Vừa đọc bài này, không biết các bác có thông tin, góc nhìn gì khác hơn?
https://www.luatkhoa.org/2019/04/quan-doi-viet-nam-cong-hoa-nhung-bai-hoc-dat-gia-cua-mot-doan-quan-thua-tran/?fbclid=IwAR2cSGQU9VILRnB3WvnYO5A8dOvCswEcaEsU-ZzJTc58LugP7tX5nwDKobA
Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trậnPublished 3 days ago on 22/04/2019 By Võ Văn Quản
Một nhóm lính Việt Nam Cộng hoà và cố vấn quân sự Mỹ dừng chân nghỉ trong rừng, gần thị trấn Bình Giã, cách Sài Gòn hơn 64 km, tháng 1/1965. Ảnh: Horst Faas/AP.
0
SHARES
ShareTweet
Kể từ khi thành lập cho đến thất bại tai tiếng của mình vào ngày 30/4/1975, Quân đội Việt Nam Cộng hòa liên tục bị cả kẻ thù lẫn đồng minh chỉ trích.
Đối với phe cộng sản, Quân đội VNCH là một quân đội bù nhìn của ngoại bang, là tấm màn che...See moreVừa đọc bài này, không biết các bác có thông tin, góc nhìn gì khác hơn? https://www.luatkhoa.org/2019/04/quan-doi-viet-nam-cong-hoa-nhung-bai-hoc-dat-gia-cua-mot-doan-quan-thua-tran/?fbclid=IwAR2cSGQU9VILRnB3WvnYO5A8dOvCswEcaEsU-ZzJTc58LugP7tX5nwDKobA
Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trậnPublished 3 days ago on 22/04/2019 By Võ Văn Quản
Một nhóm lính Việt Nam Cộng hoà và cố vấn quân sự Mỹ dừng chân nghỉ trong rừng, gần thị trấn Bình Giã, cách Sài Gòn hơn 64 km, tháng 1/1965. Ảnh: Horst Faas/AP.
0
SHARES
ShareTweet
Kể từ khi thành lập cho đến thất bại tai tiếng của mình vào ngày 30/4/1975, Quân đội Việt Nam Cộng hòa liên tục bị cả kẻ thù lẫn đồng minh chỉ trích.
Đối với phe cộng sản, Quân đội VNCH là một quân đội bù nhìn của ngoại bang, là tấm màn che chắn cho sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Đối với đồng minh thân thiết nhất của mình, Quân đội VNCH bị nhiều báo cáo của các cố vấn quân sự Hoa Kỳ chỉ trích là một con hổ giấy, một mớ hổ lốn tha hóa và tham nhũng, kém hiệu quả và thiếu tinh thần yêu nước. Một lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam thậm chí còn tức giận lên tiếng rằng: “Họ không muốn chiến đấu. Ngoại trừ thiểu số, hầu hết quân lính thuộc Quân đội VNCH đều không có tinh thần chiến đấu. Thậm chí có người bỏ chạy ngay khi xảy ra giao tranh với những nhóm Việt Cộng”.
Những cáo buộc “tiện lợi” này nhanh chóng được cả hai bên cộng sản và Hoa Kỳ lợi dụng. Đối với quân đội Bắc Việt, đây là một cơ hội không thể rõ ràng hơn để hạ thấp tính chính danh của Quân đội VNCH và sự ủng hộ của người dân miền Nam Việt Nam dành cho họ. Đối với Hoa Kỳ, đổ lỗi cho Quân đội VNCH là cách tốt nhất để lý giải một cách ít nhục nhã nhất cho thất bại của họ trong chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến tốn kém nhất mà Hoa Kỳ từng tham gia sau Thế Chiến II.
Tuy nhiên, cũng vì lý do đó, ít có tài liệu nào thật sự phân tích rõ các yếu tố khách quan dẫn đến tính kém hiệu quả của Quân đội VNCH, và bài học mà hậu thế có thể học được. Bài viết này hy vọng có thể tóm lược vài vấn đề mà người viết cho là quan trọng.
Một toán quân Việt nam Cộng hoà. Ảnh: Tạp chí LIFE.
Tinh thần chiến đấu rệu rã
Đối với nhiều quân nhân của Quân đội VNCH, mối liên hệ giữa họ và giới lãnh đạo chính trị Sài Gòn không được tốt đẹp cho lắm. Theo họ, chính quyền Sài Gòn rất kém cỏi và thiếu hiệu quả trong việc quản lý các nguồn lực quân sự khiến cho quân nhân phải tự lo nghĩ đến các nhu cầu thiết yếu hằng ngày, và vì vậy bị sao nhãng khi thực thi nhiệm vụ.
Quân đội VNCH có truyền thống luôn luôn phàn nàn về chất lượng cuộc sống trong quân ngũ, đặc biệt khi so sánh với quân đội Hoa Kỳ. Điều này được thể hiện khá rõ trong bình luận của đại úy Trâm Bửu, phát ngôn viên cho tướng Nguyễn Việt Thanh và Nguyễn Hữu Hạnh, vào năm 1973:
“Quân đội Hoa Kỳ đang rút khỏi Việt Nam, và chúng ta kỳ vọng quân nhân Việt Nam Cộng hòa phải đảm nhận hoàn toàn vai trò mà Hoa Kỳ để lại. Nhưng hãy nhìn vào chất lượng cuộc sống của quân nhân Hoa Kỳ: họ có mức lương tốt, chế độ dinh dưỡng tốt, được hỗ trợ tốt với các quân trường và nhà ở tốt, họ không phải lo lắng về sự an toàn của gia đình họ khi tham gia chiến dịch , họ có những kỳ nghỉ phép, đôi khi còn được phép về thăm nhà.
