11 Min. ·
Thống kê về tôn giáo
Chính phủ Hoa Kỳ ước tính dân số Việt Nam là 97 triệu người (tính đến tháng 7 năm 2018). Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ (Ban TGCP), 26.4% dân số được xếp vào các tín đồ tôn giáo: 14.91% là tín đồ đạo Phật, 7.35% là tín đồ Công giáo La Mã, 1.09% là tín đồ đạo Tin lành, 1.16% là tín đồ đạo Cao Đài, và 1.47% là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Trong cộng đồng tín đồ Phật giáo, Phật giáo Bắc Tông là tôn giáo chính của dân tộc đa số, người Kinh (Việt), còn khoảng 1.2% dân số, hầu hết là nhóm dân tộc thiểu số Khmer, thực hành Phật giáo Nam Tông. Các nhóm tôn giáo nhỏ hơn cộng lại chỉ chiếm dưới 0.16% dân số, trong đó có khoảng 70.000 người dân tộc Chăm thực hành dòng đạo Hinđu riêng biệt ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ; khoảng 80.000 tín đồ Hồi giáo sống rải rác trên cả nước (trong đó khoảng 40% theo dòng Sunni; 60% còn lại theo dòng Bani Islam); khoảng 3.000 người theo đạo Baha’i; và xấp xỉ 1.000 người là tín đồ thuộc Giáo hội các thánh hữu ngày sau của Chúa Giê su Ki tô (thuộc Giáo hội Chúa Giê su Ki tô). Các nhóm tôn giáo bản địa (đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội, Phật Giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn) chiếm tổng cộng 0.34%. Một nhóm nhỏ, phần lớn là người nước ngoài, theo đạo Do Thái cư trú ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Các công dân khác tự nhận mình không theo tôn giáo nào, hoặc theo các tín ngưỡng thờ linh vật, thờ cúng tổ tiên, thành hoàng làng, các vị thánh bảo hộ, các anh hùng dân tộc, hoặc những người được kính trọng ở địa phương. Nhiều cá nhân kết hợp giữa các hình thức thờ cúng truyền thống và giáo lý tôn giáo, đặc biệt là đạo Phật và đạo Thiên Chúa.
Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% dân số. Dựa theo ước tính của các tín đồ, có khoảng 2/3 tín đồ Tin lành là người dân tộc thiểu số, bao gồm các nhóm ở khu vực Tây Bắc (H’mông, Dao, Thái và các dân tộc khác) và Tây Nguyên (Êđê, Jarai, Xêđăng và M’nông, trong đó có các nhóm được gọi chung là người Thượng). Nhóm dân tộc Khmer Krom chủ yếu theo dòng Phật giáo Nam Tông.
(Trích Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế – Việt Nam 2018, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam)
Kommentare
Chau Tran Thi Diem Theo Open Doors Việt Nam xếp hạng 21 quốc gia có bắt bớ đức tin của tín đồ Cơ Đốc
Bearbeiten oder löschen
Chau Tran Thi Diem https://www.opendoors.de/.../weltv.../laenderprofile/vietnam
Bearbeiten oder löschen
OPENDOORS.DE
Vietnam
Jul.20 -- At least 24 provinces across China are on high alert for record flooding as heavy rain continues to drench regions along the Yangtze River. Several provinces have seen more than 40 days of rain and flooding. Authorities say that since July, 20 million people have been affected with over 12 thousand homes destroyed. Bloomberg’s John Liu reports on “Bloomberg Markets: China Open.”
https://www.youtube.com/watch?v=to9BSjR7t6I
Countries and regions across the globe are facing natural disasters on an unprecedented scale. Some experts believe global warming and climate change is the reason.
https://www.youtube.com/watch?v=th-qNdR0YHk
1 Std. ·
I’m extremely honoured to receive the Gulbenkian Prize for Humanity! We’re in a climate emergency, and my foundation will as quickly as possible donate all the prize money of 1 million Euros to support organizations and projects that are fighting for a sustainable world, defending nature and supporting people already facing the worst impacts of the climate- and ecological crisis — particularly those living in the Global South.
Starting with giving €100.000 to the SOS Amazonia Campaign led by @FridaysForFutureBrasil to tackle COVID-19 in the Amazon, and €100.000 to the Stop Ecocide Foundation (@ecocidelaw ) to support their work to make ecocide an international crime.
@fcgulbenkian #facetheclimateemergency
20 July 2020 Gulbenkian Prize
Greta Thunberg is the winner of the first Gulbenkian Prize for Humanity
The first edition of the Gulbenkian Prize for Humanity has been awarded to Greta Thunberg. The young Swedish environmental activist was selected among 136 nominees (corresponding to 79 organizations and 57 personalities) from 46 different countries.
