Trong lời kêu gọi kháng Trung 1979, có câu
" Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý... Hòa bình và ổn định Châu Á bị đe dọa, dân tộc VN ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ, toàn thể đồng báo các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già trẻ gái trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một nhất tề đứng lên bảo vệ tổ quốc''
Ngoài ba đảng Cộng sản, Dân chủ, Xã hội, lời kêu gọi này có lẽ cũng nhắm đến các tổ chức dân sự vẫn còn tồn tại ở miền Nam sau 1975.
Nếu mai kia có nổ ra chiến tranh, ắt hẳn nhà cầm quyền cũng sẽ có lời kêu gọi để tập hợp lực lượng như dạng này. Tôi nhớ lời Kêu gọi Toàn quốc Kháng chiến 1946 cũng có đề cập đến "các đảng phái".
Quyết giữ biên cương | VTC1 - YouTube
https://www.dw.com/en/china-digital-currency-yuan-bitcoin/a-55134692
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã đạt được những bước tiến vững chắc trong mục tiêu tung ra đồng tiền kỹ thuật số có chủ quyền lớn đầu tiên trên thế giới. Khi EU bắt đầu tạo ra một đồng euro kỹ thuật số.
"Hãy tưởng tượng đến ngân hàng để rút tiền mặt, ngoại trừ trường hợp không đến ngân hàng và không có tiền mặt. Nếu kế hoạch của ngân hàng trung với tất cả mọi người.
Kể từ đầu năm nay, Trung Quốc đã dần tăng cường thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên được ngân hàng trung ương hậu thuẫn, được gọi là DCEP, hay "thanh toán điện tử tiền tệ kỹ thuật số".
Trong khi các quốc gia khác đã thực hiện những nỗ lực tương tự để tung ra một loại tiền tệ kỹ thuật số có chủ quyền, thì các động thái của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có ý nghĩa ở mức độ cao hơn.
Đọc thêm : Sự thật đáng ngạc nhiên về các loại tiền kỹ thuật số
"Trong tương lai, mọi người sẽ sử dụng DCEP", nhà tiên phong và triệu phú bitcoin Trung Quốc Chandler Guo nói với BBC vào tháng 8.
Trong khi có tin đồn xoay quanh việc DCEP có thể được tung ra công chúng sớm nhất là trong năm nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vẫn đặt mục tiêu sử dụng đồng tiền này kịp thời cho Thế vận hội mùa đông tiếp theo, được lên kế hoạch vào tháng 2 năm 2022 tại Bắc Kinh.
Nếu dự án thành công, đồng nhân dân tệ kỹ thuật số có thể loại bỏ nhu cầu về cả tiền mặt vật lý và các dịch vụ thanh toán trực tuyến như PayPal, và là một cách khác để Trung Quốc thách thức Mỹ về vị trí thống trị toàn cầu.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, hơn 60% dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương được biết đến là đô la Mỹ, khiến nó trở thành đồng tiền toàn cầu trên thực tế. Thay vì cố gắng giải quyết các giao dịch bằng các loại tiền tệ khác nhau, các quốc gia và công ty sử dụng đồng đô la để hợp lý hóa thanh toán quốc tế. Để so sánh, đồng tiền số 2 toàn cầu là đồng euro, chiếm 20% dự trữ quốc tế.
Sự hấp thụ rộng rãi của đồng nhân dân tệ kỹ thuật số có thể dẫn đến việc các ngân hàng trung ương nắm giữ dự trữ DCEP tương tự. Với tư cách là nhà phát hành duy nhất của DCEP, điều này sẽ mang lại cho ngân hàng trung ương Trung Quốc ảnh hưởng lớn hơn trên thị trường tài chính toàn cầu.
