Thử thẳng thắn trả lời một câu hỏi lớn
Nguyễn Gia Kiểng
https://www.thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/13307-th-th-ng-th-n-tr-l-i-m-t-cau-h-i-l-n?fbclid=IwAR1l6YZfw6U0geYKXaGBefYe61WctbHgcGYixS5tEAcArt0Ysq6L0uPzxw4
Sai lầm lớn là cho rằng chỉ cần đồng ý với nhau trên những vấn đề cụ thể và bắt tay nhau hành động. Sự thực là người ta không bao giờ có thể liên tục đồng ý trên những vấn đề cụ thể bởi vì chúng gần như luôn luôn có thể có những giải đáp khác nhau. Do đó nếu tình cờ người ta đồng ý trên một mục tiêu cụ thể nào đó thì tháng sau sẽ không đồng ý trên một vấn đề cụ thể khác, và chia tay. Đồng thuận trên một tư tưởng chính trị khiến người ta không có những suy nghĩ quá khác nhau trên những chọn lựa cụ thể và do đó có thể hiểu nhau và thỏa hiệp với nhau ngay cả...See moreThử thẳng thắn trả lời một câu hỏi lớn
Nguyễn Gia Kiểng
https://www.thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/13307-th-th-ng-th-n-tr-l-i-m-t-cau-h-i-l-n?fbclid=IwAR1l6YZfw6U0geYKXaGBefYe61WctbHgcGYixS5tEAcArt0Ysq6L0uPzxw4
Sai lầm lớn là cho rằng chỉ cần đồng ý với nhau trên những vấn đề cụ thể và bắt tay nhau hành động. Sự thực là người ta không bao giờ có thể liên tục đồng ý trên những vấn đề cụ thể bởi vì chúng gần như luôn luôn có thể có những giải đáp khác nhau. Do đó nếu tình cờ người ta đồng ý trên một mục tiêu cụ thể nào đó thì tháng sau sẽ không đồng ý trên một vấn đề cụ thể khác, và chia tay. Đồng thuận trên một tư tưởng chính trị khiến người ta không có những suy nghĩ quá khác nhau trên những chọn lựa cụ thể và do đó có thể hiểu nhau và thỏa hiệp với nhau ngay cả khi không đồng ý.
danchu0
Cuộc vận động dân chủ sắp có một cơ hội rất lớn không nên để lỡ.
Từ hai tháng nay chúng ta đã bước vào năm thứ 45 từ ngày Đảng cộng sản ngự trị trên cả nước. Dịp kỷ niệm ngày 30/04/1975 năm nay hơi khác với những năm trước ở chỗ ít ai còn đặt ra một câu hỏi quan trọng, rất quan trọng, quan trọng nhất nếu không phải là duy nhất cho những ai mong muốn điều mà cả nước đều muốn, nghĩa là dân chủ. Có lẽ vì sau quá nhiều lần đặt câu hỏi người ta tưởng là đã có câu trả lời, một câu trả lời đau nhức mà người ta không muốn nghe lại nữa.
Câu hỏi đó là : "Tại sao đến giờ này Việt Nam vẫn chưa có được một lực lượng dân chủ có tầm vóc ?". Nó đi đôi với và hầu như cũng là câu trả lời cho một câu hỏi khác : "Tại sao sau gần nửa thế kỷ được áp đặt lên cả nước chế độ cộng sản vẫn còn tồn tại dù đã thất bại hoàn toàn trên mọi phương diện, trong tất cả mọi địa hạt và theo tất cả mọi tiêu chuẩn ?".
Chúng ta tưởng là đã có câu trả lời, nhưng thực ra đã có chưa ? Hay chỉ vì không dám thẳng thắn trả lời chúng ta đã dừng lại ở những câu trả lời phiến diện, loanh quanh và nhàm chán – như thiếu lãnh đạo, ai cũng muốn lãnh đạo dù không có những khả năng cần có của một người lãnh đạo v.v.- rồi với thời gian tưởng rằng mình đã hiểu. Câu trả lời không giản dị như nhiều người có thể nghĩ. Nó là một câu hỏi không phải chỉ đặt ra cho lý luận mà còn đặt ra cho lương tâm, không phải chỉ đặt ra cho dân tộc mà còn cho mỗi người. Một câu hỏi mà người ta chỉ có thể hy vọng trả lời đúng nếu đồng thời cũng thực tình muốn đóng góp giải quyết.
Với những ai dám chấp nhận sự đau nhức của một câu trả lời thẳng thắn tôi xin góp một vài ý kiến của một kẻ đã đấu tranh chính trị từ hơn một nửa thế kỷ qua và đã trăn trở nhiều trong cố gắng đóng góp xây dựng một tổ chức dân chủ.
Ba lý do đến từ lịch sử
Có ba lý do chính khiến chúng ta vẫn chưa có được một lực lượng dân chủ mạnh.
Lý do thứ nhất là chúng ta, người Việt Nam, rất thiếu văn hóa tổ chức, rất thiếu khả năng hợp tác để hành động có tổ chức.
Điều này hầu như ai cũng đồng ý vì nó quá hiển nhiên. Không thiếu trường hợp các tổ chức chính trị cũng như ái hữu tan vỡ vì những xung khắc vớ vẩn, người ta tranh giành quyền lực ngay cả trong những tổ chức không có một tầm quan trọng nào. Các hội ái hữu cựu học sinh một trường trung học hay các hội đồng hương mà hoạt động chính là tổ chức vài năm một lần một bữa cơm thân mật cũng có thể tan vỡ vì những tranh chấp vô lý. Tuy vậy rất ít ai ý thức được rằng thực trạng này rất nghiêm trọng và chúng ta phải khắc phục với tất cả quyết tâm.
Khả năng cốt lõi của giống người, khiến loài người thống trị được mọi loài vật không phải là trí khôn, sức khỏe, sự nhanh nhẹn và khéo léo của cơ thể hay các giác quan, hay ngay cả khả năng thích nghi với môi trường chung quanh, mà là khả năng hợp tác một cách uyển chuyển để tạo ra các tổ chức phù hợp với tình huống. Một người không là gì cả nếu phải đương đầu với một con voi hay một con cọp nhưng một trăm người chắc chắn sẽ chế ngự được cả một trăm con voi lẫn một trăm con cọp. Lý do là vì các loài vật hoặc không biết tổ chức (như những con đại bàng), hoặc chỉ biết hợp thành những nhóm nhỏ (như những con sư tử), hoặc các đàn lớn nhưng cứng nhắc theo bản năng sẵn có và không thể thay đổi cơ cấu để thích nghi với hoàn cảnh (như những đàn ong, đàn kiến).
