Tuyệt đối công bằng, trung thực, và tôn trọng tất cả các ƯCV và đảng phái. Mời các bạn tham gia và chia sẻ.
Nói thiệt là trước giờ tôi cũng không rành Youtube, video lắm. Nhưng sau khi chị Châu đọc bài này và nói muốn làm video tôi cũng thử mày mò tìm vài tấm hình và ghép nó lại thành một video. Còn khá thô sơ, mong mọi người đừng cười :)
BBC Vietnamese
Nhân Đại hội 13 nghĩ về tập trung dân chủ và bầu cử tự do
TS Lê Trung Tĩnh
https://www.youtube.com/watch?v=dU33O1FGl6o
Cảm ơn chị Diễm Châu đã luôn động viên.
Nhân Đại hội 13 nghĩ về tập trung dân chủ và bầu cử tự do
một giờ trước
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Một phụ nữ bán hàng hoa dắt xe đạp trên một tuyến phố ở Hà Nội hôm 26/01/2021
Đại hội 13 của đảng Cộng sản đang diễn ra và như thường lệ có nhiều bàn luận về tính tập trung dân chủ của đảng, đặc biệt trong tình hình có vài trường hợp "đặc biệt" như hiện nay.
Một tiếng nói hiếm hoi và khá bất ngờ có thể được nghe thấy từ ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, và người từng lãnh đạo Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhắc nhở vai trò quan trọng của dân chủ trong đảng:
"Đảng ta tôn trọng nguyên tắc tập trung, dân chủ. Đó là điều luôn phải thực hành, nhưng nghiên cứu những khóa vừa qua thì thấy cần hết sức coi trọng dân chủ, đừng quá đề cao tập trung mà đánh mất dân chủ."
Theo lời ông Duyệt, thì tính dân chủ trong đảng, nhờ đó mà các đảng viên cấp dưới có thể lên tiếng, đề xuất ý kiến hoặc giới thiệu những người lãnh đạo mà họ tin tưởng, đang bị yếu thế và tính tập trung ngày càng tăng.
Đại hội 13: Không có phản cảm gì nhiều về 'trường hợp đặc biệt'
Đảng bàn nhân sự cao cấp cho ĐH13 vào lúc Covid tái bùng phát
Đại hội 13: 'Quy tắc đảng dễ dàng bị phá vỡ khi thuận tiện'?
Tập trung trong đảng không phải là điều mới mẻ đối với những người quen thuộc với tình hình chính trị ở Việt Nam, nơi mà hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các vị trí lãnh đạo của đất nước và các tỉnh thành đều bị áp đặt từ cấp trên hơn là được đề xuất, đừng nói đến được bầu từ cấp dưới.
Tuy nhiên, lần này khía cạnh tập trung được nhấn mạnh nhiều hơn. Đến mức vào ngày 21/01/2021, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình nói rằng bất cứ ai giới thiệu bất kỳ ứng cử viên trong đại hội này mà khác với ý kiến của Ủy ban Trung ương phải chịu trách nhiệm về những giới thiệu đó, theo các báo Việt Nam.
Với lời cảnh báo như vậy, xin hỏi ai dám nghĩ đến dân chủ, dù chỉ trong đảng?
Cải thiện dân chủ để được dân tin yêu
NGUỒN HÌNH ẢNH,BAUCUDANCHULINK
Chụp lại hình ảnh,
Một phiếu thăm dò, bình chọn với nhiều ứng viên là người ở trong và ngoài đảng Cộng sản Việt Nam
Mặc dù có xu hướng rõ ràng trong việc gia tăng quyền quyết định từ một số ít bên trên bằng cách tập trung hóa trong tổ chức, luận điểm chính của đảng Cộng sản là luôn muốn cải thiện dân chủ trong tất cả các tổ chức cơ sở của mình, cũng như đảng Cộng sản luôn hướng tới và nhận được sự tin yêu ngày càng cao của người dân Việt Nam.
Đại hội 13 và ‘nhân sự đặc biệt Nguyễn Phú Trọng’
Đại hội 13 giảm bớt ý thức hệ XHCN để 'sáng tạo có chỉ đạo'
Đại hội 13 nhóm họp: Nhân sự, đường lối và thách đố
Thực tế mạng xã hội Việt Nam lại cho thấy mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa nhân dân với đảng Cộng sản.
