏ xứ ra đi. Ngày hẹn đã đến, thầy chờ không gặp được Mè.
Ngày hôm đó đồng bào trong quê gồng gánh cùng gia-súc lũ lượt từ trong xóm làng xa xôi tràn ra quốc lộ. Người ta kể cho nhau nghe trận chiến đã xẩy ra đêm hôm trước ở làng Trà-kiệu. Giải-phóng quân Cộng -sản Việt-nam đã tấn công làng, đốt phá cơ sở chính-quyền địa-phương bắt dẫn đi chỉ điểm những viên chức chính quyền. Đạn pháo binh từ trong đồn địa phương quân cũng như từ quận bắn vào làng. Gần sáng, máy bay từ Đã-nẵng bay vào yểm trợ. Bom đạn quân đội hai bên làm làng Trà-kiệu tang-hoang. ..Không biết dân làng ai chết ai sống, mạnh ai nấy chạy. Cái gì lấy được thì mang theo. Cả mấy ngày tiếp theo, thầy đi đến các làng xã quanh làng Trà-kiệu, vào các bịnh-viện lớn, bịnh-xá nhỏ tìm Mè, Mè vẫn biệt tăm. Nửa tháng sau thầy theo chân dân làng được cho phép trở về đến trước nhà Mè, ngôi nhà đã bị cháy rụi. Mấy tháng chờ đợi sau đó, tin-túc về sự sống của Mè vô vọng, thầy trở về Huế và thầy xin xuất gia với người cậu...
Sau khi tốt nghiệp Phật-học viện Nha-trang năm 1970 thầy được học bỗng đi học bên Ấn-độ..rồi ở tu luôn tại bên ấy. Các đây vài tháng thượng-tọa Như-Hoá viên-tịch, thầy được chuyển về đây thay thế.
Tôi hỏi thầy:
- Danh sách lập để được cầu siêu hôm rồi không phải do thầy lập sao?
"Không !.Do một phật-tử chuyên trách từ thời còn thầy Như-Hóa."
Tôi nói tiếp:
- Như vậy thì chị Mè không bị chết trong hôm làng Trà kiệu bị giặc tấn công và người xin lễ cầu siêu xưng là con gái của chị Mè.,.nhưng không rõ có phải là con chị Mè với thầy hay con sau nầy với người khác..."
Thầy không trả lời câu hỏi của tôi, thầy chỉ gật đầu..rồi lắc đầu...rồi thở dài.
Tôi hỏi tiếp:
- Thầy có muốn tim sự thật về chị Mè những tháng năm sau này nầy không?
Thầy trả lời dè dặt:
- Chú Kính giúp thầy việc nầy thì quý hoá lắm. Từ hôm đó đến nay, thầy suy nghĩ hoài mà không biết làm gì và làm như thế nào.
Tôi vừa thương thầy vừa ái-ngại cho thầy, đoán biết trong thầy con sóng tình cảm xa xưa trở về đang làm thầy giao-động.
Nhờ vào số điện-thoại lưu trong phiếu xin lễ cầu siêu, tôi liên lạc với con gái chị Mè. Không khó khăn lắm khi tôi tự giới thiệu với con gái chị Mè, ngày xưa, rằng thời chiến tranh chị Mè làm việc trong gia-đình tôi ba năm, từ khi chị Mè thôi việc, tôi không có tin tức của chị...Vừa qua, nhân dự lễ cầu-siêu tại chùa Tây phương, có nghe tên của chị Mè được đọc trong buổi lễ, nên nay liên lạc để hỏi thăm. Đầu giây, cô gái tự nhận là con gái duy nhất của chị Mè,đang cùng chồng và con cái sờn ở một làng vùng ngoại ô Bắc Paris. Qua trao đổi nhận biết nhau, con gái chị Mè mời tôi đến thăm nhà nhân dịp cuối tuần.