Trình độ tiến hóa và văn minh của một dân tộc trước hết biểu lộ qua khả năng kết hợp thành tổ chức. Tôi đã sống và làm việc khá lâu và có may mắn được đi thăm nhiều nước, quan sát nhiều dân tộc và tiếp xúc với nhiều người trên mọi lục địa để có thể kết luận chắc chắn rằng trí khôn quan trọng nhất của một con người cũng như của một dân tộc là biết cách hợp tác để làm việc có tổ chức. Thiếu khả năng này là chưa thông minh và chưa văn minh. Những kinh nghiệm này cũng cho tôi một nhận xét đáng buồn là tuy kiến thức có thể cao hơn nhưng khả năng kết hợp của người Việt chỉ ngang hàng với các dân tộc Châu Phi Da Đen và Châu Mỹ La Tinh.
Và đó chỉ là so sánh dân tộc Việt Nam nói chung với các dân tộc khác chứ trí thức Việt Nam thì rất không bình thường. Thí dụ có những người dân chủ viết những bài tham luận khẳng định rằng muốn đấu tranh cho dân chủ thì phải có tổ chức, giảng giải về sự cần thiết của tổ chức, khuyên người khác nên dẹp cái tôi của mình để tham gia vào một tổ chức nhưng chính mình lại không tham gia và cũng không có ý định tham gia hay thành lập một tổ chức nào cả mà không hề thấy mâu thuẫn.
Tại sao ? Ảnh hưởng của Khổng Giáo không quan trọng bằng di sản của lịch sử khiến chúng ta thiếu văn hóa tổ chức và khả năng kết hợp. Phải hiểu lịch sử để hiểu lý do. Chúng ta đã là nạn nhân của một cách viết sử đặt tự ái dân tộc lên trên sự chính xác. Chúng ta nhắc đi nhắc lại rằng mình có bốn ngàn năm văn hiến, có trống đồng làm chứng cho một nền văn minh cao. Nhiều người, như Kim Định, còn nói người Trung Quốc chỉ học ở người Việt, rằng văn hóa Việt Nam là văn hóa tinh hoa và lâu đời bậc nhất. Rồi chúng ta tự mãn và định cư trong sự sai lầm. Sự thực trái hẳn.
Do điều kiện địa lý tổ tiên ta, cũng như các dân tộc Đông Nam Á nói chung, đã chỉ bắt đầu được khai hóa từ khi tiếp xúc với hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, từ hai thế kỷ trước công nguyên. Trước đó chúng ta chỉ là những bộ lạc bán khai. Một bằng chứng là không có vết tích của các tập trung lớn để một nền văn minh có thể xuất hiện. Một bằng chứng khác là ngôn ngữ của chúng ta chỉ có những từ cụ thể, tất cả những từ ngữ và khái niệm trừu tượng chuyên chở tư tưởng và ý kiến đều được du nhập từ tiếng Hán. Không quá nếu nói rằng văn hóa Trung Hoa, và Ấn Độ ở phía Nam, đã giúp chúng ta bắt đầu văn minh. Những người đặt những viên đá đầu tiên cho đất nước Việt Nam –Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp, Đào Hoàng, Lý Bôn, Khúc Thừa Dụ v.v.- đến từ Trung Quốc. Hai triều đại lớn đầu tiên của chúng ta –nhà Lý và nhà Trần- cũng đều do những người di dân Trung Quốc. Ngay gần đây, nửa thế kỷ trước, những người Trung Hoa đói khổ tha phương cầu thực chỉ sau một thời gian ngắn đã nắm gần hết kinh tế Việt Nam. Chúng ta chưa đủ văn minh và vì thế chưa có khả năng kết hợp của nhiều dân tộc khác.
Tuy nhiên nói như vậy không phải để tuyệt vọng và chán nản mà ngược lại để có hy vọng và niềm tin. Có thể nói trước công nguyên, khi bắt đầu tiếp xúc với văn minh Trung Hoa, chúng ta chậm trễ khoảng 4.000 năm so với thế giới văn minh lúc đó về ý thức tổ chức và khả năng kết hợp ; đầu thế kỷ 16 khi người phương Tây đến, chúng ta chỉ còn chậm trễ khoảng 2000 năm. Hiện nay chúng ta còn chậm trễ khoảng 50 năm. Chúng ta đã tiến rất nhanh mặc dù những trở ngại lớn : văn hóa Khổng Giáo rồi chế độ cộng sản, cả hai đều ngăn cấm các kết hợp của xã hội dân sự. Chúng ta cần cố gắng hơn nữa nhưng không cần phải bi quan.
Gần đây nếu nhìn kỹ thì cũng có thể thấy chúng ta đã tiến những bước rất dài. Cuộc tranh đấu giằng co của xã hội Việt Nam để tự cởi trói trong hơn 40 năm qua đã có tác dụng ngày càng mở rộng thêm không gian tự do và chúng ta hiện đã đạt tới tình trạng mà một kết hợp giữa những người dân chủ trong nước có thể hình dung được, dĩ nhiên với những thận trọng cần thiết. Văn hóa tổ chức ngày càng được phản ánh trong các suy nghĩ và phát biểu. Chỉ vài năm trước còn có rất nhiều nhân sĩ thản nhiên nói rằng mình không tham gia một tổ chức nào cả và coi đó như một vinh dự. Bây giờ trái lại ít ai còn chối cãi rằng đấu tranh chính trị chỉ có thể là đấu tranh có tổ chức. Trí tuệ Việt Nam đã được khai thông. Vấn đề chỉ là làm thế nào để nhanh chóng biến ý thức thành phản xạ. Muốn như vậy phải nhìn nhận văn hóa tổ chức như là văn hóa cao nhất và cần nhất, khả năng sinh hoạt trong một tổ chức là khả năng phải được trân trọng nhất trong một con người. Tiêu chuẩn để đánh giá một người đấu tranh chính trị phải là người đó đã đóng góp xây dựng tổ chức nào và với kết quả nào.
