Tết ở trại giam Thanh Hoá
Dịp Tết Mậu Tuất ở trại giam Thanh Hoá, Quỳnh ngồi ở sân nhìn mọi người xung quanh sinh hoạt. Quỳnh đếm được hơn 10 đứa trẻ được mẹ bồng bế đi dạo. Điểm chung của mà Quỳnh thấy ở những em bé này là đôi mắt thiệt buồn và đầy sợ hãi. Quỳnh bị ám ảnh bởi đôi mắt của những đứa trẻ theo mẹ vào vòng lao lý. Chúng ngơ ngác, không vui, không buồn, nhìn cứ lạc lõng tồi tội làm sao.
Những đứa trẻ ấy được sinh ra trong trại giam, ở với mẹ đến 36 tháng tuổi thì được đưa vào trung tâm khác chăm sóc hoặc được người thân đón về. Nhìn chúng, Quỳnh nhớ Nấm, nhớ Gấu, nhớ ánh mắt trong veo và hồn nhiên của con mình. Và để gạt sự yếu đuối trong lòng mình qua một bên, Quỳnh cố tập cho mình nhớ lại những chuyện đã xảy ra...See moreTết ở trại giam Thanh Hoá
Dịp Tết Mậu Tuất ở trại giam Thanh Hoá, Quỳnh ngồi ở sân nhìn mọi người xung quanh sinh hoạt. Quỳnh đếm được hơn 10 đứa trẻ được mẹ bồng bế đi dạo. Điểm chung của mà Quỳnh thấy ở những em bé này là đôi mắt thiệt buồn và đầy sợ hãi. Quỳnh bị ám ảnh bởi đôi mắt của những đứa trẻ theo mẹ vào vòng lao lý. Chúng ngơ ngác, không vui, không buồn, nhìn cứ lạc lõng tồi tội làm sao.
Những đứa trẻ ấy được sinh ra trong trại giam, ở với mẹ đến 36 tháng tuổi thì được đưa vào trung tâm khác chăm sóc hoặc được người thân đón về. Nhìn chúng, Quỳnh nhớ Nấm, nhớ Gấu, nhớ ánh mắt trong veo và hồn nhiên của con mình. Và để gạt sự yếu đuối trong lòng mình qua một bên, Quỳnh cố tập cho mình nhớ lại những chuyện đã xảy ra để thoát ra khỏi tình trạng suy nghĩ tiêu cực.
Tháng 2/2018, Quỳnh bị đưa ra Thanh Hoá vào dịp cận Tết. Năm giờ sáng, một mình Quỳnh được hai xe chuyên dụng hộ tống với 9 công an. Lần đầu tiên Quỳnh biết có một chiếc xe cảnh sát, bên ngoài được thiết kế như xe bình thường nhưng bên trong lại là một hộp sắt được thiết kế như một buồng giam. Mọi nhu cầu ăn uống, vệ sinh dọc đường đều diễn ra bên trong hộp sắt. Công an sẽ đi dọn dẹp tại mỗi điểm dừng chân để họ ăn sáng, ăn trưa.
Vì đang từ Nha Trang khí hậu ôn hoà, lại bị chuyển ra Bắc đột ngột mà không có quần áo ấm nên suốt hai ngày đường rất lạnh, người bị sốt nên Quỳnh không ngừng cầu nguyện.
Ở trại giam tỉnh Khánh Hoà không hiểu sao công an rất khắc nghiệt, họ không cho gửi tất (vớ) và không cho mang dép vào buồng giam. Trời quá lạnh, Quỳnh hỏi công an Bùi Thị Huyền: “Tôi có thể mang dép vào buồng giam để đi xuống sàn nước hay không?”. Huyền trả lời:
- Lạnh thì lấy hai túi ni lông nhựa bọc vào. Quy định không cho mang dép vô!
Quỳnh nhớ hoài vẻ mặt của Huyền khi trả lời câu này. Mấy bạn tù nam nói: “Tụi nó (công an) muốn mình xin xỏ đó mà. Em lạnh thì xin đi nó sẽ cho!” Quỳnh chỉ cười!
Trong suốt hai năm bị giam giữ, Quỳnh có hai lần viết đơn xin công an. Lần thứ nhất là “Đơn xin gặp mặt gia đình”, và lần thứ hai là “Đơn xin hỗ trợ phạm nhân khác”.
Lá đơn đầu tiên Quỳnh viết ngày 28/6/2017 (một ngày trước phiên sơ thẩm) theo sự hướng dẫn của trại giam. Quỳnh cố tình ghi ở dưới “tôi đề nghị được gặp gia đình vì đã hoàn tất thủ tục điều tra và có cáo trạng”. Công an đọc xong vô kêu Quỳnh sửa chữ “đề nghị” thành chữ “xin”. Quỳnh không chịu sửa . Chị Hằng, người ở cùng phòng với Quỳnh, khuyên Quỳnh: “Bảy tám tháng em không gặp mẹ rồi, phải ra gặp để người nhà biết mình ra sao, phải nhịn mới được em à”. Quỳnh đã ngồi viết lại đơn.