Cần lưu ý là ở Việt Nam chưa có một cuộc thăm dò chính thức nào về sự tín nhiệm của người dân đối với chính phủ hay đảng cầm quyền do các tổ chức độc lập làm, điều hết sức bình thường ở các nước dân chủ.
Một hoạt động hiếm hoi đang diễn ra trên mạng có tên Cuộc Bầu cử Lãnh đạo nước Việt Nam Dân chủ do tác giả bài viết này tham gia tổ chức, nếu có thể hiểu như một cuộc thăm dò ý kiến, lại đưa ra một bức tranh khác nhiều so với mô tả của lãnh đạo Cộng sản.
Trong cuộc thăm dò còn nhỏ về phạm vi này, danh sách bốn thành viên hàng đầu của đảng Cộng sản và các nhà hoạt động xã hội và bất đồng chính kiến nổi bật khác được đề xuất để được người bình chọn bỏ phiếu.
Bên cạnh những người được đề xuất trong danh sách này, người bình chọn cũng có thể đề xuất ứng cử viên của riêng họ. Ứng cử viên được gợi ý nhận được nhiều phiếu bầu nhất sẽ thay thế ứng viên trong danh sách ban đầu có ít phiếu bầu nhất.
Chúng tôi tin rằng thể thức này, tuy chỉ áp dụng được với các bạn vào được mạng Internet, chứ không phải là cho cộng đồng dân cư ở khắp Việt Nam, cũng đã mang lại nhiều quyền tự do lựa chọn hơn và quyền hạn cho người bình chọn.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Pa-nô, áp phích tuyên truyền, cổ động cho kỳ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam nổi bật trên một đường phố
Người ta có thể đề cử ứng cử viên khác, hay có thể đề cử chính mình, và vận động cho ứng cử viên đó.
Theo bình chọn của hơn 1.400 người cho câu hỏi "Theo bạn, lãnh đạo/tổ chức chính trị nào có thể đảm bảo một nước Việt Nam dân chủ và thịnh vượng, người dân tự do và bình đẳng?" của cuộc thăm dò, đảng Cộng sản chiếm một vị trí rất khiêm tốn. Một nửa số ứng cử viên của họ đã bị thay thế bởi những người bên ngoài do người thăm dò đề cử.
Tổng số phiếu bầu tính đến nay cho tất cả các đảng viên Cộng sản đương nhiệm đứng dưới vị trí thứ năm, kém hơn nhiều so với số phiếu bầu dành cho những người như ông Trần Huỳnh Duy Thức (35,7% phiếu bầu) và ông Nguyễn Quang A (hơn 16,2% phiếu bầu).
Điều đáng chú ý là ông Thức đã bị bỏ tù hơn mười năm và vẫn ở tù nhiều năm nữa. Trong khi ông Quang A, một nhà bất đồng chính kiến khác, bị theo dõi thường xuyên, theo những gì chính ông viết trên mạng xã hội.
Chúng tôi tin rằng Bầu cử/thăm dò này, mặc dù vẫn còn hạn chế về dữ liệu, gợi ý về một khả năng là đảng Cộng sản có thể thua nếu một cuộc bầu cử tự do được tổ chức trong tương lai gần, cho dù đó là cuộc bầu cử phổ thông cho chức Tổng thống của đất nước (theo kiểu Mỹ) hoặc một cuộc bầu cử nghị viện cho một đảng lãnh đạo (theo kiểu Vương quốc Anh).
Có lựa chọn khác như thế nào?
Đảng Cộng sản đương nhiên có nhiều lý giải cho việc không tin vào kết quả của cuộc thăm dò hoặc phủ nhận sự cần thiết của bất kỳ cuộc bầu cử phổ thông nào bằng cách lặp đi lặp lại sự tin yêu của người dân dành cho họ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Các em nhỏ mua quà vặt trên vỉa hè một đường phố ở Hà Nội hôm 24/01/2021
Còn nếu chọn lý lẽ, họ có thể lập luận rằng mô hình lựa chọn lãnh đạo của họ dựa trên chế độ Xứng danh (Meritocracy), một cách thức được Trung Quốc sử dụng và ca ngợi, như Daniel A. Bell đã mô tả trong cuốn sách 'Mô hình Trung Quốc: Chế độ Xứng danh và các giới hạn của thể chế Dân chủ'.
