Mình lại làm bạn giận, khi nói rằng: “Dưới sự lãnh đạo của đảng, hoàn toàn không có đảng viên xấu, bởi mỗi khi đảng viên phạm lỗi (tội) thì việc đầu tiên là bị khai trừ khỏi đảng, để trả lại sự trong sạch – vững mạnh cho đảng, còn những gì xấu xa, tội lỗi kia lại thuộc về nhân dân”.
Bạn thân mến,
Bạn có nhớ quyển “Sửa đổi cách làm việc” mà tụi mình tìm mua ở hiệu sách cũ không? Trong đó Hồ Chí Minh viết rất rõ những sai lầm và khuyết điểm mà các đảng viên dễ mắc phải, nếu thực tâm muốn chỉnh đốn đảng như đang hô hào, thì tại sao 87 năm rồi, cái gốc cần chỉnh đốn ngày càng hư nát?
Và một lần nữa, mình lại làm bạn giận khi cho rằng đảng thật ma lanh khi trục lợi trên cái bóng của ông Hồ, để xây dựng hình ảnh cho mình lúc cần thiết đối với toàn dân tộc đã và đang bị ru ngủ, và cố tình bỏ qua những lời ông ấy viết, nhằm bao biện cho sự suy đồi của các đảng viên.
Bạn ơi,
Bạn có nhớ những dòng này: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng….. Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác.” (*)
Bạn thân mến,
Không biết bạn đã đọc qua Quy định số 47-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm hay chưa, trong đó có đến 19 điều lận, và khi mình đọc được thì điều đầu tiên mình thốt lên rằng “Đôi khi, làm nhân dân thật sung sướng”.
“Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tùy tiện đối với người khác.” (Điều 4, Quy định số 47-QĐ/TW).
Nó hoàn toàn trái ngược với khẳng định này: “Đảng không che giấu những khuyết điểm của mình, không sợ phê bình. Đảng phải nhận khuyết điểm của mình mà tự sửa chữa, để tiến bộ, và để dạy bảo cán bộ và đảng viên.” (*)
Bạn thân mến,
Có một câu hỏi mà bạn chưa bao giờ trả lời mình đó là: “Tại sao người ta không còn làm theo những gì mà Hồ Chí Minh viết nữa?”
Phải chăng, các đồng chí của ông biết rõ sự khác nhau giữa lời nói, hành động và bản chất con người?
Và ở thời buổi này, tìm kiếm sự thật không phải là quá khó với sự trợ giúp kĩ thuật số?
Người ta e ngại sự thật, vì sợ phải thừa nhận sự sai lầm mang ý thức hệ chăng??
Hay sợ phải đối diện với chính mình cùng quá khứ của một thời sung mãn?
Và để khỏa lấp sự sợ hãi ở bên trong lẫn bên ngoài ấy, thì dối trá lại tiếp tục lên ngôi bằng những lời hoa mỹ??
Nếu quả như thế, thì khó lòng mà chỉnh đốn những gì được xây dựng dựa trên sự dối trá.
Bạn thân mến,
Tụi mình rồi sẽ có thêm những cuộc tranh luận dài dài, và cả những lần giận dỗi, vì bất đồng ý kiến, nhưng thực tâm mình tin, cả bạn và mình rồi sẽ rút ra được cho mình những bài học có ích.
Mình nghĩ, cách chỉnh đốn duy nhất hiện nay là dũng cảm thừa nhận mình đã sai lầm và thực tâm khắc phục những sai lầm đó từ gốc rễ thì mới có hy vọng cứu vãn được.
Bài học từ Myanmar, hẳn không quá xa vời phải không?
Và mình tin rằng, bạn mình - là một đảng viên dũng cảm, yêu tự do.
Hãy lên tiếng nếu bạn thấy bị xúc phạm
Một gã đàn ông được cho là cận vệ của quan chức có hành vi quấy rối tình dục một cô gái trong thang máy nhận mức phạt hành chính 200.000đ, vâng là hai trăm ngàn đồng. Báo chí gọi vụ quấy rối tình dục này là “cưỡng hôn”. (*)
Đỗ Mạnh Hùng (37 tuổi, quê An Lão, Hải Phòng) đã sàm sở, quấy rối tình dục nạn nhân nữ P.H.V (20 tuổi) tại chung cư Golden Palm, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Toàn bộ quá trình xảy ra vụ việc được camera quay lại. Sau khi báo chí thông tin, Công an quận Thanh Xuân ra quyết định hành chính xứ lý ông Hùng theo điểm a, khoản 1, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP vì "Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác", quy định điểm a, khoản 1,...See moreHãy lên tiếng nếu bạn thấy bị xúc phạm
Một gã đàn ông được cho là cận vệ của quan chức có hành vi quấy rối tình dục một cô gái trong thang máy nhận mức phạt hành chính 200.000đ, vâng là hai trăm ngàn đồng. Báo chí gọi vụ quấy rối tình dục này là “cưỡng hôn”. (*)
Đỗ Mạnh Hùng (37 tuổi, quê An Lão, Hải Phòng) đã sàm sở, quấy rối tình dục nạn nhân nữ P.H.V (20 tuổi) tại chung cư Golden Palm, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Toàn bộ quá trình xảy ra vụ việc được camera quay lại. Sau khi báo chí thông tin, Công an quận Thanh Xuân ra quyết định hành chính xứ lý ông Hùng theo điểm a, khoản 1, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP vì "Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác", quy định điểm a, khoản 1, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP (mức phạt đối với hành vi này là từ 100 ngàn đến 300 ngàn đồng). Ông Hùng bị lập biên bản xử phạt với số tiền 200 ngàn đồng.