Ông Trương Vinh Quang (Thủ trưởng Cơ quan ANĐT Khánh Hoà) và ông Công (người của Bộ Công an) đón Quỳnh ngay cổng ngoài trại giam với lời dặn dò:
- Chỉ hỏi thăm sức khoẻ gia đình, người thân, không nói chuyện chính trị xã hội gì hết nếu không chúng tôi sẽ cắt cuộc gặp.
Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra vỏn vẹn có 5 phút, vì Quỳnh vừa xin lỗi mẹ xong và mẹ nói “Con không phải xin lỗi, Mẹ và mọi người rất tự hào vì con”. Họ không muốn mẹ động viên Quỳnh trước phiên xử, Sau này Quỳnh mới biết, mẹ và bạn bè đã tranh đấu cho Quỳnh không ngừng nghỉ và dưới áp lực quốc tế mọi động thái liên quan đến Quỳnh đều được đem ra để mặc cả từ việc tiếp xúc với luật sư và gặp gia đình.
Lần thứ 2 Quỳnh viết đơn xin công an hỗ trợ người khác là sau khi đại diện đại sứ quán Mỹ vào gặp Quỳnh trong trại giam. Quỳnh có hỏi công an Hoàng Thị Ánh Hồng về việc muốn trợ giúp các “trực sinh” (những phạm nhân ở chung với tù nhân chính trị lo việc lấy cơm, canh hàng ngày) và giúp đỡ trẻ em đang “chịu án” chung với mẹ. Công an Hồng nói sẽ “báo cáo lãnh đạo”, nhưng Quỳnh đợi cả tháng trời không thấy câu trả lời. Quỳnh đọc trong sổ mua hàng căng tin điều 5 có nói về việc “giúp đỡ phạm nhân khác” phải viết đơn nên đã tự viết thư cho Ban Giám thị trại giam. Đơn gửi đi khá lâu, cũng không ai trả lời. Đến sáng ngày 17/10/2018, trong khi làm thủ tục rời trạm giam để đi Mỹ thì công an mới đồng ý cho Quỳnh thực hiện việc hỗ trợ người khác.
Quỳnh ước gì Quỳnh có thể san sẻ nhiều hơn với những người ở lại, bởi nhìn sự thiếu thốn của những đứa trẻ trong trại giam rất xót xa.
Công an thường hay trừng phạt tù nhân bằng cách không cho nhận hoặc gửi đồ hỗ trợ nhau như thực phẩm, đồ dùng hàng ngày. Để chia cắt Quỳnh và Nguyễn Đặng Minh Mẫn do hai chị em không nhận cơm canh, không nhận chế độ cúa trại giam, công an Hoàng Thị Ánh Hồng cũng dùng cách này. Mẫn đi gặp gia đình về, có đồ ăn muốn gửi cho Quỳnh cũng phải đợi “báo cáo lãnh đạo”.
Sự thiếu thốn, khó khăn trong trại giam sẽ khiến con người trở nên nô lệ và tuân theo mệnh lệnh của công an dễ dàng hơn.
Tết ở Thanh Hoá, Quỳnh được đi ra ngoài khu giam riêng của mình và bắt đầu quan sát và Quỳnh học được rất nhiều thứ.
Đây là một cái Tết không bao giờ Quỳnh quên trong cuộc đời mình.
Tết tù và những lời ca vang lên sau song sắt
Ba ngày Tết trong tù ngày nào Quỳnh cũng hát bài “Ly rượu mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương cho các bạn tù nghe. Đây là bài nhạc xuân mà Quỳnh thích nhất từ trước đến nay và bạn tù của Quỳnh không ai biết bài này.
Các bạn nhắn Quỳnh hãy bày các bạn bài hát này để đến phần điệp khúc là rủ nhau hát bè thiệt to:
“Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do...
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hoà.”
Mấy bạn tù của Quỳnh hay nói Quỳnh là người ngoài trái đất vì những bài hát Quỳnh bày cho các bạn không giống ai.
Quỳnh còn nhớ khi bày cho em cùng phòng hát bài “Này Người Anh Em” của nhạc sỹ Trần Lê Quỳnh, em học xong bài hát rồi cứ thắc mắc chuyện đi biểu tình, chuyện...See moreTết tù và những lời ca vang lên sau song sắt
Ba ngày Tết trong tù ngày nào Quỳnh cũng hát bài “Ly rượu mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương cho các bạn tù nghe. Đây là bài nhạc xuân mà Quỳnh thích nhất từ trước đến nay và bạn tù của Quỳnh không ai biết bài này.
Các bạn nhắn Quỳnh hãy bày các bạn bài hát này để đến phần điệp khúc là rủ nhau hát bè thiệt to:
“Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do...
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hoà.”
Mấy bạn tù của Quỳnh hay nói Quỳnh là người ngoài trái đất vì những bài hát Quỳnh bày cho các bạn không giống ai.