Một tuần sau đó tôi đến thăm con gái chị Mè. Nhà nằm trong một trang trại nuôi gà công-nghiệp. Con gái chị Mè tự giới thiệu tên là Michelle, có chồng là người Pháp chủ trại gà và có ba con. Sau những bỡ ngỡ ban đầu hai chúng tôi trở nên thân thiện rất nhanh. Tôi đã kể cho Michelle kỷ niệm giữa tôi và chị Mè ngày xưa lúc chị giúp việc cho gia-đình tôi.Tôi cũng đã giới thiệu cuộc sống hiện tại của tôi...và cả buổi sáng ngày cuối tuần hôm đó tôi đã được nghe Michelle kể về mẹ của mình, chị Mè.
Michelle sống với mẹ vùng Chợ Đệm Thủ-Đức, mẹ có một quán may nhỏ chuyên sửa quần áo lính cho các sinh-viên sĩ quan Trường bộ binh Thủ-Đức nên cuộc sống của hai mẹ con rất ổn-định. Những năm tháng đó, Michelle không bao giờ được mẹ kể cho biết gia-đình thân thuộc có ai và ở đâu.
Khi hỏi về cha của mình, chị được mẹ nói là thất lạc trong chiến tranh không biết chết sống thế nào. Tên cha được ghi trong giấy khai-sinh là Lê-chí-Cường, sinh-quán tại Huế. Năm 1975, khi miền Nam Việt-nam bị thay đổi chính quyền, mẹ chị vẫn sống bằng nghề may. Michelle được nhận làm tiếp-viên cho khách-sạn Caravelle nhờ thông thạo Pháp ngữ. Tại đây, Michelle quen biết với một du-khách Pháp và một năm sau hai người cưới nhau. Chồng của Michelle là đảng-viên đảng Xã-hội Pháp, làm xã trưởng của một xã nhỏ vùng ngoại ô thành-phố Marseilles.
Michelle và mẹ cùng qua Pháp một ngày. Mẹ được nhận phụ giúp việc săn sóc các nữ tu Thiên chúa giáo về hưu tại địa phương. Năm 1999, mẹ chị bị phát hiện ra bịnh ung-thư lá lách ở giai đoạn cuối. Trong chống chọi với căn bịnh ngặt nghèo, biết là mình không thoát khỏi sự chết, mẹ đã kể lại một phần đoạn đời của mẹ....
Sau cái đêm làng Trà-Kiệu bị giặc tấn công chiếm đóng, gia-đình mẹ tản-cư vào tạm trú nhà một người bà con tại thị-xã Tam-kỳ. Cuộc chiến trở nên ác-liệt, gia-đình mẹ không trở về làng cũ. Cháu được mẹ sinh ra vài tháng sau đó. Cuộc sống cơ cực, hai mẹ con bị gia-đình đối xử lạnh nhạt vì mẹ sinh con trước có phép cưới. Quá đau khổ,quẩn-trí, một đêm mẹ định để cháu lại cho bà ngoại, lén ra sông tìm cái chết. Trên đường đi khi ngang qua một căn nhà trong một xóm nhỏ, mẹ nghe tiếng khóc, tiếng của một đứa trẻ: “Mẹ ơi! mẹ đâu rồi ?. Mę đi đâu rồi? Con sợ quá..." Trong đêm khuya, tiếng khóc đòi mẹ của đứa trẻ như xé lòng mẹ, đánh thức lương tâm và trách nhiệm của mẹ mà trong một phút giây nông nổi mẹ đã định làm chuyện dại dột... Và mẹ đã quay trở về nhà.
Trong cùng cực của cuộc sống, một may mắn đến với mẹ...người bạn cùng may chung với mẹ ở Đà-nẵng trước đây, vừa có chồng là lính phục vụ trong quân-trường Sĩ-quan trừ bị Thủ-Đức, gặp lại mẹ, rủ mẹ cùng hợp tác may chung tại quán may ở Chợ Nhỏ mà bạn mẹ theo chồng dọn về đây. Cuộc sống bắt đầu ổn-định,mẹ đã nhiều lần về Đà-nẵng, về Huế tìm ba, nghe nói ba đã đi tu ở nơi xa và ba đã như một cánh chim lạc trong bốn phương trời vô-định.