Buổi xin lỗi công khai trước sự chứng kiến của cư dân chung cư cũng bị huỷ bỏ.
Tôi im lặng, đọc hết thông tin liên quan đến vụ việc trong nhiều ngày qua. Và thật đáng buồn, ngoài sự tức giận, sự phẫn nộ trong vô vọng, tôi không thấy có bất kỳ hành động phản kháng nào.
Ngoài những tổn thương bằng mắt có thể thấy như bị trầy xước ngoài da, bị thâm tím, nạn nhân nữ trong vụ việc kể trên và nhiều vụ việc khác hẳn phải chịu những tổn thương về tâm lý, tinh thần và danh dự không nhỏ. Không thể đánh giá những thương tổn đó bằng mắt, hay bằng điều khoản, nghị định nào. Những hành vi quấy rối sẽ vẫn còn tiếp diễn một cách dễ dàng bởi mức án phạt và sự răn đe không tương xứng của luật pháp.
Không chỉ phẫn nộ bởi hành vi của đối tượng Đỗ Mạnh Hùng, sự phẫn nộ với quyết định xử phạt hành chính của Công an quận Thanh Xuân nếu không trôi qua trong vô vọng mới có thể thay đổi tình trạng hiện tại.
Nhiều người giễu cợt cho rằng, chỉ cần chuẩn bị 200 ngàn trong túi là có thể hôn bất kỳ cô gái nào họ gặp trên đường!
Phụ nữ Việt Nam rẻ vậy sao?
Tháng 3, tháng của những người phụ nữ còn chưa qua, và nếu chúng ta không ý thức được giá trị phẩm giá của mình thì sự tôn trọng dành cho chính chúng ta sẽ không bao giờ tương xứng.
Hôm nay, với mức phạt hành chính 200.000đ, nạn nhân P.H.V chỉ đứng có một mình!
Ngày mai, sẽ còn nhiều chị em – đặc biệt các chị em làm việc trong công sở phải âm thầm chịu đựng tương tự!
Hãy lên tiếng nếu bạn cảm thấy bị xúc phạm!
Tôi không đồng ý với quyết định xử phạt hành chính của công an quận Thanh Xuân và tôi không chấp nhận việc coi hành vi quấy rối tình dục nơi công cộng là "bình thường".
Câu chuyện về Cao Lâm - Người công chính bị hàm oan
Tối ngày 8/3, một người phụ nữ lầm lũi ôm con vượt sông Mê Kông, đoạn giữa biên giới Thái – Lào để về lại Việt Nam. Do không có giấy tờ, chuyến đi của chị vất vả hơn rất nhiều so với những người lao động khác, nhưng cũng chẳng thấm vào đâu so với những khó khăn mà gia đình chị sắp phải đối diện trong thời gian sắp tới.
Chị là vợ anh Phạm Cao Lâm, một ân nhân của nhiều người Việt đang tị nạn tại Thái, người bỗng dưng bị “lôi” vào vụ án mất tích của blogger Trương Duy Nhất và nhận phải kết cục là bị trục xuất khỏi Thái Lan, nơi mà anh chị đã sống 16 năm qua.
Trước khi chị về nước, Cao Lâm kịp dặn vợ gửi vào 17,000 Baht để anh giúp 70 người tị nạn cùng phòng. Anh chia cho mỗi người...See moreCâu chuyện về Cao Lâm - Người công chính bị hàm oan
Tối ngày 8/3, một người phụ nữ lầm lũi ôm con vượt sông Mê Kông, đoạn giữa biên giới Thái – Lào để về lại Việt Nam. Do không có giấy tờ, chuyến đi của chị vất vả hơn rất nhiều so với những người lao động khác, nhưng cũng chẳng thấm vào đâu so với những khó khăn mà gia đình chị sắp phải đối diện trong thời gian sắp tới.
Chị là vợ anh Phạm Cao Lâm, một ân nhân của nhiều người Việt đang tị nạn tại Thái, người bỗng dưng bị “lôi” vào vụ án mất tích của blogger Trương Duy Nhất và nhận phải kết cục là bị trục xuất khỏi Thái Lan, nơi mà anh chị đã sống 16 năm qua.
Trước khi chị về nước, Cao Lâm kịp dặn vợ gửi vào 17,000 Baht để anh giúp 70 người tị nạn cùng phòng. Anh chia cho mỗi người 200 Baht và mua ít thức ăn để lại, vì không biết khi nào mới được quay lại Thái Lan. Tính anh là vậy, luôn hết lòng lo lắng cho những người chung quanh, ngay cả trong lúc anh đang phải ngồi tù chờ ngày trục xuất.
Nghe câu chuyện về Cao Lâm cùng những lời nhận xét tốt đẹp của chị Grace Bui - cũng là một người chuyên giúp những người tị nạn, tôi đã bị thúc giục phải tìm hiểu thêm về con người đặc biệt này. Cuối cùng, qua nhiều sự liên lạc, tôi đã có thể nói chuyện điện thoại với Cao Lâm và nghe người đàn ông chân chất này kể lại toàn bộ câu chuyện cùng với tai ương từ trên trời rơi xuống mà gia đình anh đang trải qua.