Thunberg’s foundation will donate the award money of 1 Million Euros to charitable projects combatting the climate and ecological crisis and to support people facing the worst impacts, particularly in the Global South. Starting with giving €100.000 to the SOS Amazonia campaign, led by Fridays For Future Brazil to tackle Covid-19 in the Amazon, and €100.000 to the Stop Ecocide Foundation to support their work to make ecocide an international crime.
Jorge Sampaio, Chair of the Grand Jury of the Prize, has emphasized the broad consensus of this choice and pointed out “the way Greta Thunberg has been able to mobilize younger generations for the cause of climate change and her tenacious struggle to alter a status quo that persists, makes her one of the most remarkable figures of our days”. Jorge Sampaio has also stressed her enormous responsibility in consolidating her pedagogical role and her leadership in the fight against climate change, as a condition for sustainable development, towards which the attribution of this Prize aims to contribute.
The Grand Jury, composed of internationally renowned personalities from the fields of science, technology, politics and culture, has highlighted Thunberg’s charismatic and inspiring personality, but also the force of her singular and distressing message capable of arousing disparate feelings, and her capacity to make a difference in the fight against climate change.
The President of the Calouste Gulbenkian Foundation, Isabel Mota, emphasized that “By awarding this Prize, the Foundation highlights its commitment to urgent climate action, fostering communities that are more resilient and better prepared for future global changes, while also protecting, in particular, the most vulnerable”.
Greta Thunberg said: “I’m extremely honoured to receive the Gulbenkian Prize for Humanity. We’re in a climate emergency, and my foundation will as quickly as possible donate all the prize money of 1 million Euros to support organizations and projects that are fighting for a sustainable world, defending nature and supporting people already facing the worst impacts of the climate and ecological crisis — particularly those living in the Global South. Starting with giving €100.000 to the SOS Amazonia campaign, led by Fridays For Future Brazil to tackle Covid-19 in the Amazon, and €100.000 to the Stop Ecocide Foundation to support their work to make ecocide an international crime.”
Volume 90%
GRETA THUNBERG
Born in 2003, Greta Thunberg is a highly prominent international figure known for alerting to the existential crisis that humanity is facing because of climate change. She gave voice to the concerns of young generations about their future, which is at risk due to global warming, and has been on the spotlight for her youth but also for her direct and incisive communication. Her global influence is unprecedented for someone of her age. She was considered to be one of the 100 most influential personalities of the world by Time Magazine and awarded the title “Person of the Year” by this magazine in 2019; the Forbes Magazine has also included her in the list of the World’s 100 Most Powerful Women of 2019 and she was nominated twice for the Nobel Peace Prize (2019 and 2020).
ABOUT THE PRIZE AND THE JURY
The Gulbenkian Prize for Humanity, awarded annually, in the amount of 1 million euros, aims to recognise people, groups of people and/or organisations from all over the world whose contributions to mitigation and adaptation to climate change stand out for its novelty, innovation and impact.
The Grand Jury chaired by Jorge Sampaio, President of the Portuguese Republic from 1996 to 2006, is composed by personalities like Hans Joachim Schellnhuber (Founder and Director Emeritus of the Potsdam Institute for Climate Impact Research), Hindou Oumarou Ibrahim (President of Indigenous Women and Peoples Association of Chad), Johan Rockström (Director of the Potsdam Institute for Climate Impact Research and Professor at the University of Potsdam), Katherine Richardson (Coordinator of the Centre of Sustainability Science at the University of Copenhagen), Miguel Arias Cañete (former European Energy and Climate Action Commissioner), Miguel Bastos Araújo (Geographer, Pessoa Award 2018), Runa Khan (Founder and Executive Director of the Friendship NGO and Country Chair of Global Dignity Bangladesh) and Sunita Narain (Writer and environmental activist, Director of the Centre for Science and Environment, New Delhi).
A Committee of Specialists, presided by Miguel Bastos Araújo, has evaluated, in a first stage, 136 nominations and presented a shortlist of 10 nominees, for the final assessment of the Grand Jury. This Committee was composed of figures such as Arlindo Oliveira (Full Professor at the Department of Information Technology, Instituto Superior Técnico, Lisbon), Carsten Rahbek (Director of the Centre for Macroecology, Evolution and Climate, University of Copenhagen), Rik Leemans (Director of the Environmental Systems Analysis Group, Wageningen University) and Viriato Soromenho Marques (Professor of Political Philosophy Teacher at the University of Lisbon).
Đạo đức và luân lý Đông Tây
Phan Châu Trinh (1925)
(chungta.com)
Bài diễn thuyết của Cụ Phan Chu Trinh diễn tại nhà hội Việt Nam ở Sài Gòn, đêm 19.11.1925
Trích:
“Từ nay dân Việt Nam ta phải biết thương nước là tính tự nhiên trời đã phú cho, không thù nghịch gì với người Pháp. Phải có quốc gia luân lý in sâu vào óc thì sự ước ao tự do độc lập của dân tộc ta sau này mới thành tựu được. Tôi ở Pháp về mà nói như thế chắc anh em lấy làm lạ, vì nay người bên Âu châu đã đào sâu ôm chặt cái ái quốc chủ nghĩa rồi, nay tôi lại đem về tuyên bố trong dân gian chẳng hoá ra trái ngược với phong trào bên ấy lắm ru? Xin thưa rằng không phải.