Tuy nhiên, như các nhà phê bình của cuốn sách đã đề cập, đặc biệt là ông Timothy Garton Ash, giáo sư tại Đại học Oxford, chế độ Xứng danh, chưa bàn tốt xấu ra sao, thực tế không được áp dụng ở Trung Quốc hay bất cứ nơi nào trên thế giới. Mà đó chỉ đơn giản là một chủ nghĩa bè phái, thân hữu, bảo trợ lẫn nhau, và tham nhũng.
Ngoài ra, một nền dân chủ thực sự không chỉ dựa trên việc lựa chọn các nhà lãnh đạo mà còn dựa trên một môi trường dân chủ với hệ thống kiểm tra và cân bằng mạnh mẽ, điều mà các quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc đang thiếu.
Hơn nữa, như đã mô tả ở trên, sự tập trung quyền lực hiện đang thách thức tính dân chủ ngay cả trong đảng, một điều thiết yếu để chế độ Xứng danh có thể thành hiện thực. Nói một cách giản dị: dân chủ trong đảng còn không có, nói gì đến dân chủ cho nhân dân.
Chừng nào chưa có một cuộc bầu cử thật sự của người dân thì các sự kiện như đại hội 13 chỉ có thể được coi là những cuộc thăm dò, thậm chí còn chưa đầy đủ, ai được ủng hộ trong nội bộ của đảng mà thôi.
Nếu đảng Cộng sản tự hào về sự yêu mến và tin tưởng của nhân dân, chúng tôi băn khoăn là tại sao các lãnh đạo đảng này không tham gia vào một cuộc bầu cử phổ thông thực sự để khẳng định và gia tăng tính chính danh của mình?
Sự tham gia của họ chắc chắn sẽ góp phần xiển dương tinh thần mà Thăm dò đề cập ở trên luôn nêu ra trong mọi thông báo của mình: "Tuyệt đối công bằng, trung thực, tôn trọng tất cả các Ứng cử viên và đảng phái".
Đảng Cộng sản làm được điều này thì tôi thực sự tin rằng nhân dân Việt Nam rất cảm ơn.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, hiện sống tại Anh Quốc. BBC luôn hoan nghênh các ý kiến khác nhau, kể cả quan điểm phản biện lại bài viết này, trên Diễn đàn của chúng tôi.
Tôi vừa gửi thư cho Tổng thống Donald Trump ủng hộ những hành động của ông và nước Mỹ trong cuộc thương chiến với China. Lá thư vẫn tiếp tục nhận chữ ký và sẽ được gửi đi tiếp cho lãnh đạo các nước Châu Âu, Nhật, Úc: http://bit.ly/Sign-letter-to-President-Trump-and-US-Congress
Vào đầu năm 2019 khi ông Trump sang Việt Nam thượng đỉnh với ông Un tôi cũng vận động chữ ký gửi thư cho ông Trump. Thư nhắc lại việc China cưỡng chiếm Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974, cũng như cuộc Chiến tranh biên giới 17/2/1979 và Gạc Ma 14/3/1988. Thư này nhận được gần 2400 chữ ký sau vài ngày.
Ngoài các thư vận động chữ ký, tôi cũng có gửi thư riêng tôi cho ông Trump. Gần đây nhất là thư góp ý ông ấy về việc chống dịch cúm Vũ Hán.
Các thư về thương chiến China, về Biển Đông ông Trump có vẻ phản hồi bằng các phản ứng mạnh mẽ với China thậm chí cho đến những ngày gần đây. Tuy nhiên đáng tiếc là lá thư góp ý chống dịch dường như không được lắng nghe. Có thể vì nó lá thư riêng?
Tôi trân trọng mời ông Trump vào Livenguide, mạng xã hội của những người yêu tự do và công bằng. Trong Livenguide ai cũng được quyền lên tiếng, từ người đấu tranh dân chủ ở những nước độc tài, cho đến các lãnh đạo đang gặp khó khăn của thế giới tự do. Nơi đây các bạn có thể chuẩn bị cho tiếng thét, hay chỉ đơn giản là lắng nghe sự im lặng.