Còn hãy nhìn lại các quân nhân Việt Nam Cộng hòa. Chúng tôi không được hỗ trợ, thu nhập thấp, phải sống trong tình trạng thiếu thốn ngay cả khi được cho nghỉ phép. Và chúng tôi phải đối mặt với sự thật là kỳ quân ngũ của mình chưa biết bao giờ sẽ chấm dứt”.
[Có thể tìm đọc trong tài liệu: Memorandum to C. E. Mehlert from Lacy Wright, April 24, 1970, Conversation with Captain Tram Buu, April 23,1973, Can Tho, Vietnam]
Một lập luận có phần… ích kỷ trong chiến tranh, như thể Quân đội VNCH đang đánh thay trận chiến của người Mỹ. Vậy nên không khó để hiểu vì sao Hoa Kỳ khó chịu về cách tiếp cận này. Nhiều người cho rằng Quân đội VNCH đang dành quá nhiều thời gian để phàn nàn về “chất lượng cuộc sống”, không hề quan tâm đến việc chiến đấu chống lại quân cộng sản để bảo vệ sự tồn tại của nhà nước VNCH. Một cựu đại tá quân đội Hoa Kỳ từng phục vụ nhiều năm tại Việt Nam tức giận nói:
“Vấn đề không phải ở chỗ quân nhân VNCH có được ăn no hay ở nhà đẹp hay không, vấn đề ở chỗ là họ có thật sự muốn chiến đấu để bảo vệ miền Nam Việt Nam để mọi người dân của quốc gia này được cơm no áo ấm hay không. Và tôi nghĩ là họ không quan tâm đến chuyện đó”.
Điều này không có nghĩa rằng Quân đội VNCH là một đội quân tệ hại. Các chuyên gia và cố vấn quân sự Hoa Kỳ đều nhận định rằng Quân đội VNCH không chỉ sở hữu khí tài quân sự với chất lượng vượt trội hơn (một bình luận có vẻ khá chủ quan vì Hoa Kỳ là người hỗ trợ hoặc bán những vũ khí này cho chính phủ VNCH), họ cũng có kỹ thuật chiến đấu hiện đại, hiệu quả và ít tốn nhân mạng hơn so với các chiến thuật quân sự cổ điển mà quân đội Bắc Việt hay áp dụng.
Song điều này vẫn không đủ để ngăn Quân đội VNCH trở thành một tập hợp rời rạc, rệu rã và thiếu tinh thần chiến đấu. Phân tích một cách khách quan, đây là hệ quả của các chính sách quân sự và tổ chức thể chế yếu kém cho thời chiến của chính quyền Sài Gòn.
Lính Việt Nam Cộng hoà trong trận Mậu Thân, ngày 1/2/1968, tại một địa điểm phía Bắc Sài Gòn. Ảnh: AP.
Tỉ lệ đào ngũ cao nhất lịch sử quân sự hiện đại thế giới?
Các sử gia quân sự thường xem tỉ lệ đào ngũ (desertion rate) là một chỉ số để nhận diện tính kỷ cương, hiệu quả và tinh thần chiến đấu (morale) của một đội quân. Tại miền Nam Việt Nam, tỉ lệ đào ngũ luôn là một cơn ác mộng.
Theo một báo cáo chính thức của Hoa Kỳ (xem thêm ở tài liệu: RWAF Assessments, 1970, “Assessment of ARW/VNMC Operations, February 1970, Center for Military History, Washington, DC) tỉ lệ đào ngũ của Quân đội VNCH vào năm 1968 lên đến 17,7 người trên 1.000 quân nhân. Nếu đây là con số chính xác, tỉ lệ đào ngũ của quân đội miền Nam Việt Nam có thể xem là cao nhất trong lịch sử quân sự hiện đại thế giới – bao gồm cả các cuộc chiến tranh tàn khốc như Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến.
Để tìm hiểu nguyên do, cũng trong năm 1968, Tổ chức Cố vấn Quân sự Hoa Kỳ thực hiện một khảo sát dành cho quân nhân Quân đội VNCH để tìm hiểu các nhân tố gây ảnh hưởng đến vấn đề đào ngũ (Tìm đọc thêm trong ‘Causes for Quân đội VNCH Desertion’ US Army Advisory Group, October 7, 1968, I1 Corps Tactical Zone, John W. Barnes, Brigadier General, USA Commanding, CMH). Với số phiếu trả lời lớn và áp đảo, các nhóm bộ binh Quân đội VNCH cho rằng có rất nhiều nguyên do, bao gồm việc họ không được tiếp xúc thường xuyên với gia đình, các chiến dịch liên khu kéo dài quá lâu và xa rời khu vực đóng quân thường trực của họ, và đóng góp của họ không được tưởng thưởng xứng đáng, v.v.
Các báo cáo khác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (như State Department Briefing Book on Vietnam, 1968) cũng cho thấy các cố vấn quân sự Hoa Kỳ hiểu được thực trạng rằng rất nhiều quân nhân VNCH có gia đình làm nông (số lượng rất đáng kể) thường xuyên bỏ đơn vị để về phụ giúp gia đình, đặc biệt trong mùa thu hoạch. Sau đó họ mới trở lại đơn vị hoặc đôi khi báo danh với đơn vị gần gia đình hơn.