Đọc thêm: Dư luận: Trung Quốc đang muốn thách thức Mỹ
Bằng cách trở thành cường quốc thế giới đầu tiên thống trị lĩnh vực kỹ thuật số, Trung Quốc có khả năng tạo ra một vị thế vững chắc hơn cho mình trong nền kinh tế toàn cầu và khiến nước này ít bị tổn thương hơn trước các lệnh trừng phạt từ Washington, một bước nữa của Bắc Kinh thách thức Mỹ về vị thế thống trị toàn cầu.
Lo ngại về bảo mật
Đó là một phần của ý tưởng. Tuy nhiên, liệu các quốc gia khác có háo hức sử dụng đồng tiền kỹ thuật số do Trung Quốc phát hành hay không lại là một câu chuyện khác.
Badenheim nói rằng tiềm năng theo dõi các khoản thanh toán có thể ngăn cản các quốc gia khác và những người chơi quốc tế nhảy vào cuộc.
Về mặt lý thuyết, nhà nước Trung Quốc có thể lạm dụng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của mình để theo dõi các giao dịch của công dân nước mình, cũng như bất kỳ công ty hoặc quốc gia nào sử dụng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số.
"Giả sử Trung Quốc mua sản phẩm từ một quốc gia và họ được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc", Badenheim nói. "Và quốc gia này sau đó đi đến quốc gia khác và mua thứ gì đó ở đó bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Về cơ bản, ngân hàng trung ương Trung Quốc có thể thực sự có cái nhìn tổng quan về nơi các quốc gia đó tiêu tiền và họ mua gì. Đó chỉ là một khả năng nhưng nó không khó xảy ra. "
Đọc thêm: Ý kiến: Sự vô lý của cáo buộc làm gián điệp TikTok
Ông nói: “Câu hỏi đặt ra là liệu các bên khác có sẵn sàng chấp nhận rủi ro mà Trung Quốc có thể theo dõi các giao dịch tài chính của họ hay không. "Tôi sẽ không nói rằng đó là một thực tế nhất định rằng Trung Quốc sẽ làm điều đó, nhưng đó là một khả năng tất nhiên."
01:04 phút.
CA | 05.12.2019
Bảo mật cho ví điện tử: So sánh
Cuộc đua không gian kỹ thuật số
Vì lý do này, vị thế dẫn đầu của Trung Quốc có thể không đủ để đảm bảo thành công của nước này trong cuộc đua trở thành nhà lãnh đạo tiền tệ kỹ thuật số toàn cầu.
Ngân hàng Trung ương châu Âu ngày 2/10 cho biết họ đã lên kế hoạch chuẩn bị cho sự ra mắt của đồng euro kỹ thuật số tại Liên minh châu Âu, nơi bảo vệ dữ liệu từ lâu đã được quan tâm hàng đầu trong quá trình hoạch định chính sách.
Và tất nhiên có cả Libra từ Facebook . Với Libra, nền tảng truyền thông xã hội đã tìm cách cung cấp một loại tiền tệ toàn cầu do tư nhân điều hành cho hơn 2,7 tỷ người dùng, trước sự thất vọng của các nhà quản lý tài chính trên toàn cầu.
Người chiến thắng sẽ là ai trong cuộc đua tới biên giới tiền tệ kỹ thuật số vẫn còn được xem xét. Và hiện tại, ngay cả ở Trung Quốc, tiền mặt vật chất vẫn sẽ được lưu hành.
Nhưng điều rõ ràng là cách chúng ta thanh toán trong tương lai, và bằng loại tiền kỹ thuật số nào, có thể có tác động lớn đến mọi thứ, từ trật tự kinh tế quốc tế cho đến ai biết bạn thực sự chi bao nhiêu cho việc mua mang về."
