Bức xúc trước vấn nạn của việc học và dạy kinh tế ở Việt Nam, nhưng không cam chịu bó tay bất lực, trang Phân tích kinh tế ra đời với mong muốn chia sẻ... See more
Bức xúc trước vấn nạn của việc học và dạy kinh tế ở Việt Nam, nhưng không cam chịu bó tay bất lực, trang Phân tích kinh tế ra đời với mong muốn chia sẻ và trao đổi, trong tinh thần tự do học thuật, những thông tin cần thiết giúp người dạy cùng người học ưa thích kinh tế tự đào tạo, cập nhật, củng cố, hệ thống hóa và bổ sung kiến thức để tự tin hội nhập thế giới. http://www.phantichkinhte123.com/p/gioi-thieu.html
CÙNG BẠN ĐỌC
Từ hai tháng nay, cùng với nỗ lực gia tăng nhịp độ lên bài của PTKT, lượng truy cập hằng ngày vào trang chúng ta đã gia tăng đột biến.
Xin chân thành chào đón các bạn đọc mới và trân trọng cảm ơn sự trung thành của các bạn cũ đã kiên trì chia sẻ, ủng hộ, bình luận các post của chúng tôi.
PTKT xin gởi lời tri ân đến tất cả bạn đọc đã đồng hành cùng chúng tôi suốt những ngày tháng khó khăn này…
Mời bạn đọc tiếp trên PTKT:
http://www.phantichkinhte123.com/2021/08/cung-ban-oc.html
TRÍCH DỊCH: “HOA KỲ VÀ NỀN DÂN CHỦ”
(Anne E. Deysine)
Cuộc tấn công được thực hiện vào tối thứ Tư ngày 6 tháng 1 chống lại Quốc hội ở Washington bởi những người ủng hộ Donald Trump đã tạo ra một cú sốc thực sự ở Hoa Kỳ. Quá trình chứng nhận bầu cử đã bị đình chỉ trước khi tiếp tục qua đêm, trong khi Donald Trump đã đảm bảo với những người ủng hộ mình vài giờ trước đó rằng ông “sẽ không bao giờ thừa nhận thất bại”. Mới cuối tuần trước, cú điện thoại của Donald Trump cho quan chức bầu cử Georgia là một hành vi vi phạm không biết lần thứ mấy luật pháp Hoa Kỳ của người được cho là người bảo đảm nó. Trong cuốn sách “Les États Unis et la démocratie (Hoa Kỳ và nền Dân chủ)”, được L'Harmattan xuất bản cách đây vài tháng, Anne Deysine, một chuyên gia về hệ thống luật pháp Hoa Kỳ, nhấn mạnh vào khái niệm trung tâm về sự ưu việt của luật pháp (chế độ pháp quyền/rule of law) và về sự xói mòn của các tiêu chuẩn, cả thành văn (Hiến pháp và luật) và bất thành văn, mà chúng ta đã thấy trong suốt nhiệm kỳ đang kết thúc. Có vẻ như các nhà lãnh đạo chính trị và các liên minh hiện hữu đóng một vai trò quan trọng như các nguyên lý hiến định. Họ có thể chọn quan niệm ngắn hạn của đảng phái và do đó góp phần làm xói mòn các tiêu chuẩn, điều mà đảng Cộng hòa hiện đang làm trong Quốc hội; hoặc, trong một thế giới lý tưởng, họ có thể dành ưu tiên cho tính lâu bền của các thể chế. Đó là những gì đang bị thách thức hiện nay. Trích dẫn.
Chế độ pháp quyền hay sự ưu việt của luật pháp
Khái niệm trung tâm “chế độ pháp quyền/Rule of law”, hay sự ưu việt của luật pháp nằm ở trung tâm của hệ thống (chính trị) Mỹ.