Lý do thứ hai là người Việt Nam rất thiếu, quá thiếu, kiến thức chính trị.
Chúng ta không thấy được điều này chỉ vì chúng ta quá kém để thấy được là mình kém. Đây cũng chủ yếu là di sản của văn hóa Khổng Giáo, một qui luật sống của kẻ nô lệ được tôn lên thành một đạo lý. Hơn nữa Khổng Giáo mà chúng ta tiếp thu và độc tôn cho tới cuối thế kỷ 19 lại chỉ là Khổng Giáo từ đời nhà Đường về trước, nghĩa là một Khổng Giáo xưa cũ trong đó các nho sĩ trúng tuyển các khoa thi thơ phú được cho làm quan để cai trị và bóc lột quần chúng. Tư tưởng và kiến thức chính trị hoàn toàn vắng mặt. Chúng ta tự hào có bốn ngàn năm văn hiến nhưng tuyệt đối không có tư tưởng chính trị, có lẽ chỉ trừ hai câu đầu của bài Bình Ngô Đại Cáo.
Ngoại trừ một ngoặc đơn ngắn và lộn xộn dưới các chính quyền quốc gia thiếu cả tài năng lẫn ý chí, Khổng Giáo đã chỉ được tiếp nối bằng chủ nghĩa cộng sản về bản chất cũng chỉ là một thứ Khổng Giáo mới trong đó chính trị cũng chỉ có nghĩa là độc quyền thống trị của Đảng cộng sản. Trong lịch sử của nước ta, kiến thức và tư tưởng chính trị chưa bao giờ được khuyến khích, trái lại còn bị cấm đoán. Không ngạc nhiên nếu người Việt Nam thiếu tư tưởng và kiến thức chính trị, ngay cả những người chống cộng sống ở nước ngoài. Đoạn tuyệt với một văn hóa rất khó.
Do di sản lịch sử và văn hóa này rất phần lớn người Việt cho rằng làm chính trị không cần phải học hỏi mà chỉ cần nghị lực và ý chí. Họ không hiểu rằng chính trị đòi hỏi sự hiểu biết về tất cả các bộ môn ở mức độ đủ cao để có thể dung hòa và tổng hợp chúng trong một dự án quốc gia. Sự ngộ nhận này vẫn còn đang tiếp tục bởi vì phải có một trình độ nào đó để biết rằng mình không biết. Nó khiến nhiều người nghĩ rằng mình cũng có thể thành lập hoặc lãnh đạo một tổ chức chính trị. Trong tiềm thức của họ chắc chắn chính trị vẫn chỉ là tranh giành ảnh hưởng và tiếng tăm. Kết quả tất nhiên là những "cố gắng đấu tranh" này chỉ có tác dụng đánh lạc sự chú ý khỏi các tổ chức nghiêm túc, sau cùng gây thất vọng và chán nản cho chính mình và cho phong trào dân chủ.
Một nhận định thường gặp trong các bài tham luận là đối lập dân chủ có quá nhiều tổ chức và các tổ chức không chịu kết hợp với nhau. Nhận định này không còn đúng nữa. Tuyệt đại đa số các tổ chức được thành lập hoặc tuyên bố thành lập trên thực tế đều không còn nữa hoặc đang tàn lụi một cách không thể đảo ngược. Số tổ chức thực sự còn tồn tại và có hy vọng phát triển chưa chắc đã bằng số ngón tay của một bàn tay. Nguyên nhân chính là do không hiểu rằng không thể duy trì, chưa nói phát triển, một tổ chức chính trị nếu không có một tư tưởng chính trị, nghĩa là một đồng thuận trên những câu hỏi nền tảng. Thí dụ như quốc gia và lòng yêu nước phải được quan niệm lại như thế nào trong thế giới này ; cứu cánh của hoạt động chính trị là gì, những khả năng và đức tính nào là cần thiết và đáng tôn vinh nơi một người hoạt động chính trị ; những thử thách nào đang và sẽ đặt ra cho đất nước và thế giới và có thể có những giải đáp nào v.v.
Sai lầm lớn là cho rằng chỉ cần đồng ý với nhau trên những vấn đề cụ thể và bắt tay nhau hành động. Sự thực là người ta không bao giờ có thể liên tục đồng ý trên những vấn đề cụ thể bởi vì chúng gần như luôn luôn có thể có những giải đáp khác nhau. Do đó nếu tình cờ người ta đồng ý trên một mục tiêu cụ thể nào đó thì tháng sau sẽ không đồng ý trên một vấn đề cụ thể khác, và chia tay. Đồng thuận trên một tư tưởng chính trị khiến người ta không có những suy nghĩ quá khác nhau trên những chọn lựa cụ thể và do đó có thể hiểu nhau và thỏa hiệp với nhau ngay cả khi không đồng ý. Nhiều người và nhiều tổ chức vẫn chưa ý thức được là những chọn lựa cụ thể luôn luôn là hệ luận của một niềm tin nền tảng nào đó và không thấy sự cần thiết của một tư tưởng chính trị. Đó là lý do khiến các tổ chức tê liệt và tàn lụi, cùng lắm chỉ có tiếp tục tồn tại trong một thời gian nhờ những điều kiện thuận lợi.
Có nên bi quan không ? Những phát biểu gần đây trên báo chí, trên mạng xã hội cũng như trong những tiếp xúc cho thấy rất nhiều người dân chủ đã ý thức được rằng xây dựng và phát triển tổ chức rất khó, đòi hỏi những cố gắng kiên trì và những kiến thức chính trị vững chắc. Nhiều người cũng đã bắt đầu hiểu rằng tham gia một tổ chức chính trị không có một tư tưởng chính trị và một dự án chính trị chỉ là một phí uổng thời giờ và công sức. Chúng ta đã tiến và cũng đã tiến khá nhanh mặc dù một di sản văn hóa rất bất lợi. Vấn đề chỉ là cần tiến nhanh hơn nữa.
Lý do thứ ba là chúng ta có một quan hệ quá phức tạp đối với sự thực và lẽ phải.
