https://bshohai1.blogspot.com/2020/07/ai-dich-sars-covi-2bai-viet-nhieu-ky_41.html
ĐẠI DỊCH SARS COVI-2(Bài viết nhiều kỳ): Phần 3: Ảnh hưởng và di hại toàn cầu những gì từ Đại dịch SARS Covi-2?
BSHOHAI 07:29
Bài đọc liên quan:
ĐẠI DỊCH SARS COVI-2(Bài viết nhiều kỳ): Phần 1: SARS COVI-2 LÀ VIRUS GÌ?
ĐẠI DỊCH SARS COVI-2(Bài viết nhiều kỳ): Phần 2: Covi-2 từ đâu ra và tại sao?
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng các quốc gia có nền kinh tế lớn sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất trong Đại dịch SARS Covi-2. Nhưng không phải thế, các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu mới là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tại sao?
Về mặt kinh tế vĩ mô, một nền kinh tế phát triển cao và bền vững là nền kinh tế mà sức mua người dân trong nước chiếm phải từ >= 70% GDP. Phần còn lại là xuất khẩu.
Ngoài ra, cơ cấu nền kinh tế bền vững đòi hỏi dịch vụ phải chiếm >=70%, phần còn lại là công và nông nghiệp. Ví dụ Hoa Kỳ cơ cấu nền kinh tế là: 80% GDP từ dịch vụ, 18% GDP từ công nghiệp, nông nghiệp chỉ chiếm 2% GDP, nhưng Hoa Kỳ dư thừa sản phẩm nông nghiệp để xuất khẩu sang khắp toàn cầu với chỉ < 5% dân số Hoa Kỳ làm nông nghiệp! Còn Việt Nam thì dịch vụ chiếm # 48% GDP, công nghiệp chiếm # 40% GDP, còn lại là nông nghiệp khoảng 12% GDP. Nên nền kinh tế nước Việt chưa được gọi là bền vững. Tại sao?
Tại vì nền kinh tế Việt chưa được sự đảm bảo an toàn do chính sức mua của dân Việt, mà phụ thuộc vào sức mua của nước ngoài. Đó là chưa kể đến 70% xuất khẩu của Việt Nam là do từ nhà đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), tất cả gần 100 triệu dân Việt chỉ làm để xuất khẩu chiếm 30% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu trong năm về mặt tài chính. Hay nói cách khác là, nền kinh tế Việt Nam đang nghèo bền vững, chưa thoát được nghèo, nên dân không có tiền để mua hàng hóa. Muốn hiểu rõ thêm điều này mời các bạn xem 3 hình sau mà tôi sẽ giải thích rõ hơn.
Hình 1: Tỷ lệ % xuất khẩu so với GDP của Trung Hoa từ 1960 đến 2018 — at World Bank.
Trong hình 1 ta sẽ thấy nền kinh tế Trung Hoa đã chuẩn bị tái cơ cấu từ 10 năm qua nên tỷ lệ xuất khẩu trên GDP thì Giá trị trung bình của Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1960 đến 2018 là 14,24% với tối thiểu 2,49% vào năm 1970 và tối đa là 36,04% vào năm 2006. Tỷ lệ mới nhất từ năm 2018 là 19,51% so với GDP. Chính điều này làm cho Trung Hoa bắt đầu hung hăng từ năm 2009 khi % xuất khẩu so với GDP xuống còn 24,75%.
Hình 2: Tỷ lệ % của xuất khẩu Hoa Kỳ so với GDP từ 1970 đến 2018 — at World Bank.
Nhìn sang Hoa Kỳ ở hình 2, ta sẽ thấy ngay từ 1970 đến 2018 thì Giá trị trung bình của xuất khẩu của Hoa Kỳ trong giai đoạn đó là 9,68% với tối thiểu 5,41% vào năm 1971 và tối đa là 13,54 phần trăm trong năm 2013. Tỷ lệ % xuất khẩu so với GDP của Hoa Kỳ mới nhất năm 2018 là 12,22%.
Hình 3: Tỷ lệ % xuất khẩu của Việt Nam so với GDP từ 1986 đến 2018 — at World Bank.
Ta hãy nhìn hình 3 để thấy tỷ lệ % xuất khẩu của Việt nam từ năm 1986 đến 2018 sẽ thấy: Năm 2018 xuất khẩu Việt Nam chiếm đến 105,83% GDP! Một con số mà nó tiên lượng nền kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ không lâu, nếu SARS Covi-2 tiếp tục bùng phát vào cuối năm 2020 - cụ thể là vào khoảng giữa tháng 12/2020 này là chắc chắn như tôi đã dự đoán từ một status cách nay vài tuần.