Cảm ơn ông Donald Trump, chúc ông và gia đình mọi điều tốt lành.
6500. Trả lời một số câu hỏi, nhận xét về cuộc “Bầu chọn lãnh đạo nước Việt Nam dân chủ”
Posted by adminbasam trên 12/01/2016
Lê Trung Tĩnh và các bạn
12-1-2016
Cuộc bầu chọn đang diễn ra tại đây. Bạn có thể theo dõi thông tin, kết quả và bình luận trên FB Lê Trung Tĩnh hay trang Bầu cử Dân chủ.
Trước tiên xin trân trọng cảm ơn các bạn đã và đang bầu chọn, đã chia sẻ, nhận xét, góp ý.
Thông tin của người bầu cử được giữ kín. Chúng tôi chỉ xin phép đăng một số bình luận tiêu biểu của người bầu cử.
Đây không phải là công việc “vu vơ, mơ tưởng, làm cho vui”
Chúng tôi không nghĩ công việc chúng ta đang làm “vu vơ, cho vui”. Trong chừng mực nào đó, nó có thể có ảnh hưởng đến người dân và con đường tiến đến Việt Nam dân chủ và tự do hơn việc chỉ tranh luận, chỉ trích ông này hay ông kia lên làm lãnh đạo ĐCS mặc dầu không quyết định được ông nào.
Chúng tôi dĩ nhiên không phê phán việc tranh luận, chỉ trích các lãnh đạo CS hiện nay. Chúng tôi chỉ mong muốn thiết lập một cách thức giải quyết khác và một cách nhìn khác: một cuộc bầu chọn với các ứng của viên đảng CS chỉ là một trong nhiều lựa chọn.
Chúng tôi không “mơ tưởng” bầu lên người lãnh đạo Việt Nam. Chúng tôi ý thức rõ ràng mục tiêu quan trọng nhất của công việc này: người dân được thể hiện quan điểm của mình về một vấn đề trọng đại và thiết thân bằng cách bầu chọn một cách tự do và công bằng nhất. Bằng việc làm này, chúng tôi mong muốn tiến đến cuộc bầu cử của 90 triệu người Việt không phân biệt đảng phái, giai tầng, tôn giáo. Đó là dân chủ.
Chúng tôi không là “tay chân hay ủng hộ ông nào trong ĐCS” hay ngoài ĐCS cả
Chúng tôi tôn trọng việc ĐCS VN chọn lựa lãnh đạo của họ, miễn là cách làm đó hợp pháp và ôn hòa. Bất luận người được đảng CS lựa chọn là ai, chúng tôi vẫn không cho rằng họ là lãnh đạo của nước Việt Nam vì đơn giản không có cuộc bầu cử cho 90 triệu người dân Việt Nam.
Chúng tôi chỉ có thể cho họ là ứng cử viên được ĐCS VN đề cử vào cuộc bầu chọn.
Khi nào ĐCS VN chính thức tuyên bố 4 người đứng đầu của họ, chúng tôi sẽ cho 4 người mới này vào danh sách ứng cử viên. Mục tiêu của chúng tôi do đó không nhằm ảnh hưởng ông này hay ông kia trong ĐCS.
Các ứng cử viên không cộng sản được lựa chọn chủ quan ban đầu từ những nhà bất đồng chính kiến, hoạt động xã hội dân sự, kinh tế có đóng góp cho cộng đồng và tiến trình dân chủ. Chúng tôi luôn mong muốn có thêm nhiều ứng cử viên từ khác, các bạn có thể đề cử. Chúng tôi cố gắng đảm bảo sự bình đẳng của tất cả các ứng cử viên.
Các ứng cử viên và người đề cử không nên ngần ngại vận động cho cuộc bầu chọn này
Nhiều ứng cử viên và người đề cử thể hiện sự ngần ngại khi thông tin về việc này, lo rằng họ sẽ bị coi là đang chăm sóc quá đáng hình ảnh của mình.
