Jesus
https://www.youtube.com/watch?v=2B86y4XRCHg&t=72s
Trung bình mỗi ngày 7 trẻ bị xâm hại
Báo cáo của Đoàn giám sát do bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trình tại phiên họp cho hay, từ 1.1.2015 đến 30.6.2019, cả nước đã phát hiện, xử lý 8.442 vụ xâm hại trẻ em, với 8.709 trẻ bị xâm hại (1.672 trẻ em nam, 7.037 trẻ em nữ).
Trong đó, số trẻ em bị xâm hại tình dục là 6.432 em; bạo lực 857 em; mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt 106 em; các hình thức xâm hại khác là 1.314 em.
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, với 1.400 trẻ bị xâm hại, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018 (1.779 trẻ). Tính trung bình, cứ 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại.
Sự gia tăng đột biến này một phần phản ánh thực tế các vụ xâm hại trẻ em tăng, một phần do người dân, trẻ em có ý thức hơn trong việc tố giác, tố cáo hành vi xâm hại trẻ em, đồng thời công tác phát hiện, xử lý hành vi xâm hại trẻ em cũng được tăng cường hơn giai đoạn trước.
Hình thức xâm hại phổ biến nhất, để lại hậu quả nặng nề và gây bức xúc nhất, nổi lên trong giai đoạn này là xâm hại tình dục, với 6.364 vụ và 6.432 trẻ em là nạn nhân, chiếm tới 75,4% tổng số vụ xâm hại trẻ em được công an các cấp tiếp nhận.
Trong đó, 2.191 trẻ bị hiếp dâm, 31 trẻ bị cưỡng dâm, 1.096 bị dâm ô, 3.114 trẻ bị giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
Cá biệt, có nhiều địa phương, số vụ trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm trên 90% tổng số trẻ em bị xâm hại, như Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre và Đồng Nai.
Qua giám sát cũng cho thấy, còn nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời, đầy đủ để xử lý, nhất là các hành vi bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em.
Điều này dẫn đến số vụ việc xâm hại trẻ em bị phát hiện, xử lý nêu trong các báo cáo chưa phản ánh đầy đủ tình hình trẻ em bị xâm hại trên thực tế.
Hà Nội, TP.HCM có nhiều trẻ em bị xâm hại nhất
(Thanh Niên)
VIỆT NAM: DU LỊCH TÌNH DỤC TRẺ EM Ở MỨC ĐỘ NÀO?
Một nghiên cứu (2006) về du lịch tình dục ở Campuchia đã ghi nhận không chỉ đàn ông phương Tây sang mua dâm trẻ em như thương quan niệm. Nghiên cứu phát hiện du khách người Trung Hoa là một nhóm du lịch tình dục chuyên đi MUA TRINH [1].
Vấn đề du lịch tình dục, đặc biệt với trẻ em ở Việt Nam liệu có giống ở các nước láng giềng khi mà chỉ từ tháng Một tới tháng Tư năm 2018 có tới 5,5 triệu khách vào Việt Nam?
Khi tổng quan tài liệu, có thể thấy chủ đề du lịch tình dục với trẻ em Việt Nam còn được nghiên cứu ít ỏi. Năm 2013, một nghiên cứu của Tầm nhìn thế giới [2] khảo sát du khách ở Thái lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là có 28% nhìn thấy trẻ gái làm việc ở các quán bar. Một người nữ nước ngoài nói là thấy các thiếu nữ từ tầm 18 tuổi đã đổi tình lấy tiền.
Một khảo sát của Haaga ghi nhận lời đồn là ở Sa Pa, có một số bé gái H’mong đổi quan hệ tình dục với người tây để lấy đồng hồ hay máy ảnh. Báo cáo này dẫn ý kiến của báo Nông nghiệp về những đứa trẻ sinh ra mắt xanh tóc vàng ở Sapa trong các bản người H'mông [3].
Báo cáo của UNICEF năm 2017 có tới 157 trang, có đề cập nội dung về lạm dụng tình dục trẻ em ở tp HCM trong giai đoạn 2009-2014 và biểu đồ về số vụ lạm dụng từ 46-76 ca một năm [4]. Tuy vậy, nội dung về du lịch tình dục ở thành phố này hoàn toàn không được đề cập.
Trong báo cáo trình phiên kiểm điểm định kỳ về quyền con người lần 32 năm 2018, Hội bảo vệ quyền trẻ em (VACR) có đề cập tới vấn đề bóc lột tình dục trẻ em trong bối cảnh du hành và du lịch SECTT. Báo cáo có nói chủ đề này còn bỏ ngỏ trong pháp luật Việt Nam trong khi có bằng chứng về xu hướng dịch chuyển những kẻ du lịch tình dục trẻ em ở các nước trên thế giới chuyển từ Philippines và Thái lan sang Việt Nam, do chế tài ở các nước đó chặt chẽ hơn [5].
Chính phủ Mỹ trong báo cáo về Tình trạng buôn bán người 2018 phần nói về Việt Nam có nhận định trẻ em bị khách du lịch nước ngoài từ khu vực châu Á, Âu, Mỹ, Úc và Canada lạm dụng tình dục, nhưng không dẫn số liệu cụ thể [6].