Những con số biết nói này cho các bạn suy nghĩ gì khi mọi quốc gia đóng cửa giao thương vì SARS Covi-2? Và tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020 này sẽ âm hay dương khi mà dầu hút lên từ biển lỗ so với giá bán trong khi dầu đóng góp cho GDP # 10% mỗi năm, du lịch đóng băng, hàng không vắng khách, nhà hàng khách sạn chết như rạ ... Thế mà các dự án bất động sản cứ như nấm mọc sau mưa. Vậy sau 2 năm dịch SARS Covi-2 hoành hành thì có bao nhiêu xác chết trên đất nước Việt thân yêu này mà chúng ta sẽ làm kền kền đi nhặt?
Dĩ nhiên cá ròng ròng chết trước rồi cá lóc mẹ mới chết sau. Nước nghèo chết trước tiên. Các quốc gia giàu có cũng đi vào khủng hoảng lớn chưa từng thấy kể từ Đại dịch hạch ở thế kỷ XIV lan từ Âu sang Á, làm chết 50% dân số thế giới.
Các bạn hãy nhìn xem, khủng hoảng 2008 Mỹ chỉ cần 800 tỷ USD vay của Trung Hoa là chỉ 2 năm vực lại được tất cả. Nhưng năm 2020 Trump đã chi hơn 2000 tỷ USD rồi vẫn chưa thấm vào đâu. Khi mà ở Hoa Kỳ số người thất nghiệp vẫn còn 1 triệu 480 ngàn người trong tuần thứ 4 của tháng 6/2020 này, mặc dù đang giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Sau khủng hoảng kinh tế là những cuộc bạo loạn chính trị sẽ diễn ra như Cách mạng Hoa Nhài 2011 ở Bắc Phi Trung Đông sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008.
Lời khuyên của tôi bây giờ là, các bạn hãy cố thủ tại nhà mình bằng vàng ưu tiên số 1, số 2 là ngoại tệ. Hãy chờ đến 2022 thì $1 bây giờ nó sẽ đẻ ra thành $100 hoặc $1,000 lúc ấy nhờ vào những xác chết sau SARS Covi-2!
Hôm nay tôi lại cầu xin Chúa và nhận biết bài học "the glory of God in the face of Jesus Christ" vinh quang của Thượng Đế trong mặt của Chúa Jesus.
Vình quang, vinh hiển, được tôn vinh và tung hô, ca tụng, ngợi khen là nhu cầu tinh thần của con người khi nhu cầu cơ bản về thể xác (ăn, uống, ngủ, nghỉ) đã được đáp ứng.
- For God, who commanded the light to shine out of darkness, hath shined in our hearts, to [give] the light of the knowledge of the glory of God in the face of Jesus Christ.
(II Co 4,6 - KJV)
- Bởi Đức Chúa Trời là Đấng phán rằng: "Ánh sáng phải chiếu ra từ bóng tối” đã soi sáng lòng chúng ta, [ban] ánh sáng nhận biết vinh quang của Đức Chúa Trời trong mặt Đức Chúa Jêsus Christ.
(II Co 4,6)
Trong câu Kinh Thánh này sứ đồ Phaolô chia sẻ tại thành Cô-rinh-tô khi ông nghĩ rằng người nghe có thể hy vọng thấy được Chúa Jesus sao? Có sự nhận biết thuộc về tâm linh, vì thấy vinh quang trong gương mặt Chúa Jesus khi mà Chúa đã bị đóng đinh, phục sinh và thăng thiên về trời, thì điều này không thuộc về đất nữa, không xảy ra tại mặt đất. Nó cũng giống chuyện Phao lô là kẻ luôn bắt bớ đàn áp những người tin vào Chúa Jesus rồi ông lại được biến đổi trở nên người truyền bá phúc âm cho người ngoại (người ngoại là người không phải dân Do Thái).
Phao lô bỗng dưng bị mù rồi lại được sáng mắt, ông ngợi khen Chúa Jesus rồi cả đời chia sẻ phúc âm cứu rỗi và hy vọng vào tình yêu Chúa cho mọi người. Ông nói Chúa Jesus là niềm hy vọng vào sự vinh hiển đời đời cho anh em.