Chúng ta phải biết rằng: “Một loài dân trong một nước cũng như bọn học trò trong trường học, phải có thứ lớp, phải tuần tự mà tiến tới, phải qua lớp dưới mới lên lớp trên, không bao giờ nhảy lớp được, nghĩa là phải do gia đình luân lý tiến lên quốc gia luân lý, rồi do quốc gia mà tiến lên xã hội vậy”. Thế thì chúng ta cũng phải bước qua cái nền quốc gia luân lý trong đôi ba mươi năm đã, rồi mới có thể mong tiến lên xã hội luân lý được.
* * *
Xã hội luân lý thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lý thì người mình còn dốt nát hơn nhiều. Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lý được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì.
Tuy trong sách nho có câu: “Sửa nhà trị nước mới yên thiên hạ”. Hai chữ “thiên hạ” đó tức là xã hội. Ngày nay những kẻ học ra làm quan cũng võ vẽ nhắc đền hai chữ đó nhưng chỉ làm trò cười cho kẻ thức giả đấy thôi. Cái chủ ý bình thiên hạ mất đi từ lâu rồi.
Cái chủ nghĩa xã hội bên Âu châu rất thịnh hành như thế, thế mà người bên ta điền nhiên như kẻ ngủ không biết gì là gì. Thương hại thay! Ngưới nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Bên Pháp mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận động kỳ cho đến được công bình mới nghe.
Vì sao mà người ta làm được như thế? Là vì người ta có đoàn thể, có công đức biết giữ lợi chung vậy. Họ nghĩ rằng nếu nay để cho người có quyền lực đè nén người này thì mai ắt cũng lấy quyền lực đè nén mình, cho nên phải hiệp nhau lại phòng ngừa trước. Người ta có ăn học biết xét kỹ thấy xa như thế, còn người nước mình thì sao? Người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình.
“Đã biết sống thì phải bênh vực nhau” ông cha mình ngày xưa cũng đã hiểu đến. Cho nên mới có câu: “Không ai bẻ đũa cả nắm” và “Nhiều tay làm nên bột”. Thế thì dân tộc Việt Nam này hồi cổ sơ cũng biết đoàn thể, biết công ích, cũng góp gió làm bão, giụm cây làm rừng, không đến nỗi trơ trọi lơ láo, sợ sệt, ù lỳ như ngày nay.
Dân không biết đoàn thể, không trọng công ích là bởi ba bốn trăm năm trở về đây, bọn học trò trong nước mắc ham quyền tước, ham bả vinh hoa của các triều vua mà sinh ra giả dối nịnh hót, chỉ biết có vua mà chẳng biết có dân. Bọn ấy muốn giữ túi tham mình được đầy mãi, địa vị mình được vững mãi, bèn kiếm cách thiết pháp luật, phá tan tành đoàn thể của quốc dân.
Dầu trôi nổi, dầu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưỡng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong! Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý! Chẳng những thế mà thôi, “một người làm quan một nhà có phước”, dầu tham, dầu nhũng, dầu vơ vét, dầu rút rỉa của dân thế nào cũng không ai phẩm bình; dầu lấy lúa của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai. Người ngoài thì khen đắc thời, người nhà thì dựa hơi quan, khiến những kẻ ham mồi phú quý không đua chen vào đám quan trường sao được. Quan đời xưa đời nay của ta là thế đấy! Luân lý của bọn thượng lưu – tôi không gọi bọn ấy là thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi – ở nước ta là thế đấy!
Ngày xưa thì bọn ấy là bọn Nho học đã đỗ được bằng cử nhân, tiến sĩ, ngày nay thì bọn ấy là bọn Tây học đã được cái chức ký lục thông ngôn; có khi bồi bếp dựa vào thân thế của chủ cũng ra làm quan nữa. Những bọn quan lại đã nói ở trên này chỉ còn một tiếng chỉ đúng hơn là lũ ăn cướp có giấy phép vậy.
Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược, nào chạy xuôi, dầu có ruộng, dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cầu được lấy chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một nắm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lý cả . Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư ký ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa . Ôi! một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được!
Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng vì thế.
Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã. Mà muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này.
BÂY GIỜ TA ĐEM ĐẠO ĐỨC LUÂN LÝ ÂU CHÂU VỀ CÓ GÌ CHỐNG VỚI ĐẠO KHỔNG MẠNH CHĂNG?