Trong khi đó, pháp luật liên quan đến mô hình quản lý quân ngũ của VNCH quá cứng nhắc, gây phương hại lớn đến hình ảnh của quân đội trong mắt công chúng cũng như tới tinh thần chiến đấu của quân đội. Ví dụ, bắt đầu từ năm 1957, cơ quan chỉ huy Quân đội VNCH và chính quyền Sài Gòn sẽ xếp một cá nhân vào danh sách đào ngũ bất kỳ khi nào người này không có mặt trong các buổi duyệt binh sáng (morning muster). Đây là một biện pháp quản lý quân ngũ khá bất thường, vì ngay cả quân đội Hoa Kỳ cũng chỉ xác định những quân nhân không duyệt binh sáng nằm trong diện “vắng không phép” (absent over leave – AOL / absent without leave – AWOL).
Tháng 7/1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục ban hành chính sách mới với mục tiêu tách hoàn toàn quân nhân VNCH ra khỏi vùng đóng quân quen thuộc gần với gia đình, bạn bè hay khu vực thành thị. Thậm chí, trong một số trường hợp, đây cũng là nơi các quân nhân tìm được các nguồn thu nhập từ hoạt động làm thêm, v.v. Chính sách kỳ vọng rằng tách rời quân nhân hoàn toàn khỏi gia đình sẽ khiến họ buộc phải ở lại với đơn vị của mình. Tuy nhiên, chính sách này lại có tác dụng ngược, nhiều người thậm chí bỏ trốn, và tỉ lệ đào ngũ chỉ càng tăng cao hơn.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, năm 1968. Ảnh: Chưa rõ nguồn, lấy từ Pinterest.
Chính sách quân dịch lạc hậu
Để tham gia một cuộc chiến hiệu quả, một quốc gia cần kiểm soát toàn diện và chắc chắn đối với nguồn cung nhân lực của mình. Do không thành công trong việc hạn chế tỉ lệ đào ngũ, chính quyền Sài Gòn chỉ còn cách vét quân để duy trì quân số mà họ nghĩ là cần thiết để duy trì cuộc chiến với phe cộng sản. Để hoàn thành nhiệm vụ này, chính phủ miền Nam Việt Nam cho thi hành một trong những chính sách quân dịch bắt buộc và luân chuyển quân vụ lạc hậu nhất thế giới.
Tính đến năm 1968, có một trên sáu đàn ông trưởng thành tại miền Nam Việt Nam đang phục vụ trong Quân đội VNCH, với tổng số lượng quân nhân lên đến 700 nghìn người. Để hình dung ra quy mô của cách thức huy động này, chúng ta biết rằng nếu sử dụng chính sách quân dịch tương tự với chính quyền Sài Gòn, Hoa Kỳ có khả năng gửi đến Việt Nam tám triệu quân mỗi năm.
Sau trận Tết Mậu Thân năm 1968, chính sách quân dịch tại miền Nam Việt Nam lại ngày càng gắt gao hơn. Cơ chế hoãn nghĩa vụ quân sự dành cho sinh viên đại học bị sửa đổi, bắt buộc nhiều sinh viên tham gia quân ngũ hơn. Tuổi tuyển quân bị kéo dài ra thành từ 18 đến 33 tuổi. Tuổi xuất ngũ dành cho quân nhân phục vụ trong các vị trí kỹ thuật lên đến 34 tới 45 tuổi. Mọi cựu chiến binh sẽ bị gọi trở lại quân dịch nếu còn trong tuổi phục vụ.
Chính sách mới cũng cấm toàn bộ các trường hợp miễn trừ nghĩa vụ dựa trên các lý do khác như tôn giáo hay đang tạm trú ở nước ngoài, v.v. Làn sóng phản chiến trong học sinh – sinh viên một phần được làm bùng phát từ cách tiếp cận nói trên của chính quyền Sài Gòn.
Lính Việt Nam Cộng hoà bị bắt giữ khi Quân Giải phóng chiếm Dinh Độc lập, ngày 30/4/1975. Ảnh: Jacques Pavlovsky/Sygma/Corbis.
Kén chọn thực phẩm
Napoleon từng nói: Quân đội di chuyển bằng bụng. Nhưng có vẻ kể cả việc này quân đội VNCH cũng thực hiện không tốt như quân đội Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng (Việt Cộng).
Trong chiến tranh Việt Nam, các nhóm quân cộng sản lừng danh với khả năng “bám đất mà sống” (living off the land). Với nguồn viện trợ lương thực khó khăn từ miền Bắc, phe cộng sản vẫn có khả năng di chuyển nhanh và sâu vào các khu vực đồi núi, rừng rậm để tránh né các cuộc hành quân của quân đội Hoa Kỳ và VNCH.
Giới quân sự Bắc Việt tiết lộ rằng các cán bộ cộng sản thường vận động được những người dân có cảm tình với cộng sản tại địa phương cho thóc, gạo và lương thực. Trong những trường hợp đặc biệt, vũ lực cũng có thể được sử dụng. Tuy nhiên, do khẩu phần của quân cộng sản thường rất tối giản: chỉ một vắt cơm nắm và muối cho một ngày hành quân, và vì vậy rất khó để phát hiện ra hoạt động xin, thu mua hay cưỡng bức lương thực địa phương của họ.
Ngược lại, thực phẩm luôn là vấn đề với Quân đội VNCH – dù họ chiến đấu ngay trên lãnh thổ của mình. Hầu hết các quân nhân bộ binh VNCH đều không hài lòng với khẩu phần quân đội. Về mặt số lượng, Quân đội VNCH thường xuyên dựa vào nguồn thức ăn chia sẻ từ quân đội Hoa Kỳ nếu cả hai cùng thực hiện chung chiến dịch thông qua hệ thống “bằng hữu” (buddy system), một cơ chế chia sẻ lương thực không chính thức nhưng được quân nhân Hoa Kỳ thực hiện để thể hiện thiện chí và sự đồng lòng vì mục tiêu chung của hai quân đội.