Theo Albert Venn Dicey, người đã lý thuyết hóa nó, khái niệm này có ba khía cạnh đan xen: sự bình đẳng của mọi người trước pháp luật; sự khuất phục của quyền lực chính trị, bao gồm cả quốc vương, trước luật pháp của đất nước; và ý tưởng rằng không ai, kể cả các nhà lãnh đạo, đứng trên các luật và luật pháp…
Mời bạn đọc tiếp trên PTKT:
http://www.phantichkinhte123.com/2021/01/trich-dich-hoa-ky-va-nen-dan-chu.html
THUẬT TOÁN VÀ SỰ ĐIỀU TIẾT LÃNH THỔ
(Dominique Cardonvà Maxime Crépel)
Uber, Waze, Airbnb … Các thuật toán chi phối các nền tảng này đều dựa trên sự tối ưu hóa dịch vụ được cung cấp cho người sử dụng, chứ không phải trên một chuẩn mực tập thể, chính trị hay đạo đức. Việc lên án chúng đã bóc trần sự cai trị ngầm của các thiết kế kỹ thuật …
Tiểu luận được trích dẫn từ cuốn sách của bộ PUF/Vie des Idées xuất bản ngày thứ tư 28 tháng 8 năm 2019: Gouverner la ville numérique (Quản lý thành phố số hóa) do Antoine Courmont và Patrick Le Galès làm chủ biên.
Nhiều nhà báo ở Anh, Ý và Pháp đã tạo ra một số quán ăn giả tạo mà họ đã thành công nâng cao thứ bậc trong bảng xếp hạng của Tripadvisor nhờ vào những bình luận ca ngợi và những điểm số tốt, nhằm tố cáo những cách tính giả tạo về danh tiếng khiến cho sự canh tranh bất chính giữa các quán ăn được thuận lợi hơn và đánh lừa khách hàng. Những nhà nghiên cứu tố giác sự hiện diện của những chiếc “xe ma” trên ứng dụng Uber, chứng minh rằng công ty xe vận chuyển có tài xế (VTC - Véhicule de transport avec chauffeur) đã man trá thị trường cung cầu mà họ khẳng định báo cáo lại chỉ với tư cách là trung gian mà thôi, nhằm kiểm soát giá cả và tạo ra cảm tưởng về một nguồn cung dồi dào cho những người sử dụng. Hai sự tố cáo này về các cách tính toán kỹ thuật số tiêu biểu cho những sáng kiến nhằm kiểm tra và phê phán các nhà cung ứng dịch vụ số và những thuật toán của chúng. Nó chứng tỏ một sự lo lắng ngày càng lớn của chính quyền, các tác nhân của thị trường và các công dân đối với vị trí mà các nền tảng này chiếm trong đời sống thường ngày của chúng ta. Với sự phổ cập các thiết bị điện thoại di động (4,8 tỷ năm 2017, trong đó có 2,32 tỉ điện thoại thông minh), việc sử dụng các dịch vụ di động đã được quần chúng hóa và không còn bất cứ lĩnh vực hoạt động nào có thể thoát khỏi ảnh hưởng của những công ty mới gia nhập vốn sẽ vẽ lại cách thức mà chúng ta định hướng, di chuyển và tiêu thụ trong thành phố. Những sự phê phán này và những nỗ lực điều tiết của chính quyền phát triển trong một bối cảnh mà những công ty cung ứng này có một sự thành công vượt bậc đối với người sử dụng và được triển khai ở phạm vi toàn thế giới. Dựa trên mô hình kinh tế liên đới, chúng tự giới thiệu như là những nền tảng thiết lập các quan hệ và lợi dụng vị trí này để phát triển những mô hình xây dựng sự trung gian có tính cạnh tranh rất cao dựa trên một logic thoát khỏi thực tế, thường không quan tâm đến những nét đặc thù địa phương trong lĩnh vực luật và điều tiết các thị trường.
Thật là ấn tượng khi nhận thấy rằng rất nhiều câu hỏi về những dịch vụ mới này liên quan đến những thuật toán vốn nằm ở trung tâm của sự vận hành của chúng. Thường thì rất khó, do tính đóng của mã của những ứng dụng, để biết được sự vận hành của chúng và dự đoán những sự thay đổi được các người khai triển thực hiện nhằm tối ưu hóa các dịch vụ. Nếu mã tin học là một trong những hình thức điều tiết các thế giới kỹ thuật số, sự phát triển các dịch vụ thông qua các ứng dụng di động cũng cho thấy khả năng tác động của mã trong không gian vật chất. Khi áp đặt một hình thức tính toán trừu tượng và thoát khỏi bối cảnh, các thuật toán bị trách là những tác nhân của sự biến đổi các lãnh thổ và các cách thức di chuyển. Cho nên cần phải khảo sát tỉ mỉ các cuộc tranh luận này. Những tác nhân của những sự phi điều tiết hóa này là ai và chúng hành động vì những lợi ích nào? Các nền tảng và những thuật toán của chúng tương tác với những hình thức có trước như thế nào? Những nguyên tắc được nêu lên để tố cáo các thuật toán như là nguồn gốc của sự phi điều tiết hóa lãnh thổ là những nguyên tắc nào?...