Nói rằng giả dối có thể hơi quá nhưng cũng không sai bao nhiêu. Chúng ta coi trọng hình thức hơn nội dung và đặt tình cảm trên lý trí mà không ý thức được rằng khi tình cảm thách thức lý trí nó không thể thành thực và lâu bền. Chúng ta coi điều người khác nghĩ về mình quan trọng hơn là điều chính mình nghĩ về mình, rồi vì khó tự dối mình nên chúng ta ít nghĩ về mình. Chúng ta mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm. Chúng ta coi thảo luận không phải là để học hỏi và hiểu nhau hơn mà chỉ là để tranh giành hơn thua.
Một người Việt ở nước ngoài có thể lên án một tổ chức là không chống cộng triệt để nhưng lại rất sợ bị coi là thuộc "các thế lực thù địch" và không được về Việt Nam du lịch. Một người trong nước có thể chửi chế độ một cách thậm tệ trong trò chuyện giữa bạn bè nhưng lại tránh quan hệ với những người dám bày tỏ lập trường. Một người có thể rất tốt trong lúc bình thường nhưng lại không lên án, thậm chí còn bênh vực những hành động sai trái khi chúng đến từ những người thân quen v.v. Tất cả những khuyết tật đó có trong mọi dân tộc, nhưng nơi người Việt Nam, chúng hiện diện một cách áp đảo. Nghiêm trọng hơn, ít người ý thức được rằng sự giả dối ngăn cản mọi kết hợp. Sinh hoạt tổ chức, nhất là các tổ chức tự nguyện, đòi hỏi sự thành thực ở mức độ rất cao bởi vì không có sự giả dối nào có thể che giấu lâu được, nhất là khi tổ chức khá đông đảo. Những người giả dối cô đơn cả với chính mình thì còn kết hợp được với ai ?
Vậy có phải bi quan không ? Một lần nữa câu trả lời là không. Sự giả dối ở mức độ hiện nay chủ yếu là di sản lịch sử, một lịch sử trong đó con người luôn luôn sống trong sự lo sợ. Dưới chế độ cộng sản nó đã biến nó thành một phản xạ sống còn. Trong lòng khinh bỉ và căm thù nhưng ngoài miệng vẫn phải ca tụng và biết ơn Đảng. Chế độ cộng sản không chỉ tàn phá đất nước, nó còn tàn phá cả tâm hồn Việt Nam.
Sau khi ở tù ra và trước khi ra nước ngoài tôi có một người bạn cũng là một người anh em họ xa. Anh này là một sĩ quan được huân chương anh hùng và cũng là một đảng viên xuất sắc được bầu làm đại biểu cho đại hội Đảng cộng sản năm 1982. Anh tâm sự : "mình ghét chúng nó thậm tệ nhưng sợ quá nên đành làm anh hùng". Nguyễn Chí Thiện là một ngoại lệ rất hiếm, ông đáng được tạc tượng để làm chứng cho danh dự còn lại của dân tộc trong một giai đoạn. Tuy vậy nét đậm của đất nước hiện nay là cái sợ đang tan. Chúng ta đang sống trong giai đoạn chuyển hóa. Con người Việt Nam nhiễm thêm nhiều tật xấu khác trong một xã hội băng hoại nhưng ngày càng bớt sợ, đang trút bỏ sự giả dối và tìm lại chính mình.
Ngoại lệ cộng sản ?
Tới đây một số bạn đọc có thể đặt câu hỏi với di sản văn hóa và lịch sử đó tại sao những người cộng sản vẫn thành lập được một đảng đủ mạnh để giành được chính quyền và cầm quyền lâu như vậy, phải chăng họ tài giỏi phi thường ?
Câu trả lời dứt khoát là không. Tổ chức mà chúng ta đang thảo luận là kết hợp của những con người tự do tự nguyện hợp tác với nhau vì cùng trân trọng một số gia trị và cùng chia sẻ một tư tưởng chính trị. Đó không phải là trường hợp của Đảng cộng sản và vì thế họ không có những khó khăn của những người dân chủ. Chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất chỉ là một thứ Khổng Giáo mới vì thế người cộng sản không cần một cố gắng về văn hóa và ý thức. Các đảng cộng sản về bản chất cũng không khác với các đảng cướp (chính ông Hồ Chí Minh và các lãnh tụ cộng sản chứ không phải ai khác đã nói là họ "CƯỚP" chính quyền tháng 8-1945) và vì thế họ có thể dùng bạo lực và khủng bố để xây dựng và giữ gìn đảng, như câu chuyện người bạn mà tôi vừa kể.
Một kết luận cho một khúc quanh lớn
Trở lại câu hỏi tại sao đến giờ này Việt Nam vẫn chưa có được một lực lượng dân chủ có tầm vóc. Có nhiều lý do nhưng ba lý do kể trên đủ để giải thích tại sao. Quá đủ vì thực ra chỉ cần một trong ba lý do đó cũng đủ. Chúng ta có cả ba và còn có những lý do khác, như sự đàn áp thô bạo của Đảng cộng sản mà theo tôi không còn là lý do chính. Tình trạng hiện nay không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy vậy với một cái nhìn bình tĩnh chúng ta có thể thấy là người Việt đang rũ bỏ di sản văn hóa và lịch sử và vượt qua những trở ngại đó. Chúng ta sẽ còn tiến nhanh hơn, rất nhanh, nếu ý thức được những lý do chính đã khiến cuộc vận động dân chủ chưa mạnh và rút ra một kết luận dứt khoát.
Kết luận đó là : Đấu tranh chính trị chỉ có thể là đấu tranh có tổ chức và một tổ chức chính trị đúng nghĩa chỉ có thể là thành quả của những cố gắng bền bỉ của những người có đủ kiến thức chính trị và cùng chia sẻ một tư tưởng chính trị đúng. Như thế phải bác bỏ chủ nghĩa nhân sĩ, không ủng hộ những tổ chức thành lập vội vã hay không có tư tưởng chính trị, chỉ tham gia và ủng hộ những tổ chức nghiêm túc.