Từ nãy đến giờ tôi chỉ trích luân lý của ta, khen ngợi luân lý của Âu Tây, chắc anh em nghe lạ tai, cho tôi là người bội đạo Khổng Mạnh chăng? Xin thưa rằng từ khi tôi hiểu được chút ít đạo đức của Khổng Mạnh thì tôi rất sùng bái lắm. Vẫn biết đạo Khổng Mạnh hay thật nhưng bây giờ ta biết kiếm nơi đâu? Qua Tàu đem về chăng? Kiếm trong các sử sách Việt Nam này chăng? Tưởng thắp đuốc tìm cũng không thấy nữa, là vì nước Nam, nước Tàu bỏ mất đạo ấy đã lâu rồi.
Đạo Khổng Mạnh không phải là cách chuyên chế của các nhà vua mà anh em đã mộng tưởng đâu. Đạo Khổng Mạnh dạy quân dân tịnh trọng (vua dân đều trọng) và rất bình đẳng; vua và dân đều cần có đạo đức luân lý, nghĩa là dân phải kính trọng vua như cha mẹ mà vua cũng suy lòng đó mà yêu dấu dân như con đỏ vậy.
Trong sách Đại Học thầy Tăng Sâm dẫn lời đức Khổng rằng: “Tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân nhất thị giai sĩ tu thân vi bổn”: Từ vua cho đến dân đều phải lấy việc sửa mình làm gốc. Sửa mình là việc lớn mà đức Khổng Tử buộc dân và vua đều phải như thế, chẳng là bình đẳng lắm ru? Cái chính thể ấy bên Âu châu thực hành đã lâu rồi, nghĩa là cái chính thể quân dân cộng trị mà Tàu dịch ra là quân chủ lập hiến vậy.
Hiện nay có nước Anh, nước Bỉ và nước Nhật đang theo chính thể ấy. Dân trí hai nước trên đã tiến tới nhiều, cho nên quyền vua cũng đã tiến tới nhiều, cho nên quyền vua cũng giảm bớt nhưng dân cũng thương vua mà vua cũng vẫn yêu dân. Nước Nhật thì có kém thua nhưng đã theo chính thể lập hiến thì trước sau rồi cũng tới nơi vậy.
Đến đời ông Mạnh, các vua chư hầu chuyên chế thái quá thì ông lại xướng lên cái chủ nghĩa dân chủ. Như ông nói rằng: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Nghĩa là dân quý hơn hết, đất cát thứ nhì, vua là khinh. Ngày nay bên Đức, bên Pháp, bên Nga tuy chính thể của họ có khác nhau chút đỉnh nhưng cũng đều thực hành cái chủ nghĩa dân chủ cả. Thế thì cái văn minh Âu châu bây giờ có trái gì với đạo Khổng mạnh đâu. Đức Khổng đã nói rằng: Vua phải thương dân, dân phải thương vua, song nếu vua không thương dân, dân phải làm sao? Tiếc thay! Ngài không dạy đến. Ông Mạnh cũng nói rằng: Dân quý mà vua khinh, nhưng ngày nay dân hỏi vua, vua bảo rằng vua quý mà dân khinh thì dân phải làm sao? Ông cũng không hề nói đến. Vậy cho nên từ khi Khổng Mạnh đã qua rồi thì dân Tàu cũng thế mà dân ta cũng thế, hễ họ vua nào thua thì mất nước; vua công bình thì dân theo, vua tàn bạo thì dân giết, thành ra đời nào bền lắm là mấy chục năm, thay đổi tranh giành gây ra lắm cuộc trị loạn làm cho giết hại lẫn nhau; cha giết con, con giết cha, anh giết em, em giết anh, vua giết tôi, tôi giết vua không còn gì là đạo lý luân thường nữa.
Đạo Khổng Mạnh đã mất rồi, nay ta muốn nước ta có một nền đạo đức luân lý vững vàng, thì có gì hay bằng ta hết sức đem cái chủ nghĩa dân chủ Âu Châu về. Chủ nghĩa dân chủ chính là một vị thuốc rất thần diệu để chữa bệnh chuyên chế của nước ta vậy. Đem văn minh Âu châu về tức là đem đạo Khổng Mạnh về. Đạo Khổng Mạnh là đạo trung dung thường dùng như cơm nước thường ngày; như kính trọng cha mẹ; như thương người đồng loại, chớ không phải mê tín như các đạo khác. Thế thì đem văn minh Âu châu về đã không hại gì mà lại còn làm cho rõ ràng thêm đạo Khổng Mạnh ra. Tôi xin nhắc lại một lần nữa rằng: “Đem văn minh đây là đem cái chân minh ở Âu Tây hòa hợp với chân Nho giáo ở Á Đông”, chớ không phải là tự do độc lập ở đầu lưỡi ở mấy anh Tây học lem nhem mà cũng không phải là quốc hồn quốc tuý ngoài môi của các bác Hán học dở mùa đâu.