Chúng tôi nghĩ rằng việc vận động một cách hợp pháp sự ủng hộ của người dân cho sự bầu chọn của mình là việc bình thường trong một môi trường dân chủ hay muốn tiến đến dân chủ. Những người đấu tranh cho dân chủ Việt Nam cần tự tin khi khẳng định và thuyết phục mọi người rằng mình là người có thể lãnh đạo và được bầu chọn nhiều nhất. Đó là điều người dân cần.
Vả lại vận động cho việc này không phải là vận động để thành lãnh đạo Việt Nam, không ai “mơ tưởng” điều đó. Mà là vận động cho một hoạt động dân chủ và văn minh, cho một tương lai Việt Nam tự do và thịnh vượng.
Vậy nên, đó cũng phần nào là trách nhiệm của mọi người, và hơn ai hết của các nhà hoạt động chính trị tại Việt Nam, của những ứng cử viên và người được đề cử.
Kết quả sẽ được trình bày rõ ràng và chính xác
Nhiều người lo lắng và đặt câu hỏi về kết quả sẽ như thế nào. Là người tổ chức, chúng tôi không quan trọng ai là người có số phiếu cao hay thấp.
Chúng tôi tôn trọng các ứng cử viên được ghi tên, các người được đề cử như nhau theo quy định đã ghi, dầu họ có được phiếu cao hay thấp. Chúng tôi trân trọng vì họ đã tham gia vào chính trị Việt Nam.
Chúng tôi trân trọng và yêu quý từng lá phiếu, tên và nghề nghiệp từng người, từ “sinh viên” đến “làm móng”, từ “làm rẫy” đến “hưu trí”, từng dòng cảm xúc rất dài hay đôi khi rất ngắn: “tôi cần thay đổi”…
Kết quả sẽ là một kho dữ liệu quý giá về bầu cử tự do và bình đẳng. Chúng tôi sẽ làm tất cả để lá phiếu của các bạn ý nghĩa nhất.
Mong các bạn đi tiếp và dẫn bước chúng tôi trên con đường này.
Trân trọng cảm ơn.
(Lê Trung Tĩnh và các bạn)
Cuộc bầu chọn đang diễn ra tại đây.
____
Mời xem lại: Bầu chọn lãnh đạo nước Việt Nam dân chủ (BS).
6561. Tại sao “Bầu chọn lãnh đạo nước Việt Nam dân chủ” ?
https://anhbasam.wordpress.com/2016/01/16/6561-tai-sao-bau-chon-lanh-dao-nuoc-viet-nam-dan-chu/
Posted by adminbasam trên 16/01/2016
Lê Trung Tĩnh và các bạn
16-1-2016
Cuộc bầu chọn đang diễn ra tại đây. Bạn có thể theo dõi thông tin, kết quả và bình luận trên FB Lê Trung Tĩnh hay trang Bầu cử Dân chủ
Các dòng in đậm dưới đây là nguyên văn một số trong rất nhiều nhận xét, câu hỏi của các bạn gửi đến những ngày qua. Đây là điều có thể hiểu do công việc quan trọng và chưa có tiền lệ. Chúng tôitrân trọng cảm ơn và xin phản hồi ngắn gọn bên dưới.
Phải gian khổ và đấu tranh ngay tại Việt Nam
Trước tiên chúng tôi xin nói lời sau với những người đang đấu tranh dân chủ tại Việt Nam, đang tham gia các tổ chức xã hội dân sự, đang đi thăm công nhân bị đánh, nông dân bị cướp đất, cây bị chặt vô cớ, ngư dân bị giết, các người đang bị đánh đập, bỏ tù:
Chúng tôi trân trọng cảm ơn và ghi khắc sự hy sinh của các bạn.
Đó cũng là lý do chúng tôi làm công việc này, góp phần rất nhỏ bé trong công việc to lớn các bạn ở Việt Nam đang làm.
Vận động trên mạng không lật đổ được Cộng sản…
Mặc dù hiểu và thông cảm ước mong của các bạn, chúng tôi khẳng định mục tiêu của công việc này không nhằm lật đổ chế độ cộng sản hay ai cả.