Điều cần được ý thức rất rõ ràng là cuộc đấu tranh cho dân chủ là cuộc đấu tranh cách mạng hoàn toàn mới trong lịch sử nước ta bởi vì chúng ta chưa bao giờ có tự do và dân chủ. Đó là cuộc chiến đấu để mở ra cả một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên thứ hai trong lịch sử nước ta, kỷ nguyên của những con người Việt Nam tự do và của một nước Việt Nam dân chủ. Chính vì thế mà nó khó khăn, đòi hỏi một tư tưởng chính trị mới và một văn hóa mới. Nhưng cũng chính vì thế mà nó vinh quang.
Không chỉ vinh quang mà còn có triển vọng thắng lợi trong một tương lai gần. Đảng cộng sản Việt Nam, cũng như Đảng cộng sản Trung Quốc, đã chuyển hóa từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân. Đây là chặng đường miễn cưỡng trong tiến trình đào thải tất yếu của các chế độ cộng sản khi họ không còn một tư tưởng chung –chính họ cũng đã thấy "tư tưởng Mác-Lênin" là nhảm nhí- để có thể lấy những quyết định tập thể, như người ta đã thấy tại Liên Xô và Đông Âu. Kinh nghiệm cũng cho thấy là các chế độ này đều sụp đổ ngay trong nhiệm kỳ của nhà lãnh đạo "nhất thể hóa" đầu tiên.
Việt Nam còn có thể thay đổi nhanh hơn. Tình trạng sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng không còn cho phép ông đảm nhiệm vai trò mà ông đã được chọn để làm, nghĩa là lấy những quyết định cần thiết thay thế cho một ban lãnh đạo chia rẽ trên gần như mọi vấn đề, và sẽ khó tìm được người thay thế ông. Đảng cộng sản Việt Nam đang rất nguy ngập. Càng ngày sẽ càng có nhiều đảng viên cộng sản hiểu rằng sự cáo chung của chế độ không còn xa và họ phải chọn lựa đứng vào hàng ngũ dân chủ để làm tác nhân thay vì nạn nhân của một thay đổi bắt buộc và đang tới.
Cuộc vận động dân chủ sắp có một cơ hội rất lớn không nên để lỡ.
Trần Kim Thập 
Theo những quan sát hàng ngày, và thiển nghĩ của tôi, từ trong gia đình, con em người Việt đã được dạy dỗ và huân tập một thói quen sống "ngoan ngoãn để làm vui lòng cha mẹ". Do đó, khi trưởng thành cũng quen "sống ngoan ngoãn" để là vừa lòng cấp trên. "Ngoan ngoãn" đến mức, thấy sai không dám nói, biết đúng nhưng không dám làm...do không quen với lý luận. Khi tranh cải, hầu hết người Việt...See moreTheo những quan sát hàng ngày, và thiển nghĩ của tôi, từ trong gia đình, con em người Việt đã được dạy dỗ và huân tập một thói quen sống "ngoan ngoãn để làm vui lòng cha mẹ". Do đó, khi trưởng thành cũng quen "sống ngoan ngoãn" để là vừa lòng cấp trên. "Ngoan ngoãn" đến mức, thấy sai không dám nói, biết đúng nhưng không dám làm...do không quen với lý luận. Khi tranh cải, hầu hết người Việt chỉ muốn để thắng, chứ không phải lý luận để tìm hiểu chân lý, sự thật nhằm để học hỏi, "thắng làm vua, thua làm giặc"! Tất cả thành thói quen. Văn hóa của một cộng đồng dân tộc là thói quen trong sinh hoạt cuộc sống, từ cách ứng xử đến tư duy của dân tộc ấy. Các khái niệm "tự do", "dân chủ" vì vậy còn rất xa lạ với văn hóa người Việt, dù người Việt đã nói đến tự do, dân chủ từ nhiều thập kỷ qua. Vì vậy, phải chăng đó là lý do người Việt chưa đủ sức dung nạp văn hóa tổ chức, đặc biệt là hình thành một tổ chức chính trị đủ sức để đương đầu với tổ chức chính trị mang tên cộng sản, sản phẩm ngoại lai từ con đẻ của chủ nghĩa Cộng sản quốc tế biến dạng thành con nuôi của chủ nghĩa Đại Hán tân thời. 05:38 29/06/2019
Likes5
Dislikes0
Thank you0
Trần Kim Thập 
Cuối cùng, chủ nghĩa cộng sản đã bị chính quê cha của nó khai trừ, đuổi chạy và phải biến hình và "tỵ nạn" nơi rừng núi phong kiến Tàu, Việt Nam, Bắc Hàn...Và nó đã chết! Chủ nghĩa cộng sản đã chết! Chỉ có kẻ điên khùng mới bận tâm đi đánh một xác chết?! 19:06 29/06/2019
Likes3
Dislikes0
Thank you0
Lê Trung Tĩnh 
Cảm ơn các bác. 06:10 30/06/2019
Likes2
Dislikes0
Thank you0
LVGViV 
Những kinh nghiệm này cũng cho tôi một nhận xét đáng buồn là tuy kiến thức có thể cao hơn nhưng khả năng kết hợp của người Việt chỉ ngang hàng với các dân tộc Châu Phi Da Đen và Châu Mỹ La Tinh.----> Câu này không ổn sorry ông Nguyễn Gia Kiểng tôi phải nói thẳng và nói thật, ông phạm một sai lầm RẤT NGHIÊM TRỌNG ! VÀ điều này không thể chấp nhận cho hiện tại và cả kỷ nguyên sáng tạo...See moreNhững kinh nghiệm này cũng cho tôi một nhận xét đáng buồn là tuy kiến thức có thể cao hơn nhưng khả năng kết hợp của người Việt chỉ ngang hàng với các dân tộc Châu Phi Da Đen và Châu Mỹ La Tinh.----> Câu này không ổn sorry ông Nguyễn Gia Kiểng tôi phải nói thẳng và nói thật, ông phạm một sai lầm RẤT NGHIÊM TRỌNG ! VÀ điều này không thể chấp nhận cho hiện tại và cả kỷ nguyên sáng tạo ở tương lai !12:52 30/06/2019
Xin copy past ra đây một số phiếu bầu của cuộc Bầu cử lãnh đạo nước Việt Nam dân chủ.