Mời bạn đọc tiếp trên PTKT:
http://www.phantichkinhte123.com/2020/06/thuat-toan-va-su-ieu-tiet-lanh-tho.html
THUNG LŨNG SILICON, CỘT TRỤ CUỐI CÙNG CỦA MÔ HÌNH MỸ
Với cuộc khủng hoảng y tế, các đại gia công nghệ đã gia tăng sự thống trị của họ lên một nền kinh tế Mỹ trong cảnh đình đốn.
(Corine Lesnes)
Trước hiện tượng trên, Aaron Levie, một trong những nhân vật ở Thung lũng Silicon, đã rất ngạc nhiên hồi đầu tháng Năm. “Năm 2020, người ta tiếp tục nói về những gì sẽ thay đổi thế giới vào năm 2000: hội nghị qua truyền hình, không sử dụng giấy, thương mại trực tuyến. Sự khác biệt là bây giờ ‘có một đòi hỏi phải làm điều đó’”, theo lời của CEO của Box, một công ty phần mềm phi vật thể hóa, người đã chứng kiến nhu cầu của các dịch vụ trên đám mây (Cloud) bùng nổ. “Và cuối cùng thì công nghệ đã sẵn sàng”, ông kết luận.
Theo một cách nào đó, Thung lũng Silicon đã chuẩn bị cho sự xuất hiện của virus. Ngay từ những ca lây nhiễm đầu tiên, họ đã cho nhân viên làm việc ở nhà. Hai tháng rưỡi sau, họ là cột trụ cuối cùng - cùng với đồng đô-la - của một mô hình Mỹ bị lung lay…
Mời bạn đọc tiếp trên PTKT:
http://www.phantichkinhte123.com/2020/06/thung-lung-silicon-cot-tru-cuoi-cung.html
CUỘC KHỦNG HOẢNG COVID-19 CHO TA BIẾT DƯỢC NHỮNG GÌ VỀ TRUNG QUỐC VA THẾ GIỚI?
(Phỏng vấn Alice EKMAN do Pierre VERLUISE thực hiện)
Đâu là những ý tưởng sai lầm về Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình? Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã nêu bật những điểm nào về bản chất của chế độ Trung Quốc? Cơn đại dịch này cho ta biết những gì về sự cạnh tranh giữa các tác nhân? Làm sao so sánh chiến lược của Mỹ và Trung Quốc? Cuộc cạnh tranh công nghệ sẽ diễn tiến như thế nào? Các nước khác sẽ phải đối phó với những thách thức chiến lược nào trong những năm sắp tới?
Trên là những câu hỏi mà Alice Ekman sẽ trả lời một cách rõ ràng nhân dịp sự xuất bản cuốn sách mới của bà “Rouge vif. L’idéal communiste chinois (Đỏ thắm. Lý tưởng cộng sản của Trung quốc)”, NXB L’Observatoire. Phỏng vấn được Pierre Verluise thực hiện cho Diploweb.com…
“Trung Quốc không còn là cộng sản nữa”: tiếng đồn đã lan tràn, như là một điều hiển nhiên. Nhưng phải chăng đó là sự hiểu lầm lớn nhất của thời đại của chúng ta?
Bất chấp sự mở cửa kinh tế năm 1978, các biện pháp quốc tế hóa các công ty Nhà nước, sự thiết lập quan hệ ngoại giao với các cường quốc Phương Tây, Trung Quốc vẫn tiếp tục trung thành với những nguồn gốc đỏ của họ. “Chủ nghĩa cộng sản là một lý tưởng mà tất cả chúng ta đều phải hướng tới”, đó là điều mà hiện nay các cán bộ của Đảng vẫn khẳng định.