Mục tiêu các tôn giáo, văn hóa học thuật triết học, xã hội học, khoa học... tuy có mang lại sự vinh quang "le lói trăm năm" đời này nhưng đời đời thì không, vẫn có thêm nhiều biến cố rủi ro vì con người tự nhiên bị tác động và không có sự sống vĩnh cửu. Sự hiểu biết về Adam con người đầu tiên là linh hồn sống bằng huyết và khí, nhưng nếu muốn chúng ta sẽ tìm kiếm Con Người là Thần Linh ban sự sống khi cầu nguyện với Lời Chúa trong Kinh Thánh, lúc đó nhu cầu tâm linh được đáp ứng.
Ăt hẳn Phao lô có trải nghiệm để khẳng định về ánh sáng trong tim con người là nhận biết vinh hiển đời đời từ trời, là Chúa Jesus sẽ trở lại. Nhu cầu thể xác và tình thần thuộc về đất này của chúng ta tồn tại bao nhiêu năm là đủ lâu? đủ hạnh phúc mà không than vãn?
Photo: Akiane Kramarik vẽ Chúa Jesus
For God, who commanded the light to shine out of darkness, hath shined in our hearts, to [give] the light of the knowledge of the glory of God in the face of Jesus Christ.
(II Co 4,6 - KJV)
- Bởi Đức Chúa Trời là Đấng phán rằng: "Ánh sáng phải chiếu ra từ bóng tối” đã soi sáng lòng chúng ta, [ban] ánh sáng nhận biết vinh quang của Đức Chúa Trời trên mặt Đức Chúa Jêsus Christ.
(II Co 4,6)
#pray God to bring glory in the face of Jesus Christ
Hallelujah!
Dear sisters and brothers in Christ, please pray with this Vietnamese family for the gospel, thank you!
· 13 Std. ·
This is Chien* with his wife and two sons, standing in what is left of their house in northern Vietnam. Their community burned it down—angry that Chien was sharing about Jesus and had started a house church in another village.
When Chien contacted the local authorities, he was told, "Pray to your God! He will take care of you!" Pray with this family today as they continue to plant the gospel.
Les Miserables
I dreamed a dream
https://www.youtube.com/watch?v=3bAvXX4yvNg
Nếu có pet thì chọn chó hay mèo ? Sao con mèo này nó khôn thế...
Khi có con người tấn công attack con người yếu thế (trẻ em gái và trẻ em trai) thì các con mèo sẽ bảo vệ trẻ em bằng cách gì đây?
https://www.youtube.com/watch?v=EEa6jZv-Khc
Kim Yến:
Chị nghĩ gì về tình yêu, về sức mạnh của tình yêu trong cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa hạnh phúc và bất hạnh?
NTTH:
Cho phép tôi được trả lời câu hỏi này bằng một số câu hỏi khác, nảy sinh khi tôi quan sát mọi thứ đang mục nát và đang trong quá trình suy vong, thậm chí diệt vong, của chúng ta hiện nay: “Chúng ta còn biết yêu không, còn biết thế nào là tình yêu không?” “Có phải sự phá sản của chúng ta trên mọi phương diện đời sống và xã hội hiện nay, có phải việc chúng ta thua đậm và sắp mất hết vào tay Trung Quốc, là hậu quả của sự tàn lụi tình yêu trong lòng mỗi người chúng ta? Liệu có phải vì trong chúng ta chỉ còn lại nỗi sợ hãi, lòng tham, sự độc ác và mù quáng, và vắng bóng tình yêu? Có phải vì chúng ta đã không còn biết yêu cái thiện, cái chân thật, cái đẹp, lương tri, không còn biết yêu đất nước, đồng loại, không còn biết yêu cả chính bản thân mình?”
Nàng Mỵ Châu xưa, vì trao trái tim nhầm người mà làm mất nước. Chúng ta ngày nay, vì đặt trái tim vào vật chất mà tự đẩy mình vào nguy cơ mất nước. Vật chất chỉ nên xem là công cụ phục vụ cho đời sống của con người. Khi con người lấy vật chất làm mục đích sống thì tình yêu sẽ phá sản, đời sống sẽ đánh mất các giá trị tinh thần và chúng ta sẽ đánh mất sức mạnh tinh thần. Nhưng rốt cuộc khi các giá trị tinh thần đã mất thì chúng ta cũng không giữ nổi vật chất. Đó là tình thế của chúng ta hiện nay.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
“Hoặc là chết, hoặc là sách”
Phỏng vấn Nguyễn Thị Từ Huy
Kim Yến thực hiện