Quỳnh còn nhớ khi bày cho em cùng phòng hát bài “Này Người Anh Em” của nhạc sỹ Trần Lê Quỳnh, em học xong bài hát rồi cứ thắc mắc chuyện đi biểu tình, chuyện mặc áo Hoàng Sa - Trường Sa... Kể cho em nghe từ ngày này qua tháng nọ em không hề chán.
Chắc không ai tưởng tượng ra cảnh từ dãy buồng giam này đến dãy buồng giam khác văng vẳng tiếng hát: “Làm sao ngăn được tình yêu với quê hương. Đi trên tay trong tay đều nhịp bước...” đã khiến người ta thấy ngày trôi qua nhanh, đời còn có nhiều câu chuyện thật nhiều ý nghĩa.
Ở trong tù, tụi Quỳnh dành ngày đầu năm cầu nguyện cho những ước mơ trong tương lai, cho gia đình, người thân và bạn bè!
Mỗi ngày, tụi Quỳnh cũng dành 30 phút để nói chuyện con người.
Thường thì các bạn hỏi, Quỳnh trả lời! Làm sao để những người xung quanh mình được sống đúng nghĩa là con người, có điều kiện tiếp cận kiến thức, biết phân biệt đúng sai. Làm sao để bảo vệ nhau khi bị côn an chơi xấu trong trại giam?
Khi Quỳnh ngồi tính ngày các bạn thăm gặp gia đình, dặn các bạn nên nói gì, quan sát xung quanh thế nào khi có cơ hội ra ngoài.
Các bạn gọi Quỳnh là “pháp sư” vì các bạn cho rằng sao chuyện gì Quỳnh cũng biết.
Thật ra đâu phải, chính các bạn là đôi mắt, là đôi tai của Quỳnh mà các bạn không biết đó thôi. Và cũng có rất nhiều chuyện các bạn biết, cảm nhận mà Quỳnh chưa biết và chưa hề trải qua như các bạn.
Quỳnh nhớ Katy, một anh chàng người Nigeria hay quan sát thái độ của công an đối với Quỳnh rồi kể lại.
Katy hỏi Quỳnh:
- Em nói thiệt đi, em tội gì? Sao công an nữ mập mập luôn nhìn em bằng cặp mắt căm ghét khi đi sau em như vậy? Anh thấy mụ này nhìn em rất hận thù!
Công an mà Katy nhắc tới chính là nữ quản giáo Bùi Thị Huyền (vợ của điều tra viên Đỗ Bảo Liêm). Nữ quản giáo này hay dắt Quỳnh đi ngang qua phòng giam của Katy.
Katy nói tiếng Việt khá giỏi, nhưng thường thì khi muốn nói chuyện riêng với Quỳnh lúc buồn hay nhớ nhà, Katy hay nói tiếng Anh.
Một lần Quỳnh đang dịch cho Katy nghe mấy người xung quanh nói gì thì bị quản giáo Việt nhắc:
- Chị Quỳnh, không được nói tiếng Anh. Nói tiếng Anh là không tôn trọng cán bộ!
Bên kia Katy cười hí hí. Lát sau lại nói tiếng Anh tiếp!
Katy nói:
- Họ không muốn mình thông minh hơn họ!
Quỳnh ở buồng Tạm Giữ 3, có lần thấy mấy người Trung Quốc bị bắt vô hay làm ồn. Công an trại giam cũng không dám ăn hiếp như ăn hiếp Katy và mấy can phạm người Việt khác.
Can phạm Trung Quốc không ăn cơm, công an còn hỏi uống sữa hay ăn thịt gà không nữa. Tận tâm lắm!
Tội nghiệp Katy với mấy bạn khác, bị nạt nộ hoài!
Quỳnh nhớ có mấy lần, do nhốt Quỳnh qua khu đặc biệt không giống ai, nên công an quên chia cơm, quên đóng cửa buồng giam của Quỳnh. Có lẽ vì vậy, quản giáo Huyền khi đi làm lại ngày 30/10/2018, đóng hẳn cửa trong luôn, không cho Quỳnh ra ngoài mỗi ngày 15 phút như thường lệ.
Mấy lần Quỳnh định phản ứng mà chị ở chung cứ can ngăn vì chị sợ bị quản giáo Huyền thù. “Cán bộ mà ghét là mệt lắm” - chị nói vậy!
Quỳnh đem câu này dịch lại cho Katy nghe. Katy nói:
- Nhưng mà em khác, họ ghét em mà vẫn phải cười và đóng kịch với em mỗi ngày!
Ngày Tết với những người tù thật là buồn vì đây là dịp họ phải nghĩ về những điều không muốn nghĩ. Nghĩ về tương lai, về hoàn cảnh hiện tại và về gia đình. Ai cũng nghĩ không có cơ hội làm lại cuộc đời vì định kiến, vì cơ hội không có.
Khi thấy lòng các bạn chùng xuống, buồn bã như mùa đông ảm đạm đã qua trong khi ngoài kia mùa xuân đang về, Quỳnh hay bắt nhịp ca:
“Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó...