(Google dịch tiếng Việt)
"Đá mềm chân cứng để MẸ còn tương lai"
(1) Sương Trắng Miền Quê Ngoại - Đặng Thế Luân - YouTube
Hình: Tuổi Trẻ
NGUYỄN HƯNG QUỐC
Văn Việt
Trích:
"Trong một bài viết về Hàn Mặc Tử, sau khi ghi nhận thơ Hàn Mặc Tử là ” một tiếng thét và một lời than. Tiếng thét đầy máu, tiếng than tràn ngập hư vô. Lúc hãi hùng khiếp đảm, lúc quạnh quẽ lạc phách xiêu hồn” , Bùi Giáng nhắc đến thơ của chính ông như một sự so sánh:
” Thơ tôi làm…là một cách dìu ba đào về chân trời khác. Ði vào giữa trung tâm bão giông một lúc thì lập thời xô ngôn ngữ thoát ra, phá vòng vây áp bức. Tôi gạ gẫm với châu chấu chuồn chuồn, đem phó thác thảm họa trần gian cho chuồn chuồn mang trên hai cánh mỏng bay đi. Bay về Tử Trúc Lâm, bay về Sương Hy Lạp, ghé Calvaire viếng thăm một vong hồn bát ngát, rồi quay trở về đồng ruộng làm mục tử chăn trâu. Làm mục tử chăn trâu không xong bỏ trâu bò chạy lạc, phá phách mùa màng khoai sắn, thì tôi chạy về bẩm báo với ni cô cho phép con chuồn chuồn của tôi cư lưu một phút giây trong linh hồn bao dung phương trượng. Ni cô xua đuổi tôi thì tôi ra bờ sông nằm ngủ khóc một mình thơ dại giữa chiêm bao. Trong chiêm bao, thơ về lãng đãng thì từ đó vần bất tuyệt cũng lãng đãng chiêm bao” .(4)
Có dìu ba đào về chân trời nào khác thì ba đào vẫn cứ là ba đào, động biển vẫn cứ là động biển. Bay đi đâu cánh chuồn chuồn của Bùi Giáng cũng gặp giông bão. Giông bão dậy lên, trước hết, từ đôi cánh của nó: ngôn ngữ. Ðã đành làm thơ, ai cũng chú trọng đến ngôn ngữ. Song tôi có cảm tưởng ít có ai bị ám ảnh bởi vấn đề ngôn ngữ một cách nặng nề, triền miên như Bùi Giáng. Chữ ” ngôn ngữ” thường xuyên xuất hiện trong thơ ông, đặc biệt trong hai tập thơ mới xuất bản ở hải ngoại sau 1975 (5), ở đó câu Ðường qua ngôn ngữ tuyệt trù, Ðường qua ngôn ngữ điệp trùng và Ðường qua ngôn ngữ cuối cùng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong nhiều bài thơ khác nhau. Hãy để ý đến nhóm từ ” đường qua ngôn ngữ” : với Bùi Giáng dường như công việc làm thơ chủ yếu là một cuộc hành trình vượt qua ngọn đèo cheo leo của ngôn ngữ trước khi là bất cứ một cái gì khác. Ngọn đèo ấy không những cheo leo mà còn mù mịt, thăm thẳm. Phần lớn các câu thơ kế tiếp mấy câu vừa dẫn đều là bóng đêm (Mừng xuân viễn vọng đêm bù cho đêm; Mừng xuân viễn vọng đêm lừng lẫy đêm; Mừng xuân viễn tuyệt đêm từng từng đêm…) Xuân, ừ thì xuân. Nhưng đêm vẫn mịt mùng đêm. Ðêm vô tận. Ngôn ngữ không làm cho bóng đêm ấy tan biến. Trái lại.