Được củng cố với việc Tập Cận Bình lên nắm quyền lực năm 2013, ĐCSTQ thâm nhập vào tất cả các tầng của xã hội: chính trị và kinh tế, đương nhiên, nhưng cả văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, xã hội hay tôn giáo, và có tham vọng mở rộng ảnh hưởng này trên bình diện quốc tế.
Đã phải mất bảy năm quan sát và hơn 400 cuộc phỏng vấn do Alice Ekman thực hiện với các cán bộ cao cấp của Đảng và các công chức, nhà ngoại giao, đại diện các công ty, nhà nghiên cứu và sinh viên mới có thể hiểu được Trung Quốc hiện đại, sự vận hành, tiến hóa và chiến lược cường quốc của họ, trong một bối cảnh nguy hiểm của các căng thẳng với Mỹ và sự xích lại gần Nga. Vì, khi mà lý tưởng tự do ngày càng bị tranh cãi, nay Trung Quốc tìm cách khẳng định mình như là một cường quốc quy chiếu, một “giải pháp” cho thế giới, như Tập Cận Bình đã từng tuyên bố, để một ngày nào đó đạt tới “sự kết thúc dứt điểm của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản”.
Mời bạn đọc toàn văn trên PTKT:
http://www.phantichkinhte123.com/2020/06/cuoc-khung-hoang-covid-19-cho-ta-biet.html
KHI THỐNG ĐỐC CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG SĂN ĐUỔI NHỮNG THIÊN NGA XANH
(Laurence Scialom)
Vào Tháng 1, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã công bố một bản báo cáo về “Thiên nga xanh”. Đằng sau tiêu đề gây tò mò đó đối với một tài liệu xuất phát, không phải từ một tổ chức của các nhà cầm điểu học, mà từ một định chế quốc tế chuyên về các vấn đề bình ổn tài chính, ẩn giấu một tham chiếu đến thuật ngữ “Thiên nga đen” được Nassim Nicholas Taleb đại chúng hóa trong tác phẩm có cùng tiêu đề.
TỪ THIÊN NGA ĐEN ĐẾN THIÊN NGA XANH
Điều mà Taleb mô tả về Thiên nga đen (viết hoa để phân biệt với loài chim chân màng) là một sự kiện có ba đặc điểm sau: Đó có vẻ như là một ý kiến lệch lạc vì “không có điều gì trong quá khứ chỉ ra, một cách thuyết phục, rằng nó có khả năng xảy ra”; tác động của nó là đáng kể; sau đó, chúng ta xây lên một tập hợp những lập luận giải thích sự xuất hiện của nó, cái mà Taleb gọi là “tính dự báo có tính hồi cố chứ không phải nhìn về tương lai”. Thêm vào đặc tính trên, theo Taleb, là việc chúng ta có xu hướng hành xử như thể những con Thiên nga đen không tồn tại. Đây là trường hợp đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, trong đó việc đo lường rủi ro loại trừ khả năng về Thiên nga đen.
Thiên nga xanh chỉ một Thiên nga đen về khí hậu, có nghĩa là những rủi ro tài chính có hệ thống phát nguồn từ khí hậu, mà dữ liệu trong quá khứ không cho chúng ta biết bất cứ điều gì về những sự kiện tài chính cực đoan sắp tới. Tương lai sẽ không là sự tiếp diễn của quá khứ…
Mời bạn đọc tiếp trên PTKT: http://www.phantichkinhte123.com/2020/06/khi-thong-oc-cac-ngan-hang-trung-uong.html
Bức xúc trước vấn nạn của việc học và dạy kinh tế ở Việt Nam, nhưng không cam chịu bó tay bất lực, trang Phân tích kinh tế ra đời với mong muốn chia sẻ... See more
Bức xúc trước vấn nạn của việc học và dạy kinh tế ở Việt Nam, nhưng không cam chịu bó tay bất lực, trang Phân tích kinh tế ra đời với mong muốn chia sẻ và trao đổi, trong tinh thần tự do học thuật, những thông tin cần thiết giúp người dạy cùng người học ưa thích kinh tế tự đào tạo, cập nhật, củng cố, hệ thống hóa và bổ sung kiến thức để tự tin hội nhập thế giới. http://www.phantichkinhte123.com/p/gioi-thieu.html