Cứ theo lời tôi đã nói thì anh em đồng bào cũng hiều rằng: vì học đạo Khổng Mạnh một cách lầm lạc như thế cho nên hơn nghìn năm nay hết thảy những nước theo đạo tà nho đều yếu hèn và phải mất một cách rất nhục nhã. Như nước Cao Ly, hễ Mãn Châu tới thì theo Mãn Châu, Mông Cổ tới thì theo Mông Cổ, đến khi Nhật Bản tới thì Nhật Bản lấy. Như nước Tàu thì nhà Tống mất bởi nhà Nguyên (Mông Cổ), nhà Minh mất bởi nhà Thanh (Mãn Châu).Chao ôi! Nước Tàu bị Mãn Thanh, Mông Cổ lấy nước, Cao Ly bị Nhật Bản lấy, há không phải là tội nơi những kẻ vua quan chuyên chế, những kẻ tà nho hũ bại của nước Tàu, nước Cao Ly đấy ư?
Một nước bao nhiêu triệu dân mà chỉ giao phó quyền chính cho một ông vua thì chẳng là ngu xuẩn lắm ư? Gặp được ông vua thông minh còn e lo chưa hết bổn phận thay, huống là gặp phải anh vua u mê làm ròng những sự độc ác, cấm dân có ăn học không được lo việc nước, thì dân có ăn học không được lo việc nước, thì dân khốn khổ biết bao, và còn có ai dám ra mà gánh vác. Một nhà không ai lo chủ trương, một nước không ai lo chủ trương, thì nhà nước ấy làm sao không tan không mất được.
Nước Tàu mà mất ấy, nước Cao Ly mà mất ấy cũng là lẽ rất tự nhiên. Nói đến nước ta lại càng đau đớn lắm nữa. Vua Lê Thánh Tông đem luật nhà Minh về chưa đầy 50 năm thì bị nhà Mạc đánh đổ. Nhà Trịnh lên khôi phục cũng chỉ có tiếng khôi phục đấy thôi, vua nhà Lê cũng vẫn bị giết lên giết xuống, còn quân thần gì đâu, còn luân lý gì đâu! Đến vua Gia Long nhà Nguyễn thỉnh luật Càn Long về lạ càng chuyên chế hơn nữa. Chưa đầy 80 năm đã bị mất nước một cách rất hèn hạ.
Mất nước một cách hèn hạ nhục nhã như thế há không phải tại vua tôi nhà Lê nhà Nguyễn Đấy ư?
Mới đây Cao Ly đã thâu nạp được văn minh Âu Mỹ nên năm 1919 mới có cuộc độc lập vận động. Nước Tàu cũng thế, xướng ra việc bài ngoại vận động làm cho Anh Pháp đều phải nể mặt không dám hung hăng như ngày xưa. Xem thế thì đủ biết rằng cái tư tưởng quốc gia đã nảy ra trong đầu người Tàu, người Cao Ly rồi vậy.
Người nước ta thì sao? Người nước ta vẫn còn say sưa trong giấc ngủ nghìn năm, chưa có chút gì gọi là giật mình mở mắt cả. Bọn già thì lo làm quan để kiếm tiền nuôi vợ con, bọn trẻ thì lo làm thầy đặng kiếm gạo nuôi miệng, ngoài cái lo xác thịt ra thì không có một tư tưởng gì khác.
Lại thêm một bọn ra vênh mặt múa tay tự xưng là ái quốc ái chủng, nhưng hỏi đến họ cách khuyếch lợi, trừ hại, tự cường, tự lập thì họ ập ạ như người mơ ngủ, chỉ ngồi ngong ngóng ước mơ nước ngoài tràn vào mà thôi.
DÂN TỘC NHẬT BẢN ĐƯỢC GIÀU MẠNH NHƯ NGÀY NAY LÀ CHỈ THEO CÁI VĂN MINH HÌNH THỨC CỦA ÂU CHÂU HAY CÓ SỬA ĐỔI GÌ LUÂN LÝ KHÔNG?
Người nước ta thường tự xưng là đồng loại, đồng đạo, đồng văn với Nhật Bản; thấy họ tiến thì nức nở khen chớ không khi nào chịu xét vì sao mà họ tiến tới như thế? Họ chỉ đóng tàu súng mà được giàu mạnh hay là họ còn trao dồi đạo đức, sửa đổi luân lý mới được như ngày nay? Ai có đọc đến lịch sử Nhật Bản mới biết Nhật Bản họ cũng bồi đắp nền đạo đức của họ lắm. Từ lúc Minh Trị duy tân cho đến 24 năm sau hạ chiếu lập hiến trong nước Nhật biết bao nhiêu người lo khuynh Mạc Phủ lo lập hiến pháp, biết bao nhiêu kẻ đổ máu rát cổ mới gây dựng nên một nước tân tiến rất giàu mạnh như bây giờ. Tôi rất lấy làm lạ cho những người đã qua Nhật bản về! Không biết họ qua bển làm gì? Người ta có câu: “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Sao những kẻ sang Nhật sao không đem cái tốt về cho dân Việt Nam nhờ, mà chỉ làm giàu thêm tính nô lệ như thế? Rất đỗi những việc hèn hạ một người dân tầm thường không làm, mà những kẻ ấy cũng làm được hết thảy! Hay là đạo đức luân lý đã chết mất ở trong lương tâm của người mình rồi, cho nên không hấp thụ được đạo đức luân lý của người chăng? Hay là người mình như kẻ đã hư phổi rồi, cho nên một nơi có thanh khí như nước Nhật mà cũng không thở nổi chăng? Lấy lịch sử mà nói thì dân Việt Nam không phải là một dân tộc hèn hạ, mà cũng không phải là một dân tộc không thông minh, thế thì vì lẽ nào ở dưới quyền bảo hộ hơn 60 năm nay mà vẫn còn mê mê muội muội, bít mắt vinh tay không chịu xem xét, không chịu học hỏi lấy cái hay cái khéo của người?