Timestamp Người (tổ chức) được bầu chọn Họ và Tên người bỏ phiếu Thành phố cư ngụ Quốc gia cư ngụ Nghề nghiệp Facebook, điện thoại, email, blog, trang web...của bạn Email Đôi lời về lựa chọn của bạn Chúng tôi có thể công bố tên của bạn khi thông báo kết quả bầu cử?
12/19/2018 7:16:49 Trần Huỳnh Duy Thức Đà nẵng VIệt Nam Không
12/19/2018 12:56:44 Lê Trung Tĩnh Hà Nội Việt Nam ? Tôi tin anh ấy sẽ làm được. Không
1/14/2019 4:04:02 Nguyễn Quang A (Diễn đàn Xã hội Dân sự) Ngoc Thanh, Dang Stuttgart Germany Thợ cơ khí ngoc_thanh.dang@yahoo.com Tôi không đảng phái nào, khuynh hướng tự do dân chủ tiến bộ/ xã hội dân sự. ngoc_thanh.dang@yahoo.com Đồng ý
1/17/2019 1:30:42 Lê Công Định...See moreXin copy past ra đây một số phiếu bầu của cuộc Bầu cử lãnh đạo nước Việt Nam dân chủ.
Timestamp Người (tổ chức) được bầu chọn Họ và Tên người bỏ phiếu Thành phố cư ngụ Quốc gia cư ngụ Nghề nghiệp Facebook, điện thoại, email, blog, trang web...của bạn Email Đôi lời về lựa chọn của bạn Chúng tôi có thể công bố tên của bạn khi thông báo kết quả bầu cử?
12/19/2018 7:16:49 Trần Huỳnh Duy Thức Đà nẵng VIệt Nam Không
12/19/2018 12:56:44 Lê Trung Tĩnh Hà Nội Việt Nam ? Tôi tin anh ấy sẽ làm được. Không
1/14/2019 4:04:02 Nguyễn Quang A (Diễn đàn Xã hội Dân sự) Ngoc Thanh, Dang Stuttgart Germany Thợ cơ khí ngoc_thanh.dang@yahoo.com Tôi không đảng phái nào, khuynh hướng tự do dân chủ tiến bộ/ xã hội dân sự. ngoc_thanh.dang@yahoo.com Đồng ý
1/17/2019 1:30:42 Lê Công Định Hoang Nguyen San Diego USA Retire nhoang1954@yahoo.com nhoang1954@yahoo.com Đồng ý
02/02/2019 07:26 Nguyễn Gia Kiểng (Tập hợp Dân chủ Đa nguyên) Nguyễn văn đạo Hải phòng Việt nam Tự do Nguyễn đạo Dân chủ đa nguyên nguyenvandao13121989@gmail.com Trương trọng nghĩa Đồng ý
02/02/2019 11:39 Trần Huỳnh Duy Thức Cao, Thin Hannover CHLB Đức yasmincao@yahoo.de Ngô Bảo Châu Đồng ý
3/26/2019 4:53:26 Lê Trung Tĩnh Trần Thị Diễm Châu Bonn Germany Caregiver https://www.livenguide.com/user/2614-tran-thi-diem-chau.html "Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh là người có óc sáng tạo và đủ bản lĩnh, tài đức để làm lãnh đạo quốc gia theo thiển ý của tôi. Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh là sự lựa chọn cuối cùng của tôi, là ứng cử viên Lãnh Đạo quốc gia Việt Nam dân chủ KHI có bầu cử tự do và tôn trọng quyền con người. Quyền chính trị của mỗi cử tri quyết định thể chế chính trị hiện nay. Việt Nam KHÔNG thể tiếp tục là nhà nước một đảng lãnh đạo. Một đảng là không có dân chủ, chỉ có độc tài, đàn áp khủng bố người bất đồng chính kiến, người dân tiến bộ (những người không thích đảng cộng sản). Tôi lập lại 2 tiếng ""khủng bố"" mà truyền thông quốc tế đã viết từ tai tiếng tại CHLB Đức và châu Âu qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, xét xử tuyên án tại tòa án Đức 2017. Nếu vì lý do Ts Tĩnh trong Ban bầu cử không được ở trong danh sách bầu cử, thì được ứng cử lần khác trong tương lai. Ts Lê Trung Tĩnh là người hoạt động xã hội tích cực, trẻ tuổi có tinh thần phục vụ và tài năng lẫn óc sáng tạo, nhạy bén, thích hợp trong thời đại mới của kỷ nguyên thông tin, kỹ thuật số." diemchautt@googlemail.com, diemchautt@gmail.com Đồng ý
Tuyệt đối công bằng, trung thực, và tôn trọng tất cả các ƯCV và đảng phái. Mời các bạn tham gia và chia sẻ đường link vào cuộc bầu cử https://baucudanchulink.wordpress.com.
Xin giới thiệu với mọi người Cương lĩnh của đảng Cộng sản Việt Nam: http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/Uploads/2018/6/3/14/cuonglinhcachmang.pdf
Đây là tài liệu chúng tôi tìm được trên mạng viễn thông hoàn cầu (hay internet). Mời các bạn, các người quan tâm và các lãnh đạo chính trị tham khảo. Các bạn có Cương lĩnh của các đảng phái, tổ chức chính trị khác của Việt Nam thì xin gửi để chúng tôi đăng tải.
Đảng Cộng sản là đảng hiện đang cầm quyền tại Việt Nam dầu chưa qua cuộc bầu cử nào. Trong Cuộc bầu cử lãnh đạo nước Việt Nam dân chủ đang diễn ra, đảng Cộng sản hiện có số phiếu rất thấp.
Tuyệt đối công bằng, trung thực, và tôn trọng tất cả các ƯCV và đảng phái, cuộc bầu cử đang diễn ra tại: https://baucudanchulink.wordpress.com
Kết quả cuộc bầu cử...See moreXin giới thiệu với mọi người Cương lĩnh của đảng Cộng sản Việt Nam: http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/Uploads/2018/6/3/14/cuonglinhcachmang.pdf
Đây là tài liệu chúng tôi tìm được trên mạng viễn thông hoàn cầu (hay internet). Mời các bạn, các người quan tâm và các lãnh đạo chính trị tham khảo. Các bạn có Cương lĩnh của các đảng phái, tổ chức chính trị khác của Việt Nam thì xin gửi để chúng tôi đăng tải.