....
Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hoà.”
Trong hoàn cảnh khó khăn nếu mình không ngừng suy nghĩ về những điều tốt đẹp để đi tới thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Mùa xuân phải đến với chúng ta trong bất kỳ hoàn cảnh nào và bất kỳ nơi đâu - cho dù đang bị gông cùm và đang bị chế độ tống vào ngục thất.
Nếu Quỳnh và các bạn tù của Quỳnh làm được thì Quỳnh tin là ai cũng sẽ làm được.
Hong Kong năm 2047 và Việt Nam năm 2020!
Hơn một tháng qua các cuộc biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ đã khiến nhiều người quan sát có thêm thông tin về hệ thống “một quốc gia - hai chế độ” hiện đang được Trung Quốc sử dụng để quản lý đặc khu Hong Kong. Người xem cũng thấy được nỗ lực tranh đấu để Hương Cảng không lệ thuộc vào Trung Hoa đại lục sau năm 2047. Và nhìn lại Việt Nam, chúng ta đã chuẩn bị và làm gì gì cho giấc mơ tự do của mình?
Người Hong Kong không nản lòng!
Bắt đầu từ con số vài ngàn người đến con số 2 triệu người xuống đường, trong hơn 10 năm qua, những nhà tranh đấu ở Hong Kong vẫn đi tìm giải pháp cho bài toán làm sao để người ta bước ra khỏi sự thờ ơ, sự vô cảm và cả sự sợ hãi để cất lên tiếng nói của mình.
...See moreHong Kong năm 2047 và Việt Nam năm 2020!
Hơn một tháng qua các cuộc biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ đã khiến nhiều người quan sát có thêm thông tin về hệ thống “một quốc gia - hai chế độ” hiện đang được Trung Quốc sử dụng để quản lý đặc khu Hong Kong. Người xem cũng thấy được nỗ lực tranh đấu để Hương Cảng không lệ thuộc vào Trung Hoa đại lục sau năm 2047. Và nhìn lại Việt Nam, chúng ta đã chuẩn bị và làm gì gì cho giấc mơ tự do của mình?
Người Hong Kong không nản lòng!
Bắt đầu từ con số vài ngàn người đến con số 2 triệu người xuống đường, trong hơn 10 năm qua, những nhà tranh đấu ở Hong Kong vẫn đi tìm giải pháp cho bài toán làm sao để người ta bước ra khỏi sự thờ ơ, sự vô cảm và cả sự sợ hãi để cất lên tiếng nói của mình.
Từ những cuộc tuần hành nhân ngày kỷ niệm Hong Kong được trao trả về Trung Quốc 1/7 hàng năm, đến Phong trào Dù vàng (2014) và mới nhất là các đợt biểu tình chống Dự luật Dẫn độ (2019), thông điệp xuyên suốt là “không lệ thuộc” và “nhân quyền”. Đã có lúc người quan sát thấy mất hy vọng khi phong trào chiếm đóng trụ sở đặc khu hành chính kéo dài mấy tháng phải dừng lại. Nhưng với cam kết “We’ll be back” - “Chúng tôi sẽ trở lại”, người Hong Kong đã không từ bỏ ước mơ của mình.
Họ không ngừng học hỏi, làm việc cùng nhau (team work) để nghiên cứu chiến lược, và cùng vận dụng thành công tất cả các phương thức đấu tranh bất bạo động cho mục tiêu ngày càng có thêm người đồng hành xuống đường.
Từ những học sinh, sinh viên phản kháng, đến các giới công chức luật sư, bác sĩ, đủ mọi thành phần trong xã hội. Từ những ông bố, bà mẹ chỉ biết lo lắng, chuẩn bị cho tương lai yên ấm của con cái đến hình ảnh những bậc phụ huynh giận dữ sẵn sàng sát cánh cùng con em mình vì giới trẻ đã dám đương đầu, đã dũng cảm “không bỏ rơi đồng đội”. Từ những cuộc tuần hành đơn điệu hàng năm đến chiến thuật gây quỹ để đăng tải thông điệp kêu gọi thế giới quan tâm đến Hong Kong trên các thời báo lớn, chiến thuật rút tiền ra khỏi nhà băng, đến việc biểu tình ở những khu vực có khách du lịch đế phơi bày sự thật mà chính quyền Bắc Kinh muốn giấu nhẹm bằng cách kiểm soát thông tin tại đại lục. Bằng nhiều phương thức, bằng nhiều nỗ lực, người Hong Kong chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ tự do của mình.
Cho dù những yêu sách đưa ra chưa được chính quyền đặc khu đáp ứng, Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga vẫn đang sử dụng hình thức câu giờ với tuyên bố "dự luật dẫn độ đã chết", nhưng cuối cùng, người Hong Kong đã chứng minh cho bộ máy lãnh đạo Bắc Kinh thấy sức mạnh của quần chúng (people power).
Tương lai Hong Kong sau năm 2047, giờ không còn là trăn trở của một nhóm người, hay của giới trẻ nữa, nó đã trở thành mối bận tâm chung của toàn xã hội.