Michelle ngừng một chốc,thở ra, kể tiếp:
“Mẹ cũng có kể cho cháu về mối tình ngang trái của mẹ.... mẹ không còn kỳ-vọng gặp ba trước khi nhắm mắt mẹ đã căn dặn cháu phải làm theo lời mẹ, sau khi mẹ chết... mẹ nói:
- Khi mẹ chết rồi, cháu phải thờ mẹ trong một ngôi chùa nào đó...ngày xưa, vì vấn đề tín-ngưỡng mà tình duyên của mẹ ngang trái. Ba của cháu đã xin từ bỏ đạo Phật của mình theo đạo Thiên-chúa để được cưới mẹ, nhưng gia-đình của ba không thuận, bà nội, tức mẹ của ba cháu đòi tự vẫn nếu ba con quyết định bỏ Phật. Nay vì tấm lòng của ba, ba bỏ đạo của mình để được cưới mẹ, tuy chuyện không thành. Tôn giáo thường dạy con người có linh-hồn sau khi chết sẽ về an nghỉ ở một nơi nào đó, thì như vậy, Phật sẽ che chở linh hồn mẹ và mẹ sẽ gặp được ba cháu, không còn bị giới luật của tôn giáo ràng buộc, ngăn cấm.”
“ Cháu đã làm theo lời mẹ, đem di-ảnh của mẹ thờ tại chùa Tây-Phương mấy năm nay, từ khi cha mẹ chồng cháu nghỉ hưu, giao cơ-sở chăn nuôi cho chồng cháu quản lý vừa lúc chồng cháu hết nhiệm-kỳ xã trưởng."
Tôi đã kể lại cho thầy Giác-Miên câu chuyện gặp gỡ Michelle ngày hôm đó. Qua điện thoại giọng thầy đầy khích-động. Tôi cho thầy biết, Michelle chưa biết thầy là thân sinh của cháu vì lý do tôi chưa xin sự chấp thuận của thầy...thầy nói: “Phải cho Michelle biết....làm thế nào để tạo sự thuận-tiện thầy cũng chưa biết..thôi chờ vài hôm nữa mình bàn tính lại."
Sự bàn tính tạo thuận tiện cho cha con thượng-tọa Giác Miên và Michelle gặp nhau đang trong dự trù thì một buổi sáng tôi đang còn ngủ có tiếng reo điện thoại đánh thức tôi dậy. Một người nào đó từ chùa Tây-Phương báo cho biết tin thượng-tọa Giác-Miên đang công phu sáng đã bị đột quỵ, được xe cứu thương chở vô bịnh viên cấp cứu. Thay vì vào nơi làm việc, tôi lái xe chạy thẳng vào bịnh viện thăm thượng-tọa Giác Miên; nhân viên tại đây báo cho biết Thượng-tọa đã ra đi, bác-sĩ không cứu kịp.
Sau lễ an-táng thượng-tọa Giác Miên, tôi đến thăm Michelle một ngày cuối tuần.Tôi chuyển cho Michelle một bao thơ của thượng-toạ Giác Miên đã viết sẵn. Bao thơ được tìm thấy trên bàn làm việc của thầy, nhờ tôi trao lai. Michelle nhìn tôi vẻ bối rối khi nhận thơ. Tôi yên lặng ngồi nhìn Michelle e-dè mở thư ra đọc. Tôi thoáng thấy có những tấm hình đen trắng kèm theo thư cùng bản sao một thẻ căn cước... Mặt Michelle càng lúc càng trở nên căng thẩng đầy xúc động...những giọt nước mắt chảy ra từ hai khóe mát, lan dài trên má. Tôi đứng dậy đến gần cửa sổ nhìn ra ngoài, tránh nhìn các hình ảnh cảm động đang diễn ra trước mặt.