Đảng Cộng sản là đảng hiện đang cầm quyền tại Việt Nam dầu chưa qua cuộc bầu cử nào. Trong Cuộc bầu cử lãnh đạo nước Việt Nam dân chủ đang diễn ra, đảng Cộng sản hiện có số phiếu rất thấp.
Tuyệt đối công bằng, trung thực, và tôn trọng tất cả các ƯCV và đảng phái, cuộc bầu cử đang diễn ra tại: https://baucudanchulink.wordpress.com
Kết quả cuộc bầu cử được cập nhật và bàn luận tại https://www.livenguide.com/user/2925-bau-cu-lanh-dao-nuoc-viet-nam-dan-chu.html
(Các Bạn và Lê Trung Tĩnh)
Từ nhiều năm nay, nhiều người đặt câu hỏi: Lá thư gửi Liên Hợp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa có nhận được phản hồi từ Tổng thư ký Liên Hợp Quốc? Sau 5 năm tôi thấy cần viết đôi dòng để trả lời.
Câu trả lời đơn giản là: chúng tôi không nhận được phản hồi nào từ các địa chỉ nhận thư. Đó là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc, Uỷ ban 1 của Liên Hợp quốc (Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế), Tòa án Công lý Quốc tế. Ngoài các địa chỉ trên, lá thư còn được gửi đến Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại LHQ là ông Lê Hoài Trung. Cũng không nhận được trả lời và không có thông tin về việc phía Việt Nam có ảnh hưởng tích cực gì đối với lá thư hay không. Tôi rất biết ơn nếu người nào có thể cung...See moreTừ nhiều năm nay, nhiều người đặt câu hỏi: Lá thư gửi Liên Hợp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa có nhận được phản hồi từ Tổng thư ký Liên Hợp Quốc? Sau 5 năm tôi thấy cần viết đôi dòng để trả lời.
Câu trả lời đơn giản là: chúng tôi không nhận được phản hồi nào từ các địa chỉ nhận thư. Đó là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc, Uỷ ban 1 của Liên Hợp quốc (Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế), Tòa án Công lý Quốc tế. Ngoài các địa chỉ trên, lá thư còn được gửi đến Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại LHQ là ông Lê Hoài Trung. Cũng không nhận được trả lời và không có thông tin về việc phía Việt Nam có ảnh hưởng tích cực gì đối với lá thư hay không. Tôi rất biết ơn nếu người nào có thể cung cấp thêm thông tin về các việc này (phản ứng của các địa chỉ nhận thư, tác động từ phía Việt Nam...).
Việc lá thư không nhận được hồi âm thật ra không khác với dự định ban đầu của lá thư là gợi nhắc người Việt và thế giới, cụ thể là các địa chỉ nhận thư, về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, sự xâm chiếm ngang ngược của Trung Quốc năm 1974 và việc nước này từ chối các giải pháp hòa bình và pháp lý từ nhiều năm nay.
Tuy nhiên là người tổ chức công việc này, từ viết thư, đếm từng chữ ký, in ra và đi gửi, tôi cảm thấy trách nhiệm với từng chữ ký của từng người và nghĩ rằng bản thân mình có thể làm hơn thế.
Tôi đã lưu giữ rất cẩn thận các giấy tờ liên quan đến lá thư, từ biên lai gửi thư, giấy đảm bảo gửi nhận, đến giấy hồi âm đã nhận của các cơ quan trên. Tôi còn nhớ là khi chờ hoài không thấy một vài giấy hồi âm đã nhận; tôi đã gửi thư cho Bưu điện Pháp than phiền và kiên quyết đòi các giấy này. Kết quả là vài tháng sau họ phải liên lạc cho bằng được phía Mỹ để có được chữ ký của từng người nhận thư tại các địa chỉ trên. Tôi xin đính kèm như một ví dụ thư Bưu điện Pháp và Mỹ với chữ ký của nơi nhận Liên Hợp Quốc và Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc.
Do đó tôi chắc chắn là lá thư và chữ ký của các bạn đã đến với nơi cần nhận.
Khi nào có điều kiện, tôi sẽ đến từng nơi kể trên, tức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc, Uỷ ban 1 của Liên Hợp quốc (Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế), Tòa án Công lý Quốc tế, để trực tiếp hỏi và trao đổi về lá thư và các giải pháp cho câu chuyện.
Tôi nghĩ rằng lá thư này là một cột mốc quan trọng trong lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Các chữ ký của các bạn không chỉ mang tính biểu tượng, nó là sự khẳng định của những người dân Việt đối với chủ quyền của đất nước. Và tôi tin rằng đất nước Việt Nam được tạo thành từ và đại diện bởi những người Việt như các bạn, chứ không phải một thể chế nào.
Tôi trân trọng từng chữ ký và sự tham gia của các bạn trong công việc này cũng như những việc khác chúng ta đang làm cùng nhau: cuộc Bầu cử lãnh đạo nước Việt Nam dân chủ, hay Trưng cầu dân ý về luật đặc khu.
Tôi viết những dòng này trên Livenguide, mạng xã hội tôi sáng lập và phát triển, và chỉ share lại trên Facebook vì tôi bất đồng sâu sắc với cách thức của Facebook.
Tôi cũng nhân dịp này cảm ơn các bạn đã truyền thông cho công việc này thời điểm này 5 năm trước.
Cảm ơn các bạn đã tham gia, đặt câu hỏi và đi cùng.