* Trương Duy Nhất (TDN) , Bạch Hồng Quyền (BHQ) và Cao Lâm (CL)
Theo lời Cao Lâm, đầu đuôi mọi chuyện cũng là do tính nể nang và hay giúp người của anh. Khi BHQ mới qua Thái, anh là người giúp đưa đón và hướng dẫn. Cách đây một năm, Cao Lâm đứng ra thuê giúp Quyền một căn nhà cách xưởng may của anh khoảng 2 cây số. BHQ không biết tiếng Thái nên mọi chuyện lớn nhỏ, từ ốm đau hay kẹt tiền cũng sang nhờ anh giúp. Hai gia đình qua lại và đối đãi với nhau rất thân tình.
Đùng một cái, Quyền đón blogger Trương Duy Nhất về nhà mà không cho ai hay biết.
Ngày 20/1/2019, Quyền chở anh Nhất sang nhà CL nhưng không gặp. Đến tối, CL về đến nhà thì nghe vợ kể rằng hồi chiều Quyền có chở “ông nào mặt đen” đến ngồi trước sân, nghĩ bụng không biết có chuyện gì, anh liền phóng xe sang nhà Quyền để xem “thằng em mình” đón tết ra sao. Đến nơi, gặp Trương Duy Nhất đang ngồi bấm điện thoại trong phòng khách. BHQ vẫn ở trên lầu một lúc sau mới xuống nhà giới thiệu “Anh Nhất sang Thái để mai bay đi Mỹ”. Sau đó, BHQ đưa TDN về khách sạn.
Cuộc gặp diễn ra chưa đến 10 phút, CL không hề biết TDN ở đâu và làm gì.
Vài ngày sau, do biết CL hay chơi với người tị nạn nên có một người Việt đã gọi điện thoại đến xin số phone của TDN, nhận thấy có điều bất thường, CL liền trả lời không biết, sau đó báo sang cho BHQ biết tình hình.
Lúc 9 giờ tối ngày 26/1/2019, BHQ gọi cho CL báo tin TDN đã mất liên lạc ở Future Park, nghi đã bị bắt và dặn CL đừng nói chuyện này ra bên ngoài. Cao Lâm không hiểu chuyện gì nhưng làm theo lời dặn, sau đó anh vẫn qua lại gặp gỡ BHQ bình thường.
Chuyện chỉ có như vậy, nhưng hơn một tuần sau, Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu) lại đưa cả hình ảnh CL lên facebook, ám chỉ anh có liên quan trong vụ blogger Trương Duy Nhất mất tích.
Nguy hiểm hơn, lối viết cố tình lập lờ của Người Buôn Gió khiến nhiều người hiểu rằng CL là nhân viên tình báo tổng cục 2 và đã tham gia vào vụ “bắt cóc” ông Nhất.
Ngày hôm sau, Người Buôn Gió còn đăng thêm bài viết nói rằng CL là một trong ba người biết vị trí của TDN trước khi mất tích, trong khi sự thật là chỉ duy nhất Bạch Hồng Quyền biết điều này.
Cao Lâm cay đắng nói với tôi, “những thông tin như trên là do Người Buôn Gió nghe lại từ BHQ vì hai người họ rất thân thiết, gọi nhau là “sư phụ” - “đệ tử”. Cao Lâm có gọi cho BHQ thì nhận được câu trả lời là không liên quan.
Dù rất giận, nhưng CL vẫn không lên tiếng minh oan cho mình, ai gọi hỏi riêng thì anh kể hết sự tình nhưng dứt khoát từ chối lời đề nghị phỏng vấn báo đài. Giải thích việc này, Cao Lâm nói rằng khi đó cảnh sát Thái Lan đã thông báo sẽ điều tra vụ TDN mất tích, nếu lên tiếng thì anh buộc phải xác nhận việc gặp gỡ ở nhà BHQ, chuyện này lộ ra thì cảnh sát Thái có cớ để bắt Quyền lên điều tra. Đối với cảnh sát, Quyền dù có quy chế tị nạn nhưng vẫn bị coi là sống bất hợp pháp trên đất Thái. CL không muốn vì mình mà gia đình Quyền bị ảnh hưởng.
* * Tai họa ập xuống, cả nhà bị trục xuất
Sự im lặng suốt một tháng trời của CL giúp BHQ có đủ thời gian để chuyển đi chỗ khác.
Mọi chuyện tưởng như đã lắng xuống thì đùng một cái, cảnh sát di trú Thái Lan đến tìm BHQ. Do Quyền đã chuyển đi nơi khác nên họ tìm đến CL, vì anh đã dùng hộ chiếu mình để đứng tên thuê nhà cho BHQ.
Chiều ngày 1/3/2019, cảnh sát di trú bắt cả nhà CL để tìm hiểu thông tin về BHQ. Cùng lúc đó trên mạng, nhiều người do thiếu thông tin đã vội vã cho rằng CL là “đặc tình VN”, bị bắt vì liên quan đến vụ TDN. Thực tế là cảnh sát muốn biết nơi ở mới của BHQ, cuộc thẩm vấn chỉ kéo dài trong 2 tiếng do CL từ đầu đến cuối đều trả lời không biết. Tuy nhiên, Cao Lâm bị xét phạt tội lao động bất hợp pháp và tạm giam, họ cũng không thể làm khác vì vụ thẩm vấn đã ghi vào hồ sơ. May mắn là vợ Cao Lâm đã được họ thương tình nhắm mắt làm ngơ, cho về vì phải nuôi con nhỏ.