Có người nói rằng tại Pháp họ đè nén mình không cho mình học làm súng ống, làm máy bay, tàu ngầm, nên dân mình mới ngô nghê như thế! Những người nói câu ấy là những người không học lịch sử Pháp hoặc có tính yêu mình thái qúa, nên chỉ biết trách người mà không biết tự trách mình. Sao không nhớ khi người Pháp sang, sợ mình theo Tàu, cho người mình sang Pháp học mà người mình vẫn khư khư không chịu sang bên đấy ư? Người Pháp cho mình 2.000 khẩu súng, 5 chiếc chiến thuyền mà người mình không dám thuê lấy một người Pháp trông nom, để lính mình làm xằng làm bậy mà hư hỏng hết đấy ư ? Tôi nói thế không phải là khen người Pháp có lòng tốt, nhưng chỉ lối ngoại giao của người ta khôn khéo là thế, mà mình dở dang là thế, cho anh em đồng bào ta biết đấy thôi. Phải chi lúc đó ta biết nhân dịp sang nước ngoài học tập lấy cái khéo của người ta, thì bây giờ so sánh tuy không kịp nước nhật nhưng so với Phi Luật Tân, với Xiêm La cũng không đến nỗi xa lắc như thế này.
Ngày xưa ta nhắm mắt lại, một là văn minh Tàu, hai là văn minh Tàu, bị độc khoa cử làm mờ ám trí khôn đã đành, đến ngày nay đã hé mắt ra thấy người Tàu vận động nhiều việc rất to tát như gưỉ du học sinh khắp hoàn cầu, như bỏ quân chủ, lập dân chủ, mà cũng an nhiên bất động, nhất thiết chẳng biết gì là gì. Chẳng những thế mà thôi, lại còn mấy anh sang Tàu về nói láo, nói linh, chê người nọ, hạch người kia mà tự mình xem ra cũng không có bản lĩnh gì cho người ta đủ kính đủ phục. Có anh bạo gan chê cả Tôn Văn là người đại biểu văn minh cho nước Tàu đời nay, mà không biết rằng anh ta đem cái sự nghiệp của anh ta, cái tài năng của anh ta mà so sánh có bằng mảy may của Tôn Văn không? Những tính chất của người Tàu các anh không hề học đến, mà các anh khéo đem về một cái láu lĩnh và một cái bao tử trống mà thôi. Thế mà biết hồn luân lý đạo đức của người mình đã bị độc khoa cử giết chết, chỉ còn để nguyên lại một cái tính nô lệ mà thôi . Đạo đức mất trước mất sau thật cũng không phải là lời nói ngoa vậy.
Có một vài người anh hùng không chịu đi xem xét, mê tín lịch sử đời xưa, trọng chủ nghĩa trung quân, chủ nghĩa phục thù, tìm mưu kiếm kế phĩnh phờ cho dân dậy lên, nhưng than ôi ! Một con dao, một đoạn tre thì có làm gì. Cái nỗi thảm hại, đưa đầu ra cho ngưới bắn, đem thịt ra cho người bầm nghĩ cũng đáng thương, nhưng công việc làm nào có ích gì ! Chẳng qua làm cho dân đức của ta trụy lạc, khiến những bọn nô lệ kia, bọn vô sỉ kia lấy đó mà dọa nạt, mà hà hiếp dân lành thôi.
* * *
LUÂN LÝ CỦA TA MẤT THÌ TA ĐEM LUÂN LÝ ÂU CHÂU VỀ DÙNG HẲN CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Có người hỏi luân lý ta mất thì ta có đem luân lý của Âu châu về ta dùng hẳn có được không? Tôi xin trả lời rằng: không. Một nước luân lý cũ đã mất là nước không có cơ sở, nay bảo đem luân lý mới về thì biết đặt vào đâu?