Tuy nhiên, khi thực hiện chiến dịch một cách độc lập, quân nhân VNCH cũng thường từ chối dùng khẩu phần chiến dịch (operational ration) và ưa thích khẩu phần loại A hơn, một loại khẩu phần cho phép các nhóm quân mua thịt và rau tươi từ các cửa hàng địa phương để nấu ăn. Việc này đi kèm với các rủi ro an ninh, có thể làm lộ thông tin hành quân và vị trí đóng quân, song cố vấn quân sự Hoa Kỳ vẫn buộc phải cho phép hoạt động này diễn ra.
Một quan chức thuộc Quân đội VNCH diễn giải rằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày rất quan trọng đối với người Việt Nam, rằng họ đã quen với những món ăn truyền thống giàu dinh dưỡng và rau xanh. Họ muốn phát bệnh với việc bị ép phải dùng thịt và đậu hộp nhập khẩu từ Mỹ.
Không chỉ vậy, tình trạng tham ô, tham nhũng trong hoạt động phân bổ lương thực quân đội cũng khiến cho tinh thần chiến đấu tồi tệ hơn. Một trong những ví dụ cho vấn đề này là các khẩu phần tài trợ mà Hoa Kỳ dành cho quân đội VNCH ít khi đến tay quân nhân.
***
Với tất cả sự tôn trọng, vẫn khó có thể cho rằng Quân đội Việt Nam Cộng hòa và giới cầm quyền tại Sài Gòn đã hoàn thành tốt trách nhiệm quản lý và chiến đấu của mình. Tham nhũng, thiếu vắng lý tưởng và niềm tin, cũng như các sai lầm chính sách khiến cho họ trở thành một tập hợp rệu rã ngay sau khi quân đội Hoa Kỳ rời Việt Nam. Dù đó là định mệnh hay bị Hoa Kỳ phản bội, nó cũng là một bài học đắt giá cho hậu thế.
Từ khoá:
Việt Nam Cộng hoà: Republic of Vietnam (n)
quân đội: army (n)
chiến tranh Việt Nam: Vietnam war (np)
đào ngũ: to desert (v)
tỉ lệ đào ngũ: desertion rate (np)
TIẾNG KÊU CẦU CỨU
Hồi đầu tháng Tư năm nay, Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Houston và Vùng Phụ Cận đã mở một cuộc họp báo để giúp cho bà Helen Nguyễn Bảo Hiếu, vợ của ông Michael Nguyễn Minh Phương là một công dân Hoa Kỳ đang bị giam cầm tại Việt Nam tính đến nay đã 9 tháng.
Cuộc họp báo được tổ chức tại thành phố Houston, dù rằng gia đình vợ chồng ông Phương đang cư ngụ tại thành phố Orange, California bởi lý do là cả hai người đều có nhiều thân nhân cư ngụ tại Houston từ lâu. Ngay cả chính cá nhân ông Phương cũng đã từng sinh sống lâu năm tại tiểu bang Texas, hoạt động tích cực trong các sinh hoạt thiện nguyện của giới trẻ trong thời gian theo đuổi việc học tại Đại Học Houston vào những năm giữa thập niên 1980.
Ngoài ra, thân phụ...See moreTIẾNG KÊU CẦU CỨU
Hồi đầu tháng Tư năm nay, Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Houston và Vùng Phụ Cận đã mở một cuộc họp báo để giúp cho bà Helen Nguyễn Bảo Hiếu, vợ của ông Michael Nguyễn Minh Phương là một công dân Hoa Kỳ đang bị giam cầm tại Việt Nam tính đến nay đã 9 tháng.
Cuộc họp báo được tổ chức tại thành phố Houston, dù rằng gia đình vợ chồng ông Phương đang cư ngụ tại thành phố Orange, California bởi lý do là cả hai người đều có nhiều thân nhân cư ngụ tại Houston từ lâu. Ngay cả chính cá nhân ông Phương cũng đã từng sinh sống lâu năm tại tiểu bang Texas, hoạt động tích cực trong các sinh hoạt thiện nguyện của giới trẻ trong thời gian theo đuổi việc học tại Đại Học Houston vào những năm giữa thập niên 1980.
Ngoài ra, thân phụ của ông Phương là một người được hầu như mọi người ở Houston biết đến. Đó là ông Nguyễn Văn Nam, chủ tịch tiên khởi của Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt được thành lập vào thời gian đó. Ông Nam cũng được biết tiếng là người đại diện cho khối đông người Việt hành nghề đánh tôm tại vùng Vịnh Galveston hồi đầu năm 1980 đã nộp đơn tại Toà Sơ Thẩm liên bang để thưa kiện băng đảng da trắng KKK nổi tiếng kỳ thị sắc tộc về những hành động chèn ép và hăm doạ những di dân gốc Việt mới đến định cư tại Texas sau biến cố chia lìa đau thương của ngày 30/4/1975. Và ông đã thắng kiện khiến cho đám băng đảng KKK hết còn “tác oai tác quái” đối với cộng đồng người Việt còn non nớt yếu kém vào lúc ấy.
Ông Nam là một cựu sĩ quan từng phục vụ trong ngành Tâm Lý Chiến thuộc Quân Lực VNCH và cũng được nổi tiếng là một người rất “đào hoa”. Ông và người vợ đầu là mẹ của anh Phương đã ly dị và mỗi người đều đã có cuộc sống ổn định với những người phối ngẫu khác tại hai tiểu bang: ông ở Texas còn bà ở California.