Bình thường, tội danh lao động bất hợp pháp vẫn có thể bảo lãnh tại ngoại được, tuy nhiên trong trường hợp của CL thì ai cũng bó tay vì vụ việc được thực hiện bởi cảnh cát cấp cao nhất. Anh phải bị trục xuất về Việt Nam, vợ con anh cũng bị yêu cầu phải nhanh chóng rời khỏi Thái.
Tối ngày 8/3/2019, chị Ngải – vợ Cao Lâm, lặng lẽ từ biệt hàng xóm để về Việt Nam bằng đường bộ. Cùng lúc đó, BHQ gửi đơn kêu cứu vì lo sợ bị cảnh sát Thái Lan truy lùng và dẫn độ về Việt Nam.
Trong cuộc phỏng vấn với đài VOA sau đó, đáng tiếc là Bạch Hồng Quyền đã bỏ lỡ mất cơ hội quý giá để lên tiếng minh oan cho CL – người mà cho đến phút cuối đã không chịu hé môi về nơi ở mới của Quyền với cảnh sát Thái. Người mà dù trong trại tạm giam vẫn tìm cách gọi phone ra ngoài báo động việc cảnh sát đang truy lùng Quyền. Người đã im lặng chịu tiếng oan gần 1 tháng trời vì không muốn cảnh sát đến điều tra Quyền…
Trong khi đó, những người cách đây hơn 1 năm nhờ CL giúp đỡ BHQ vẫn im lặng dù biết rõ bạn mình bị oan. Sự im lặng của họ đã khiến CL tiếp tục trở thành nạn nhân của những trò bịa đặt và vu khống của Người Buôn Gió.
Khi một người viết, không chịu trách nhiệm về những gì mình viết, hoặc không cần cân nhắc đến sự an toàn cho người khác thì kết quả sẽ có người bị hàm oan vô cớ. Cao Lâm đã nói trong nước mắt rằng “anh đã phải trả một cái giá quá đắt cho sự ngây thơ của mình”.
Trước khi bị trục xuất về Việt Nam, Cao Lâm tâm sự với tôi rằng: “Đôi khi, anh tự an ủi rằng chuyện bị trục xuất này đã minh oan cho anh. Vì nếu như anh là tình báo hay đặc tình bắt cóc ông Nhất thì chắc bây giờ họ đã bỏ tù rục xương rồi. Nhưng sao cái giá phải trả cho sự minh oan này đắt quá! Mình chọn làm người tốt, đôi khi là chấp nhận đánh đổi bằng cả sự an toàn và tương lai của vợ con mình em ơi!" - Giọng anh nghẹn lại khi nghĩ đến cơ nghiệp 16 năm xây dựng trên đất Thái đang đứng trước nguy cơ mất trắng.
Đó là câu chuyện rất đáng buồn khi có những người mang danh hoạt động nhưng vẫn chưa học được cách đối xử tử tế với người khác, những người tự nhận là yêu nước nhưng không thể yêu chính ân nhân đã giúp đỡ mình khi hoạn nạn, và những người miệng nói đấu tranh nhưng đã không hề lên tiếng khi thấy bạn bị hàm oan…
Xã hội này, người ta dễ dàng phán xét, dễ dàng công kích người khác chỉ vì muốn thể hiện cái tôi - muốn mình có giá trị và chứng minh mình tử tế hơn người.
Cộng Sản chỉ cần như vậy - gieo rắc sự nghi kỵ, hận thù, chụp mũ… để kéo dài sự cai trị của mình khi đám đông đi lạc mục tiêu.
Tôi thấy mình phải có trách nhiệm minh oan cho Cao Lâm trước những trò đổ tội, vu khống đầy ác ý trên mạng xã hội.
Không ai có thể buộc BHQ hay Người Buôn Gió có trách nhiệm với lời nói, câu chữ của mình trước công chúng ngoài lương tâm họ. Và đây không phải là lần đầu tiên, bằng những bài viết ỡm ờ của mình, Người Buôn Gió đã chụp mũ cho người khác là an ninh thành công.
Dù muốn hay không, tôi đã nhìn thấy rằng sau loạt bài viết đầy ác ý tung thông tin về gia đình Cao Lâm ra ngoài, sự an toàn của nhiều người Việt tị nạn tại Thái Lan đã bị ảnh hưởng. Liệu còn ai dám dang tay giúp người tị nạn sau câu chuyện của Cao Lâm? Ai là người hưởng lợi nhất trong câu chuyện này?
Đây chính là lý do để tôi viết bài này.
14.03.2019
Mẹ Nấm #Danlambao
Đôi lời cùng bạn bè đọc status này:
Bài viết của tôi là thông tin tôi đã kiểm chứng. Tôi không có nhu cầu nhận xét hay đánh phá Người Buôn Gió trong phần bình luận. Vì vậy xin cáo lỗi nếu ai thấy bình luận của mình bị xoá. Tôi không muốn sa đà vào chửi bới, xúc phạm người khác!
Thân mến!
Khi nào họ có trách nhiệm với những gì họ viết trên mạng xã hội?!
Là một người bị đánh phá, bị đồn đoán là người của an ninh, là “hợp tác” với công an, thậm chí là đặc tình nằm vùng của Cộng sản, tôi nghĩ tôi có thể hiểu phần nào cảm giác của anh Phạm Cao Lâm. Người hiện đang mất liên lạc sau khi bị Thái Lan trục xuất về Việt Nam.