Trần Kim Thập 
Cám ơn Ts Lê Trung Tĩnh đã làm rõ một câu hỏi, đúng ra là một băn khoăn, một thắc mắc..."Tôi nghĩ rằng lá thư này là một cột mốc quan trọng trong lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Các chữ ký của các bạn không chỉ mang tính biểu tượng, nó là sự khẳng định của những người dân Việt đối với chủ quyền của đất nước. Và tôi tin rằng đất...See moreCám ơn Ts Lê Trung Tĩnh đã làm rõ một câu hỏi, đúng ra là một băn khoăn, một thắc mắc..."Tôi nghĩ rằng lá thư này là một cột mốc quan trọng trong lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Các chữ ký của các bạn không chỉ mang tính biểu tượng, nó là sự khẳng định của những người dân Việt đối với chủ quyền của đất nước. Và tôi tin rằng đất nước Việt Nam được tạo thành từ và đại diện bởi những người Việt như các bạn, chứ không phải một thể chế nào.03:33 21/01/2019
Likes2
Dislikes0
Thank you0
Trần Thành Công 
Tôi xin bầu cho ông Nguyễn Xuân Phúc làm lãnh đạo cuối cùng của chế độ xã hội chủ nghĩa. Ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ giúp đất nước Việt Nam thay đổi thể chế mà không phải đổ máu. 07:11 22/01/2019
Thân chào các bạn,
Ban tổ chức cuộc Bầu cử lãnh đạo nước Việt Nam dân chủ vừa có một thay đổi quan trọng trong form bỏ phiếu ( http://baucudanchulink.wordpress.com ). Đó là chúng tôi yêu cầu người bỏ phiếu cung cấp địa chỉ email.
Theo suy nghĩ ban đầu, việc này có thể làm mọi người ngại không bỏ phiếu vì không muốn để lại địa chỉ email. Tuy nhiên theo quan sát của chúng tôi thì đại đa số người bỏ phiếu đều sẳn sàng để lại các thông tin cá nhân cũng như đồng ý cho phổ biến phiếu bầu của mình. Có vẻ việc yêu cầu để lại email sẽ không làm mọi người ngại bỏ phiếu. Dĩ nhiên email của các bạn sẽ không được công bố, trừ khi bạn chọn đồng ý công bố phiếu bầu của mình.
Tiện lợi lớn của việc để lại email là người bỏ phiếu sẽ nhận được một mail...See moreThân chào các bạn,
Ban tổ chức cuộc Bầu cử lãnh đạo nước Việt Nam dân chủ vừa có một thay đổi quan trọng trong form bỏ phiếu (http://baucudanchulink.wordpress.com). Đó là chúng tôi yêu cầu người bỏ phiếu cung cấp địa chỉ email.
Theo suy nghĩ ban đầu, việc này có thể làm mọi người ngại không bỏ phiếu vì không muốn để lại địa chỉ email. Tuy nhiên theo quan sát của chúng tôi thì đại đa số người bỏ phiếu đều sẳn sàng để lại các thông tin cá nhân cũng như đồng ý cho phổ biến phiếu bầu của mình. Có vẻ việc yêu cầu để lại email sẽ không làm mọi người ngại bỏ phiếu. Dĩ nhiên email của các bạn sẽ không được công bố, trừ khi bạn chọn đồng ý công bố phiếu bầu của mình.
Tiện lợi lớn của việc để lại email là người bỏ phiếu sẽ nhận được một mail báo tin đã bỏ phiếu với đường dẫn để vào chọn một Ứng cử viên khác nếu muốn.
Các quan sát trên cho phép chúng tôi có sự thay đổi trên. Mong các bạn tiếp tục tham gia và phổ biến cuộc bầu cử.
Trần Thành Công 
Tôi có một góp ý. Anh Tĩnh nên tạo thêm một biểu tượng trên Livenguide để khi mọi người bấm vào đấy là dẫn ngay tới trang bầu cử lãnh đạo đất nước tự do dân chủ để mọi người đỡ mất công tìm kiếm khi cần bỏ phiếu. Đây là cuộc bầu cử công bằng và minh bạch cũng là một tiền đề để bầu ra lãnh đạo thực sự trong tương lai. Ai không tham gia người đấy sẽ bị thiệt thòi...See moreTôi có một góp ý. Anh Tĩnh nên tạo thêm một biểu tượng trên Livenguide để khi mọi người bấm vào đấy là dẫn ngay tới trang bầu cử lãnh đạo đất nước tự do dân chủ để mọi người đỡ mất công tìm kiếm khi cần bỏ phiếu. Đây là cuộc bầu cử công bằng và minh bạch cũng là một tiền đề để bầu ra lãnh đạo thực sự trong tương lai. Ai không tham gia người đấy sẽ bị thiệt thòi rất lớn. Đây là cơ hội để các ứng cử viên tiềm năng quảng cáo tên tuổi của mình tới người dân Việt Nam. Tương lai bầu cử thực sự chẳng có người dân nào lại đi bỏ phiếu cho một ngườì mà tên tuổi của họ mới được nghe lần đầu. Người chiến thắng là người có sự chuẩn bị sẵn sàng trên tất cả các mặt trận. Chiến thắng chỉ dành cho người xứng đáng. Tôi bầu cho anh Tĩnh vì anh có sự chuẩn bị sẵn sàng và hướng đi rõ ràng.20:05 13/01/2019
Likes0
Dislikes0
Thank you0
Lê Trung Tĩnh 
CAm on anh Tran Thanh Cong va chi Diem Chau. Cac gop y cua cac anh chi deu duoc lang nghe va ghi nhan. Chung toi se cai tien dan dan. 16:26 14/01/2019
LVGViV 
17 Dec 2018 - RFA Đài Á Châu Tự Do: Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 16 tháng 12 công khai đệ trình báo cáo về Việt Nam lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC).Theo đó, Chính phủ Hà Nội chỉ cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam một chút ít kể từ thời điểm Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) năm 2014 cho đến nay, và tiếp tục hạn chế các quyền...See more17 Dec 2018 - RFA Đài Á Châu Tự Do: Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 16 tháng 12 công khai đệ trình báo cáo về Việt Nam lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC).Theo đó, Chính phủ Hà Nội chỉ cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam một chút ít kể từ thời điểm Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) năm 2014 cho đến nay, và tiếp tục hạn chế các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tôn giáo của người dân. Báo cáo về tình hình nhân quyền của Việt Nam với nội dung nêu trên là cho kỳ UPR chu kỳ 3 của UNHRC, sẽ diễn ra vào ngày 22/01/19. Trong báo cáo đưa ra, Tổ chức Human Rights Watch nêu rõ Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo và tiếp tục duy trì quyền lực tuyệt đối. Kể từ năm 1954 cho đến hiện tại, Việt Nam chưa bao giờ tổ chức bầu cử tự do và công bằng. Đại biểu Quốc hội hầu hết là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam được chọn lựa vào. Tòa án và các bộ, ngành đều dưới quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam.21:49 07/01/2019