Vẫn biết phép chắp cây của người Tây tài tình thật, nhưng nay đem một cây rất tươi tốt như cây luân lý ở các nước bên Âu Tây kia mà chắp với một cây đã cằn cộc như cây luân lý ở nước Việt Nam ta thì tưởng không tài nào sinh hoa tươi, quả tốt được . Muốn cho sự kết quả về sau được tốt đẹp, tưởng trước khi chắp cây cũng nên bồi bổ cho hai bên có sức bằng nhau đã. Tôi diễn thuyết hôm nay là cốt ý mong anh em nên cứu chữa lấy cây luân lý cũ của ta, rồi sẽ đem chắp nối với cây luân lý của Âu châu vậy.
* * *
LUÂN LÝ CỦA ÂU CHÂU CÓ TỐT TRỌN KHÔNG? TA MUỐN THEO THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO?
Nói rằng luân lý Âu châu tốt hơn ta thì tốt nhiều. Nói rằng luân lý Âu châu trọn tốt thì không dám nói rằng trọn được. Là vì : Dân tộc nào cũng không thế, cắt nghĩa theo luân lý đạo đức thì dễ, nhưng làm theo luân lý đạo đức thì khó, không sao trọn vẹn được. Bên Âu châu họ cũng có nhiều cái dở, như nam nữ tự do thái quá, ly ly, hợp hợp, rất thường, thành ra đường sinh sản kém lần mà dân số không thêm; như giàu nghèo cách biệt thái quá, người ngồi không, kẻ cắm đầu làm, thành ra kẻ lao động, người tư bản xung đột nhau mà trong nước không yên. Mê tín quốc gia chủ nghĩa về đời trung cổ thái quá yêu nước mình, ghét nước người, cho nên phải mang họa chiến tranh mãi mãi. Trọng trí dục hơn đức dục, chuộng ngoại giao hơn thành thật, cho nên thường sinh ra xâu xé nhau mà mất sự thái bình. Ấy là kẻ sơ lược, chớ kể hết tưởng cũng còn nhiều lắm.
Bệnh họ tuy nhiều nhưng họ đã có thầy có thuốc để chữa ngay, nghĩa là có những nhà triết học, những nhà giáo dục lo ra trừ tệ, canh cải sửa sang cho nền đạo đức luân lý mỗi cao lớn, tốt đẹp thêm, chớ không phải như ở nước ta tốt khoe, xấu che làm cho một ngày thêm một xấu. Vậy nay ta qua thâu cái luân lý của Âu Tây để đem về truyền bá cho dân Việt Nam, thì ta phải nên chủ ý lắm, lừa lọc lắm mới được những điều gì đáng đem về thì ta hãy đem.
* * *
Thưa các anh em đồng bào!
Tôi nói từ nảy đến giờ thật cũng nhiều rồi . Vậy xin anh em cho tôi nói tắt lại rằng: Ta đã biết nước ta mất cũng vì luân lý, dân ta hèn cũng vì mất đạo đức luân lý, bị người khinh bỉ dày xéo cũng vì mất đạo đức luân lý thì ta phải cố sức sửa đổi luân lý, bồi đắp đạo đức của ta.
Anh em ta hãy gắng mà làm đi.
(Cử tọa đều vỗ tay. Cụ Phan uống hết tách nước, đứng nói thêm mấy câu):
Thưa anh em,
Tôi cũng đã biết rằng muốn khôi phục lại nền đạo đức của một nước mà trăm việc đều đổ nát như thế này, không phải là việc dễ. Nhưng nay ta bảo rằng khó, không khôi phục lại nền đạo đức cũ thì biết bao giờ mới mở mặt được với người. Tôi nói đạo đức cũ không phải nói con phải làm tôi mọi cho cha, vợ phải làm tôi mọi cho chồng, tôi phải làm tôi mọi cho vua đâu, mà chính là cái đạo đức trung dung của Khổng Mạnh, đem dùng vào đời nào, nước nào cũng được, không cổ, không kim, không đông, không tây, như tôi đã nói đó vậy. Đạo ấy ở trong những câu: Sĩ khả sát, bất khả nhục (Giết người học trò được, mà làm nhục thì không được), phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu (Giàu sang không mê được lòng mình, nghèo hèn không đổi được chí mình, sức mạnh không buộc mình cúi đầu, được thế mới gọi là đại trượng phu)…
Nếu ta giữ được một ít đạo đức của ta, thâu thái một ít đạo đức của Âu châu đem điều hòa lại, rồi khếch trương luân lý ta ra cho có quốc gia luân lý, nghĩa là khiến dân Việt Nam ai ai cũng đều biết nghĩa vụ đối với nước Việt Nam. Được như thế thì chẳng những được nước Việt Nam sau này được giàu mạnh, mà còn trong thế giới này bất kỳ dân nào muốn đến ăn chung ở đậu trên miếng đất này cũng không dám đem lòng khinh dễ ta như ngày nay nữa.