Anh Lâm khi còn ở trong IDC (nơi giam giữ người tị nạn tại Thái) cứ nói đi nói lại với tôi:
“Người ta muốn nói gì thì nói, họ viết họ bàn tán mà không cần biết người khác sẽ bị liên luỵ ra sao. Ai cũng là người đấu tranh, người có tên tuổi với truyền thông, họ nắm trong tay truyền thông.. Họ nói cả ngàn người nghe làm sao anh minh oan cho mình được?!”.
Tôi cay đắng khi phải xin lỗi anh vì với khả năng hạn...See moreKhi nào họ có trách nhiệm với những gì họ viết trên mạng xã hội?!
Là một người bị đánh phá, bị đồn đoán là người của an ninh, là “hợp tác” với công an, thậm chí là đặc tình nằm vùng của Cộng sản, tôi nghĩ tôi có thể hiểu phần nào cảm giác của anh Phạm Cao Lâm. Người hiện đang mất liên lạc sau khi bị Thái Lan trục xuất về Việt Nam.
Anh Lâm khi còn ở trong IDC (nơi giam giữ người tị nạn tại Thái) cứ nói đi nói lại với tôi:
“Người ta muốn nói gì thì nói, họ viết họ bàn tán mà không cần biết người khác sẽ bị liên luỵ ra sao. Ai cũng là người đấu tranh, người có tên tuổi với truyền thông, họ nắm trong tay truyền thông.. Họ nói cả ngàn người nghe làm sao anh minh oan cho mình được?!”.
Tôi cay đắng khi phải xin lỗi anh vì với khả năng hạn hẹp và tình trạng của mình tôi không thể giúp gì nhiều cho anh ngoài việc lắng nghe và động viên anh.
Khi một người viết, không chịu trách nhiệm về những gì mình viết, hoặc không cần cân nhắc đến sự an toàn cho người khác thì kết quả sẽ có người bị hàm oan vô cớ.
Năm 2014, sau bài viết “Vừa hợp tác vừa đấu tranh” của Người Buôn Gió, tôi đã từng là nạn nhân của thị phi. Và nhiều năm sau, người ta vẫn tiếp tục lấy bài viết này để làm nguồn thông tin kết luận tôi là an ninh, là Cộng Sản.
Sau khi tôi đi tù và đến Mỹ, Người Buôn Gió chủ động liên lạc lại với tôi, tôi đã hỏi lý do vì sao bài viết trên ra đời?! Câu trả lời rất đơn giản là vì “bực”, vì nghe tôi nói đụng chạm đến người chị của mình. Và đây chỉ là bài viết bộc phát do “nghe nói”, chứ không có chứng cứ gì về việc tôi nói đụng chạm đến người chị kia.
Tôi chỉ cười sau khi có câu trả lời cho mình. Và tôi cũng không cần phải nói thêm gì nữa.
Xã hội này, người ta dễ dàng phán xét, dễ dàng công kích người khác chỉ vì muốn thể hiện cái tôi - muốn mình có giá trị và chứng minh mình tử tế hơn người.
Cộng Sản chỉ cần như vậy - gieo rắc sự nghi kỵ, hận thù, chụp mũ.. để kéo dài sự cai trị của mình khi đám đông đi lạc mục tiêu.
“Dù sao chúng ta cũng ghét Cộng sản” - là lý do mà Người Buôn Gió đưa ra để biện minh với tôi về những bài mình đã viết.
Tôi nghĩ, câu này chưa đủ cho những người muốn thay đổi, muốn nhìn thấy đất nước hồi sinh.
Bởi chúng ta phải khác Cộng sản ở chỗ xây dựng tinh thần trách nhiệm, muốn vậy phải bắt đầu từ việc nhỏ nhất là từ lời nói trên mạng xã hội.
Chúc mừng Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn được ra khỏi đảng
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế xã hội Đà Nẵng) vừa được khai trừ khỏi đảng CSVN với “lý do đã viết, đăng tin, bài sai sự thật, không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên mạng xã hội”. (1). Trước đó vào tháng 2/2019, TS Sơn đã “bị cảnh cáo” bằng hình thức kỷ luật và ông đã không chọn cách im lặng.
Thông tin báo chí đưa ra không nói cụ thể vì bài viết nào mà ông Sơn được đảng trả về với nhân dân. Tuy nhiên có thể thấy rõ trong các status công khai trên trang cá nhân, ông Sơn bày tỏ quan điểm chính trị - xã hội của mình khá rõ ràng.
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn là nhà nghiên cứu sử học được người biết...See more
Chúc mừng Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn được ra khỏi đảng
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế xã hội Đà Nẵng) vừa được khai trừ khỏi đảng CSVN với “lý do đã viết, đăng tin, bài sai sự thật, không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên mạng xã hội”. (1). Trước đó vào tháng 2/2019, TS Sơn đã “bị cảnh cáo” bằng hình thức kỷ luật và ông đã không chọn cách im lặng.
Thông tin báo chí đưa ra không nói cụ thể vì bài viết nào mà ông Sơn được đảng trả về với nhân dân. Tuy nhiên có thể thấy rõ trong các status công khai trên trang cá nhân, ông Sơn bày tỏ quan điểm chính trị - xã hội của mình khá rõ ràng.