Một tiếng nấc, rồi những tiêng thổn thức tiếp nối. Tôi quay lại, mặt của Michelle cúi xuống, hai tay ôm đầu, hai vai run-rẩy.
Chờ Michelle bớt xúc động, tôi đến ngồi bên cạnh, giúp nhặt lên thư và hình ảnh bị rơi xuống đất.Trong một tấm hình, tôi nhìn thấy anh Cường chay và chị Mè chụp chung bên bờ con sông Hàn ở Đà-nẵng, hai người âu yếm choàng vai nhau... và bản sao thẻ căn-cước bằng tiếng Pháp có in hình anh Cường chay ghi: Lê-chí-Cường sinh năm 1940 tại Huế... Việt-nam....
Michelle nhận thư và hình ảnh từ tay tôi, ôm tất cả vào ngực..lại thổn thức: “Mẹ ơi ! Ba ơi !”.
Tôi từ giã ra về.
Michelle tiễn tôi ra cổng trang trại. Tôi nghe có tiếng gà gáy trong một góc nào đó từ bên trong xa.. Nắng buổi chiều vàng vọt trãi dài trên các ngọn cây. Tôi thoáng nhìn thấy anh Cường chay đang chở chị Mè trên xe đạp chạy từ nhà thờ Con Gà về xóm chùa Hải-Châu, nơi anh Cường chay có tiệm hớt tóc.
Nguyễn-đại-Thuật
Paris ngày 16/01/2019.
Lời người kể chuyện:
Tên và địa danh trong chuyện đã được thay đổi.
Lê Trung Tĩnh 
Chuyện đọc cảm động quá. Chú Bình, cô Lan có biết tác giả Nguyễn Đại Thuật và ngôi chùa ở ngoại ô Paris này? 05:15 01/02/2019
Likes1
Dislikes0
Thank you0
Bảo vệ Phụ nữ Trẻ em 
Romeo & Julia VN 14:56 03/01/2021
Likes1
Dislikes0
Thank you0
Đặng Bình 
Tên tác giả chắc là bút hiệu thôi... Chuyện cảm động. 18:11 02/02/2019
Likes3
Dislikes0
Thank you0
Lê Trung Tĩnh 
Cảm ơn chú Bình! 12:16 05/02/2019
Likes1
Dislikes0
Thank you0
Le Vinh Truong 
Một chuyện tình buồn, trái ngang thời chinh chiến. Cầu chúc hai anh chị siêu thăng. 20:54 02/01/2021
Likes1
Dislikes0
Thank you0
Bảo vệ Phụ nữ Trẻ em 
Cảm ơn Ts TĨnh Lê Trung Tĩnh   , tác giả kể chuyện tình ngày xưa rất lãng mạn như Romeo & Julia của VN. Kinh Thánh tiếng Việt phát hành cả 100 năm nhưng lại không thay đổi được số phận một cuộc tình. Vấn đề tự tử vì tình mà chết thì có chuyện của diễn viên Lê Công Tuấn Anh. Yêu quyển Kinh Thánh mà tự tử thì do bệnh trầm cảm nặng mất kiểm soát. Theo chuyên gia tâm lý thì chăm sức...See moreCảm ơn Ts TĨnh Lê Trung Tĩnh  , tác giả kể chuyện tình ngày xưa rất lãng mạn như Romeo & Julia của VN. Kinh Thánh tiếng Việt phát hành cả 100 năm nhưng lại không thay đổi được số phận một cuộc tình. Vấn đề tự tử vì tình mà chết thì có chuyện của diễn viên Lê Công Tuấn Anh. Yêu quyển Kinh Thánh mà tự tử thì do bệnh trầm cảm nặng mất kiểm soát. Theo chuyên gia tâm lý thì chăm sức khỏe tâm thần phải coi là ưu tiên số 1. Ts TĨnh nghĩ sao?14:54 03/01/2021