Chấm ngòi bút sắt se vào mực
Viết ra câu thúc giục sương mù
(Mùa xuân chiêm bao)
Trong lúc hầu hết các nhà thơ khác, mặc dù nhận chân được vị thế hẩm hiu của nhà thơ trong xã hội, vẫn tin tưởng vào ngôn ngữ và vẫn tự hào về công việc sáng tạo của mình, nói như Thanh Tâm Tuyền, ” cuộc hành trình hoàn toàn cô độc” trên một ” con đường chưa ai tới” (6), Bùi Giáng, ngược lại, tuy vẫn làm thơ, hơn nữa, còn làm thơ cực kỳ nhiều, nhiều hơn bất cứ một người nào khác, lại có vẻ rất coi thường cái việc làm thơ ấy và chắc chắn là không mấy tin tưởng vào khả năng thể hiện của ngôn ngữ:
Người điên ngôn ngữ điệp trùng
Dở chừng như mộng dở chừng như mê
Thưa em ngôn ngữ quặt què
Làm sao nói hết nghiệp nghề người điên
(Người điên)
Trong quyển ” Mùa thu trong thi ca” , Bùi Giáng viết:
Một hôm Mai Thảo bảo rằng
Làm thơ bê bối sao bằng đi rong
phố phường mọc cỏ quanh năm
(Sa mạc phát tiết)
Có người đọc câu thơ thấy đâm ra bực mình hỏi: ” Phố phường đâu có cỏ nào mọc! Thằng thi sĩ ăn nói tầm phào, sai sự thật!” Ấy thế là người ta cưỡng bức thi ca một cách không chính đáng. Và trầm trọng hơn nữa, người ta tưởng chừng như tin rằng ngôn ngữ có thể nói ra được sự thật. Tưởng chừng như người ta chẳng bao giờ suy gẫm về Kim Cương Kinh. ” Thế gian ngôn ngữ phi chân kinh” .(7)
Ngôn ngữ không những quặt què, không những không nói ra được sự thật mà, hơn nữa, trong thời hiện đại, đặc biệt khi cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Tư bản – Cộng sản đang gay gắt, khi cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam đang ác liệt, khi vấn đề thắng bại không những được quyết định ngoài chiến trường mà còn trên các bàn hội nghị quốc tế, ngôn ngữ còn có tác dụng ngược lại: nó che giấu sự thật và, thay vì đem lại sự cảm thông giữa loài người, nó lại làm cho con người ngộ nhận lẫn nhau, thù ghét lẫn nhau, say sưa chém giết lẫn nhau. Ðó là lý do tại sao Bùi Giáng lại:
Tôi gọi Mỹ Tho là Mỹ Thỏ
Mỹ Thọ muôn đời là lục tỉnh hôm nay
Tôi gọi Sóc Trăng là Sóc Trắng
Gọi người sương phụ gái thơ ngây
(Lẫn lộn lung tung)
Bùi Giáng xáo trộn chữ nghĩa để nói lên một sự thật: ngôn ngữ đang bị xáo trộn, đang bị tha hóa. Bùi Giáng gọi Mỹ Tho là Mỹ Thỏ, Mỹ Thọ, người ta cho là hài hước hoặc điên khùng, nhưng chẳng phải là trong cuộc sống, người ta đã không từng gọi một kẻ bán nước là yêu nước, một kẻ giết người như ngoé là nhân đạo, một kẻ bắn súng vào anh em vào đồng bào vào đồng loại vì một thiên đường không tưởng nào đó là cách mạng đó ư? Chẳng phải là người ta đã không từng gọi nhà tù là trại học tập, độc tài là tập trung dân chủ, sự ngu đần là đỉnh cao trí tuệ, khố xanh khố đỏ là quốc gia, thái độ khom lưng trước ngoại bang là biểu hiện của tinh thần dân tộc đó ư? Thử thế chữ Mỹ Tho bằng bất cứ chữ nào trong từ điển chính trị Việt Nam hiện đại, người ta sẽ thấy ngay cái điều mà Ionesco từng nói: ” một nền văn minh của ngôn ngữ là một nền văn minh quẩn trí, hỗn độn” (8). Ngôn ngữ mất linh hồn. Ngôn ngữ xác xơ, rách mướp, tơi tả. Nhiều người thuộc loại nhạy cảm nhất trong thời đại chúng ta đã thất vọng não nề. Sự thất vọng ấy ở Tây phương, dẫn đến sự im lặng của một số người cầm bút, sự ra đời của loại kịch không lời; ở Bùi Giáng, tạo ra những vần thơ đại loại thế nầy:
…Một hai hai một di hài
Dài hi hữu mộng an bài chẩm ma
Chả xin? Chả hỏi? Vịt gà?