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn là nhà nghiên cứu sử học được người biết đến về những công trình nghiên cứu Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Năm 2017, ông Sơn trả lời phỏng vấn báo New York Times trong bài 'Người săn bản đồ ủng hộ lập trường của Việt Nam về chủ quyền trên Biển Đông".
Theo BBC Tiếng Việt, bài viết kể về hành trình ông Sơn, theo lệnh cấp trên, đi tìm kiếm các tài liệu và bản đồ trên khắp thế giới để hỗ trợ chứng cứ cho khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Sau đó ông kết luận rằng Việt Nam nên thách thức các hoạt động của Trung Quốc tại một số đảo thuộc các vùng biển đang tranh chấp, như Philippines đã làm và đã thành công. Nhưng cấp trên của ông 'không bị lay chuyển' bởi đề xuất này."Họ luôn luôn nói với tôi, "Sơn, hãy giữ bình tĩnh", "Đừng nói xấu về Trung Quốc", ông Sơn nói trong bài báo trên New York Times.
"Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam là '"nô lệ" của Bắc Kinh, ông [Trần Đức Anh Sơn] cay đắng nói... Đó là lý do tại sao chúng ta giấu nhiều tài liệu trong bóng tối," bài báo của Mike Ives trên New York Times viết. (2)
Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ông Sơn bị “cảnh cáo” và được cho ra khỏi đảng.
Dưới góc nhìn của tôi, lý do chủ yếu chính là ông Sơn không chọn cách im lặng mặc dù chịu nhiều sức ép. Trước đó vào tháng 2/2019, ông Sơn "nhận được yêu cầu giải trình" về những gì đã "viết trên Facebook trong ba năm qua", từ "giữa tháng 11/2017".
Ông Sơn đã chia sẻ công khai: "Việc Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng công bố mức kỷ luật chiều nay là bước sau cùng của quy trình đó. Tôi đã chuẩn bị tinh thần và chấp nhận hình thức kỷ luật này."
Trả ông Sơn về với nhân dân là lựa chọn, cũng là tuyên bố của Thành uỷ Đà Nẵng trước những quan điểm chính trị của công dân.
Trái ngược với nhận định của Thành uỷ Đà Nẵng “những vi phạm của ông Sơn là rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; Làm mất uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan nơi sinh hoạt, công tác. “, trang cá nhân của ông Sơn nhận được nhiều lời chúc mừng và chia vui từ bạn bè và người quen.
“Không ai được quyền chọn mảnh đất mình sinh ra.
Không ai được quyền chọn thời đại để sống.
Nhưng ai cũng có quyền chọn cho mình con đường để bước đi.” – TS. Trần Đức Anh Sơn đã chia sẻ sau khi về với đội Nhân Dân.
Chúc mừng Tiến sĩ Sơn, và mong moị sự an nhiên sẽ đến với người chép sử thật sự cho đất nước này.
Con đường tranh đấu
Câu hỏi tại sao "tôi", "anh", "họ", "chúng ta", chưa bước vào con đường tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền sẽ vẫn cứ mãi tiếp diễn. Nó chỉ chấm dứt vào thời điểm hàng trăm ngàn người cùng nhau đứng lên ở một quãng trường, giơ cao tay, vang vọng tiếng và bước chân như sóng tràn của họ dẫm nát thành luỹ sau cùng của guồng máy độc tài.
Tại sao họ chưa tham gia?
Trong những lần biểu tình chống Tàu bảo vệ chủ quyền, từ Sài Gòn đến Hà Nội, trung bình chỉ có vài trăm người có mặt. Trong 2 thành phố lớn có hàng triệu dân cư, tại sao đại đa số không tham gia?
Khi Formosa xả thải tàn phá môi trường biển suốt 4 tỉnh miền Trung, toàn bộ nền ngư nghiệp của Việt Nam bị đe doạ và những món hải sản trên bàn ăn của hơn 90 triệu...See moreCon đường tranh đấu
Câu hỏi tại sao "tôi", "anh", "họ", "chúng ta", chưa bước vào con đường tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền sẽ vẫn cứ mãi tiếp diễn. Nó chỉ chấm dứt vào thời điểm hàng trăm ngàn người cùng nhau đứng lên ở một quãng trường, giơ cao tay, vang vọng tiếng và bước chân như sóng tràn của họ dẫm nát thành luỹ sau cùng của guồng máy độc tài.
Tại sao họ chưa tham gia?
Trong những lần biểu tình chống Tàu bảo vệ chủ quyền, từ Sài Gòn đến Hà Nội, trung bình chỉ có vài trăm người có mặt. Trong 2 thành phố lớn có hàng triệu dân cư, tại sao đại đa số không tham gia?
Khi Formosa xả thải tàn phá môi trường biển suốt 4 tỉnh miền Trung, toàn bộ nền ngư nghiệp của Việt Nam bị đe doạ và những món hải sản trên bàn ăn của hơn 90 triệu người Việt Nam có nguy cơ nhiễm độc, chỉ có vài ngàn người dân đứng lên tranh đấu.
Khi vấn nạn dân oan mất đất trở thành bi kịch dân sinh, người người phẫn uất, lên án đám cán bộ, quan tham, cường hào ác bá tư bản đỏ. Nhưng tại sao vẫn thế - vẫn chỉ có những cụ già, người mẹ, em bé cô đơn cầm bảng kêu oan - rất lẽ loi, đơn độc, tuyệt vọng trên đường phố đông người qua, trên những mảnh đất hoang tàn của họ đã bị cướp? Tại sao chỉ có vài chục người không phải là dân oan đồng hành hỗ trợ họ?