https://bshohai1.blogspot.com/2020/07/ban-chut-choi-ve-kinh-te-viet-thoi-sars.html
Ở bất kỳ quốc gia nào, dù tư bản hay cộng sản thì Quốc Hội là nơi để các chính khách làm những việc sau:
1. Có quyền lực toàn phần hay bán phần duyệt chi ngân sách cho tất cả mọi vấn đề của cơ quan hành pháp tùy theo thể chế.
2. Ngồi lại với nhau ăn chia ngân sách duyệt chi cho cơ quan hành pháp.
3. Viết ra luật và duyệt luật toàn phần hay bán phần cho cơ quan hành pháp thực thi tùy theo thể chế.
Ngân sách từ đâu ra? Có 3 nguồn:
1. Tài nguyên thiên nhiên phá ra mà ăn như đất đai, hầm mỏ, rừng, biển....
2. Tài nguyên con người như sức lao động, sáng tạo làm ra sản phẩm cho xã hội...
3. Thuế đóng của người dân từ VAT, từ thuế xăng dầu, điện, nước, giao thông, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trong nước, doanh nghiệp nước ngoài...
Ở các quốc gia tư bổn giãy mãi chưa chết thì thượng viện và báo chí là quyền lực thứ 4 kiểm soát quốc hội hạ viện khi duyệt chi ngân sách cho hành pháp thực thi. Ví dụ, hiến pháp Hoa Kỳ quy định rõ, chính phủ là người làm công ăn lương từ tiền thuế của dân. Người dân có quyền truất phế chính phủ khi thấy chính phủ không làm tròn trách nhiệm. Ví dụ, trước nguy cơ bị quốc hội phế truất, ngày 9 tháng 8 năm 1974, Tổng thống Nixon tuyên bố từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ vì vụ bê bối Watergate.
Các quốc gia độc tài đảng trị cộng sản thì các thành viên hành pháp của chính phủ và đảng viên cũng là thành viên quốc hội, nên chủ yếu ngồi lại với nhau để ăn chia ngân sách. Ví dụ, Thân Đức Nam - cựu phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội - cũng chỉ là 1 thành viên ăn chia ngân sách, nay có lẽ bị phe phái thất sủng nên bị đá ra và cho hạ cánh an toàn năm 2018 khi phe nhóm khác vạch ra Thân Đức Nam ăn đất lên đến hàng ngàn tỷ dính líu đến Lê Thanh Thản - tự Thản Điếu Cày hay Thản Mường Thanh.
Tình hình SARS Covi-2 đại dịch sẽ hệ lụy đến những vấn đề sau:
1. Tập đoàn dầu khí đóng góp 10-13% GDP mỗi năm giờ hút dầu tử Bể Đông Hải giá gốc $30/thùng phải bán lỗ vốn, nhưng vẫn phải hút, vì mỏ dầu khui ra mà không hút thì đóng lại còn tốn tiền hơn là hút. Xem như mất trắng 10-13% GDP mà còn tốn tiền trả lương, khấu hao tài sản hằng năm ...:D
2. Ngành dịch vụ chiếm 48% GDP thì trong đó: hàng không, du lịch, khách sạn, nhà hàng đóng góp hơn 24% GDP cũng xem như mất trắng.:
3. Ngành bất động sản cũng đóng băng theo vì dân thất nghiệp đầy đường tiền còn không có mua miếng ăn hằng ngày lấy đâu ra mua nhà? BĐS lại là ngành kinh tế xương sống, nó phát triển sẽ kéo theo sắt, thép, xi măng, điện gia dụng, nước, nột thất... phát triển theo. Giờ nó chết thì cũng chết theo. (
4. Xuất khẩu chiếm hơn 105% GDP giờ đóng của hổng ai mua biết làm sao?
5. Thất nghiệp đến 30,8 triệu lao động, doanh nghiệp tạm dừng làm việc, tài nguyên thua lỗ... Vậy lấy đâu ra tiền từ thuế, từ sức dân, từ tài nguyên đóng ngân sách? Chịu chết.
Gần đây Vingroup được chính phủ hỗ trợ nhiều cách để kiếm tiền tự sống trong cơn bỉ cực bất động sản đóng băng hơn 10 năm qua, như mần nông nghiệp sạch, mần smartphone, mần xe hơi, ... giờ lại mần khu ăn chơi ở Cần Giờ, Xì Gòong với tụi Mẽo lên đến 9,3 tỷ ông Tơn!P
Viết đến đây các bạn có thể hiểu năm 2020 kinh tế Việt TĂNG TRƯỞNG ÂM bao nhiêu % roài, phải hông. Thôi không viết nữa, vì giữa tháng 12/2020 đại dịch SARS Covi-2 lại bùng phát trở lại. Sợ lắm, ôm ông Tơn hay màu vàng kim loại quý mà ngủ chờ 2022 trở đi mà nhặt xác chết thôi.
Tư Gia, 7:33, 01 July, 2020
https://bshohai1.blogspot.com/2020/07/ban-chut-choi-ve-kinh-te-viet-thoi-sars.html