Việt Nam thì sao?
Khởi đi từ những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trên khắp mọi miền đất nước, và làn sóng đàn áp sau đó khiến nhiều người ngại ngần. Những thử nghiệm bước đầu về “Quyền Được Biết” khỏi đi tù chiến dịch “Chúng Tôi Muốn Biết” (2013) về tương lai Việt Nam sau năm 2020 đã khiến nhiều người quan tâm hơn đến hiện tình đất nước.
Nhưng chưa đủ!
Bởi với tình hình thực tế, Dự luật đặc khu - đường sắt cao tốc Bắc Nam - tình trạng mở cửa giao thương du lịch tự do đang cho người ta thấy những câu hỏi đặt ra về hiệp ước Hội nghị Thành Đô, về sự lệ thuộc vào Trung Quốc trong tương lai là có thật. Và chúng ta chuẩn bị gì cho tương lại Việt Nam vào năm 2020?
Rất khó để so sánh giữa Hong Kong và Việt Nam bởi nền tảng xã hội khác biệt.
Nếu người Hong Kong ít nhiều được thừa hưởng tư tưởng dân chủ, tự do từ nước Anh thì Việt Nam lại chỉ mới ở những bước đầu khao khát khi Internet xuất hiện. Môi trường giáo dục khác nhau cũng là lý do tạo ra những con người khác biệt. Tuy nhiên, xét về kỹ năng làm việc nhóm, phân cấp vai trò và lập mục tiêu chiến lược là những cơ sở căn bản để tạo ra phong trào thì không nơi nào khác nơi nào, quan trọng là chúng ta có dám thay đổi suy nghĩ của chính mình, thay đổi góc nhìn của bản thân để lựa chọn cách hành động không đi vào lối mòn hay không?
Hong Kong năm 2047 hay Việt Nam năm 2020 nhìn chung đều sẽ là tương lai nô lệ phụ thuộc vào Bắc Kinh nếu chấm dứt mọi nỗ lực tranh đấu. Người trẻ Hong Kong đã đưa ra những lựa chọn cho riêng mình. Còn Việt Nam thì sao?
Facebook cho ẩn “nội dung trái phép” ở Việt Nam- cuộc chiến của chính Chúng Ta!
Trong buổi chia sẻ về tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook ngày 18/6 tại Hà Nội, Giám đốc phụ trách Chính sách nội dung của Facebook châu Á - Thái Bình Dương, ông Simon Harari cho biết bất kỳ nội dung nào được người dùng đăng lên Facebook sẽ được đội ngũ pháp lý của Facebook rà soát để xác định nội dung có được xem là nhạy cảm hay sai trái tại một quốc gia và nó sẽ bị ẩn (không cho hiện) tại quốc gia đó, ví dụ cụ thể là Việt Nam. Tuy nhiên, ông này không đưa ra tiêu chuẩn để xét duyệt nội dung là gì.
Đây có vẻ là một thông tin bình thường với nhiều người vì tôi không thấy bạn bè chia sẻ hay quan tâm mấy. Với tôi, đây là một tuyên bố kiểm duyệt khá rõ ràng từ Facebook dành cho...See moreFacebook cho ẩn “nội dung trái phép” ở Việt Nam- cuộc chiến của chính Chúng Ta!
Trong buổi chia sẻ về tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook ngày 18/6 tại Hà Nội, Giám đốc phụ trách Chính sách nội dung của Facebook châu Á - Thái Bình Dương, ông Simon Harari cho biết bất kỳ nội dung nào được người dùng đăng lên Facebook sẽ được đội ngũ pháp lý của Facebook rà soát để xác định nội dung có được xem là nhạy cảm hay sai trái tại một quốc gia và nó sẽ bị ẩn (không cho hiện) tại quốc gia đó, ví dụ cụ thể là Việt Nam. Tuy nhiên, ông này không đưa ra tiêu chuẩn để xét duyệt nội dung là gì.
Đây có vẻ là một thông tin bình thường với nhiều người vì tôi không thấy bạn bè chia sẻ hay quan tâm mấy. Với tôi, đây là một tuyên bố kiểm duyệt khá rõ ràng từ Facebook dành cho thị trường Việt Nam.
“Nội dung có được xem là nhạy cảm hay sai trái tại một quốc gia cụ thể, chẳng hạn Việt Nam” mà đội ngũ pháp lý của Facebook sẽ xem xét sẽ dựa trên tiêu chuẩn nào?
Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người Việt? Hay tôn trọng các cam kết thoả thuận mà Facebook đã ký với nhà cầm quyền CS Việt Nam?
Tình trạng xoá bài hàng loạt, đóng tài khoản nhiều trang cá nhân theo “chỉ đạo” cấp cao đã xảy ra trong suốt hai năm qua trên Facebook và trước tình trạng đó Chúng Ta phải làm gì?
Rủ nhau sang mạng khác chơi hay chiến đấu cho quyền tự do ngôn luận của chính mình?