Với tình trạng công nhân Việt Nam bị chèn ép, đối xử tệ bạc và bóc lột sức lao động, cả nước nhiều người biết, nhưng chỉ có một vài người không phải là công nhân đem đời sống tự do của mình ra đánh đổi để mong tìm được một nụ cười trên khuôn mặt của công nhân Việt Nam?
Và trước cửa những phiên toà xử công dân yêu nước chỉ được vài chục người có mặt trước sự bao vây, ngăn chận, trấn áp của bạo quyền, trong khi con số những người đồng tình, yêu thương, cảm phục họ ở trên mạng thì rất nhiều?
Khi những hàng cây xanh dài bóng mát bị đốn ngả, mấy trăm người Hà Nội xuống đường phản đối. Còn lại cả triệu người đã làm gì khi những bóng cây che mát đời mình bao năm qua đã bị lấy mất đi?
Từ chuyện lớn chủ quyền quốc gia đến quyền sở hữu một mái ấm gia đình, một mảnh vườn, ao cá; từ quyền bảo vệ biển cả mênh mông đến một bóng mát bên đường, từ việc tranh đấu cho một giòng sông không bị phủ lấp đến quyền được sống đúng nghĩa của một con người... những nỗ lực tranh đấu chỉ xuất phát từ vài trăm người. Tại sao?
Tại hải ngoại, cộng đồng của những người Việt tị nạn chính trị, mọi cuộc biểu tình, lễ tưởng niệm, đấu tranh, lấy trung bình của tất cả các lần tổ chức trong suốt nhiều thập kỷ qua, cộng lại chia đều, con số không quá 1000 người trong những cộng đồng lớn có hàng trăm ngàn người Việt sinh sống. Tại sao?
Những câu hỏi trên chính là thực tế Việt Nam. Đó cũng là thực tế của Philippines, Serbia, Ai Cập, Tunisia, Venezuela và nhiều nước khác dưới ách độc tài. Thực tế đó chỉ biến mất trước ngày những tên gọi như Cách mạng Hoa Lài, Cách mạng của những màu sắc vang dội khắp thế giới. Lúc đó mọi câu hỏi đều không còn cần đến câu trả lời. Lúc đó ai cũng tự biết rằng tại sao mình đã từng không tham gia và bây giờ lại có mặt.
Nhưng bây giờ câu hỏi tại sao họ không tham gia sẽ vẫn là một dấu chấm hỏi ngoan cố, lì lợm. Một câu hỏi rất chung nhưng những trả lời sẽ rất riêng và đôi khi sẽ không có câu trả lời thành thật của những người luôn tự cho là mình yêu nước và thích làm người khán giả yêu nước.
Tại sao họ tham gia?
Vì họ biết mọi cuộc đổi đời phải cần đến một đám đông, ít nhất phải vài chục ngàn người. Vì họ biết muốn có vài chục ngàn thì phải có vài ngàn. Muốn có vài ngàn phải có vài trăm. Muốn có vài trăm phải có 1. Một đó là họ chứ không là người khác.
Vì họ biết hình ảnh của riêng họ, sẽ cùng với người bạn, người chị, người anh đứng bên cạnh làm nên hình ảnh những con người Việt Nam cương quyết khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Họ phải có mặt để làm nhân chứng sống. Không có họ, hơn 90 triệu người Việt Nam và cả thế giới không biết có những người Việt Nam đang xác nhận những gì thuộc về Việt Nam.
Vì họ biết đứng trước của toà án, bị an ninh đàn áp đánh đập, nhưng những công dân yêu nước ở bên sau cách cửa toà rừng rú sẽ ấm lòng, và những người tranh đấu đang ở trong ngôi nhà tù lớn biết chắc rằng anh em sẽ luôn luôn có mặt với mình nếu một ngày nào đó mình bị vào nhà tù nhỏ. Không có họ, những người tù và cũng là những người bạn, những chí hữu ngày hôm qua xem như là bị bỏ rơi.
Vì họ biết rằng một chữ ký của họ là một tiếng vọng dù nhỏ nhưng khi kết hợp với chữ ký của người anh ở hàng trên, của người chị ở hàng dưới, của người em ở đầu danh sách... sẽ hơn hẵn một im lặng thê lương khi những đoạ đày của chế độ đang đổ xuống những người dấn thân. Không có những tổng hợp chữ ký này, thế giới không bao giờ có được một bằng chứng khả dĩ nào để nói rằng người nhiều người Việt Nam thực sự quan tâm đến công dân Việt Nam đã bị tù đày vì tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền.
Vì họ biết rằng một cây xanh là biểu tượng của môi trường sống, một dân oan mất đất là một thảm hoạ dân sinh, một công nhân bị đàn áp là một phần của tai hoạ nhân quyền bị tướt đoạt, một hòn đảo bị cướp cho dù chỉ là một bãi chim ỉa đi nữa nhưng đó sự xâm phạm đến nền độc lập của quốc gia.
Vì họ trân trọng nỗ lực tranh đấu để một bát cơm đầy hơn cho người tù như trân trọng ngôi nhà hương hoả phải được trả lại cho dân oan. Trân trọng việc bảo vệ một bóng mát bên đường như trân trọng một hòn đảo của quốc gia bị chiếm cứ. Trân trọng quyền được tưởng niệm những người lính hy sinh như trân trọng quyền của cả dân tộc được đứng lên bảo vệ Tổ quốc.