Vì lý do đó nên anh Phương mới có cơ hội đi về thường xuyên giữa hai nơi, trước khi bén duyên với cô Bảo Hiếu khi họ cùng sinh hoạt trong môi trường của Tổng Hội Sinh Viên miền Nam Cali. Cả hai vợ chồng trẻ này đã có một cuộc sống hạnh phúc bên nhau với 4 đứa con gái từ 5 đến 14 tuổi. Và cả hai người cũng đều giữ những mối liên lạc thân tình và thường xuyên với rất đông bạn bè và thân quyến tại thành phố Houston.
Sự việc bắt đầu vào tháng 7 năm 2018 khi anh Phương về Việt Nam thăm nhà và bạn bè, nhưng đã bị nhà cầm quyền trong nước bắt giữ và giam cầm từ đó đến nay mà không đưa ra lý do cũng như cáo trạng buộc tội. Sau thời gian đầu hoang mang và sợ hãi vì tưởng rằng chồng mình đã bị mất tích, để rồi sau đó tiếp tục sống trong hồi hộp lo âu vì nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tìm cách giới hạn những thông tin liên quan đến vụ bắt giam này, bà Bảo Hiếu đã nhanh chóng tìm đủ phương cách để cứu gỡ cho chồng mình được qua cơn khổ nạn.
Bà Bảo Hiếu đã vận động sự giúp đỡ của nhiều viên chức chính quyền, đặc biệt là các vị dân biểu và nghị sĩ liên bang, để chính thức lên tiếng yêu cầu phía nhà cầm quyền Việt Nam phải thả tự do cho ông Phương, vốn là một công dân Hoa Kỳ, chủ nhân một cơ sở ấn loát tại Garden Grove và đang sinh sống bình thường với gia đình gồm vợ và 4 con ở thành phố Orange, California.
SƠ LƯỢC NHỮNG DIỄN BIẾN
Những ai thích quan tâm đến các đề tài thời sự liên quan đến Việt Nam có lẽ cũng đã được nghe tường thuật về những diễn biến trong vụ này trong thời gian qua, dưới nhiều hình thức và diễn đàn khác nhau. Sau đây là phần tóm lược những gì đã xảy ra.
Anh Phương, 55 tuổi, đã rời California vào ngày 27/6/2018 để bay về Việt Nam làm một chuyến du lịch tại miền Trung cùng với bạn bè trước khi trở lại Sàigòn thăm các thân nhân còn sinh sống tại đây. Theo dự trù, anh sẽ bay về lại Mỹ vào ngày 16/7 vì phải còn lo chuyện điều hành nhà in cũng như chăm sóc cho 4 đứa con nhỏ.
Khi không thấy chồng mình trở về như dự định, chị Bảo Hiếu mới hoảng sợ, bắt đầu nhờ vả bạn bè và thân quyến cố tìm tung tích của anh qua các trang mạng thông tin xã hội như Facebook, cũng như cầu cứu với một số các cơ quan truyền thông tiếng Việt. Thông tin việc anh Phương bị mất tích, và sau đó mới biết là bị nhà cầm quyền trong nước bắt giam đã được lan truyền nhanh chóng, gây kinh ngạc sợ hãi trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ về những rủi ro có thể bất ngờ đổ ập xuống khi về thăm nhà, một quốc gia mà những quyền tự do căn bản đều bị giới hạn và nhà cầm quyền có thể bắt giam bất cứ ai một cách tuỳ tiện.
Sau vài tuần lễ đầu không có tin tức gì, chị Bảo Hiếu mới biết được tin anh Phương đã bị bắt giữ vào ngày 7/7 khi rời Đà Nẵng để bay vào Sàigòn, trên người chỉ mang theo hành lý và khoảng 1,200 Mỹ-kim để tiêu dùng. Anh đã bị tống giam vào nhà tù Phan Đăng Lưu, và bị điều tra về tội vi phạm Điều luật số 109 về hình sự, liên quan đến “ý đồ muốn lật đổ chính quyền”.
Mãi 3 tuần sau đó, đến ngày 31/7, anh Phương mới được gặp mặt lần đầu với viên chức của Toà Lãnh Sự Mỹ tại Sàigon, để nghe cáo buộc là đang bị điều tra về “những hoạt động chống lại nhà nước”.
Đến ngày 3 tháng 8, chị Bảo Hiếu và 4 cô con gái đã cùng với bà Mimi Walters, Dân biểu liên bang tại địa hạt Orange, mở một cuộc họp báo để yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hãy tiếp xúc với nhà cầm quyền Việt Nam để đòi trả tự do cho anh Phương.
Đến ngày 8 tháng 8, bốn vị dân biểu liên bang tại vùng Orange County là Mimi Walters, Ed Royce, Lou Correa và Alan Lowenthal đồng ký tên trong bức thư gửi lên Ngoại Trưởng Pompeo để thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam phải nhanh chóng thả tự do cho anh Phương vì họ không hề đưa ra cáo buộc tội danh nào.
Đến cuối tháng 8, các vị đại diện cho các dân biểu Lowenthal và Walters cũng đã gặp các viên chức Toà Đại Sứ Việt Nam tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Trong cuộc họp này, phía Việt Nam đã thú nhận có giam giữ anh Phương để điều tra. Tuy nhiên, họ lại không đưa ra cho phía Hoa Kỳ những chứng cứ hoặc bất cứ thông tin nào để biện minh cho những cáo buộc nghiêm trọng như vậy.