Tôi là một cá nhân đã bị Facebook xoá hẳn tài khoản sau khi nhận bản án 10 năm vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước”. Tôi nhận được gợi ý sẽ giúp đỡ can thiệp với Facebook để lấy lại tài khoản của mình nhưng tôi nghĩ đây là cuộc chiến của chính tôi nên tôi sẽ suy nghĩ để làm sao bảo vệ quyền tự do ngôn luận của chính bản thân dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế.
Trong suốt 8 tháng qua, kể từ ngày ra tù, tôi luôn theo dõi xem có bao nhiêu hoạt động để chống lại sự kiểm duyệt của Facebook. Tuy nhiên, sự phản kháng hình như chỉ dừng lại ở mức độ kiến nghị, thu thập chữ ký và lan truyền trên những tài khoản cá nhân.
Chống lại sự kiểm duyệt của Facebook là một việc làm mà người Việt hải ngoại có thể sát cánh tranh đấu thay cho anh em trong nước. Hai năm qua và cho đến thời điểm này, vẫn chưa thấy có ai chọn cách đồng hành cùng nhau.
Với tôi, cuộc chiến này chính là cuộc chiến của chính Chúng Ta, và tôi hy vọng chúng ta sẽ cùng đồng lòng, sát cánh bên nhau để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của chính mình và của triệu người đang sử dụng Facebook tại Việt Nam.
“Cuộc cách mạng không có lãnh đạo” chỉ là cái nhìn bên ngoài
Những hình ảnh biểu tình từ Hong Kong gây cảm hứng khắp nơi trên toàn thế giới. Nhìn từ bên ngoài vào, những người xuống đường dường như không cần có lãnh đạo. Họ phối hợp nhịp nhàng, hành động nhanh gọn và dứt khoát. Điều này khiến nhiều người cho rằng đây là cuộc biểu tình tự phát, không cần có tổ chức. Sự thật không phải như vậy!
Bất kỳ một phong trào nào được gây dựng nghiêm túc cũng cần phải có tổ chức, lên kế hoạch, bàn thảo phương án, chiến lược. Quan trọng nhất là để bảo toàn lực lượng đấu tranh.
Hong Kong với sự chuẩn bị trong 12 năm để xây dựng chiến lược, tạo dựng các gương mặt nổi trội và kiên định với một mục tiêu “bảo toàn nền dân chủ” đã...See more“Cuộc cách mạng không có lãnh đạo” chỉ là cái nhìn bên ngoài
Những hình ảnh biểu tình từ Hong Kong gây cảm hứng khắp nơi trên toàn thế giới. Nhìn từ bên ngoài vào, những người xuống đường dường như không cần có lãnh đạo. Họ phối hợp nhịp nhàng, hành động nhanh gọn và dứt khoát. Điều này khiến nhiều người cho rằng đây là cuộc biểu tình tự phát, không cần có tổ chức. Sự thật không phải như vậy!
Bất kỳ một phong trào nào được gây dựng nghiêm túc cũng cần phải có tổ chức, lên kế hoạch, bàn thảo phương án, chiến lược. Quan trọng nhất là để bảo toàn lực lượng đấu tranh.
Hong Kong với sự chuẩn bị trong 12 năm để xây dựng chiến lược, tạo dựng các gương mặt nổi trội và kiên định với một mục tiêu “bảo toàn nền dân chủ” đã đạt được thành quả bước đầu.
Hôm nay người ta chỉ thấy con số 2 triệu người trên đường phố mà quên đi những gầy dựng bước đầu của các thủ lĩnh của Mặt trận Dân quyền Nhân quyền hay các thành viên nòng cốt của phong trào Liên hội học sinh sinh viên.
Từ cuộc biểu tình 12/6/2019, người ta chỉ nhìn đám đông mà quên đi vài ngày trước đó La Quán Thông (Nathan Law) và những người bạn trong đảng Demosito đã im lặng cầm bảng mời gọi giới bác sĩ, luật sư, công chức bước chân xuống đường ở các khu vực trung tâm.
Phong trào tại Hong Kong đã xây dựng các trang mạng, sân chơi dành cho người tham gia ẩn danh chia sẻ ý kiến và qua đó những người tổ chức có thể theo dõi và lượng giá tình hình.
Nhiều năm tháng cung cấp và hướng dẫn phương thức đấu tranh đến với người dân và CHÍNH NHỮNG CUỘC BIỂU TÌNH CÓ TỔ CHỨC trong quá khứ cũng đã TRUYỀN ĐẠT KINH NGHIỆM cho người dân tự tổ chức và hòa nhập vào làn sóng biểu tình chung ngày hôm nay.
Và thực tế là luôn luôn có một bộ phận lãnh đạo xuất hiện công khai hay tiềm ẩn sau lưng để đưa ra những quyết định tiến đến hay tạm lui cho phong trào dựa trên những phân tích chiến lược về tình hình cụ thể.
Không có một ngọn lửa nào có thể bùng cháy mà không cần nỗ lực.