Và họ tham gia bằng cách bày tỏ quan điểm, tiếng nói trên mạng và tranh đấu cho quyền được cất lên tiếng nói, cho dù nhiều người đã phải vào tù, phải sống những tháng ngày câm để cả dân tộc có cơ may một ngày tự do cất lên tiếng nói.
Họ tham gia để góp phần vào việc tạo nên một tiếng nói to lớn và vang rộng của người Việt trên mạng như là một điều Cần nhưng chưa Đủ. Sự phẫn nộ trên mạng sẽ làm cho đám rơm bị trị ngày càng khô khốc để một ngày biến thành cuồng phong, nhưng phải có những mồi lửa để tạo thành bão lửa trên đường phố. Không một cuộc đổi đời nào xảy ra bằng tiếng nói, bằng một cuộc biểu tình triệu người trên không gian mạng.
Và họ tham gia, có mặt tại nơi thấp nhất của một hành trình leo núi: chân núi. Đỉnh núi nhắm đến là nơi hàng trăm ngàn người, cả triệu người đứng lên cùng nhau xoá bỏ độc tài. Ước muốn của họ không phải là một mình tự leo lên đỉnh mà làm sao nắm tay thêm một người, thêm một người, người cũ nắm tay người mới, người mới nắm tay người đang lưỡng lự để leo cùng với họ. Họ sẽ ký một chữ ký, cầm một tấm bảng Chúng tôi muốn biết, HS-TS-VN, Tôi ghét đảng cộng sản... Họ sẽ kêu gọi cùng nhau bảo vệ sông ngòi đang sống, biển đảo ngoài khơi, tranh đấu cho người tù, đòi hỏi quyền lợi công nhân, thực thi công lý cho những kẻ bị oan sai... và nếu thêm được một người hưởng ứng họ đã bước được thêm một bước tiến về đỉnh núi. Sau bước chân nhỏ nhoi của họ là một bậc tam cấp được hình thành để những người đi sau bước lên dễ dàng hơn. Trong số họ, nhiều người vừa xây được vài bậc tam cấp là đã bị thú dữ cướp đi cuộc đời tự do của họ. Những người đang ở trong lao tù của chế độ độc tài là những người chúng ta tranh đấu cho Tự Do của họ, nhưng thực ra con đường tranh đấu của chúng ta lại được chính họ dọn đường, khai quang để chúng ta tiếp tục tiến bước.
Kể từ ngày toàn cõi Việt Nam bị nhuộm đỏ bởi màu cờ từ Phúc Kiến, đỉnh núi vẫn còn xa. Nhưng quay lại sau lưng đã có một con đường rõ rệt. Khi những thanh niên thiếu nữ ngày hôm nay cất lời kêu gọi, xuống đường tranh đấu thì ngày xưa, lúc họ chưa ra đời, đã có nhiều người đem đời mình làm viên gạch lót con đường mang tên Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền. Con đường tranh đấu có những lúc thăng trầm nhưng vẫn luôn luôn hiện hữu.
Ngày hôm nay, chúng ta vẫn tiếp tục con đường ấy. Trên con đường này, chúng ta không chỉ nhìn tổng hợp những tấm khẩu hiệu cầm tay, một hàng chữ trên gốc cây xanh, một chữ ký trên một danh sách vô tri để xem đó là thành quả duy nhất. Thành quả đạt được, có giá trị hơn, chính là những con người tham gia. Mọi thứ khác đều là phương tiện, là lý cớ để đạt được mục tiêu: có được hàng trăm ngàn người đứng ở đỉnh núi.
Tham gia hay không tham gia?
Trong con số hàng trăm ngàn, hay cả triệu con người đứng ở đỉnh núi ngày đó, hầu hết sẽ là những người chưa tham gia ngày hôm nay. Nhưng lúc đó, sẽ chẳng có ai thắc mắc người đứng bên cạnh mình tham gia lúc nào, chị là người tham gia lúc đầu hay anh là người tham gia lúc cuối. Cũng chẳng ai phân biệt người này hoạt động công nhân, người kia tranh đấu dân oan, người nọ bảo vệ môi trường... Tất cả sẽ là một. Tất cả ở đỉnh núi đó chỉ có một khát vọng duy nhất: giành lại quyền quyết định vận mạng đất nước cho toàn thể dân tộc Việt Nam.
Ở đỉnh núi ấy, như một phép lạ, không còn ai có thể mở miệng nói rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc hèn nhát, thờ ơ và nhiều sợ hãi. Và cũng ở giây phút đó, quay đầu nhìn lại, nhìn xuyên xuốt con đường ngoằn nghèo, nhiều gian truân, từ chân núi lên đến đỉnh, người ta mới nghiệm ra rằng: không có một chiến dịch nào, chiến thuật nào trải dài suốt con đường tranh đấu trong những năm tháng quá khứ đã từng được xem là phương cách tốt nhất, thành công nhất. Tất cả cũng chỉ làm được một sứ mạng duy nhất trong thời hạn ngắn ngủi của một chiến dịch - là một bậc tam cấp lót đường để đoàn người tiến bước, ngày một thêm đông và sau cùng trở thành một thế lực mà thế giới gọi là People Power - quyền lực của quần chúng.