Tuy vậy với các bạn nghĩ rằng “vận động trên mạng không lật đổ được Cộng sản”, chúng tôi chỉ xin xin mở ngoặc hỏi các câu sau:
Các bạn nghĩ sao nếu có một cuộc bầu chọn trên mạng với 1 triệu người tham gia ? Các bạn nghĩ sao nếu 1 triệu người đó cùng làm gì đó trong 1 ngày, hay thậm chí chỉ cần 1 giờ ? Người dùng Facebook ở Việt Nam ta thán, chỉ trích chế độ có lẽ nhiều hơn 1 triệu ?
Câu hỏi lớn hơn đặt ra là: sau đó (khi chế độ cộng sản không còn độc quyền lãnh đạo) thì sao ?
Người dân càng có được hình dung, mô hình rõ ràng và có thể hiểu được cho tình hình “sau đó”, họ càng mạnh mẽ tiến đến “sau đó”, mà việc bên trên chỉ là một ví dụ.
Còn không, thì người dân chắc chắn sẽ không đi tới “sau đó” làm gì. Và họ có lý.
Cố gắng mô tả tình hình chính trị “sau đó thì sao?” là một trong những mục tiêu của công việc bầu chọn này.
Cuộc bầu chọn này không có nhiều vòng, tại sao lại cho các ông CS vào, mấy ông dân chủ lạ hoắc biết chọn ai, tại sao không có người này, tổ chức kia…
Chúng tôi ghi nhận tất cả các nhận xét trên. Cuộc bầu chọn này được thiết kế đơn giản và dễ hiểu nhất có thể mà vẫn cố gắng thể hiện được thực tế chính trị tại Việt Nam và đảm bảo tính công bằng.
Các bạn có thể đề cử người khác. Nếu các bạn thấy các ứng cử viên dân chủ lạ và không đáng tin thì các bạn chọn các ứng cử viên Cộng sản. Hay nếu không tin ai thì các bạn có thể đề cử chính mình, nhưng lưu ý viết thêm về dự án chính trị của mình cho Việt Nam.
Nếu người bạn đề cử không được nhiều phiếu thì tại sao bạn và người được đề cử không vận động cho việc đó xảy ra?
Sự phân vân của bạn hiện nay trước danh sách ứng cử viên phản ánh khung cảnh chính trị Việt Nam của ngày “sau đó”. Khi đó có thể tất cả các lựa chọn đều không như ý, nhưng cuối cùng rồi thì các bạn vẫn phải chọn, và được chọn (chứ không như hiện nay).
Chúng tôi là ai mà “dám” tổ chức cái này
Thông tin về người đại diện có thể tìm thấy trên Facebook cùng tên.
Chúng tôi mong muốn các bạn tham gia chia sẻ công việc này vì giá trị của nó, chứ không vì chúng tôi là ai. Bằng cách tham gia một công việc của “sau đó”, các bạn đang quyết định hiện tại.
Mời các bạn chung tay. Chúng tôi chỉ là những hạt cát nhỏ.
“Do not be afraid”, John Paul II
(Lê Trung Tĩnh và các bạn)
Cuộc bầu chọn đang diễn ra tại đây.
Theo trang Trần Huỳnh Duy Thức:
"Bà Trần Diệu Liên Chị gái ông Thức cho biết ngoài lời nhắn nhủ đến mọi người :"Hãy tận dụng sự ra đi của tôi để đẩy cuộc đấu tranh này đến cuối cùng," Ông Thức bày tỏ niềm tin vào sự đấu tranh của người dân Việt nam mà theo ông thì chính nội lực của người Việt nam để thay đổi số phận dân tộc mình."
Đính kèm là kết quả của cuộc Bầu cử lãnh đạo nước Việt Nam dân chủ. Ông Thức là người có số phiếu nhiều nhất, và thậm chí cao hơn tổng số phiếu của tất cả các ứng cử viên Cộng sản có trong danh sách.
Tuyệt đối công bằng, trung thực, tôn trọng tất cả các ƯCV và đảng phái. Mời các bạn tham gia và chia sẻ đường link vào cuộc bầu cử https://baucudanchulink.wordpress.com
Tuyệt đối công bằng, trung thực, và tôn trọng tất cả các ƯCV và đảng phái. Mời các bạn tham gia và chia sẻ.