Tôi đọc khá nhiều bài viết về Hong Kong. Có nhiều mơ ước xen lẫn với những tiếng thở dài lẫn thái độ ngao ngán khi so sánh Việt Nam với Hong Kong. Thực ra điều chúng ta cần là nghiên cứu kỹ tiến trình gầy dựng phong trào, phát triển những nhân tố lãnh đạo và nỗ lực học hỏi những kinh nghiệm thành công của tổ chức Civil Human Rights Front - tổ chức đầu não của phong trào tranh đấu tại Hong Kong.
Tôi ví dụ, khi so sánh cảnh sát Hong Kong và công an cộng sản Việt Nam, nhiều người nói Hong Kong làm được vì cảnh sát không đánh người. Thật ra điều này chỉ đúng một phần, bởi Hong Kong dù có ôn hoà thì đàn áp cũng đã xảy ra, đạn đã nổ, máu đã đổ! Quan trọng là họ - những chiến lược gia Hong Kong đã tính toán tất cả các phương án xảy ra để không bị động. Họ sử dụng truyền thông và khai thác tối đa các yếu tố gây phẫn nộ để dành lấy quyền làm chủ mặt trận thông tin.
Cảnh sát nổ súng, những người mẹ lên tiếng bằng một lá thư công khai với hơn 44,000 chữ ký và lời tuyên bố "xuống đường mỗi ngày" đồng hành với con em mình.
Một người ngã xuống cho thông điệp tự do - hai triệu người xuống đường bày tỏ thái độ.
Các chuyên gia chiến lược Hong Kong khai thác triệt để các sự kiện xảy ra và gầy dựng phương án cụ thể cho từng sự kiện.
Còn chúng ta, chúng ta có gì?!
Chúng ta mới đi những bước đầu giữa sự đàn áp của bạo quyền và cả sự nghi ngờ của những người xung quanh.
Chúng ta thừa lời chỉ trích nhau và thiếu khả năng đóng góp ý kiến xây dựng.
Chúng ta thừa mơ ước khi nhìn ra thế giới bên ngoài nhưng lại thiếu khát vọng học hỏi.
Hay nói đúng hơn chúng ta bế tắc vì chưa đặt ưu tiên vào chiến lược, chưa đầu tư công sức để xây dựng đội ngũ làm việc nghiêm túc và chưa kiên nhẫn để từng bước gầy dựng sức mạnh quần chúng - people power.
Cuộc cách mạng không có lãnh đạo, không tổ chức chỉ là cái nhìn bề nổi. Bởi thực tế có tổ chức nhưng không lộ diện thủ lãnh mới chính là chìa khoá dẫn đến sự thành công của Hong Kong.
Cổ suý niềm tin làm cách mạng không cần tổ chức gián tiếp đồng nghĩa với việc đem yếu tố tổ chức, kế hoạch, sách lược ra khỏi phong trào đấu tranh.
Hơn một triệu người tràn ngập phố phường Hong Kong không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của quá trình làm việc, tổ chức và phát triển của nhiều năm tháng - từ những nhà hoạt động bền bĩ - lộ diện hoặc ẩn mặt.
Cuộc cách mạng ở Việt Nam cũng vậy. Nó phải là kết quả của quá trình làm việc, tổ chức và phát triển của nhiều năm tháng - từ những nhà hoạt động lộ diện hoặc ẩn mặt - luôn kiên trì bền bĩ với công việc đã chọn.
Quyển Kinh Thánh bị giam cầm
Đây là quyển Kinh Thánh bị công an Việt Nam giam giữ suốt 7 tháng trời. Đây là bằng chứng của sự thật, là giá trị của sự tự do, và là kết quả cho quyền lợi của tôi khi đang bị giam cầm do mẹ tôi đã đem lại.
Ngày của Mẹ - câu chuyện này xin được tặng mẹ tôi – người mẹ tuyệt vời nhất thế giới.
Ngày 5/12/2016, gần 2 tháng sau khi bị bắt giữ tôi có nhắn mẹ gửi Kinh Thánh và sách lễ thường niên vào trại giam.
Phó thủ trưởng Cơ quan ANĐT, ông Trương Vinh Quang là người nhận sách và hứa sẽ chuyển cho tôi, và rồi như thường lệ, họ giữ im lặng. Mẹ liên tục được biết liệu quyển Kinh Thánh đã được chuyển cho tôi chưa, và công an không hề có câu trả lời.
Một ngày trước phiên xử sơ thẩm, Cơ quan ANĐT thông báo cho mẹ...See moreQuyển Kinh Thánh bị giam cầm
Đây là quyển Kinh Thánh bị công an Việt Nam giam giữ suốt 7 tháng trời. Đây là bằng chứng của sự thật, là giá trị của sự tự do, và là kết quả cho quyền lợi của tôi khi đang bị giam cầm do mẹ tôi đã đem lại.
Ngày của Mẹ - câu chuyện này xin được tặng mẹ tôi – người mẹ tuyệt vời nhất thế giới.