Đến ngày 4 tháng 9, một phiên họp đặc biệt đã được triệu tập tại diễn đàn Hạ Viện Hoa Kỳ bởi Dân biểu Mimi Walters, với sự đồng bảo trợ của nhiều vị dân biểu khác thuộc cả hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ gồm có Ed Royce, Lou Correa, Alan Lowenthal, Doug LaMalfa, Al Green và Louie Gohmert. Tất cả các vị dân biểu này đã yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải thả tự do cho công dân Hoa Kỳ là anh Michael Nguyễn Minh Phương đã bị bắt giam từ ngày 7/7 mà không có những cáo trạng buộc tội chính thức.
Đến ngày 1 tháng 10, có đến 21 dân biểu thuộc cả hai đảng đã cùng ký tên trong một bức thư gửi lên Ngoại Trưởng Pompeo để thúc đẩy những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để giải quyết hồ sơ này nhằm thả tự do cho anh Phương.
Đến ngày 19 tháng 11, một nhóm 12 dân biểu liên bang đã ký tên vào một bức thư gửi đến Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn để yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải lập tức thả tự do cho anh Phương.
Đến ngày 20 tháng 12, một phiên họp đặc biệt lần thứ hai cũng được triệu tập tại diễn đàn Hạ Viện, với sự chủ động của các dân biểu Green, Walters, Correa và Yoho đã đưa ra những lời mạnh mẽ và hùng hồn để kêu gọi sự ủng hộ cho việc thả tự do cho anh Phương.
Theo những thông tin mới nhất cho biết, dường như phía Việt Nam dự định sẽ đưa vụ này ra toà vào tháng 5 sắp tới để chính thức xét xử anh Phương cùng với những người cùng bị bắt gồm có Huỳnh Đức Thanh Bình và Trần Long Phi sau khi họ đã hoàn tất cuộc điều tra.
Theo Bảo Hiếu và tất cả những người hiểu chuyện, không ai tin rằng phía nhà cầm quyền Việt Nam sẽ cho mở một phiên toà xét xử công minh và chính trực tại một xứ sở mà nền công lý không được tôn trọng và nhà cầm quyền có thể kết tội cùng với những bản án khắc nghiệt đã có sẵn để trù dập bất cứ những ai có tiếng nói đối lập. Vì thế nên hơn lúc nào hết, mọi người chúng ta cần phải nỗ lực kết hợp với nhau dưới nhiều hình thức vận động chính giới Hoa Kỳ để mong áp lực phía nhà cầm quyền Việt Nam phải thả tự do cho một công dân Hoa Kỳ không can án như anh Phương.
MỘT PHỤ NỮ KIÊN TRÌ
Đối với riêng kẻ viết bài này, vụ này cũng khiến mình cảm thấy đau xót và càng khâm phục một phụ nữ kiên trì như Bảo Hiếu. Đau xót là vì chúng tôi đã từng quen biết và sinh hoạt với anh Phương từ hơn ba thập niên qua trước khi anh thành hôn với Bảo Hiếu.
Vào lúc ấy, anh Phương là một sinh viên trẻ đầy nhiệt huyết, hăng say nhảy ra ứng cử ban đại diện sinh viên Việt Nam tại Đại học Houston với một liên danh có tên là Tương Thân Tương Ái. Tuy thất cử khít khao, nhưng anh vẫn tiếp tục hăng say theo đuổi lý tưởng phục vụ tha nhân của tuổi trẻ, lần này dưới hình thức sinh hoạt báo chí qua một nguyệt san có tên là Thế Hệ, nhờ sự giúp đỡ đặc biệt của Việt Dzũng và anh Lê Văn Hào là chủ nhân của nhà in Thế Giới tại Houston vào lúc đó.
Vì mải mê hăng say hoạt động cho tha nhân, nên anh Phương thường là người trắng tay vì không có đi làm như các bạn đồng học khác. Nhưng anh cũng được may mắn có nhiều bằng hữu tốt bụng sẵn sàng chia sẻ những lúc thiếu thốn, và riêng kẻ này cũng đã nhiều lần giúp đỡ anh trong những lúc túng thiếu.
Vì thế nên về sau khi hay tin Phương đã thành hôn cùng Bảo Hiếu bên California, nhiều bằng hữu tại Houston vào lúc ấy đều cho là Phương tốt số, nhất là khi Bảo Hiếu tình nguyện đi làm hai hay ba “jobs”, vừa là y tá trong phòng mổ tại bệnh viện, vừa là y tá chăm sóc cho nhiều bệnh nhân tại tư gia. Đã vậy, những đứa con gái nhỏ mới sinh ra lại được ông bà ngoại và các dì ở gần nhà chăm sóc nên Phương vẫn có thể tha hồ bay bổng tiếp tục những hoạt động tha nhân cho thoả chí chứ không cần phải bận tâm đến chuyện kiếm cơm áo hàng ngày.
Những năm sau này, mỗi năm Phương thường dẫn 4 cháu gái về chơi tại Houston để thăm thân nhân tại đây, trong khi Bảo Hiếu vẫn tiếp tục “đi cầy” có lúc đến 2, 3 công việc y tá khác nhau để có đủ tiền cho các bố con được dịp sung sướng như mọi gia đình khác. Dĩ nhiên, Phương cũng biết thích ứng với hoàn cảnh để đóng góp công sức của mình như “Mr. Mom” dưới dạng những công việc phụ giúp lo cho các con nhỏ từ việc dọn các bữa ăn sáng rồi đưa đón đến trường học và những sinh hoạt khác tại nhà trường, song song với công việc điều hành một nhà in của anh, vốn từ lâu đã là đam mê dù rằng nó không đem lại lợi tức dồi dào so với những công việc khác.