Trong khi nhưng cứ liệu từ nghiên cứu về du lịch tình dục trẻ em thưa thớt, gần đây có những vụ án đình đám về người nước ngoài lạm dụng tình dục trẻ em. Nổi bật là vụ án với Roman Zmajkovic- công dân Slovak, con trai của một nhà đầu tư với những dự án làm nhà máy bia, trường học bệnh viện ở Hòa Bình, vào Việt Nam với visa du lịch năm 2017. Hắn săn mồi là các bé trai ở khu vực hồ Thiền Quang với các món tiền từ 300.000 đến 1 triệu đồng [7]. Cảnh sát đã bắt được Zmajkovic trong một khách sạn ở Hoàn Kiếm với một bé trai 13 tuổi. Bài báo này cũng cho biết năm 2013, Roman- một bác sĩ người Pháp đã quan hệ tình dục với 9 em bé mà chỉ bị xử tù có hai năm.
Trường hợp xâm hại trẻ em của Gary Glitter, ca sĩ nhạc rock ở Vũng Tàu, đặc trưng cho sự di chuyển của du lịch tình dục xâm hại trẻ em [8]. Glitter đã từng bị tù ở Anh hai tháng vì bộ sưu tập 4000 ảnh trẻ em bị hắn lạm dụng. Glitter đã xâm hại hai em bé gái ở nhà riêng ở Vũng Tàu và bị bắt ở sân bay khi đang làm thủ tục trốn chạy. Trước khi vào Việt Nam, Glitter đã từ nhà tù Anh sang Cuba, rồi vào Campuchia năm 2002 và bị trục xuất vì tội xâm hại trẻ em.
Trong bối cảnh khách du lịch vào Việt Nam năm 2018 là 15,6 triệu lượt, vượt cả dự báo trong Biểu đồ 2, trong đó có gần 5 triệu lượt khách từ Trung hoa và 3,5 triệu lượt khách vào từ Hàn quốc [9]. Các nhà quản lý du lịch có thể hăm hở với những nỗ lực thu hút dòng ngoại tệ, nhưng một cần phải được tính đến là bảo vệ trẻ em trước nguy cơ xâm hại tình dục của loại khách ấu dâm chuyên săn mồi trẻ em, nhất là đám đi tìm mua trinh, cả từ Á và Âu?
Câu chuyện du lịch tình dục và bán trinh trẻ em còn có thể tệ hại hơn, khi mà trẻ em gái bị thương mại hóa trong một quan hệ quyền lực mẹ-con gái được biết ở các gia đình nghèo miền Tây Nam bộ (vùng An Giang), như một nghiên cứu định tính [10] đã chỉ ra. Vụ Gary Glitter cũng có quan hệ với việc bán con gái cho kẻ mua dâm của một người mẹ ở Cần Thơ qua môi giới.
Năm 2017, UN nói ở Việt Nam cứ 4 em bé thì có một em bị xâm hại; mỗi năm có 1300 trường hợp xâm hại tình dục trẻ em mà phần lớn các nạn nhân im lặng suốt đời [11]. Hẳn trong này không ít trẻ em bị xâm hại vì du lịch tình dục. Du lịch tình dục của người Trung hoa và Hàn Quốc thì người Việt Nam hẳn đã hiểu rõ qua vụ cơ sở mãi dâm ở Lake Site Hotel ở Hà Nội hồi 2004.
Nguồn
1. Who Are The Child Sex Tourists In Cambodia?.- Dr Frederic Thomas, Leigh Mathews.- December 2006. CHILD WISE.
[2]https://www.wvi.org/…/…/Child%20Safe%20Traveller_ENGLISH.pdf
[3]https://www.researchgate.net/…/327891461_Impacts_of_tourism…
[4]https://www.unicef.org/…/Situation%20analysis%20of%20childr…
[5]https://www.ecpat.org/…/Universal-Periodical-Review-Sexual-…
[6]https://www.refworld.org/docid/5b3e0a3a10.html
[7]https://www.scmp.com/…/slovak-paedophiles-conviction-waters…
[8]https://www.theguardian.com/world/2006/mar/03/ukcrime.uk
[9]https://dulich.dantri.com.vn/…/khach-quoc-te-den-viet-nam-n…
[10]Commodified Sexuality and Mother-Daughter Power Dynamics in the Mekong Delta. Nicolas Lainez. Journal of Vietnamese Studies. Vol. 7, No. 1, SPECIAL ISSUE: COMMODIFIED WOMEN'S BODIES IN VIETNAM AND BEYOND (Winter 2012), pp. 149-180 (32 pages) Published by: University of California Press
[11]http://www.un.org.vn/…/4377-the-un-is-seriously-concerned-a…
Ảnh 1. Roman Zmajkovic trước tòa
Ảnh 2,3. Những bức ảnh tố cáo Gary Glitter
Ảnh 3. Tăng trưởng du lịch Việt Nam
Ảnh 4. Dự án tăng trưởng du khách Trung hoa và các nước khác
Nguồn ảnh: từ các báo mạng.
Kommentare
Van Nguyen Đúng là cần có nghiên cứu
"Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống ngành Du lịch (9/7/1960-9/7/2020), phóng viên TTXVN thực hiện 3 bài viết nhằm điểm lại những dấu mốc quan trọng, sự nỗ lực và những kết quả đạt được của du lịch nước nhà trên chặng đường xây dựng, khẳng định thương hiệu điểm đến Việt Nam"