Ngày 5/12/2016, gần 2 tháng sau khi bị bắt giữ tôi có nhắn mẹ gửi Kinh Thánh và sách lễ thường niên vào trại giam.
Phó thủ trưởng Cơ quan ANĐT, ông Trương Vinh Quang là người nhận sách và hứa sẽ chuyển cho tôi, và rồi như thường lệ, họ giữ im lặng. Mẹ liên tục được biết liệu quyển Kinh Thánh đã được chuyển cho tôi chưa, và công an không hề có câu trả lời.
Một ngày trước phiên xử sơ thẩm, Cơ quan ANĐT thông báo cho mẹ đến trụ sở để họ đưa đi gặp tôi. Ông Quang và ông Công (một công an đến từ BCA) đã dặn dò mẹ tôi rất kỹ về việc chỉ trao đổi thông tin liên quan đến sức khoẻ và gia đình. Câu trả lời mà mẹ nhận được từ Trương Vinh Quang về số phận của quyển Kinh Thánh là: “Tôi không có trách nhiệm phải trả lời câu hỏi này của bà!”.
Họ đã trả lại quyển sách cho mẹ sau 7 tháng giam cầm, với hàng chục lần né tránh, và đưa ra nhiều câu trả lời lòng vòng.
Được biết thời gian này, đại sứ quán Đức cũng gửi cho tôi một quyển Kinh Thánh khác, nhưng nó chưa bao giờ đến được tay tôi.
Đức tin, lẽ phải và sự thật được xem là 3 món vũ khí mà Cộng sản không bao giờ có được. Chính vì vậy, việc đưa Kinh Thánh vào trại giam cho một người không phải là linh mục là chuyện khá khó khăn.
Sau khi bị chuyển ra trại 5 Thanh Hoá tôi mới biết các tù nhân khác có thể đưa Kinh Phật vào buồng giam (sau khi đã có tiền lót tay). Tuy nhiên, công an sẽ thu lại, kể cả các bản kinh chép tay trong mỗi lần xét buồng. Nhận tiền, cho đưa đồ vào, xong tịch thu, rồi lại nhận tiền để đưa vào lại – đây là quy trình làm kinh tế của các công an trại giam.
Tháng 3/2018, trong lần gặp gia đình đầu tiên tại Thanh Hoá, một lần nữa tôi lại nhắc lại về việc cần có Kinh Thánh để cầu nguyện trong trại giam. Lúc này công an Hoàng Thị Ánh Hồng (đội trưởng đội Trinh sát, chuyên phụ trách tù nhân chính trị nữ) trả lời ngay: “Không, không được đem sách kinh vào trại đâu”. Mẹ im lặng, sau đó về nhà mẹ gửi đơn cho Giám thị Trại giam số 5, và họ từ chối.
Ở lần gặp gia đình thứ 2, tháng 5/2018, trước mặt công an trại giam số 5, tôi thông báo cho mẹ biết tôi đã đọc kỹ Nội quy trại giam, không có điều khoản nào là cấm đem Kinh Thánh vào trại giam. Mọi sách báo có nguồn gốc xuất bản rõ ràng, sau khi qua kiểm duyệt, tù nhân phải được nhận. Đây là quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng của tôi, và nếu tôi bị tước đoạt quyền căn bản của mình thì tôi mong mẹ và bạn bè sẽ tiếp tục tranh đấu cho tôi.
Dưới sự giúp đỡ của bác Vũ Quốc Dụng, các dân biểu Đức là ông Frank Schwabe, bà Zoe Lofgren, và đại sứ quán Mỹ, mẹ tôi đã gửi được Kinh Thánh vào trại giam số 5.
Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Công an trại 5 tiếp tục giữ sách, không đưa cho tôi với lý do “chờ kiểm duyệt”. Tôi im lặng, cho họ đúng 1 tháng. Sau đó tôi chủ động yêu cầu được gặp Ban giám thị trại 5, và trong buổi làm việc với họ, tôi tuyên bố tuyệt thực vì quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng của tôi bị hạn chế.
Tháng 8/2018, tôi nhận được Kinh Thánh sau gần 2 năm bị giam giữ.
Có thể với nhiều người đây sẽ là một câu chuyện tù đơn giản như nhiều câu chuyện khác, nhưng với tôi, đây là tình thương, là nỗ lực tranh đấu cho tự do của tôi mà mẹ tôi – một người phụ nữ bình thường bị biến thành một người tranh đấu bất đắc dĩ đã dành chiến thắng với hệ thống công quyền đầy xảo trá.
Niềm tin, lẽ phải, và sự thật nhất định sẽ dành chiến thắng, tôi tin là như vậy! Và đây sẽ là câu chuyện trong hành trình tự do sẽ theo gia đình tôi suốt cuộc đời!
Con cám ơn Mẹ, đã sinh con ra và nuôi nấng con nên người!
Con cám ơn Mẹ đã để con tự quyết định con đường nhận thức của mình và luôn luôn thâm lặng ủng hộ con.
Con yêu Mẹ!
❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️