Nay đột nhiên bị bắt giam trong nhà tù, mỗi tháng chỉ được tiếp xúc với các viên chức của Toà Lãnh Sự Mỹ có 20 phút ngắn ngủi và được tiếp tế thêm những khẩu phần rất giới hạn như Vitamin C, khô bò và kẹo từ gia đình đã được nhà cầm quyền cho phép, sự vắng mặt của Phương đã để lại một gánh nặng quá lớn lao đang đè nặng lên đôi vai của một phụ nữ đã cần cù và tần tảo nuôi chồng con trong mấy chục năm qua với những công việc bù đầu tại nhà thương từ sáng sớm đến tối để mong có dư dả về tài chính. Những đứa con giờ đây thiếu sự chăm sóc và nuôi dưỡng của người cha trong những sinh hoạt hàng ngày. Những người thân trong gia đình của Bảo Hiếu cũng cảm thấy hụt hẫng vì bỗng dưng mất đi sự giúp đỡ và hỗ trợ, an ủi của một người con rể, người anh, người em đáng quý và dễ thương.
Thế nhưng Bảo Hiếu đã không hề than vãn, dù rằng trong đêm khuya có những lúc người phụ nữ này cũng muốn bật khóc cho số phận vất vả của mình, bởi vì những đứa con gái nhỏ này có những lúc đêm khuya đã phải nằm ngủ chung với mẹ và nắm chặt tay vì lo sợ rằng người mẹ thân yêu đó cũng có thể bị bắt giữ và biệt giam như bố của chúng, tước đi sự bảo bọc cần thiết trong tuổi thơ.
Khi viết đến đây, tự dung chúng tôi nhớ đến một tích xưa rất nổi tiếng trong văn học sử nước nhà về chuyện một phụ nữ cũng đã kiên trì một lòng minh oan cho chồng là Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.
Đó là chuyện khi ông Bùi Hữu Nghĩa làm tri huyện Trà Vang (Trà Vinh năm 1848), vì cương trực nên bị quan trên ghen ghét, ghép tội oan, rồi bắt giam và giải về Gia Định chờ xử tội. Bà vợ ông là Nguyễn Thị Tồn thấy chồng bị oan ức liền từ Trà Vang lên Mỹ Tho rồi quá giang ghe bầu ra Huế để kêu oan cho chồng, một tiến trình kéo dài nhiều tháng trời vào lúc xưa. Tại kinh thành Huế, bà gặp được Thượng thư Bộ Lại Phan Thanh Giản để bày tỏ nỗi oan của chồng và được giúp đỡ. Vị minh quan viết tờ trạng và chỉ vẽ cho bà cách trình tấu nơi công đường.
Vào canh Năm, bà Tồn tới Tam Pháp Ty mạnh dạn đánh ba hồi trống làm kinh động nơi Tam cung Lục viện. Vua Tự Đức cho đòi người đánh trống vào chầu. Trước mặt vua và triều đình, bà biện bạch nỗi oan khiên của chồng đang gánh chịu. Vua Tự Đức nghe xong, giao cho Bộ Hình xem xét. Sau khi thẩm định minh bạch, nhà vua chung thẩm bản án: “tha cho ông Bùi Hữu Nghĩa khỏi tội tử hình nhưng phải quân tiền hiệu lực, đoái công chuộc tội”.
Sau đó, bà Nguyễn Thị Tồn được vua Tự Đức ban Võng điều có bốn lọng, nơi đầu võng có gông nhỏ sơn son, ngầm ý khen bà là người trung trinh, gan dạ song cũng thầm trách bà đã làm kinh động đế đô. Hoàng thái hậu Từ Dũ nghe tin, cho bà vào gặp mặt. Cảm kích trước một người phụ nữ dân dã từ xứ Đồng Nai không từ nan vạn dặm lặn lội đến chốn kinh thành minh oan cho chồng, Thái hậu đã ban tặng bà tấm biển chạm 4 chữ vàng Tiết phụ khả gia.
Sau này, khi nhắc đến hành động của vợ đánh trống kêu oan nơi kinh thành, ông Bùi Hữu Nghĩa tỏ lòng mến phục bằng câu đối:
Nơi kinh quốc ba hồi trống gióng, biện bạch này oan nọ ức, đấng hiền lương mắt thấy thảy đau lòng.
Chốn tỉnh đường một tiếng thét vang, hẳn hòi lẽ chánh lời nghiêm, lũ băng đăng tai nghe đà khiếp vía”.
Hơn 150 năm sau, không phải tại Trà Vinh mà tại Orange, California và Houston, Texas, bà Helen Nguyễn Bảo Hiếu cũng đã đánh trống kêu oan, biện bạch những điều oan ức để mong cho chồng mình được thả tự do, tuy không biết rằng những lời lẽ nghiêm chánh của mình có khiến cho nhà cầm quyền độc tài có nể sợ hay không. Chỉ biết là các viên chức chính quyền của Hoa Kỳ đã cảm phục để hết lòng ủng hộ.
Thoạt đầu, đã có bà dân biểu Mimi Walters thuộc đảng Cộng Hoà đã tích cực vận động tại Hạ Viện để yêu cầu Bộ Ngoại Giao Mỹ can thiệp. Sau cuộc bầu cử cuối năm 2018, bà Walters thất cử nhưng người chiến thắng là bà Katie Porter thuộc đảng Dân Chủ cũng đã nhanh chóng nhập cuộc để tiếp tục ủng hộ cho sứ mạng giải cứu cho anh Phương. Vì thế nên bà Porter đã đích thân mời Bảo Hiếu là vị khách danh dự của mình để đến tham dự buổi đọc bài diễn văn Thông Điệp Liên Bang của TT Trump tại Quốc Hội vừa qua, với ngụ ý là hồ sơ của Michael Phương Minh Nguyễn đang được phía Quốc Hội Mỹ quan tâm đến.