Và thân thể máu me và thịt xương…
…Ma đên ỳ nẽ ô mà
Xơ tin ô đố đâu là đến đây
Xền nô đô thí xi đầy
Xè rê tê nến ngọn lầy lội cơn
A tin a tỉ oan hồn
Vong lưu lỳ lẩy cung đờn cợt trêu
Người ơi ô ướt dấu bèo
ồ thôi thế vậy thu vèo sang thu
Lừng bay thân thế pha mù
Sương mây tuyết dậy thân bù cho thân
(Ðạm Tiên)
Gắn liền với sự hoài nghi ngôn ngữ là sự hoài nghi lý trí. Trong lúc hầu hết các nhà thơ khác, mặc dầu hoài nghi lý trí, luôn luôn khắc khoải tìm kiếm sự thật, với niềm tin dù mơ hồ và mong manh, là sự thật ấy có đâu đó, sẽ gặp được một ngày. Bùi Giáng, ngược lại, tuy dịch và viết khá nhiều tác phẩm về triết học hiện đại Tây phương, lại hoàn toàn phủ nhận đầu óc duy lý của Tây phương, hoàn toàn mất niềm tin với mọi cái gọi là chân lý. Cuộc đời, với Bùi Giáng, là chuổi dài những nghi vấn và phẩn nộ:
Ði vào giữa cuộc thị phi
Nửa tam bành tới nửa nghi vấn về
(Y ư mộng, du ư mê)
Làm thơ, với Bùi Giáng, là một hành động phản kháng, phản loạn. Như Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du: Sao bằng riêng một biên thùy
Cõi điên vũ trụ tùy nghi tung hoành
Xiết bao vô ngại ngọn ngành
Chọc trời khuấy nước tan tành thịt xương
Ấy như thể, ấy như dường
Ði vô tận ý đi đường chơn không
Ði mây gió đi phiêu bồng
Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng ra đi
Ði về thể lệ lâm ly
Ði đi suốt cõi lời nghi vấn lời.
(Sao bằng)
Nghi vấn. Lúc nào cũng nghi vấn. Nghi vấn cả lời nói của mình. Bài thơ Tặng Mã Giám Sinh là một bài thơ hay:
Hỏi tên? Rằng biển dâu xanh
Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu đã xa
Gọi tên? rằng một hai ba
Ðếm là diệu tưởng đo là nghi tâm."
Do you know Jesus the Son of God?
I John 4: Dear friends, do not believe every spirit, but test the spirits to see whether they are from God, because many false prophets have gone out into the world. 2 This is how you can recognize the Spirit of God: Every spirit that acknowledges that Jesus Christ has come in the flesh is from God, 3 but every spirit that does not acknowledge Jesus is not from God. This is the spirit of the antichrist, which you have heard is coming and even now is already in the world.
Billy Graham - The Speech That Broke The Internet - Most Inspiring Ever - YouTube
"Không một nhà lãnh đạo nào của thế giới biết được huyền nhiệm này. Vì nếu biết rõ, họ đã chẳng đóng đinh Chúa vinh quang trên cây thập tự. Theo Thánh Kinh, huyền nhiệm đó là:
“Những điều chưa mắt nào thấy, chưa tai nào nghe,
và trí loài người chưa hề nghĩ tới,
nhưng Đức Chúa Trời dành sẵn
cho người yêu Ngài"
(1 Co -rinh - tô 2)
https://youtu.be/7oOKy1_dDS0