Từ lúc đầu, vì không bằng lòng với cách đối xử bất công của nhà cầm quyền trong nước, gia đình của anh Phương đã lập một thỉnh-nguyện-thư để đăng lên trang mạng Change.org để xin chữ ký của mọi người cùng thỉnh cầu các vị dân cử trong chính quyền, cũng như Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, hãy tìm cách cứu một công dân vô tội là Michael Phương Minh Nguyễn ra khỏi nhà tù ở Việt Nam để trở lại đoàn tụ với gia đình tại California. Cho đến nay đã có hơn 61,000 người ký tên vào bức thư thỉnh nguyện này, và chúng ta cần có ít nhất 75,000 chữ ký.
Quý đồng hương cùng thông cảm với tình cảnh của người phụ nữ này có thể đóng góp một nghĩa cử nhỏ bé bằng cách ký tên vào bức thỉnh-nguyện-thư này qua trang mạng, có thêm phần tiếng Việt để giúp dễ hiểu cho nhiều người: https://www.change.org/p/secretary-mike-pompeo-please-help-to-free-michael-phuong-minh-nguyen
Hoặc có thể vào trang mạng của Facebook: https://www.facebook.com/pg/Freemichaelnguyen/posts/ https://assets.change.org/photos/3/js/an/gPJsanROvxJLFJg-800x450-noPad.jpg?1532807732
MAI LOAN
Houston, Texas, ngày 20 tháng 4/2019
anhtuantaberd74@gmail.com
Nguyễn Kim Khánh 
Con đã ký Petition cho bác Phương , nhưng trang change.org đã bị phía csvn chặn từ đầu năm nay sau khi bị phản đối về luật ANM ( ANIMALS như cách gọi của người Việt về luật rừng này) 08:51 25/04/2019
Likes0
Dislikes0
Seen0
Đặng Bình 
Đúng là trò hèn hạ của bọn cs!! 15:04 25/04/2019
ViVi Hung Vo
15 mars 2015 ·
Chúng ta cùng chia sẻ thân phận của một rẻo đời
LỜI TRẦN TÌNH CỦA MỘT CÔ GÁI ĐIẾM
Thơ:Baky Hà NộI (*) –Tranh: ViVi Montréal 1991
* Xem từng đoạn xót từng câu…
em lấy Tầu sao các anh lại tức
đô la nhiều em mặc sức mà tiêu
lấy việt cộng tiền Hồ đáng bao nhiêu
làm sao đủ để cho em mua sắm?
thằng tầu già nó thương em nhiều lắm
chẳng làm gì chỉ nằm ngửa mà thôi
số em hên nên sung sướng một thời
hơn Thúy Kiều trong Đoạn Trường thuở trước
đừng chửi em vì em không bán nước
bán nước là bọn Trọng Dũng Thanh Sang
thân phận em chỉ làm điếm đi hoang
chỉ bán trôn để lấy tiền nuôi miệng !
nước Việt ta giặc Hồ đem cống hiến
cho giặc Tầu kiếm tỉ tỉ đô la
em có gì chỉ có mỗi lá đa
để làm vốn sống...See moreViVi Hung Vo
15 mars 2015 ·
Chúng ta cùng chia sẻ thân phận của một rẻo đời
LỜI TRẦN TÌNH CỦA MỘT CÔ GÁI ĐIẾM
Thơ:Baky Hà NộI (*) –Tranh: ViVi Montréal 1991
* Xem từng đoạn xót từng câu…
em lấy Tầu sao các anh lại tức
đô la nhiều em mặc sức mà tiêu
lấy việt cộng tiền Hồ đáng bao nhiêu
làm sao đủ để cho em mua sắm?
thằng tầu già nó thương em nhiều lắm
chẳng làm gì chỉ nằm ngửa mà thôi
số em hên nên sung sướng một thời
hơn Thúy Kiều trong Đoạn Trường thuở trước
đừng chửi em vì em không bán nước
bán nước là bọn Trọng Dũng Thanh Sang
thân phận em chỉ làm điếm đi hoang
chỉ bán trôn để lấy tiền nuôi miệng !
nước Việt ta giặc Hồ đem cống hiến
cho giặc Tầu kiếm tỉ tỉ đô la
em có gì chỉ có mỗi lá đa
để làm vốn sống qua đời dương thế
hồ cáo già hắn ngồi trông bệ vệ
ngay trong chùa ngang Đức Phật Thích Ca
cộng bắt dân vái lạy giống quỷ ma
sao không chửi cứ nhè em la mắng
vì cộng nô cuộc đời em cay đắng
kể từ ngày chúng giải phóng miền Nam
em đói khổ chúng chẳng cho em làm
nên làm đĩ đi giúp vui thiên hạ !
còn quê hương lũ giặc Hồ tàn phá
rừng đầu nguồn cũng đem cúng giặc Mao
tầu cướp đảo toàn dân chống xôn xao
chúng tỉnh bơ vẫn ăn chơi lễ hội
em làm đĩ xét ra không đáng tội
để mọi người phải nguyền rủa ngày đêm
lũ giặc cộng bán nước rõ từng tên
sao không chửi, chửi chi em tốn sức...